• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 11

Học trực tuyến Thực hiện từ ngày 15/11 đến ngày 20/11/2021 Ngày soạn: 13/11/2021

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 15 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

Toán

BÀI 35: LUYỆN TẬP (1TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hành trừ (có nhớ) trong phạm vi 100

- Thông qua việc thực hiện phép tính gồm cả đặt tính, trình bày, lí giải cách thực hiện bài tập của mình, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học. NL giao tiếp toán học.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

* HS Tấn: Vận dụng kiến thức đã học làm được 1 bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Học sinh: SGK, VBT Toán 2

2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, ƯDCNTT. Các thẻ phép tính và thẻ số để HS thực hiện bài tập 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. KHỞI ĐỘNG 5p

* Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính, cách thực hiện phép tính trừ (có nhớ) trong phạm vi 100

- HS lấy ví dụ và thực hiện trên bảng - GV nhận xét, cho điểm

2. LUYỆN TẬP 20p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 1

- GV yêu cầu cá nhân HS thực hiện đặt tính rồi tính vào vở, một số HS làm trên bảng.

- Yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện của mình.

- HS khác nhận xét kết quả - GV nhận xét, cho điểm Bài tập 2

- GV yêu cầu HS thực hiện đặt tính rồi tính vào vở, một số HS trình bày trên bảng.

- HS nhận xét bài của bạn trên bảng, đối vở, kiểm tra bài làm của bạn.

- GV nhận xét, cho điểm Bài tập 3 GIẢM TẢI

- GV tổ chức chơi trò chơi “Tìm về đúng

- HS tính các phép tính

- HS tính các phép tính

- HS tham gia vào trò chơi

Lắng nghe

Làm bài vào vở

Theo dõi bạn làm bài

(2)

nhà”, bốn bạn, mỗi bạn cầm một thẻ số, các bạn còn lại cầm thẻ phép tính úp vào ngực, đứng cách xa và ngẫu nhiên. Sau khi có tín hiệu bắt đầu, các HS lật thẻ phép tính ra rồi chạy đi tìm bạn có số đúng bằng kết quả phép tính mình cầm

- HS còn lại cổ vũ cho các đội chơi và làm trọng tài đánh giá kết quả chơi của các bạn.

- HS nêu lý do tìm về đúng nhà.

- GV tổ chức cho HS đánh giá kết quả của trò chơi.

Bài tập 4

- GV yêu cầu HS thực hiện theo hình thức cá nhân

- Một số HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở a) Tìm cách thực hiện phép tính có hai dấu phép tính, nêu cách tính của nhóm mình.

b) Thực hành tính rồi so sánh các kết quả.

- GV nhận xét, kiểm tra đáp án Bài tập 5: GIẢM TẢI

- GV yêu cầu HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

- HS suy nghĩ xác định phép tính để trả lời cho câu hỏi mà bài toán đặt ra.

- HS trình bày được bài giải cho bài toán 3. VẬN DỤNG 10p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 6:

- GV yêu cầu HS chọn thẻ phép tính thích hợp cho mỗi hộp

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng

- GV yêu cầu HS quan sát các phép tính và hiệu câu lệnh của bài tập.

- HS giải thích về kết quả chơi của mình.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- HS nhắc lại những việc đã thực hiện trong tiết học

- HS chọn được kết quả đúng cho mỗi phép tính

- HS tính các phép tính - HS tính sau đó so sánh các đáp án

- HS giải bài toán có lời văn

- HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV

Theo dõi bạn làm bài

Lắng nghe

Lắng nghe

(3)

Tiếng việt Tập viết (Tiết 1)

CHỮ HOA L I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ viết hoa L cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết được câu ứng dụng Làng quê xanh mát bóng tre.

- Có năng lực trong viết chữ đẹp. Hiểu được nghĩa câu ứng dụng của bài.

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

* HS Tấn: Viết 1 dòng chữ hoa L, 1 dòng câu ứng dụng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa L - HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đầu 5p

- Đọc bài thơ “Nét chữ nết người”

- GT vào bài: Chữ hoa L

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Viết chữ hoa Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn và yêu cầu HS quan sát mẫu chữ viết hoa L, cách viết:

+ Cao 5 li (cỡ vừa), 2,5 li gồm 3 nét cơ bản:

cong dưới, lượn dọc và lượn ngang.

