• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số ứng dụng của định lý về đường phân giác - Hoàng Minh Quân

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Một số ứng dụng của định lý về đường phân giác - Hoàng Minh Quân"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Một số ứng dụng của định lý về đường phân giác

Hoàng Minh Quân

Trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội

Định lí về đường phân giác là một trong những định lí đẹp, có nhiều ứng dụng trong việc giải nhiều bài toán hình học phẳng. Tuy nhiên chuyên đề về ứng dụng định lí đường phân giác hiện nay còn chưa có nhiều. Bài viết sau đây nhằm khai thác và trình bày một số ứng dụng của định lí đường phân giác trong các bài toán hình học phẳng hay và thú vị được chọn lựa từ đề thi một số quốc gia và khu vực. Tác giả hi vọng chuyên đề này sẽ có phần nào đó hữu ích đối với các thầy cô giáo và các em học sinh trong giảng dạy và học tập.

I. PHÁT BIỂU VÀ CHỨNG MINH ĐỊNH LÍ.

Định lí.

Trong một tam giác đường phân giác của một góc chia cạnh đối diện thành thành hai đoạn thẳng tỉ lệ với hai cạnh kề hai đoạn đó.

Chứng minh Lời giải 1

Gọi AD là đường phân giác trong của tam giác ABC.Từ đỉnh B kẻ đường thẳng quaB và song song với cạnh AC, cắt AD ởE.

Theo giả thiết AD là đường phân giác góc A nên ta có ∠BAE =∠CAE (1.1) Mặt khác BE//AC nên chúng ta có ∠CAE =∠BEA (1.2).

Từ (1.1) và (1.2) chúng ta có ∠BAE = ∠BEA nên tam giác ABE cân ở B. Suy ra BA=BE.

(2)

Trong tam giácDAC theo hệ quả định lí Talet, chúng ta có DB

DC = BE AC. Lại có BA=BE nên DB

DC = AB AC.

ThayBC =AB−AC, BD =AD−AB, chúng ta có AB−AC

AD−AB = AC AD. Lời giải 2

Áp dụng định lí Sin trong tam giácABD và ACD, chúng ta có:

AB

BD = sin∠BDA

sin∠BAD, AC

DC = sin∠ADC

sin∠DAC (1.3)

Do AD là đường phân giác trong gócA nên ta có ∠BAD =∠DAC (1.4).

Lại có sin∠BDA= sin∠ADC (1.5).

Từ (1.3),(1.4),(1.5), chúng ta có

DB

DC = AB AC.

Chú ý: Việc chứng minh đối với đường phân giác ngoài được thực hiện tương tự.

II.ỨNG DỤNG ĐỊNH LÍ ĐƯỜNG PHÂN GIÁC VÀO GIẢI TOÁN.

Bài toán 1(Turkey 2000)

Cho đường tròn tâm O và điểm S nằm ngoài (O). Qua S kẻ hai tiếp tuyến dến (O)với hai tiếp điểm là P, Q. Đường thẳng SO cắt đường tròn (O) tại hai điểm A, B với B là điểm nằm trên đường kéo dài củaSO.X là một điểm trên cung nhỏ P B của đường tròn (O). Đường thẳng SO cắt các đường thẳngQX, P X lần lượt tại C, D. Chứng minh rằng

1

AC + 1

AD = 2 AB. Chứng minh

(3)

Gọi Y là giao điểm của đường thẳng P C và cung QB. Do tính đối xứng của 2 tiếp điểm P và Q cùng qua điểm C nên chúng ta có cung BX và cung BY có cùng số đo. Từ đó chúng ta có∠N P X =∠BP Y hay BP là đường phân giác trong góc ∠CP D.

Mặt khác ∠AP B = 900 nên chúng ta cũng cóP A là đường phân giác ngoài góc∠CP D.

Áp dụng định lí đường phân giác chúng ta có:

BC

BD = P C

P D = AC AD. hay

AB−AC

AD−AB = AC AD Đem quy đồng ta được

AB.AD−AC.AD=AC.AD−AB.AC ⇔AB.AD+AB.AC = 2AC.AD.

Chia cả hai vế của đẳng thức trên cho AB.AC.AD ta được 1

AC + 1

AD = 2 AB.

