• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ngữ Văn 6 HK1 năm học 2019-2020

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Ngữ Văn 6 HK1 năm học 2019-2020"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: NGỮ VĂN 6

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc kỹ đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt.

Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt.

Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng, đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.”

(Sách Ngữ văn 6, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2018) 1. Đoạn truyện trên được trích từ văn bản nào ? Văn bản đó thuộc loại truyện dân gian nào ?

2. Nêu tên 4 thể loại truyện dân gian mà em được học ở học kì I lớp 6 ?

3. Câu văn: “Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa.” có mấy động từ, là những động từ nào ?

4. Giải nghĩa từ tráng sĩ ?

5. Chi tiết Gióng đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời có ý nghĩa gì ?

II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)

Em hãy kể về một người bạn mà em quý mến.

--- HẾT ---

Họ và tên học sinh: …………..…………...…… Số báo danh: ………

(2)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: NGỮ VĂN 6

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu Nội dung Điểm

1 - Đoạn truyện trên được trích từ văn bản Thánh Gióng.

- Văn bản đó thuộc loại truyện dân gian: Truyền thuyết.

0,25 0,25

2

4 thể loại truyện dân được học ở học kì I lớp 6 là: Truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười.

(Nêu đúng, đủ 4 thể loại truyện thì đạt 0,5 điểm, nêu đúng từ 1 đến ba thể loại truyện thì đạt 0,25 điểm)

0,5

3 - Câu văn: “Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa.” có ba động từ.

- Là những động từ: mặc, cầm, nhảy (nhảy lên).

0,25

0,25

4 Từ “tráng sĩ” có nghĩa là:

Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.

0,5

5

Chi tiết Gióng đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời có ý nghĩa:

- Gióng ra đời đã phi thường thì ra đi cũng phi thường. Nhân dân yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng trở về với cõi vô biên bất tử.

- Bay lên trời, Gióng là non nước, đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang. Gióng sống mãi.

- Đánh xong giặc, Gióng không trở về nhận phần thưởng, không hề đòi hỏi công danh.

- Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.

0,25

0,25

0,25 0,25

II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)

Nội dung Điểm

Đề bài: Em hãy kể về một người bạn mà em quý mến

- Phạm vi kể chuyện rộng, đây cũng là dịp để thầy cô giáo hiểu được tình cảm của học sinh dành cho bạn bè, góp phần thực hiện tốt môi trường giáo dục thân thiện.

(3)

- Đề bài yêu cầu học sinh kể về một người bạn mà em quý mến (chuyện có thể có thực trong đời sống hoặc do học sinh sáng tạo ra một câu chuyện từ đời sống…), yêu cầu học sinh biết vận dụng kiến thức tập làm văn kể chuyện và những quan sát từ đời sống thực tế, kĩ năng, thái độ sống để làm bài.

Mở bài:

Học sinh có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải giới thiệu khái quát được một người bạn mà em quý mến và giới thiệu được hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

1,0

Thân bài: Học sinh chọn ngôi thứ nhất để kể chuyện, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.

+ Giới thiệu cụ thể hơn về người bạn mà em quý mến.

+ Kể lại một câu chuyện hoặc một tình huống chuyện về người bạn mà em quý mến theo một trình tự (thứ tự kể) nhất định (về thời gian, không gian, tình huống xảy ra câu chuyện… Có thể theo trình tự tự nhiên hoặc cũng có thể tạo tình huống kể ngược nhưng phải hợp lí và logic. Chẳng hạn gặp, quen và thân với bạn từ khi nào, bạn và mình có những cử chỉ, việc làm, suy nghĩ, chia sẻ, thấu hiểu nào có ấn tượng tốt với nhau (Giúp nhau, chia sẻ, đồng cảm hoặc cùng chung những suy nghĩ, dự định việc làm tốt với người khác...)