+ Đặt bút trên đường kẻ ngang 6, viết một nét cong lượn dưới như viết phần đấu các chữ c và G; sau đó, đổi chiều bút, viết nét lượn ngang, tạo một vòng xoắn nhỏ ở chần chữ. Điểm dừng bút là giao điểm của đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 5.

- GV yêu cầu HS tập viết chữ viết hoa L (có thể trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp,...).

- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.

- GV yêu cầu HS viết chữ viết hoa L (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở tập viết.

- GV nhận xét.

* Viết ứng dụng Cách tiến hành:

1-2 HS đọc.

- HS lắng nghe, quan sát.

- HS tập viết chữ viết hoa L (có thể trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp,...).

- HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.

- HS viết chữ viết hoa L (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở tập viết.

- HS lắng nghe.

Lắng nghe

Quan sát cô giới thiệu chữ hoa

Viết 1 dòng chữ hoa vào vở

(4)

- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SGK: Làng quê xanh mát bóng tre.

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp, hướng dẫn HS viết chữ viết hoa L đầu cầu, cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong cầu, vị trí đặt dấu chấm cuối câu.

- GV yêu cầu HS viết vào vở tập viết.

- GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp.

- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên, khen ngợi HS.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS lắng nghe, quan sát.

- HS viết vào vở tập viết.

- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp.

- HS lắng nghe.

Viết 1 dòng câu ứng dụng

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

……….

______________________________________________________________________

Ngày soạn: 13/11/2021

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 16 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

Toán

BÀI 36: LUYỆN TẬP (TIẾP THEO) (1 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hành trừ (có nhớ) trong phạm vi 100. Thực hiện được việc đặt tính rồi tính và tính nhằm trừ (có nhớ) dạng 100 tra cho một số.

- Thông qua việc nghiên cứu bài toán có lời văn liên quan đến tình huống thực tiễn, HS phát hiện được vấn đề cần giải quyết, nêu và thực hiện được phép tính, trả lời cho câu hỏi của tỉnh huống, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL mô hình hoa toán học.

Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

* HS Tấn: Vận dụng kiến thức đã học làm được 1 bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2 2. Giáo viên: Bộ đồ dùng học Toán 2. ƯDCNTT III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. HỌA T ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

Cách thức tiến hành: HS ôn lại cách đặt tính rồi thực hiện tính trừ (có nhớ) trong phạm vi 100

2. LUYỆN TẬP 20p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 1

Lắng nghe

(5)

- Cá nhân HS thực hiện đặt tính rồi tính vào vở, một số HS thực hiện trên bảng.

- HS nhận xét bài của bạn trên bảng, đổi vở, kiểm tra kết quả

Bài tập 2

- GV hướng dẫn HS thực hành phân tích mẫu trừ (có nhớ) dạng 100 trừ cho số có hai chữ số.

- HS thực hiện tính theo mẫu vào với

- HS nhắc lại cách thực hiện phép tính của mình Bài tập 3

a) HS thực hiện đặt tính rồi tính, nếu cách trình bày của mình.

b) HS tính nhẩm trừ các số tròn chục dụng 100 trừ cho tròn chục.

- GV lưu ý cho HS nêu cách nhẩm của mình, chẳng hạn, 100 - 60, nhằm là 10 chục 6 chục 4 chục Vậy 100 - 60 = 40.

Bài tập 4 GIẢM TẢI

a)

- GV hướng dẫn HS thực hành phân tích màu

- HS đặt tính rồi tính

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu rồi thực hiện các phép tính

- HS lần lượt thực hiện các phép tính

- HS tính nhẩm

Làm bài 1 vào vở BT

Theo dõi bạn làm bài

Làm bài vào vở BT

(6)

trừ (có nhớ) dạng 100 trừ cho số có một chữ số.

- HS thực hiện đặt tính rồi tính theo mẫu vào vở.