Bài toán 2(Korea 2000) Cho tam giác nhọn ABC với AB 6= AC, V là giao điểm đường phân giác trong gócA vớiBC. GọiD là chân đường cao hạ từ đỉnhAxuống cạnh BC; E, F lần lượt là các giao điểm của đường tròn ngoại tiếp tam giác AV D với CA và AB. Chứng minh rằng AD, BE, CF đồng quy.

Chứng minh

(4)

DoAD vuông góc vớiBC nên ∠ADV = 900, ngoài ra năm điểmA, D, V, E, F đồng viên nên chúng ta có ∠BF V = ∠CEV = 900.Từ đó chúng ta có tam giác BF V đồng dạng với tam giácBDA; tam giácCEV và tam giác CDA đồng dạng. Do vậy chúng ta có

BD

BF = AB

BV ; CD

CE = AC V C Mặt khác áp dụng đính lí đường phân giác, chúng ta có

AB

BV = AC V C Từ đó chúng ta có

BD

BF = CD CE (1)

Lại có AV là đường phân giác trong góc A nên ∠F AV = ∠V AE từ đó chúng ta có AE =AF (2).

Từ (1),(2) chúng ta có BD DC

CE EA

AF

F B = BD DC

CE

F B = BD BF

CE DC = 1.

Do đó theo định lí Ceva thìAD, BE, CF đồng quy.

Bài toán 3(Iran 3rd round 2012)

Cho tam giác nhọnABC với AB 6=AC. Đường tròn nội tiếp tam giác ABC tiếp xúc với các cạnhBC, CA, AB lần lượt tạiD, E, F. QuaDkẻ đường vuông góc vớiEF và cắt AB tại X, giao điểm thứ hai của đường tròn ngoại tiếp tam giácAEF và ABC là T. CHứng minh rằngT X ⊥T F.

Chứng minh

(5)

Gọi M là trung điểm cung BC không chứa điểmA.

Chúng ta có∠AF T =∠AOT =∠AET vì cùng chắn cungAT suy ra∠BF T =∠M OT =

∠CET. Lại có ∠AF T =∠AM T =∠ACT

Bài toán 4(Iran vòng 2, 1992)Cho tam giác ABC vuông ở A. Các đường phân giác góc B và C cắt nhau ở I và lần lượt cắt các cạnh AC và AB tại D và E. Chứng minh rằng SBCDE = 2SBIC(S là diện tích).

Chứng minh

Để ý rằngI là giao điểm hai đường phân giác trongBD, CE nên I là tâm đường tròn nội tiếp tam giácABC, bán kính r. Chúng ta có diện tích tam giác BIC làS∆BIC = 1

2r.BC

(6)

Lại có S∆ABC = 1

2AB.AC =r.p= 1

2r(AB+BC +CA)⇒r= AB.AC AB+BC+CA. Vậy S∆IBC = 1

2

AB.AC.BC AB+BC+CA.

Mặt khác SBCDE =S∆ABC−S∆ADE.Bây giờ chúng ta tìmS∆ADE. Áp dụngđịnh lí đường phân giác trong góc B chúng ta có

BC

AB = DC

DA ⇔ BC

AB + 1 = DC

DA + 1⇔ BC+AB

AB = DC+DA

DA ⇔ BC +AB

AB = AC DA. Từ đó chúng ta tính được AD=AC. AB

AB+BC. Vậy S∆ADE = 1

2AD.AE = 1 2

AB2.AC2

(AB+BC) (AC+BC).

Tương tự áp dụngđịnh lí đường phân giác trong góc C, chúng ta cóAE =AB. AC AC+BC. Do đó

SBCDE = 2SBIC ⇔ 1

2AB.AC− 1 2

AB2.AC2

(AB+BC) (AC+BC) = AB.AC AB+BC+CA

⇔AB2+AC2 =BC2

Điều này luôn đúng vì tam giác ABC vuông ởA. Vậy chúng ta cóSBCDE = 2SBIC. Bài toán 5 (Canada 2011 ) Cho tứ giác nột tiếp ABCD có các cạnh đối diện không song song với nhau, X là giao điểm của AB và CD; Y là giao điểm của AD và BC.

