• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 30

TIẾT 118 LIỆT KÊ

Môn học: Ngữ văn lớp: 7 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. Mục tiêu.

1. Kiến thức

- Khái niệm phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê và các kiểu liệt kê 2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ

+ Nhận biết được phép liệt kê, các kiểu liệt kê.

+ Phân tích được giá trị của phép liệt kê.

+ Biết sử dụng phép liệt kê trong nói và viết.

3.Phẩm chất:

- Chăm chỉ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị dạy học: Đồ dùng dạy học.

2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, những văn bản nghị luận sưu tầm III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1. Bước1:Chuyển giao nhiệm vụ:

- Trò chơi: Nhanh tay, nhanh mắt

2 nhóm quan sát hình ảnh mà GV chuẩn bị trong 1’ và viết những sự vật có trong tranh

Trường THCS Yên Thọ Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Tuyết Mai

(2)

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận, trao đổi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày câu trả lời

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, dẫn dắt vô bài mới HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Nắm được khái niệm và các kiểu liệt kê

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Bước1:Chuyển giao nhiệm vụ:

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm liệt kê

? Nhận xét về cấu tạo của các cụm từ in đậm và nêu tác dụng

Cấu tạo Tác dụng

? Vậy, em hiểu thế nào là liệt kê?

BTN

Chỉ ra phép liệt kê có trong 2 bài thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó

I. Thế nào là phép liệt kê 1. Khảo sát và phân tích ngữ

liệu

-Bên cạnh ngài…trầu vàng, cau đậu, rễ tía…nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuối ngà, nào…

-> Các từ hay cụm từ cùng loại sắp xếp nối tiếp hàng loạt.  Làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh của dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió.

2. Ghi nhớ

Ghi nhớ 1: SGK trang 105

(3)

GV yêu cầu 2 HS đọc ghi nhớ 1 trang 105.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

- GV quan sát, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm

- GV quan sát, hỗ trợ

Cấu tạo Các danh từ, cụm danh từ (các từ và cụm từ cùng loại) được sắp xếp nối tiếp nhau.

Tác dụng Miêu tả một cách tỉ mỉ những đồ vật của quan lớn. Nhấn mạnh sự xa hoa, an nhàn, sung sướng của quan khi

đi hộ đê.

-> Dùng liên tiếp nhiều từ, cụm từ hay vế câu theo quan hệ đẳng lập để diễn tả đầy đủ hơn những khía cạnh khác nhau của 1 tư tưởng 1 tình cảm  Liệt kê.

BTN:

Liệt kê: Xôi vò, lợn béo, vò rượu tăm. Đôi chiếu, trằm, buồng cau...

-- > Những lễ vật mà người con trai sẽ đem đến để “trả công” hay hỏi cô gái về làm vợ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

Bước1:Chuyển giao nhiệm vụ:

? Xác định phép liệt kê mà tác giả đã sử dụng trong 2 câu ấy.

? Xét về cấu tạo, các phép liệt kê dưới đây có gì khác

II. Các kiểu liệt kê:

1. Khảo sát và phân tích ngữ

liệu

a) Toàn thể dân tộc Việt Nam

… tinh thần, lực lượng, tính

(4)

nhau?

a. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

b. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

NL1 NL2

? Các từ liệt kê trong 2 câu của ví dụ 2 có thể thay đổi thứ tự được không? Vì sao?

? Từ 2 ví dụ trên, em hãy tìm thêm 1 số ví dụ về các kiểu liệt kê theo cấu tạo và ý nghĩa.

? Xét theo cấu tạo thì liệt kê được phân biệt như thế

nào?

? Xét theo ý nghĩa thì có thể phân biệt liệt kê ra sao?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

- GV quan sát, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm

- GV quan sát, hỗ trợ

*

NL1 NL2

- Li t kê theo s vi cệ ự ệ

 Li t kê không theoệ

c pặ

Li t kê có t vàệ ừ

 Li t kê theo c pệ ặ

*

- Với câu a) có thể dễ dàng thay đổi thứ tự các từ liệt kê: tre, nứa, trúc, mai, vầu

- Với câu b) không thể thay đổi các từ liệt kê bởi các hiện tượng liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến.

