• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đáp án – Mã đề 123

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đáp án – Mã đề 123"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trang 1/2 – Mã đề 123 Mã đề: 123

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN KIỂM TRA 1 TIẾT

Trường THPT Trần Phú Môn: Hóa học 10 cơ bản

TỔ LÝ-HÓA Năm học: 2019-2020

Họ tên học sinh:...Lớp: 10…

Học sinh được quyền sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

A. Phần trắc nghiệm:(6 điểm)

Câu 01. Trong một nhóm A, từ trên xuống, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần:

A. Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm. B. Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng.

C. Tính kim loại tăng, tính phi kim tăng. D. Tính kim loại giảm, tính phi kim giảm.

Câu 02. Cho các phát biểu sau:

(a) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử;

(b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng;

(c) Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột;

(d) Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu của nguyên tố đó;

Số nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn là:

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 03. Nguyên tử của 2 nguyên tố X và Y lần lượt có phân lớp electron ngoài cùng là 3pxvà 3sy. Khi đó, kết luận đúng nhấtlà:

A. X có thể là kim loại, phi kim hoặc khí hiếm; Y là có tính kim loại.

B. X có tính phi kim; Y có tính kim loại.

C. X có tính kim loại; Y có tính kim loại.

D. X có tính phi kim; Y có thể là phi kim.

Câu 04. Cho nguyên tử các nguyên tố X1, X2, X3, X4, X5, X6lần lượt có cấu hình electron như sau:

X1: 1s22s22p63s2 X2: 1s22s22p63s23p64s1 X3: 1s22s22p63s23p64s2 X4: 1s22s22p63s23p5 X5: 1s22s22p63s23p63d64s2; X6: 1s22s22p63s23p4 các nguyên tố thuộc cùng chu kỳ là

A. X2, X3, X5. B. X3,X4,X5. C. X1, X2, X6. D. X2, X4, X6. Câu 05. Nguyên tố X thuộc chu kì 2, nhóm IVA. Tổng số hạt mang điện có trong nguyên tử X là:

A. 12. B. 16. C. 8. D. 6.

Câu 06. Nguyên tố có tính chất hóa học tương tự Magie là

A. Canxi. B. Natri. C. Heli. D. Kali.

Câu 07. Ion R+có cấu hình electron là 1s22s22p6. Biết rằng nguyên tố M và R nằm ở 2 chu kì liên tiếp nhau, nguyên tố M có thể là

A. Mg. B. Cs. C. He. D. Ca.

Câu 08. Nguyên tử của nguyên tố X có xu hướng nhận một electron để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm gần nhất. Vậy X có thể thuộc nhóm

A. Nhóm halogen. B. Nhóm kim loại kiềm thổ. C. Nhóm khí hiếm. D. Nhóm kim loại kiềm.

Câu 09. Số electron hóa trị trong nguyên tử S (Z = 16) là:

A. 6. B. 5. C. 2. D. 7.

Câu 10. Cho biết X, Y là các nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ trong bảng tuần hoàn. Mặt khác:

- Hợp chất khí với hidro của X tan trong nước tạo thành dung dịch làm đỏ giấy quỳ tím.

- Y tan ngay trong nước tạo thành dung dịch làm xanh giấy quỳ tím.

X, Y có thể là:

A. Cl và Na. B. Na và Ca. C. S và Ca. D. Cl và K.

Câu 11. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron như sau: 1s22s22p63s23p5. Nguyên tố X thuộc chu kỳ

A. 2. B. 4. C. 7. D. 3.

Câu 12. Trong 20 nguyên tố đầu tiên của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, có bao nhiêu nguyên tố p?

A. 7. B. 8. C. 10. D. 9.

(2)

Trang 2/2 – Mã đề 123 Câu 13. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt mang điện là 22. Nhận xét nào sau đây về X làkhôngđúng?

A. X thuộc loại nguyên tố s. B. Khí hiếm gần nhất với X là Ne.

C. X có tính phi kim. D. Độ âm điện của X nhỏ hơn magie.

Câu 14. Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử các nguyên tố khi hình thành liên kết hoá học là A. độ âm điện. B. tính kim loại. C. tính phi kim. D. điện tích hạt nhân.

Câu 15.Trong bảng hệ thống tuần hoàn, số thứ tự của chu kỳ bằng:

A. số electron hoá trị. B. số electron lớp ngoài cùng. C. số lớp electron. D. số hiệu nguyên tử.

Câu 16. Cho các nguyên tử X, Y, T, R cùng chu kỳ và thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn hóa học. Bán kính nguyên tử như hình vẽ:

(Y) (R) (X) (T) Nguyên tố có độ âm điệnnhỏ nhấtlà:

A. R. B. X. C. Y. D. T.

Câu 17. Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây có công thức oxit cao nhất ứng với công thức R2O5?

A. Mg. B. N. C. Al. D. S.

Câu 18. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron như sau: 1s22s22p63s23p4. Nguyên tố X thuộc chu kỳ

A. 3. B. 6. C. 2. D. 4.

Câu 19. Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố: (X) 1s22s22p3; (Y) 1s22s22p4 ; (Z) 1s22s22p5; (T) 1s22s22p6. Nguyên tố nằm ở ô thứ 7 trong bảng tuần hoàn là

A. X. B. Y. C. Z. D. T.

Câu 20. Trong 20 nguyên tố đầu tiên của bảng tuần hoàn, đại lượng nào sau đây biến đổi tuần hoàn?