- GV lưu ý cho HS nhắc lại cách thực hiện tính b)

- HS thực hành tính nhẩm.

- GV lưu ý cho HS nêu cách tính nhẩm Bài tập 5

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi

- GV yêu cầu HS quan sát các phép tính xác định lỗi sai trong mỗi phép tính đó.

- Yêu cầu HS tìm cách sửa lại để có phép tính đúng.

- GV nhận xét cách làm.

3. VẬN DỤNG 10p H

Đ 1: Bài tập 6 GIẢM TẢI

- GV yêu cầu HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

- HS liên hệ bài toán thuộc dạng liên quan đến ít hơn.

- HS suy nghĩ xác định phép tính để trả lời cho câu hỏi mà bài toán đặt ra

- HS trình bày được bài giải cho bài toán

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều này - Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn điều gì?

- HS đặt và tính theo mẫu

- HS tính nhẩm

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm lỗi sai trong các phép tính

Bài giải:

Buổi chiều của hàng bán được số chai sữa là:

100 – 9 = 91 ( chai ) Đáp án: 91 chai sữa Lắng nghe

Thảo luận nhóm cùng bạn

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

……….

__________________________________________

Tiếng việt Nói và nghe (Tiết 2)

KỂ CHUYỆN: CHÚNG MÌNH LÀ BẠN

(7)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về tình bạn của ếch ộp, sơn ca và nai vàng. Nói được điều mỗi người thuộc về một nơi khác nhau, mỗi người có khả năng riêng, nhưng vẫn mãi là bạn của nhau.

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

* HS Tấn: Biết kể về bạn của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đầu 5p - Hát 1 bài

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 15p

- GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh, đọc câu gợi ý dưới tranh.

- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm 3, nêu tên các con vật trong tranh.

Hs hát

- HS quan sát các bức tranh, đọc câu gợi ý dưới tranh.

- HS trao đổi theo nhóm 3, nêu

Hát

Quan sát tranh

(8)

- GV mời một số HS nêu tên con vật trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

- GV giới thiệu nội dung chung của câu chuyện: Câu chuyện nói về 3 con vật: ếch ộp, sơn ca và nai vàng. Chúng chơi rất thân với nhau và kể cho nhau nghe nhiều điều mới lạ.

- GV kể câu chuyện (lần 1) kết hợp chỉ các hình ảnh trong 4 bức tranh.

CHÚNG MÌNH LÀ BẠN

(1) Ếch ộp, sơn ca và nai vàng chơi với nhau rất thần. Ngày nào ba bạn cũng gặp nhau trò chuyện, vui chơi cùng nhau.

(2) Sơn ca cất giọng trong vắt kể cho hai bạn nghe về bao nhiêu chuyện lạ nơi mình đã bay qua. Ếch ộp thì kể chuyện mẹ con nhà cua, nhà cá, chuyện ốc, ba ba,... Nai vàng thì kể chuyện rừng núi hùng vĩ và bí hiểm. Nhờ thế mà cả ba cùng hiểu thêm được bao nhiêu điều thú vị ở khắp mọi nơi.

(3) Nhưng ếch ộp, sơn ca, nai vàng muốn tận mắt thấy những cảnh đã được nghe kể.

Chúng quyết định đổi chỗ cho nhau: chim sơn ca thì xuống nước, ếch ộp vào rừng, còn nai vàng thì tập bay.

Sơn ca dang cánh lao xuống nước, nhưng phải vội ngoi lên bờ ngay, mình mẩy ướt sũng và ho sặc sụa. Nó hiểu ra rằng mình không thể bơi được.

Nai vàng trèo lên một mỏm đá cao rồi co chân tung mình vào khoảng không để tập bay. Huỵch! Nó rơi xuống thảm cỏ đau điếng, miệng lẩm bẩm: Mình không thể bay được.

Êch ộp lúc đó cũng nhảy từ trong rừng ra, nói: Các bạn ơi! Tớ đói quá! Tớ chẳng tìm được cái gì ở trong rừng để ăn.