*

mạng, của cải…

 Liệt kê không theo từng cặp.

b) …tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải…

 Liệt kê theo từng cặp (có dùng quan hệ từ “và”).

NL2:

a) Tre, nứa, mai, vầu mấy chục loại khác nhau…

-> Các từ liệt kê: có thể thay đổi vị trí thứ tự được  Liệt kê không tăng tiến.

b) …hình thành và trưởng thành …gia đình, họ hàng, làng xóm…

-> Các từ liệt kê: không thể thay đổi vị trí thứ tự được  Liệt kê tăng tiến.

2. Ghi nhớ

(5)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Chỉ ra kiểu liệt kê trong những ví dụ sau

- Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt.

- “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán...”

- Những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.

- Gia đình tôi gồm 3 thế hệ: ông bà, bố mẹ và chị em tôi

- Dòng sông đổ như thác, đỏ lừ, xoáy nước sâu hình phễu, kêu oằng oặc, sùng sục, đánh vào thân đê.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Vòng quay văn học” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở

- HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động

- Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi

* Gợi ý bài tập 1:

(6)

- Hs làm bài tập trình bày, bổ sung.

- Việc sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ mượn hay cụm từ cùng loại trong phép liệt kê không giới hạn trong phạm vi những bộ phận kế tiếp nhau trong câu mà có thể mở rộng ra giữa các câu kế tiếp nhau trong một đoạn.

- Trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta chủ tịch Hồ Chí Minh đã ba làn sử dụng phép liệt kê để diễn tả đầy đủ và sâu sắc:

- Phép liệt kê được thể hiện qua qua những từ ngữ được in đậm:

“Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình, hai con mắt của ông va ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. Những cu li xe kéo tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần dẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm;

những xâu lạp xườn lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm Bài tập 2

* HĐ cá nhân

a. + dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm

+ những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập b. Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

- TL nhóm:

a) “Sân trường em trong giờ ra chơi thật là náo nhiệt: chỗ này một nhóm đá cầu, chỗ kia nhảy dây, kéo co... Trên những ghế đá, dưới các tán cây rợp mát, những nhóm bạn lặng lẽ hơn. Họ đang thủ thỉ tâm sự, chia nhau miếng bánh, đọc truyện hoặc cùng ôn bài..."

b) “Những trò lố” hay là Va-ren và PBC đã khắc họa được hai n/v có tính cách đại diện cho hai lực lượng XH hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta dưới thời Pháp thuộc. Va-ren gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. PBC kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.”

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Có thể giao về nhà)

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ

(7)

Gv giao bài tập

Bài tập: Viết đoạn văn ngắn từ 8-10 câu có sử dụng phép liệt kê về chủ đề gia đình em.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở

- HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày ản phẩm - Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

Tiết 119 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

Môn học: Ngữ văn lớp: 7 Thời gian thực hiện: 01 Tiết I. Mục tiêu.

1. Kiến thức

- Đặc điểm của văn bản hành chính: mục đích, nội dung, yêu cầu và loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ:

+ Nhận biết được các loại văn bản hành chính thường gặp trong đời sống.

+ Viết được văn bản hành chính đúng quy cách.

+ Phân biệt văn bản hành chính và các văn bản khác.

3.Phẩm chất:

- Chăm học, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị dạy học: Đồ dùng dạy học.

2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, những văn bản nghị luận sưu tầm III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: MỞ ĐẦU

(8)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: HS chia sẻ

c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-GV yêu cầu hs đọc một lá đơn xin nghỉ học của hs trong lớp

?Trong lá đơn có điểm gì khác biệt so với một truyện ngắn hoặc bài thơ mà em đã được học.

Bước 2: HS trao thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời, viết đoạn văn - Gv lắng nghe, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Hs báo báo kết quả

- Hs khác lắng nghe, bổ sung, phản biện Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức + GV dẫn dắt:

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a) Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/

vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

b) Nội dung: HS đọc hiểu văn bản thông qua các phần như sau:

c) Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS, nhóm HS.

d) Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Bước1:Chuyển giao nhiệm vụ:

- Gọi HS đọc 3 v/bản

- Khi nào người ta viết các văn bản thông báo, đề

I. Thế nào là văn bản hành chính :

1. Khảo sát và phân tích NL

2. Nhận xét:

- Là loại VB thường dùng để truyền đạt thông tin, đề đạt nguyện vọng, sơ kết hoặc tổng kết những việc đã làm được.

