• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Lí 11 Bài 6. Tụ điện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Lí 11 Bài 6. Tụ điện"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 6. Tụ điện

Bài 6.1 trang 13 Sách bài tập Vật Lí 11: Chọn câu phát biểu đúng.

A. Điện dung của tụ điện phụ thuộc điện tích của nó.

B. Điện dung của tụ điện phụ thuộc hiệu điện thế giữa hai bản của nó.

C. Điện dung của tụ điện phụ thuộc cả vào điện tích lẫn hiệu điện thế giữa hai bản của tụ.

D. Điện dung của tụ điện không phụ thuộc điện tích và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ.

Lời giải:

Với mỗi tụ điện thì điện dung của tụ là một giá trị xác định, không phụ thuộc vào điện tích và hiệu điện thế giữa hai bản tụ.

Chọn đáp án D

Bài 6.2 trang 13 Sách bài tập Vật Lí 11: Chọn câu phát biểu đúng.

A. Điện dung của tụ điện tỉ lệ với điện tích của nó.

B. Điện tích của tụ điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai bản của nó.

C. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện tỉ lệ với điện dung của nó.

D. Điện dung của tụ điện tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai bản của nó.

Lời giải:

Điện tích của tụ: q CU , với một tụ điện xác định thì điện dung của tụ C không đổi.

Vậy điện tích của tụ tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai bản của nó.

Chọn đáp án B

Bài 6.3 trang 14 Sách bài tập Vật Lí 11: Hai tụ điện chứa cùng một lượng điện tích thì

A. chúng phải có cùng điện dung.

B. hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ điện phải bằng nhau.

C. tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản lớn hơn.

(2)

D. tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ hơn.

Lời giải:

Điện tích của tụ điện: q = CU

Vậy hai tụ điện chứa cùng một lượng điện tích thì tụ điện nào có điện dung lớn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ.

Chọn đáp án D

Bài 6.4 trang 14 Sách bài tập Vật Lí 11: Trường hợp nào dưới đây ta có một tụ điện?

A. Một quả cầu kim loại nhiễm điện, đặt xa các vật khác.

B. Một quả cầu thuỷ tinh nhiễm điện, đặt xa các vật khác.

C. Hai quả cầu kim loại, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.

D. Hai quả cầu thuỷ tinh, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.

Lời giải:

Cấu tạo của tụ điện gồm hai vật dẫn (hai bản tụ) và được ngăn cách nhau bởi một điện môi.

Chọn đáp án C

Bài 6.5 trang 14 Sách bài tập Vật Lí 11: Đơn vị điện dung có tên là gì?

A. Culông.

B. Vôn.

C. Fara.

D. Vôn trên mét.

Lời giải:

Đơn vị điện dung có tên là Fara.

Chọn đáp án C

Bài 6.6 trang 14 Sách bài tập Vật Lí 11: Một tụ điện có điện dung 20 μF, được tích điện dưới hiệu điện thế 40 V. Điện tích của tụ sẽ là

A. 8.102 C. B. 8C.

(3)

C. 8.10-2 C. D. 8.10-4 C Lời giải:

Điện tích của tụ:

q = CU = 20.10-6.40 = 8.10-4 C Chọn đáp án D

Bài 6.7 trang 14 Sách bài tập Vật Lí 11: Một tụ điện phẳng không khí có điện dung 1000 pF và khoảng cách giữa hai bản là d = 1 mm. Tích điện cho tụ điện dưới hiệu điện thế 60 V.

a) Tính điện tích của tụ điện và cường độ điện trường trong tụ điện.

b) Sau đó, ngắt tụ điện ra khỏi nguồn điện và thay đổi khoảng cách d giữa hai bản.

Hỏi ta sẽ tốn công khi tăng hay khi giảm d?

Lời giải:

a) Điện tích của tụ:

Q = C.U = 1000.10-12.60 = 6.10-8 C;

Cường độ điện trường trong tụ:

4 3

U 60

E 6.10 V / m

d 10

  

b) Khi tụ điện đã được tích điện thì giữa bản dương và bản âm có lực hút tĩnh điện.

Do đó, khi đưa hai bản ra xa nhau (tăng d) thì ta phải tốn công chống lại lực hút tĩnh điện đó. Công mà ta tốn đã làm tăng năng lượng của điện trường trong tụ điện.

Bài 6.8* trang 14 Sách bài tập Vật Lí 11: Một tụ điện không khí có điện dung 40 pF và khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Tính điện tích tối đa có thể tích cho tụ, biết rằng khi cường độ điện trường trong không khí lên đến 3.106 V/m thì không khí sẽ trở thành dẫn điện.

Lời giải:

Hiệu điện thế lớn nhất mà tụ điện chịu được:

Umax = Emax.d = 3.106 . 10-2 = 30000 V

(4)

Điện tích tối đa mà tụ điện có thể tích được:

Qmax = CUmax = 40.10-12 . 30000 = 12.10-7 C.