(4) Sơn ca nói: Chúng mình mỗi người thuộc về một nơi khác nhau, mỗi người có những khả năng riêng, nhưng chúng ta vẫn mãi mãi là bạn của nhau nhé!

Êch ộp và nai vàng cùng đổng thanh: Tất nhiên rồi!

(Theo Tuyển tập truyện, thơ, câu đố Mầm non)

tên các con vật trong tranh:

Các con vật trong tranh gồm:

ếch ộp, sơn ca và nai vàng.

Ếch ộp thường sống nơi ao hồ, đầm lầy. Nó biết bơi. Sơn ca có thể bay trên trời. Nai vàng chạy nhanh trong rừng,...

- HS nêu ý kiến.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe.

Tham gia kể chuyện cùng bạn

(9)

- GV kể câu chuyện (lần 2), yêu cầu HS chú ý đến câu nói của các nhân vật trong đoạn 3 và đoạn 4.

- GV mời một số HS nhắc lại câu nói của các nhân vật trong đoạn 3 và đoạn 4.

- GV khen ngợi các em nhớ nội dung câu chuyện.

3. Vận dụng 15p

* Chọn kể 1 – 2 đoạn của câu chuyện theo tranh

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS:

+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, nhìn tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh, chọn 1 – 2 đoạn để tập kể, cố gắng kể đúng lời nói của các nhân vật trong câu chuyện (không phải kể đúng từng câu, từng chữ trong bài đọc).

+ Bước 2: HS tập kể chuyện theo nhóm (từng em kể rồi góp ý cho nhau).

- GV mời 2 – 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét.

- GV động viên, khen ngợi các em có nhiều cố gắng.

- GV đặt câu hỏi mở rộng: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

- GV chốt đáp án: Câu chuyện muốn nói: Mỗi ngươi đều không giống nhau (về điều kiện sống, về khả năng,...) vẫn có thể trở thành bạn thân; Mỗi người có điều kiện và khả năng riêng. Chúng ta cần làm những việc phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.

* Kể cho người thân nghe câu chuyện Chúng mình là bạn

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS:

+ Trước khi kể, các em xem lại 4 tranh và đọc các câu hỏi dưới mỗi tranh để nhớ nội dung cầu chuyện.

+ Có thể kể lại toàn bộ cầu chuyện cho người thân nghe (hoặc kể đoạn em thích nhất trong câu chuyện).

+ Có thể nêu nhận xét của em về tình bạn giữa ếch ộp, sơn ca và nai vàng.

+ Lắng nghe ý kiến của người thần sau khi nghe em kể chuyện.

- HS lắng nghe, chú ý đến câu nói của các nhân vật trong đoạn 3 và đoạn 4.

- HS nhắc lại câu nói của các nhân vật trong đoạn 3 và đoạn 4.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu.

- HS kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện Chúng mình là bạn.

Trao đổi nhóm với bạn

Lắng nghe

Lắng nghe

(10)

* Củng cố

Cách tiến hành:

- GV yêu cẩu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính:

+ Đọc bài thơ Thả diều của Trần Đăng Khoa;

+ Viết chữ viết hoa L;

+ Nghe kể cầu chuyện Chúng mình lả bạn.

- GV yêu cầu HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS, khuyến kích HS thực hành giao tiếp ở nhà.

- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một bài hướng dẫn tổ chức trò chơi hoặc hoạt động tập thể. GV gợi ý một số trò chơi tập thể phổ biến như: kéo co, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột,...

hoặc các hoạt động tập thể như múa hát, thi đố vui,...

- HS nhắc lại những nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, chuẩn bị cho buổi học sau.

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………….………

______________________________________

Tiếng việt Tập đọc

BÀI 22: TỚ LÀ LÊ-GÔ (TIẾT 3+4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các tiếng có vần khó, đọc rõ ràng một VB thông tin được trình bày dưới hình thức tự sự (người kể chuyện xưng “tớ”); biết nghỉ hơi sau khi đọc câu, đọc đoạn.

- Hiểu nội dung bài đọc về một đồ chơi hiện đại được nhiều trẻ em yêu thích (đồ chơi lắp ráp lê-gô); nắm được cách sắp xếp, tổ chức thông tin trong VB.