- Được viết theo mẫu (Tính quy ước)

* Ghi nhớ:

(SGK)

(9)

nghị và báo cáo ?

- Em còn thấy loại văn bản nào tương tự như ba văn bản trên không ?

- Hình thức tr/bày 3 v/bản này có gì GIỐNG khác với các v/bản truyện và thơ mà em đã học?

Văn bản nghệ thuật Văn bản hành chính

- Ba văn bản nêu trên, người ta gọi là văn bản hành chính. Vậy thế nào là văn bản hành chính?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Thảo luận nhóm, Quan sát phần nhan đề và sa pô của văn bản và hoàn thiện PHT

Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận.

- HS trình bày câu trả lời của mình - GV nghe HS trả lời và cho điểm - Dự kiến đáp án:

(10)

* Mục đích

- Thông báo: phổ biến 1 ND.

- Đề nghị: trình bày nguyện vọng, ý kiến.

- Báo cáo: nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biết.

* Đặc điểm:

- Đặc điểm chung: có tính khuôn mẫu. (HT trình bày đều theo 1 số mục nhất định).

- Khác: mục đích & những ND cụ thể.

- HĐ cặp đôi:

Văn bản hành chính

Văn bản truyện, thơ

- Tính quy ước:

Viết theo mẫu.

- Tính phổ cập: Ai cũng viết được.

- Tính đơn nghĩa:

Từ ngữ chính xác, giản dị, dễ hiểu.

- Tính cá thể:

Thường có sự sáng tạo của tác giả.

- Tính đặc thù: Chỉ có các nhà văn, nhà thơ mới viết được.

- Tính đa nghĩa, biểu cảm: Từ ngữ thường gợi liên tưởng, tưởng tượng, cảm xúc.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Yc hs nhận xét lẫn nhau, nhận xét ý thức làm việc của HS

Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức

(11)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Vòng quay văn học” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi d. Tổ chức thực hiện:

Bước1:Chuyển giao nhiệm vụ:

- Trong các tình huống sau đây (sgk/110-111) tình huống nào người ta sẽ phải viết loại văn bản hành chính ? Tên mỗi loại văn bản tương ứng với mỗi trường hợp đó là gì ?

- Tình huống 3,6 dùng loại văn bản nào ?

* BT bổ sung: Kể tên một số văn bản hành chính.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Đọc bài các tình huống

* TL cặp đôi -> Đại diện trình bày.

- Tình huống 1,2,4,5, dùng văn bản hành chính.

+ Tình huống 1 : Dùng văn bản thông báo.

+ Tình huống 2 : Dùng văn bản báo cáo.

+ Tình huống 4 : Viết đơn xin nghỉ học.

+ Tình huống 5 : Dùng văn bản đề nghị.

+ Tình huống 3 : Phát biểu cảm nghĩ (BC).

+ Tình huống 6 : Tự sự và miêu tả .

* Chơi trò chơi Ai nhanh hơn - Biên bản xảy ra tai nạn.

- Đơn xin phép nghỉ học..

- Đơn xin chuyển trường.

- Báo cáo tổng kết công tác đội TNTP..

- Văn bản hướng dẫn Đại hội chi đội.

- Thông báo Tuyển sinh vào lớp 6….

Bước 3: Báo cáo kết quả:

Bài làm của hs

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Yc hs nhận xét lẫn nhau, nhận xét ý thức làm việc của HS Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Có thể giao về nhà)

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn

(12)

c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS d. Tổ chức thực hiện:

Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ Gv giao bài tập

Bài tập: Viết đơn xin chuyển trường

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở

- HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày ản phẩm - Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

Tiết 120

TÊN BÀI DẠY: DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY Môn học: Ngữ văn lớp: 7

Thời gian thực hiện: 1 tiết I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

- Sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để phục vụ yêu cầu biểu đạt.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực ngôn ngữ:

+ Biết cách sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản.