A. Khối lượng nguyên tử. B. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử.

C. Bán kính nguyên tử. D. Số proton trong hạt nhân nguyên tử.

Câu 21. Nhóm nào sau đây có tính kim loại và có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ns1

A. Nhóm halogen. B. Nhóm kim loại kiềm thổ. C. Nhóm kim loại kiềm. D. Nhóm khí hiếm.

Câu 22. Một nguyên tử của nguyên tố R có số electron ở lớp M là 3. Vị trí của nguyên tố R đó trong bảng tuần hoàn là:

A. Chu kỳ 3, nhóm IIA. B. Chu kỳ 4, nhóm IA. C. Chu kỳ 2, nhóm IIIA. D. Chu kỳ 3, nhóm IIIA.

Câu 23. Nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn có tên gọi là

A. Nhóm kim loại kiềm thổ. B. Nhóm khí hiếm.

C. Nhóm kim loại kiềm. D. Nhóm halogen.

Câu 24. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, notron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Nhóm của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

A. Nhóm VIA. B. Nhóm IIA. C. Nhóm VIIA. D. Nhóm IA.

B. Phần tự luận:(4 điểm)

Câu 25.(2 điểm)Biết rằng nguyên tử của nguyên tố R nằm ở chu kỳ 2 nhóm VA trong bảng tuần hoàn.

a. Hãy cho biết 1 số thông tin của nguyên tố R: Số hiệu nguyên tử; tên nguyên tố (tiếng việt); kí hiệu; độ âm điện?

b. Viết cấu hình electron của nguyên tử R?

c. Nguyên tố R có tính kim loại hay tính phi kim? Vì sao?

d. Viết công thức oxit cao nhất và công thức của hợp chất khí với hidro (nếu có) của R?

e. So sánh tính chất phi kim của R với các nguyên tố lân cận Cacbon và Photpho?

Câu 26. (2 điểm)Nguyên tố R là kim loại kiềm, trong phân tử oxit (hóa trị cao nhất) thì R chiếm 74,194% về khối lượng.

a. Xác định tên kim loại?

b. Hòa tan hoàn toàn 3,1 gam oxit đó vào 200 ml nước thu được dung dịch Y. Tính nồng độ mol/lit của dung dịch Y? (Giả sử thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể)

--- HẾT ---

(3)

Trang 3/2 – Mã đề 123

2M

R

x100

2M

R

+ 16

Đáp án – Mã đề 123

A. Phần trắc nghiệm:(6 điểm)

0,25 điểm/câu

01. 07. 13. 19.

02. 08. 14. 20.

03. 09. 15. 21.

04. 10. 16. 22.

05. 11. 17. 23.

06. 12. 18. 24.

B. Phần tự luận:(4 điểm) Câu 25. (2 điểm)

a. Z=7

tên nguyên tố: nitơ (0,25 điểm)

kí hiệu: N

độ âm điện: 3,04. (0,25 điểm)

b. Cấu hình electron của nguyên tử nitơ là 1s

2

2s

2

2p

3

(0,25 điểm)

c. Nguyên tố N có tính phi kim. (0,25 điểm)

Vì có 5 electron trong ngoài cùng, xu hướng nhận thêm 3 electron. (0,25 điểm)

d. Công thức oxit cao nhất: N

2

O

5

(0,25 điểm)

Công thức của hợp chất khí với hidro: NH

3

(0,25 điểm) e. So sánh tính phi kim: N > C và N > P (0,25 điểm)

Câu 26.(2 điểm)

a. Công thức oxit cao nhất của R là R

2

O (0,25 điểm)

%R = = 74,194 (0,50 điểm)

M

R

= 23

R là natri (0,25 điểm)

b. Số mol Na

2

O = 3,1/62 = 0,05 mol (0,25 điểm)

phương trình phản ứng: Na

2

O + H

2

O

2NaOH (0,25 điểm)

0,05mol 0,1mol (0,25 điểm)

C

M NaOH

= 0,1/0,2 = 0,5M (0,25 điểm)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Lớp thứ nhất (lớp electron trong cùng, gần hạt nhân nhất) của các nguyên tử đều có 2 electron, đã đạt số electron tối đa. Số electron lớp ngoài cùng của carbon,

Nhôm có hóa trị III.. - Các công thức còn lại là sai. b) Viết tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của nguyên tố. c) Vẽ sơ đồ đơn giản của nguyên tử. d) Số lớp

Chu kì: là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.. Số thứ tự của chu kì bằng với số

+ Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau, do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành một cột theo chiều tăng

- Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau, do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành một cột theo chiều tăng

- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử. - Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.. - Các

Nguyên tử của một nguyên tố có bốn lớp electron, theo thứ tự phía gần hạt nhân là K, L, M, NA. Trong nguyên tử đã cho, electron thuộc lớp nào có năng

A. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử. Các nguyên