- Có niềm vui khi được chơi các trò chơi, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi.

* HS Tấn: Đọc được 1 đoạn và trả lời 1 câu hỏi của bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - ƯDCNTT

2. Học sinh: - SGK; Vở bài tập thực hành. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đâu 5p Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát và nêu nội

dung tranh: - HS quan sát, nói nội dung tranh. VD:

tranh vẽ các bạn nhỏ đang chơi đồ chơi, bạn thì chăm chú xếp hình khối,

Quan sát tranh

(11)

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ:

Nói tên một số đồ chơi của em.

Em thích đồ chơi nào nhất?

- GV mời một số nhóm trình bày, chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài đọc:

Có một đồ chơi mà các bạn nhỏ ngày nay rất thích, đó là lê-gô. Cụ thể lê-gô là đồ chơi như thế nào, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài đọc hôm nay: Tớ là lê- gô.

2. Hình thành kiến thức 30p

* Đọc văn bản Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu toàn VB, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc những câu dài. VD: Chúng tớ/ giúp các bạn/ có trí tưởng tượng phong phú,/ khả năng sáng tạo/ và tính kiên nhẫn.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đọc đối với các em như:

lắp ráp, kì diệu, kiên nhẫn,...

- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB ở mục Từ ngữ.

- GV chia VB thành 4 đoạn:

 Đoạn 1: từ đấu đến tớ không?;

 Đoạn 2: tiếp theo đến xinh xắn khác;

 Đoạn 3: tiếp theo đến những vật khác;

 Đoạn 4: còn lại.

GV mời 2 HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp (HS1 đọc đoạn 1, HS2 đọc đoạn 2, HS1 đọc đoạn 3, HS2 đọc phần còn lại) để HS biết cách đọc theo cặp.

bạn thì đang chơi ô tô, bạn thì vươn hai tay rất phấn khích như vừa làm thành công một trò chơi nào đó,... các bạn trông rất vui vẻ; các đồ chơi xuất hiện trong tranh là quả bóng, các khối xếp hình, con vịt, ô tô vặn cót.

- HS thảo luận theo nhóm nhỏ.

- HS trình bày trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện đọc một số từ ngữ khó.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc nối tiếp trước lớp làm mẫu.

Cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo cặp.

Lắng nghe GV đọc mẫu

Đọc nối tiếp đoạn

Đọc theo

(12)

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài.

- GV mời một số HS đọc trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

3. Thực hành, luyện tập 20p

* Trả lời câu hỏi Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 3, trả lời các câu hỏi trong phần Trả lời câu hỏi trong SGK.

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

* Luyện đọc lại và luyện tập theo văn bản đọc 15p

- Một số HS đọc trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận theo nhóm 3, trả lời các câu hỏi trong phần Trả lời câu hỏi trong SGK:

+ Câu 1: Đồ chơi lê-gô còn được các bạn nhỏ gọi là gì?

Trả lời: Đồ chơi lê-gô còn được các bạn nhỏ gọi là đổ chơi lắp ráp.

+ Câu 2: Nêu cách chơi lê-gô.

Trả lời: Các khối lê-gô được lắp ráp thành các đồ vật rồi lại được tháo rời ra để ghép thành các đồ vật khác.

+ Câu 3: Trò chơi lê-gô đem lại lợi ích gì?

Trả lời: Trò chơi lê-gô giúp các bạn nhỏ có trí tưởng tượng phong phú, khả năng sáng tạo và tính kiên nhẫn.

+ Câu 4: Chọn nội dung phù hợp với mỗi đoạn trong bài đọc.

Trả lời:

Đoạn 1: Giới thiệu tên gọi lê-gô;

Đoạn 2: Tả đặc điểm lê-gô;

Đoạn 3: Hướng dẫn cách chơi lê-gô;

Đoạn 4: Nói về lợi ích của việc chơi lê-gô.

