• Không có kết quả nào được tìm thấy

DE THI NGỮ VĂN 10 HKII 2018-2019

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "DE THI NGỮ VĂN 10 HKII 2018-2019"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II KHỐI 10 THPT TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ Năm học: 2018- 2019

Môn thi: Ngữ văn

ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 01 trang)

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

CHỒI BIẾC Dưới hai hàng cây

Tay ấm trong tay Cùng anh sóng bước Nắng đùa mái tóc Chồi biếc trên cây Lá vàng bay bay Như ngàn cánh bướm (Lá vàng rụng xuống Cho đất thêm màu Có mất đi đâu Nhựa lên chồi biếc) Này anh, em biết Rồi sẽ có ngày

Dưới hàng cây đây Ta không còn bước Như người lính gác Đã hết phiên mình Như lá vàng rụng Cho chồi thêm xanh Và đời mai sau Trên đường này nhỉ Những đôi tri kỉ Sóng bước qua đây Lá vàng vẫn bay Chồi non lại biếc.

(Xuân Quỳnh - NXB Văn học, 2010) Câu 1: (0,5 điểm) Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ thuộc nào?

Câu 2: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

Câu 3: (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ Lá vàng rụng xuống

Cho đất thêm màu Có mất đi đâu Nhựa lên chồi biếc

Câu 4: (2,0 điểm) Anh/chị có nhận thấy rằng mình đang là một “chồi biếc” trên cây? Nếu có anh/chị sẽ chọn cho mình cách sống như thế nào? (trả lời trong khoảng từ 5 đến 7 dòng).

II. LÀM VĂN (6.0 điểm) (Học sinh chọn một trong hai đề sau)

Đề 1: “Nguyễn Du - một đại thi hào dân tộc”, bằng những kiến thức của bản thân, anh/chị hãy thuyết minh về tác giả trên.

Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn thơ sau:

CHÍ KHÍ ANH HÙNG Nửa năm hương lửa đương nồng, Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

Trông vời trời bể mênh mang,

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.

Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng, Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri, Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”

Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường Làm cho rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) ---Hết---

(2)

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm

I

ĐỌC HIỂU 3.0

1 - Phong cách ngôn ngữ : nghệ thuật 0.5

2 - Phương thức biểu đạt : miêu tả, biểu cảm 0.5

3

- Nghệ thuật ẩn dụ

+ Lá vàng: sự ra đi, hi sinh, mất mát

+ Chồi biếc: Sức sống, sự trổi dậy, tiếp nối

*Tác dụng:

+ Thể hiện được qui luật tất yếu của tự nhiên + Niềm hi vọng, tin tưởng vào tương lai

0,5

0,5

4

Bản thân học sinh ý thức được mình như một chồi biếc trên cây, là thế hệ trẻ, tiếp nối các hế hệ đã qua.

Nhận thức:

+ Ý thức được vai trò quan trọng của bản thân trong việc duy trì và phát triển đất nước, truyền thống dân tộc.

+ Ý chí vươn lên, không ngại thử thách, năng động, sáng tạo.

+ Ra sức học tập phấn đấu, có lối sống tích cực rèn luyện trở thành người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

(Hs có nhiều cách diễn đạt, chủ yếu xoay quanh những nội dung trên là đạt)

2,0

II

LÀM VĂN

Đề 1 “Nguyễn Du - một đại thi hào dân tộc”, bằng những kiến thức của bản thân, anh/ chị hãy thuyết minh về tác giả.

6.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh 0.5 Có đủ các câu mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được

vấn đề, các câu thân bài triển khai được vấn đề, kết bài chốt được vấn đề.

b. Xác định đúng đối tượng cần thuyết minh: Tác giả

Nguyễn Du 0.5

c. Triển khai vấn đề thuyết minh thành các luận điểm;

Tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, tác phẩm Truyện Kiều, giá trị của tác phẩm, đóng góp của tác giả

0.5

- Nguyễn Du là một nhà thơ, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

- Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc có truyền thống khoa bảng.

- Tuổi thơ Nguyễn Du hạnh phúc trong giàu sang phú quý. Loạn lạc xảy ra, gia đình ly tán, Nguyễn Du sớm phải gánh chịu nhiều mất mát.

- Cuộc đời gian nan, lận đận, phải gánh chịu nhiều cực

1.0

(3)

cùng phong phú, thông thuộc kinh sách cổ kim.

- Ông là người có một trái tim giàu tình yêu thương, tấm lòng trắc ẩn, suy tư trước vận mệnh con người trước thời đại.

* Sự nghiệp văn học:

- Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn chương bất hủ bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm.

- Sáng tác chữ Hán, bao gồm:

+ Thanh Hiên thi tập + Nam trung tạp ngâm + Bắc hành tạp lục

- Sáng tác chữ Nôm, gồm có:

+ Đoạn trường tân thanh + Văn chiêu hồn

* Đánh giá:

- Nguyễn Du nổi bậc giữa bầu trời văn chương như một ngôi sao rực rỡ với ánh sáng lạ thường.

- Về nội dung: Sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh.