Bài 6.9 trang 14 Sách bài tập Vật Lí 11: Tích điện cho tụ điện C1, điện dung 20 μF, dưới hiệu điện thế 200 V. Sau đó nối tụ điện C1 với tụ điện C2, có điện dung 10 μF, chưa tích điện. Sử dụng định luật bảo toàn điện tích, hãy tính điện tích và hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tu điên sau khi nối với nhau.

Lời giải:

Đặt U = 200 V, C1 = 20 μF Q là điện tích của tụ lúc đầu:

Q = C1U = 20.10-6 . 200 = 4.10-3 C Gọi Q1, Q2 là điện tích của mỗi tụ,

U’ là hiệu điện thế giữa hai bản của chúng (Hình 6.1G).

Điện tích các bản tụ sau khi nối:

Q1 = C1U’, Q2 = C2U’

Theo định luật bảo toàn điện tích:

Q = Q1 + Q2 = (C1+C2)U'

Với Q = 4.10-3 C; C1 + C2 = 30 μF

Hiệu điện thế giữa hai bản tụ của mỗi tụ sau khi nối:

6

1 2

Q 3 400

U' V 133V

C C 3

4.10

0.10 3

   

(5)

Điện tích mỗi bản tụ sau khi nối:

6 3

1

Q 20.10 .400 2,67.10 C 3

 

6 3

2

Q 10.10 .400 1,33.10 C 3

 

Bài 6.10* trang 15 Sách bài tập Vật Lí 11: Một giọt dầu nằm lơ lửng trong điện trường của một tụ điện phẳng. Đường kính của giọt dầu là 0,5 mm. Khối lượng riêng của dầu là 800 kg/m3. Khoảng cách giữa hai bản tụ điện là 1 cm. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 220 V; bản phía trên là bản dương.

a) Tính điện tích của giọt dầu.

b) Đột nhiên đổi dấu của hiệu điện thế. Hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào? Tính gia tốc của giọt dầu. Lấy g = 10 m/s2.

Lời giải:

a) Giọt dầu chịu tác dụng của các lực: trọng lực P , lực điện Fd (Bỏ qua lực đẩy Acsimet của không khí).

Giọt dầu nằm cân bằng thì:

d

d d

d

P F P F 0 P F

P F

 

       

Trọng lượng của giọt dầu:

4 3

P r g

  3

(6)

Lực điện tác dụng lên giọt dầu:

Fd = |q|E =qU d

Vì lực điện cân bằng với trọng lượng nên:

Fđ = P q U 4 3 d 3 r g

   

3

3

3

4 . 0,25.10 .800.0,01.10 11

4 r dg

q 2,38.10 C

3U 3.220

     

Vì lực điện Fdcùng phương ngược chiều với trọng lực P . nên Fdcó phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên.

Cường độ điện trường E phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới (vì bản dương của tụ ở phía trên).

Vậy Fdvà Engược chiều, do đó giọt dầu tích điện âm.

Vậy điện tích của giọt dầu: q = - 23,8.10-12 C

b) Nếu đột nhiên đổi dấu mà vẫn giữ nguyên độ lớn của hiệu điện thế thì lực điện tác dụng lên giọt dầu sẽ cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn với trọng lực.

Như vậy, giọt dầu sẽ chịu tác dụng của lực 2P, có gia tốc 2g = 20 m/s2.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Gọi q 0 là điện tích cực đại của tụ điện, công thức nào sau đây không phải là công thức tính năng lượng điện từ của một mạch dao động lí tưởng?. Một con lắc đơn chiều

 Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hóa thành các dạng năng

a – 4: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tích giữa cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và điện trở của đoạn mạch. b – 3: Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với

Tính cường độ dòng điện chạy qua quạt khi đó. b) Tính điện năng mà quạt sử dụng trong một giờ khi chạy bình thường. c) Khi quạt chạy, điện năng được biến đổi thành

A. không tăng không giảm. Điện trở của đường dây tải điện được tính bằng công thức: R. Do đó nếu đường dây tải diện dài gấp đôi thì công suất hao phí thì tỏa nhiệt

Hãy so sánh công mà lực điện sinh ra trên các đoạn đường đó (A MN và A NM ).. a) Tính công mà lực điện sinh ra khi êlectron di chuyển tiếp 0,4 cm từ điểm N đến điểm

Chú ý: tay phải khô và đeo găng tay bảo hộ (nếu có) c) Đóng nguồn điện và thử đèn. d) Chọn vị trí an toàn và phù hợp: Với những đèn điện được lắp đặt tại các vị trí

+ Nếu ban đầu tụ điện (một hoặc một số tụ điện trong bộ) đã được tích điện cần áp dụng định luật bảo toàn điện tích (Tổng đại số các điện tích của hai bản nối với