- Một số HS trả lời câu hỏi, cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc lại cả bài. Cả lớp đọc thầm

nhóm

Thảo luận trả lời câu hỏi 1

Theo dõi các nhóm trả lời

Lắng nghe

Đọc lại đoạn 1

(13)

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Luyện đọc lại

- GV mời 1 HS đọc lại cả bài, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

Hoạt động 2: Luyện tập theo văn bản đọc

- GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp, hoàn thành BT trong phần Luyện tập theo văn bản đọc.

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

* Củng cố dặn dò

- Nêu lại nội dung bài học.

- Dăn dò về nhà.

theo.

- HS hoạt động theo cặp, hoàn thành BT trong phần Luyện tập theo văn bản đọc:

+ Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ đặc điềm của những khối lê-gô.

Trả lời: Từ ngữ chỉ đặc điểm của những khối lê-gô: khối nhỏ, đầy màu sắc, hình viên gạch, hình nhân vật tí hon, hình xinh xắn

+ Câu 2: Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được.

Trả lời: VD:

 Em thích những quả bóng bay đầy màu sắc.

 Hộp bút của em có nhiêu hình nhân vật tí hon.

 Bộ đồ xếp hình có nhiều hình xinh xắn.

- Một số HS trả lời câu hỏi. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

Theo dõi các bạn làm bài

Lắng nghe

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

__________________________________________________________________________

Ngày soạn: 13/11/2021

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 17 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

Toán

BÀI 37: LUYỆN TẬP CHUNG (1 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn tập tính cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 100. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về tính cộng, trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Thông qua việc nghiên cứu bài toán có lời văn liên quan đến tỉnh huống thực tiễn, HS phát hiện được vấn đề cần giải quyết, nếu và thực hiện được phép tính, trả lời cho câu hỏi của tình huống, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL mô hình hoa toán học

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

(14)

* HS Tấn: Vận dụng kiến thức đã học làm được 1 bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2 2. Giáo viên: Bộ đồ dùng học Toán 2. ƯDCNTT III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

HS nhắc lại cách thực hiện đặt tính và cách thực hiện phép tính cộng trừ (có nhớ) trong phạm vi 100.

2. LUYỆN TẬP 20p Cách thức tiến hành:

Bài tập 1

- GV yêu cầu HS thực hiện đặt tính rồi tính vào vở.

- HS thực hiện cá nhân. Một số HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở

- GV yêu cầu HS nêu cách tính của mình.

Bài tập 2

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát các số trong mỗi hình, nêu yêu cầu của bài toán.

- GV cho HS chơi trò chơi "Ai nhanh - Ai đúng"

thì đua ghép các thẻ số để được phép tính đúng - GV nhận xét kết quả và cho điểm nhóm nhanh hơn

Bài tập 3

- HS nêu cách thực hiện phép tính có hai dấu

Hs thực hiện cách tính

- HS đặt tính rồi tính

- HS chơi trò chơi và tìm đáp án

Lắng nghe

Làm BT 1 vào vở BT

Theo dõi bạn làm bài

Làm 2

(15)

phép tính rồi thực hành tính. Đổi vở, kiểm tra bài của bạn.

- GV yêu cầu HS quan sát các phép tính, thực hiện tính.

- GV cho HS chơi trò chơi “Tìm về đúng nhà".

- GV hướng dẫn HS nối kết quả ở các phép tính với số tương ứng ở các ngôi nhà

Bài tập 4

- HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

- HS nhận biết được dạng bài toán về nhiều hơn.

- Hs suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra.

- HS trình bày được bài giải của bài toán.

3. VẬN DỤNG Bài tập 5 GIẢM TẢI

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát kĩ các phép tính có sẵn.

- HS chơi trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng” thi đua tìm các phép tính có kết quả bằng 100

- HS giải thích kết quả chơi của nhóm mình

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- HS nêu được những việc học được qua bài này.

- HS nêu cách thực hiện phép tính

- HS thực hiện phép tính

- HS phân tích bài toán

- HS trình bày lời giải

- HS chơi trò chơi

phép tính bài vào vở BT

Lắng nghe

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

(16)

Tiếng việt Chính tả (Tiết 5)

NGHE VIẾT: ĐỒ CHƠI YÊU THÍCH. PHÂN BIỆT: Ng/ngh, ch/tr, uôn/uông I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe – viết đúng chính tả một đoạn văn ngắn (Đồ chơi yêu thích); biết viết hoa các chữ cái đầu câu. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ng/ ngh, ch/ tr, uôn/ uông.