Đường phân giác gócAXDlần lượt cắt AD, BC tạiE, F; đường phân giác gócAY B lần lượt cắt AB, CD tại G, H. Chứng minh rằng tứ giác AGHF là hình bình hành.

Chứng minh

Do tứ giácABCD nội tiếp nên chúng ta có tam giácXAC đồng dạng tam giácXDB và tam giác Y AC đồng dạng tam giác Y BD. Từ đó chúng ta có

XA

XD = XC

XB = AC

DB = Y A

Y B = Y C

Y D (5.1)

(7)

Áp dụng định lí đường phân giác gócAXD, chúng ta có EA

ED = XA

XD = XC

XB = F C

F B (5.2) Mặt khác áp dụng định lí đường phân giác góc AY B, chúng ta có

GA

GB = Y A

Y B = Y C

Y D = CH

HD (5.3) Từ (5.1),(5.2),(5.3), chúng ta có

GA

GB = CF

F B; EA

ED = CH HD

Do đó chúng ta có EH//AC//GF và EG//BD//HF. Vậy tứ giác AGHF là hình bình hành.

Bài toán 6

Cho tam giácABC cóAD, BH lần lượt là đường phân giác gócA, đường cao hạ từ đỉnh B xuống cạnhAC, E là trung điểmAB. Giả sử các đường thẳngAD, BH, CE cắt nhau tại điểm O. Chứng minh rằng AC.cosA=BC.cosC.

Chứng minh

Áp dụng định lí Xeva, chúng ta có AE EB

BD DC

CH

HA = 1. (6.1)

Do E là trung điểm AB nên EA=EB, suy ra AE

EB = 1 (6.2).

Mặt khác áp dụng định lí đường phân giác góc BAC, chúng ta có DB

DC = AB

AC (6.3)

(8)

Lại doBH ⊥AC nên chúng ta có CH =BC.cosC và AH =AB.cosA. (6.4) Thay(6.2),(6.3),(6.4)vào (6.1) chúng ta được

AB AC

BC.cosC

AB.cosA = 1 ⇔AC.cosA=BC.cosC Bài toán 7 (Crux problem 2915)

Cho tam giácABC cóAB < AC,I là tâm đường tròn nội tiếp vàM là trung điểm cạnh BC. D là giao điểm của IM với AB. Một đường thẳng qua B vuông góc với AI và cắt CI ở E. Chứng minh DE//AC.

Chứng minh

ĐặtBC =a, CA=b, AB =c. Gọi K =AI∩BC;F =BE ∩AC.

Tam giácABF có AI vừa là đường cao, vừa là đường phân giác nên tam giác ABF cân ởA, từ đó ta có AB=AF =c nên F C =b−c

Tam giácABC cóIC là đường phân giác trong góc ∠ACB nên EC là đường phân giác trong góc∠F CB.

Áp dụngđịnh lí đường phân giác góc ∠F CB của tam giác F CB, chúng ta có EB

EF = CB

CF = a

b−c. (7.1)

Áp dụngđịnh lí đường phân giác góc ∠BAC của tam giác ABC, chúng ta có AB

AC = KB

KC ⇔ KB

AB = KC

AC ⇔KB =AB.KC

AC = c(a−BK) b . Từ đó ta có

BK = ac b+c.

Áp dụng định lí Menelaus trong tam giácABA0, chúng ta có M B

M K.IK IA.DA

DB = 1 ⇒ DB

DA = M B M K.IK

IA tức là

DB DA =

 a a 2

2 −BK

.BK c =

 1 1− 2c

b+c

 a

b+c

= a

b+c−2c = a

b−c (7.2)

(9)

Từ (7.1) và (7.2), chúng ta có

EB

EF = DB

DA = a b−c. Suy ra DE//AC. (Đpcm.)

Bài toán 8 (Crux)

Cho tam giácABCcó đường phân giác trongAD(D ∈BC),M là trung điểm cạnhBCvà E là điểm đối xứng vớiDquaM. GọiF là điểm nằm trênBC sao cho∠BAF =∠EAC.

