• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Lí 11 Bài 4. Công của lực điện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Lí 11 Bài 4. Công của lực điện"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 4. Công của lực điện

Bài 4.1 trang 9 Sách bài tập Vật Lí 11: Một vòng tròn tâm O nằm trong điện trường của một điện tích điểm Q. M và N là hai điểm trên vòng tròn đó (Hình 4.1). Gọi AM1N , AM2N và AMN là công của lực điện tác dụng lên điện tích điểm q trong các dịch chuyển dọc theo cung M1N, M2N và dây cung MN. Chọn điều khẳng định đúng:

A. AM1N < AM2N.

B. AMN nhỏ nhất.

C. AM2N lớn nhất.

D. AM1N = AM2N = AMN. Lời giải:

Công của lực điện không phụ thuộc vào dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối.

Chọn đáp án D

Bài 4.2 trang 9 Sách bài tập Vật Lí 11: Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường

A. tỉ lệ thuận với chiều dài đường đi MN.

B. tỉ lệ thuận với độ lớn của điện tích q.

C. tỉ lệ thuận với thời gian di chuyển.

D. cả ba ý A, B, C đều không đúng.

Lời giải:

(2)

Từ công thức tính công của lực điện: A = qEd ta suy ra công của lực điện tỉ lệ thuận với điện tích.

Chọn đáp án B

Bài 4.3 trang 10 Sách bài tập Vật Lí 11: Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, thì không phụ thuộc vào

A. vị trí của các điểm M, N.

B. hình dạng của đường đi MN.

C. độ lớn của điện tích q.

D. độ lớn của cường độ điện trường tại các điểm trên đường đi.

Lời giải:

Từ công thức tính công của lực điện: A = qEd

Với q là độ lớn điện tích, E là độ lớn của cường độ điện trường, d là độ dài đại số hình chiếu của quãng đường lên phương cường độ điện trường.

d chỉ phụ thuộc vị trí điểm đầu và cuối của quãng đường, không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi.

Vậy công của lực điện không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi.

Chọn đáp án B

Bài 4.4 trang 10 Sách bài tập Vật Lí 11: Một êlectron (-e = -1,6.10-19 C) bay từ bản dương sang bản âm trong điện trường đều của một tụ điện phẳng, theo một đường thẳng MN dài 2 cm, có phương làm với phương đường sức điện một góc 60o. Biết cường độ điện trường trong tụ điện là 1000 V/m. Công của lực điện trong dịch chuyển này là

A. ≈ +2.77.10-18 J.

B. ≈ -2.77.10-18 J.

C. +1.6.10-18 J.

D. -1,6.10-18 J.

(3)

Lời giải:

Công của lực điện: A = qEd

Với q = -e = -1,6.10-19 C; E = 1000V/m, d = MN.cos600 =0,02.1

2 = 0,01 (m) Vậy: A = -1,6.10-18 J.

Chọn đáp án D

Bài 4.5 trang 10 Sách bài tập Vật Lí 11: Đặt một điện tích điểm Q dương tại một điểm O. M và N là hai điểm nằm đối xứng với nhau ở hai bên điểm O. Di chuyển một điện tích điểm q dương từ M đến N theo một đường cong bất kì. Gọi AMN là công của lực điện trong dịch chuyển này. Chọn câu khẳng định đúng.

A. AMN ≠ 0 và phụ thuộc vào đường dịch chuyển.

B. AMN ≠ 0, không phụ thuộc vào đường dịch chuyển.

C. AMN = 0, không phụ thuộc vào đường dịch chuyển.

D. Không thể xác định được AMN. Lời giải:

Áp dụng định lý biến thiên thế năng, công của lực điện bằng biến thiên thế năng:

AMN = WtM – WtN

Vì hai điểm M, N nằm đối xứng với nhau hai bên điểm O nên chúng có cùng thế năng: WtM = WtN

Vậy công dịch chuyển điện tích từ M đến N là AMN = 0

Vì điện trường là trường thế nên công của lực điện không phụ thuộc dạng đường đi, chỉ phụ thuộc vị trí điểm đầu và điểm cuối.

Chọn đáp án C

Bài 4.6 trang 10 Sách bài tập Vật Lí 11: Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A đến một điểm B thì lực điện sinh công 2,5 J. Nếu thế năng của q tại A là 2,5 J, thì thế năng của nó tại B là

(4)

A. - 2,5 J. B. - 5 J. C. +5J. D. 0J.

Lời giải:

Áp dụng định lý biến thiên thế năng:

d d

F t F tA tB

A  W A W W Với AF = 2,5J; WtA = 2,5J

Vậy thế năng của điện tích tại B là:

WtB = 0

Chọn đáp án D

Bài 4.7 trang 10 Sách bài tập Vật Lí 11: Một điện tích q = +4.10-8C di chuyển trong một điện trường đều có cường độ E = 100 V/m theo một đường gấp khúc ABC. Đoạn AB dài 20 cm và vectơ độ dời AB làm với các đường sức điện một góc 30o. Đoạn BC dài 40 cm và vectơ độ dời BC làm với các đường sức điện một góc 120o. Tính công của lực điện.