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- Có niềm vui khi được chơi các trò chơi, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi.

* HS Tấn: Tập chép được 2 câu bài chính tả và làm 1 bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đầu 5p

- GV đọc cho HS viết bảng con 2 từ khó tiết trước.

- Gv tuyên dương.

- Giới thiệu vào bài mới.

2. Hình thành kiến thức mới 15p

* Nghe – viết Cách tiến hành:

- GV chiếu đoạn nghe – viết (Đồ chơi yêu thích) lên bảng, yêu cầu HS quan sát.

- GV đọc một lần đoạn văn viết chính tả cho HS nghe.

- GV mời 1 - 2 HS đọc lại đoạn văn trước lớp.

- GV nêu yêu cầu nghe – viết:

+ Viết hoa tên bài, viết hoa chữ đầu mỗi cầu, chữ đầu đoạn văn thụt đầu dòng.

+ Viết những tiếng khó hoặc những tiếng dễ viết sai, lẫn do ảnh hưởng của cách phát ầm địa phương. VD: truyền thống, điều khiển, từ xa, siêu nhân, giữ gìn,...

- GV đọc tên bài bài, từng câu, cụm từ cho HS viết vào vở.

- GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp.

- GV đọc lại đoạn văn cho HS soát lại bài viết.

- HS lắng nghe và viết

- HS quan sát, chú ý các dấu câu.

- HS lắng nghe.

- 1 - 2 HS đọc lại đoạn văn trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe, lưu ý.

- HS nghe – viết.

- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp.

- HS soát lại bài viết.

Lắng nghe

Lắng nghe

Tự viết 2 câu vào vở

Lắng nghe

(17)

2. Thực hành luyện tập 15p

* Chọn ng hoặc ngh thay cho ô vuông Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu BT 2 SGK trang 99, yêu cầu cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo.

- GV nhắc lại quy tắc chính tả khi sử dụng ng/ ngh (ngh đi trước âm i, ê, e;

ng đi trước các âm còn lại như a, u, ô,...).

- GV chiếu các câu lên bảng.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ để tìm đáp án đúng.

- GV mời các nhóm lên bảng điền ng hoặc ngh vào chỗ trống.

- GV nhận xét, tổng kết đáp án.

- GV yêu cầu HS đọc đổng thanh đáp án trên bảng.

* Chọn a hoặc b Cách tiến hành:

- GV cho HS chọn làm bài tập a hoặc b.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ để hoàn thành BT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

a. Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông:

trung thu, chung sức, chong chóng, trong xanh.

b. Chọn uôn hoặc uông thay cho ô vuông: chuông gió, chuồn chuồn, cuộn chỉ.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT 2:

Chọn ng hoặc ngh thay cho ô vuông.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS thảo luận nhóm nhỏ, hoàn thành BT:

a. Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba

chân.

b. Người không học như ngọc không mài.

c. Mấy cậu bạn đang ngó nghiêng tìm chỗ chơi đá cẩu.

- Các nhóm lên bảng điền ng hoặc ngh vào chỗ trống.

- HS lắng nghe.

- HS đọc đổng thanh đáp án trên bảng.

- HS chọn làm bài tập a hoặc b.

- HS thảo luận nhóm nhỏ để hoàn thành BT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe.

Làm BT2 vào vở BT

Theo dõi bạn làm bài

Lắng nghe

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

_____________________________________________________________________

(18)

Ngày soạn: 5/11/2021

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 9 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

Toán

BÀI 38: KI LÔ GAM (2 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Có được biểu tượng về đại lượng khối lượng. Biết ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng. Biết cái cân đĩa và một số loại cân khúc là dụng cụ dùng để đo đại lượng khối lượng. Biết đọc số đo trên các cân theo đơn vị ki-lô-gam.