+ Đặt được câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, trách nhiệm học hỏi, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Kế hoạch bài dạy, Bảng phụ, SGK, SGV, TLTK - Phần chuẩn bị của HS

(13)

III. Tiến trình dạy- học

Hoạt động 1: MỞ ĐẦU

a)Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có và kiến thức mới nảy sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ GV giao

c) Sản phẩm: Phần kiến thức cũ của HS d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Gv đưa ví dụ( bảng phụ)

Dấu chấm lửng trong câu thể hiện điều gì? Vì sao anh con trai lại lao vào uống rượu, đánh bạc?

Một ông bố lúc sắp mất cho gọi con trai đến để trối trăng. Ông cụ thều thào dặn con:

- Đừng uống trà…uống rượu con nhé!

- Đừng đánh cờ… đánh bạc con nhé !

Anh con trai vốn là người con có hiếu, luôn nghe lời bố. sau khi bố qua đời, anh đã lao vào uống rượu, đánh bạc đến nỗi bán cả sản nghiệp do bố để lại.

- Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Quan sát các câu Vd trên bảng phụ

- Học sinh: Phân tích cấu trúc câu trên giấy nháp theo yêu cầu Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

- 2 HS báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> GV: để hiểu công dụng, đặc điểm của hai loại dấu này, chúng ta cùng tìm hiểu

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a)Mục tiêu: - Hiểu được tác dụng của dấu chấm lửng.

b) Nội dung:Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ theo hệ thống câu hỏi khai thác VD (sgk)

c) Sản phẩm: Phần làm việc và câu trả lời của HS + Các công dụng của dấu chấm lửng.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt đông của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: I- Dấu chấm lửng:

(14)

- Hs đọc ví dụ (bảng phụ)

? Trong các câu trên, dấu chấm lửng được dùng để làm gì ?

? Qua các VD trên, em hãy rút ra KL về công dụng của dấu chấm lửng ?

-BT nhanh(Bảng phụ):Dấu chấm lửng trong câu sau có chức năng gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh: lắng nghe câu hỏi-> vận dụng ngữ liệu sgk làm việc cá nhân

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận VD:+ù…ù…ù.

+Ba giây…4 giây…5 giây…lâu quá!

- Ngoài ra dấu chấm lửng để trong ngoặc đơn hoặc dấu ngoặc vuông[…] để chỉ ý lược bớt.

VD: Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống[…]

BTN:

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hs tự ghi vở

1. Khảo sát và phân tích ngữ

liệu

a- Tỏ ý còn nhiều vị anh hùng DT nữa chưa được liệt kê.

b- Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ.

c- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ “bưu thiếp” (Một tấm bưu thiếp thì quá nhỏ so với dung lượng của một cuốn tiểu thuyết).

*Công dụng:

- Rút gọn phần liệt kê

- Nhấn mạnh tâm trạng của người nói

- Làm giãn nhịp câu văn

- Để ghi lại 1 chỗ kéo dài của câu văn hay để thêm thời gian khi chờ đợi

- Để chuẩn bị cho sự xuất hiện của 1 từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm

2. Ghi nhớ 1: sgk (122).

(15)

Nhiệm vụ 2: Dấu chấm phẩy a)Mục tiêu:

- Hiểu được tác dụng của dấu chấm phẩy.

b) Nội dung:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua hệ thống câu hỏi khai thác ví dụ.

c) Sản phẩm: Phần làm việc và câu trả lời của HS + Nêu công dụng của dấu chấm phẩy.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Hs đọc ví dụ (bảng phụ).

? Trong các câu trên, dấu chấm phẩy đợc dùng để làm gì ?

? Có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy đ- ược không ? Vì sao ?

? Vậy VD nào có thể thay thế dấu cíâm lửng bằng dấu chấm phẩy?VD nào không thể thay thế được? Vì sao?

? Qua các ví dụ trên, em thấy dấu phẩy có những công dụng gì ?

? Lấy ví dụ một câu có dùng dấu chấm phẩy BTN:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh: lắng nghe câu hỏi-> vận dụng kiến thức đã học -> khái quát kiến thức.