Lời giải:

Công dịch chuyển điện tích từ A đến B là:

AAB = qEd1 = 4.10-8. 100. 0,2. cos300 = 0,692.10-6J Công dịch chuyển điện tích từ B đến C là:

ABC = qEd2 = 4.10-8 . 100 . 0,4. cos120o = -0,8.10-6J Công di chuyển điện tích theo đường gấp khúc ABC là:

AABC = AAB + ABC = - 0,108.10-6J

Bài 4.8 trang 11 Sách bài tập Vật Lí 11: Một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm M đến một điểm N theo một đường cong. Sau đó nó di chuyển tiếp từ N về M theo một đường cong khác. Hãy so sánh công mà lực điện sinh ra trên các đoạn đường đó (AMN và ANM).

Lời giải:

Ta có: AMNM = AMN + ANM = 0

(5)

Vậy AMN = - ANM

Bài 4.9* trang 11 Sách bài tập Vật Lí 11: Một êlectron di chuyển trong điện trường đều E một đoạn 0,6 cm, từ điểm M đến điểm N dọc theo một đường sức điện thì lực điện sinh công 9,6.10-18 J.

a) Tính công mà lực điện sinh ra khi êlectron di chuyển tiếp 0,4 cm từ điểm N đến điểm P theo phương và chiều nói trên.

b) Tính vận tốc của êlectron khi nó đến điểm P. Biết rằng, tại M, êlectron không có vận tốc đầu. Khối lượng của êlectron là 9,1.10-31 kg.

Lời giải:

a) Công của lực điện sinh ra khi electron di chuyển từ M đến N:

A1 = qEd1

Cường độ điện trường là

 

1 1 4

1

8

19 m

9,6.10

1, 6

E A

. 10 V

6.10 0 /

q.d ,00

 

  

Công của lực điện khi electron di chuyển đoạn NP:

A2 = qEd2 = (-1,6.10-19). 104 . (-0,004) = 6,4.10-18 J.

b) Công của lực điện khi electron di chuyển từ điểm M đến điểm P:

A = A1 + A2 = (9,6 + 6,4).10-18 J = 16.10-18 J

Áp dụng định lý biến thiên động năng khi electron di chuyển từ M đến P:

2 P

d dP dM

A W W W mv

     2

Vận tốc của electron khi đến P là

18

6

P 31

2A 2.16.10

v 5,93.10 m / s

m 9,1.10

  

Bài 4.10* trang 11 Sách bài tập Vật Lí 11: Xét các êlectron chuyển động quanh hạt nhân của một nguyên tử.

(6)

a) Cường độ điện trường của hạt nhân tại vị trí của các êlectron nằm càng xa hạt nhân thì càng lớn hay càng nhỏ?

b) Electron nằm càng xa hạt nhân thì có thế năng trong điện trường của hạt nhân càng lớn hay càng nhỏ?

Lời giải:

a) Cường độ điện trường của hạt nhân nguyên tử tại các điểm nằm càng xa hạt nhân thì càng nhỏ vì cường độ điện trường tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.

b) Thế năng của êlectron trong điện trường của hạt nhân tại các điểm nằm càng xa hạt nhân càng lớn, vì công cực đại mà lực điện có thể sinh ra càng lớn.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Biết chiều dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng đặt trong từ trường và không song song với đường sức từ, chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn. Xác định chiều

a – 4: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tích giữa cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và điện trở của đoạn mạch. b – 3: Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với

+ Khi mặt phẳng của khung dây vuông góc với đường sức từ thì lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây sẽ nằm trong mặt phẳng khung dây và vuông góc với các cạnh. Vì

Veõ ñoaïn thaúng coù ñoä daøi cho tröôùc Baøi 2: Giaûi baøi toaùn theo toùm taét sau:.

Do đó, khi đưa hai bản ra xa nhau (tăng d) thì ta phải tốn công chống lại lực hút tĩnh điện đó. Công mà ta tốn đã làm tăng năng lượng của điện trường trong tụ điện.

Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở ấm điện. lượng điện tích mà nguồn điện sản ra trong một giây. công mà lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một đơn

- Chọn trục Ox, có gốc O là vị trí mà electron bắt đầu bay vào điện trường, chiều dương trùng với chiều chuyển động.. Và sau đó bắt đầu chuyển động thẳng đều với vận

Công của lực điện tác dụng lên điện tích thử q khi cho q di chuyển trong một điện trường không phụ thuộc vào hình dạng đường đi, chỉ phụ thuộc vào vị trí