- Về nghệ thuật, Nguyễn Du tỏ ra uyên bác và thâm thúy cả những thể loại thơ cổ Trung Quốc lẫn thơ dân tộc. Ở thể loại nào ông cũng tỏ ra xuất sắc, thông thạo tuyệt vời.

- Với những đóng góp trên Nguyễn Du xứng đáng lad đại thi hào của dân tộc.

* Tác phẩm Truyện Kiều:

- Truyện Kiều được xem là kiệt tác có giá trị và tầm ảnh hường lớn nhất của nền văn học Việt Nam từ xưa đến nay.

- Khúc ca bạc mệnh, niềm cảm thương sâu sắc cho kiếp người tài hoa bạc mệnh, mang tính triết lí sâu sắc.

- Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ khác nhau với rất nhiều bản dịch trên toàn thế giới.

1.0

2.0

0.5

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.5

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

d. Sáng tạo 0.5

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, cảm xúc về tác giả.

Đề 2 Đề 2: Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của hình tƣợng nhân vật Từ Hải qua đoạn thơ sau:

Nửa năm hương lửa đương nồng,

….

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

6.0

a. Đảm bảo cấu trúc nghị luận 0,5

(4)

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Vẻ đẹp của hình nhân vật Từ Hải

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm ; vận dụng tốt các thao tác lập luận ; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng ; rút ra bài học nhận thức và hành động.

0,5 1. Mở bài:

- Đại thi hào Nguyễn Du - danh nhân văn hóa thế giới.

- Truyện Kiều – tác phẩm đỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam

- Đoạn trích “Chí khí anh hùng” nổi bật hình tượng nhân vật Từ Hải với tính cách và chí khí của người anh hùng.

2. Thân bài

- Bốn câu thơ đầu: khát vọng lên đường của người anh hùng.

Bối cảnh dẫn đến cuộc chia ly: Người anh hùng Từ Hải

“trượng phu” gặp người đẹp tri kỉ Thúy Kiều, đang say đắm trong hạnh phúc lứa đôi “hương lửa đương nồng”, chợt nghĩ đến chí lớn chưa thành, đã động lòng bốn phương, dứt áo ra đi theo tiếng gọi của ý chí, quyết tâm mưu cầu nghiệp lớn

- Tư thế: + “Thanh gươm yên ngựa”

+ “Thẳng rong”:

oai phong, hào hùng sánh ngang với trời đất. Thể hiện sự kiên quyết, dứt khoát, ra đi hiên ngang, không vướng bận - “Trời bể mênh mang”: Cảm hứng vũ trụ, con người vũ trụ với kích thước phi thường, nâng cao tầm vóc người anh hùng.

=> Từ Hải không phải là một con người của những đam mê thông thường, mà là con người của khát vọng, công danh.

* TK chấp nhận và ngỏ ý muốn theo Từ Hải. Từ Hải đã từ chối mong muốn của Kiều (Từ rằng:..nữ nhi thường tình ”)

- Người anh hùng nêu lên lý tưởng của mình:

+ “Mười vạn tinh binh”, “Tiếng chiêng dậy đất”, “Bóng tinh rợp đường” hình ảnh âm thanh hào hùng. Niềm tin sắt đá, sự quyết tâm, khát vọng lớn lao, cao cả về một sự nghiệp lẫy lừng.

- “làm cho rõ mặt phi thường” chứng tỏ khả năng hơn người, bản lĩnh, ý chí phi phàm, hoài bão lớn lao.

- Lời hứa: “Sẽ rước nàng nghi gia”. sẽ cho Thúy Kiều một cuộc sống có danh phận, viên mãn.

=>Từ Hải là người anh hùng có chí khí, thống nhất giữa khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với người tri

0,5

1.0

1,5

(5)

3. Kết bài

- Chân dung kì vĩ, chí khí, bản lĩnh, tài năng phi thường, thực hiện giấc mơ công lí.

- Xây dựng nhân vật bằng những hình ảnh ước lệ.

- Nhận thức bản thân.

0,5

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,50

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

e. Sáng tạo 0,50

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận

Tổng điểm 10.0

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đọc, rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến

- GD kĩ năng giải quyết vấn đề, xác định các lựa chọn: biết suy nghĩ về vấn đề nghị luận, lựa chọn cách giải quyết đúng đắn, lập luận chặt chẽ, logic để triển khai một

Triển khai vấn đề nghị luận: học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của những điều tốt đẹp bình dị trong cuộc sống.. Triển khai vấn đề nghị luận: Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù

Trong bài nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm thơ, thực chất của việc phân tích chủ đề là việc phân tích, nêu cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và

Tuyển tập Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư gồm sáu truyện ngắn, mỗi truyện ngắn là một điểm nhìn của các nhân vật khác nhau về nỗi buồn của đời người.. Trong đó có

Coù theå noùi moái quan heä giöõa boá cuïc vaø laäp luaän ñaõ taïo thaønh moät maïng löôùi lieân keát trong vaên baûn nghò luaän ,trong ñoù. phöông phaùp laäp luaän

Tính chất: Khẳng định, đề cao vai trò của sách với cuộc sống con người..