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

- Trong trường hợp này, dấu chấm phẩy được dùng kết hợp với dấu phẩy: dấu phẩy được dùng để ngăn cách các thành phần đồng chức

II-Dấu chấm phẩy:

1. Khảo sát và phân tích ngữ

liệu

a- Đánh dấu ranh giới giữa 2 vế

của một câu ghép có cấu tạo phức tạp (vế thứ 2 đã dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận đồng chức).

b- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp, nhằm giúp người đọc hiểu được các biện pháp, các tầng bậc ý trong khi liệt kê.

- VD a:có thể thay thế được vì:

Nội dung câu không thay đổi - VD b: Không thể thay thế vì:

+ Các phần liệt kê sau dấu (;)bình đẳng với nhau

+ Các phần liệt kê sau dấu (,) không bình đẳng với các phần nêu trên

->Trường hợp này nếu thay thì nội dung sẽ bị hiểu sai.(Trường hợp này nếu thay bằng dấu phẩy thì người đọc, nhất là những ai muốn bóp méo nội dung có thể cố tình hiểu “ăn bám” và “lười biếng” cũng là đặc điểm của con

(16)

trong từng bộ phận liệt kê, còn dấu chấm phẩy được dùng để phân ranh giới các bộ phận liệt kê ấy trong phép liệt kê chung.

- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

VD: Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng tính cách riêng như: thư sinh thì nho nhã, điềm đạm; nữ chính: đức hạnh, nết na; nữ lệch: lẳng lơ, bạo dạn; mụ ác: tàn nhẫn, độc địa

BTN:

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, chốt kiến thức

người mới.

2. Ghi nhớ 2: sgk (122).

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Trong mỗi câu có dấu chấm lửng dưới đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?

Câu Tác dụng

a Dùng để biểu thị lời nói bị ngắc ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng.

b Biểu thị câu nói bị bỏ dở.

c Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ.

? Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây ?

(17)

Câu Tác dụng

a Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế của những câu ghép có cấu tạo phức tạp

b c

- Chia lớp làm 3 nhóm->Đại diện nhóm lên chữa Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, trình bày, nhận xét lẫn nhau

Học sinh: làm việc cá nhân -> trao đổi với bạn cặp đôi-> trình bày miệng.

- HS làm việc nhóm.

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận BT 1:

Câu Tác dụng

a Dùng để biểu thị lời nói bị ngắc ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng.

b Biểu thị câu nói bị bỏ dở.

c Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ.

BT2:

Câu Tác dụng

a Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế của những câu ghép có cấu tạo phức tạp

b c

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá-> chốt kiến thức toàn bài.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập c) Sản phẩm: Đáp án của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

* Gv hướng dẫn HS làm bài 3

(18)

- Mỗi nhóm làm 1 yêu cầu

+ Nhóm 1: Viết đoạn văn có câu dùng dấu chấm lửng( có thể kể các làn điệu ca Huế)

+ Nhóm 2: Viết đoạn văn có câu dùng dấu chấm phẩy(đặc điểm của từng làn điệu ca Huế...)

Gv tổ chức cho HS làm trong 3 phút-> nhận xét, rút kinh nghiệm - Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân theo yêu cầu nhóm-> trao đổi với bạn -> trình bày trên bảng Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

- Phần trình bày của HS

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập về nhà

- Học thuộc ghi nhớ, làm hoàn thiện các bài tập 3.

(19)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học làm các bài tập còn lại trong sgk, sbt. c) Sản phẩm: HS làm các

-Thực hiện cơ bản đúng kỹ năng phối hợp và xử lý tình huống các nội dung tập d.. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.. b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến

a) Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng... b) Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.. c) Sản phẩm

a) Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng... b) Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi... c) Sản phẩm

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi... Sản phẩm : HS thực hiện các kĩ thuật đã học d. Tổ chức thực hiện:. - Cho lớp

-Thực hiện cơ bản đúng kỹ năng phối hợp và xử lý tình huống các nội dung tập.. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.. b. Nội dung : HS vận dụng kiến thức

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.. c) Sản phẩm: HS làm các bài tập có liên quan d) Tổ chức