+ Trong bài viết có biết kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh phù hợp …

+ Trong bài viết còn biết kết hợp nêu cảm nghĩ của bản thân với người bạn đó (Có thể từ những lời nói, cử chỉ, việc làm, hay sự giúp đỡ của bạn đã cảm hóa được bản thân (làm mình xúc động, hiểu, nhận ra điều tốt hoặc điều sai, cần phải sửa…), khiến mình thay đổi lối nghĩ, chuyên tâm vào việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng… hoặc có thái độ, suy nghĩ đúng đắn, tích cực hơn…) từ đó, mình trân trọng bạn ấy hơn, và không bao giờ quên được bạn đó…

5,0

1,0

3,0

1,0

1,0

Kết bài:

Kết thúc câu chuyện, tình cảm của em đối với bạn…

1,0

VẬN DỤNG CHO ĐIỂM PHẦN LÀM VĂN

Điểm 7: Bài viết hoàn chỉnh bố cục kiểu bài kể chuyện. Kể chuyện sinh động, có các tình tiết chính, phụ; có sáng tạo. Biết kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh và nêu cảm nghĩ tự nhiên. Bài làm có bố cục mạch lạc, rõ ràng, diễn đạt tốt, đồng thời trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả.

Điểm 5 - 6: Bài viết thể hiện đúng, hoàn chỉnh bố cục kiểu bài kể chuyện. Biết vận dụng văn kể chuyện, có các tình tiết nhưng có thể chưa thật sáng tạo trong ngôn ngữ kể chuyện. Biết kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh và nêu cảm nghĩ nhưng có thể chưa thật rõ. Bài làm có bố cục tương đối rõ ràng, trình bày tương đối đẹp, có thể mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, viết đoạn, lỗi diễn đạt.

(4)

Điểm 3 - 4: Bài viết thể hiện đúng, hoàn chỉnh bố cục kiểu bài kể chuyện. Vận dụng văn kể chuyện chưa được tốt, có các tình tiết nhưng chưa sáng tạo trong ngôn ngữ kể chuyện. Chưa biết kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh và nêu cảm nghĩ, đôi chỗ còn lan man, cảm xúc còn chưa tự nhiên. Bố cục chưa được rõ ràng, trình bày chưa đẹp, còn mắc lỗi chính tả, diễn đạt…

Điểm 1 - 2: Bài viết chưa hoàn chỉnh bố cục kiểu bài kể chuyện. Chưa biết vận dụng văn kể chuyện, chưa biết kết hợp kể chuyện với miêu tả cảnh, miêu tả người, các tình tiết của câu chuyện còn lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chữ viết và trình bày chưa đạt yêu cầu.

Điểm 0: Bỏ giấy trắng.

Lưu ý:

- Với học sinh lớp 6: Không yêu cầu quá cao trong việc vận dụng kiến thức Tập làm văn để kể một câu chuyện hoàn chỉnh, chỉ yêu cầu học sinh biết kể lại một câu chuyện có nhân vật, có các tình tiết câu chuyện để làm nổi bật nội dung chính được kể theo yêu cầu đề ra, bước đầu, HS biết kết hợp kể chuyện với miêu tả, nêu cảm nghĩ… trân trọng những sáng tạo của học sinh.

- Trong quá trình chấm bài, cần quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức, chữ viết, chính tả…) là yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh. Khi cho điểm toàn bài, cần chú ý các yêu cầu này.

- Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 điểm.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Về kiến thức: - Học sinh thực hành viết một bài văn kể chuyện?. - Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự kiện, cốt truyện

Việc làm của chúng em tuy không lớn nhưng đứa nào đứa nấy đều cảm thấy vui, vì mình đã làm được một việc tốt, góp phần bảo vệ môi trường..

Chú có cái mỏ cong, khoằm, màu đỏ đất hướng về trước nhìn rất lạ, khác hẳn với mỏ của những loài chim khác.. Hàng ngày em đều dạy chú nói nên chú biết bắt

Dựa vào các câu trả lời ở bài tập 2, em hãy viết một đoạn khoảng 4, 5 câu nói về cô giáo (hoặc thầy giáo) cũ của em. Gợi

Câu 1: Để viết một bài văn kể lại một trải nghiệm, chúng ta cần thực hiện theo mấy bước?. Là những

Kì nghỉ hè năm nay, em đã có một trải nghiệm bổ ích cùng với các anh chị trong đoàn thanh niên.. Đó là một chuyến du lịch để nghỉ ngơi sau một năm

Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích.. Soạn bài Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích ngắn gọn : Đề bài (trang 41 SGK Ngữ văn 6

Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang. Sáng hôm sau chim lạ đến