Chứng minh rằng BF F C = c3

b3. Chứng minh

TrênAE ta lấy điểmS và trênAF ta lấy điểmT sao cho SC//AB và T B//AC. Khi đó ta có∠ABT+∠BAC = 1800 và ∠ACS+∠BAC = 1800 nên ∠ABT =∠ACS. Từ đó ta có∠BAT = ∠BAF = ∠CAE =∠CAS. Vì vậy tam giác ABT đồng dạng với tam giác ACS nên

BT

CS = AB AC = b

c. (8.1) Từ BT //AC, ta có

BF

F C = BT

AC = BT

b (8.2) Từ AB//SC, ta có

BE

EC = AB CS = c

CS. (8.3)

Theo giả thiếtM là trung điểmBC,Elà điểm đối xứng vớiDquaM nên ta cóEC =BD và BE =DC. Vì vậy

BE

EC = DC DB. Áp dụng định lí đường phân giác trong góc BAC, ta có

DC

DB = AC AB = b

c

(10)

Suy ra

BE EC = b

c. (8.4) Từ (8.3) và (8.4), ta có

c CS = b

c hay CS = c2 b vậy từ (8.1) ta có BT = c3

b2 và thay vào (8.2) ta có BF F C = c3

b3 (Đpcm).

Bài toán 9

Trên các cạnh BC, CA, AB của tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) lần lượt lấy các điểm D, E, F và M, N, P lần lượt là các giao điểm thứ hai của đường tròn (O) với các đường thẳngAD, BE, CF. Chứng minh rằng

AD

M D + BE

N E +CF P F ≥9.

Đẳng thức xảy ra khi nào?

Chứng minh

Trong tam giác ABC , để ý rằng AD

M D = d(A, BC)

d(M, BC) mà d(A, BC) không đổi nên phân số AD

M D = d(A, BC)

d(M, BC) nhỏ nhất khi và chỉ khi mẫu sốd(M, BC)lớn nhất hay M là trung điểm cungBC. Tương tự choN, P lần lượt là trung điểm các dây cung CA, AB.

Do đó ta chứng minh bất đẳng thức đã cho đúng với AD, BE, CF là các đường phân giác.

Ta có ∠M BD= ∠BAC2 =∠M AB nên hai tam giácM BD và M AB đồng dạng, từ đó ta có

M A

M D = M A M B.M B

M D =

M A M B

2

= AB

BD 2

. Áp dụng định lí đường phân giác góc ABC, ta có AB

BD = b+c

a Tương tự ta có BC CE = c+a

b ;CA

AF = a+b c .

(11)

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz dạngx2+y2+z2(x+y+z)3 2 ta có X

cyc

P A

P D =X

cyc

AB BD

2

≥ 1 3

X

cyc

AB BD

!2

= 1 3

X

cyc

b+c a

!2

.

Ta có 1 3

b+c

a +c+a

b +a+b c

2

= 1 3

(a+b+c) 1

a +1 b +1

c

−3 2

≥ 1

3.36 = 12 Vậy

M A

M D +N B

N E +P C P F ≥12 tương đương

M A

M D −1 + N B

N E −1 + P C

P F −1≥9 tương đương

AD

M D + BE

N E +CF P F ≥9.

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi AD, BE, CF là các đường phân giác và tam giác ABC đều.

Bài toán 10 (Crux)

Cho tam giác ABC có độ dài các cạnh là ba số nguyên dương liên tiếp. Số đo góc lớn nhất bằng hai lần số đo góc nhỏ nhất. Xác định độ dài các cạnh của tam giácABC. Chứng minh

Trong tam giác ABC đặt độ dài các cạnh lần lượt là AB = n, AC = n+ 1 và BC =n+ 2 với n ≥2 và n là số nguyên dương. Góc nhỏ nhất là∠ACB =θ và góc lớn nhất là∠BAC = 2θ.

Kẻ AD là đương phân giác trong góc ∠BAC, D∈BC.

ĐặtBD =x, CD =y. Để ý rằng BC =AB+ 2. Do đó x+y=n+ 2.

Áp dụngđịnh lí đường phân giác trong gócBAC, ta có AC

AB = DC

DB nên n+ 1 n = y

x . Vậy ta có

n+ 1

n + 1 = y x + 1

(12)

tương đương

2n+ 1

n = x+y

x = n+ 2 x . Suy ra

x= n(n+ 2)

2n+ 1 , y = n+ 1

n x= (n+ 1) (n+ 2) 2n+ 1 .

Mặt khác, ta có∠BAD=∠BCA=θ nên tam giácBAD đồng dạng tam giác BCA. Do đó ta có

BD

BA = BA

BC ⇔ n(n+ 2)

n(2n+ 1) = n

n+ 2 ⇔(n+ 2)2 =n(2n+ 1)

Suy ra n2 + 4n+ 4 = 2n2+n hay n2−3n−4 = 0 . Từ đó n = 4(Do n nguyên dương).

Vậy độ dài các cạnh tam giác là4,5và 6.

III. MỘT SỐ BÀI TOÁN TỰ LUYỆN

Bài 1 (Belarus 2000)Cho tứ giác lồiABCDcó hai đường chéoAC, BDcắt nhau ở M. Đường phân giác gócACDcắt đoạnABởK. Giả sửM A.M C+M A.CD=M B.M D.

Chứng minh rằng∠BKC =∠CDB.

Bài 2 (Rusian 1998) Cho tam giác ABC với AB > BC, BM là đường trung tuyến và BL là đường phân giác. Đường thẳng qua M song song với AB cắt BL tại D, đường thẳng qua Lsong song với BC cắt BM tại E. Chứng minh rằng ED⊥BL.

Bài 3 (Kazakhtan 2009)Cho tứ giác ABCDnội tiếp đường tròn tâmO. Đường thẳng ADvà BC cắt nhau tạiM, đường thẳng ABcắt CD tạiN, và đường thẳngAC cắt BD tại P, đường thẳng OP cắt M N tại K. Chứng minh rằng ∠AKP =∠P KC.

Bài 4 Cho tam giác ABC có M là trung điểm của cạnh AB, và CD là đường cao, (D∈AB) . Chứng minh rằng ∠A= 2∠B khi và chỉ khi AC = 2M D.

Bài 5 (Ibero American 2012 - Problem 5)

Cho tam giácABC có P và Q lần lượt là các giao điểm của các đường quaA song song với BCvà cắt các đường phân giác ngoài của các góc B và C, tương ứng. Đường thẳng vuông góc với BP tại P và đường thẳng vuông góc với CQ tại Q cắt nhau tại R. I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Chứng minh rằng AI =AR.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Titu Andreescu, Zuming FengProblems and Solutions From Around the World 1995–2001 .

[2] Vikto Prasolov, Problems in Plane and Solid Geometry.

[3] Tạp chí toán học tuổi trẻ.

[4] Tạp chí Crux mathematicorum .

[5] Một số đề thi các nước trên mạng internet.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tìm m khi bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác tạo bởi ba điểm này có giá trị nhỏ nhất.. A m

Trong bài toán trên ta đã sử dụng phương pháp tạo hình ẩn, tức là từ hình đa diện ban đầu, tạo thêm những điểm mới để tạo ra hình đa diện mới ở đó tính chất

Như vậy, để nhân rộng và phát triển nhanh các công trình khí sinh học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cần sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, Bộ Nông nghiệp

Để ý kỹ một chút thì mô hình đường tròn Γ tâm A khá giống với bài 3 nên ta nghĩ ngay đến việc kẻ thêm như sau : Gọi M, T lần lượt là giao điểm của F K, CL với Ω.. Tương tự

Chứng minh ST là tiếp tuyến của đường tròn (AT M) Bài 10. Gọi I là tâm nội tiếp tam giác ABC. Ba đường cao AD, BE, CF đồng quy tại H. CP cắt BQ tại R. Chứng minh rằng

Trong bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn đọc một số tính chất, ví dự của định lý sin và các lời giải kết hợp giữa tính toán và sử dụng các tính chất, bổ đề hình học

Tiếp theo đó tôi tìm được khá nhiều chứng minh đẹp đẽ cho các kết quả của điểm F euerbach dựa trên lời giải mới cho bài toán 1.. Bài toán

Nguyễn Duy Khương-chuyên Toán khoá 1518-THPT chuyên Hà Nội Amsterdam Tóm tắt nội dung: Trong các đề thi HSG khái niệm đường đẳng giác không còn lạ lẫm xong sử dụng