- Thông qua việc quan sát, xác định các số đo cân nặng của các đồ vật, nói lên kết quả cân các đồ vật, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

* HS Tấn: Biết tìm kết quả phép trừ có nhớ, làm được 1 bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2

2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, KHDH. ƯDCNTT. Cân 2 đĩa với các quả cân theo đơn vị ki-lô-gam (hoặc hình ảnh của loại cân này); cân 1 đĩa (cân bàn, cân đồng hồ).

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. KHỞI ĐỘNG 5p

* Cách thức tiến hành:

- GV cho HS có cảm nhận về nặng hơn, nhẹ hơn của hai đồ vật, chẳng hạn quyển sách và quyền vở. GV yêu cầu HS quan sát tranh và nhận ra được cái cân 2 đĩa. GV giới thiệu, trong thực tế người ta cùng cân 2 đĩa để so sánh sự nặng, nhẹ của các đồ vật

- GV gọi một HS lên bảng, tay cầm quả cân 1 kg để có cảm nhận trực quan về “cân nặng" 1 kg. Chú ý: GV chưa nên nói ngay đây là 1 kg.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 20p

* Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: khối lượng của một vật cho biết sự nặng hay nhẹ của vật đó. Để biết khối lượng một vật, người ta phải cân vật đó. Để biết vật đó cân nặng bao nhiều, người ta dùng đơn vị là ki-lô-gam. Ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng của một vật. Đây là quả cân 1 ki- lô-gam. GV giới thiệu với HS cách đọc, cách viết đơn vị ki-lô-gam. Có thể cho HS thực hành viết vào bảng con.

- GV giới thiệu với HS cái cân 2 đĩa và

Hs trả lời.

- HS chú ý lắng nghe

Lắng nghe

Lắng nghe

(19)

hướng dẫn HS cách thực hiện cần một đổ vật, chẳng hạn gói đường kg. Đầu tiên, quan sát cân 2 đĩa, kim của cân chỉ ở vạch chính giữa, cân ở trạng thái thăng bằng Đặt gói đường cần cần lên 1 đĩa cân. Sau đó, lấy quả cân 1 kg đặt lên đĩa còn lại. GV yêu cầu HS quan sát thấy kim ở giữa cái cân chỉ vạch chính giữa, cân thăng bằng. Xác định số cân nặng của gói đường. Có thể thực hành thêm lần nữa về cân nặng một vật 2 kg. Có thể cho HS thấy khi cân bị lệch về một phía thi xác định xem bên nào nặng hơn, bên nào nhẹ hơn.

- GV cho HS tập viết đầy đủ ki-lô-gam” và viết tắt kg

3. LUYỆN TẬP 10p Cách thức tiến hành:

Bài tập 1

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh cân con cá, quả dưa hấu, lưu ý cho HS nhận ra số các quả cân hoặc xác định rõ vạch chỉ số ki-lô-gam trên cái cân.

- HS xác định đúng số chỉ ki-lô-gam cân nặng của mỗi vật

- HS khác nhận xét đáp án

* Củng cố dặn dò về nhà.

- HS thực hành viết vào bảng con.

- HS chú ý quan sát GV - HS trả lời

Con cá nặng 2 kg Quả dưa hấu nặng 3 kg

Viết bảng con

Làm bài 1 vào vở BT

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

_______________________________________

Tiếng việt Luyện tập (Tiết 6)

TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT, ĐẶC ĐIỂM. CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được từ ngữ chỉ sự vật. Đặt được câu với từ vừa tìm được. Sắp xếp từ thành câu.

- Phát triển vốn từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm.

- Chăm chỉ hợp tác nhóm cùng bạn.

* HS Tấn: Biết đặt được 1 câu nêu đặc điểm của sự vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(20)

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. Phiếu học tập: Phiếu bài luyện tập về từ và câu.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đầu 5p

- Gọi HS nêu 1 số từ chỉ đặc điểm ở tiết trước.

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương - giới thiệu vào bài mới.

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

- GV chiếu tranh của BT lên màn hình, yêu cầu HS quan sát, tìm các đồ chơi trong tranh, gọi tên các đổ chơi đó.

- GV mời 2 – 3 HS nói tên đồ chơi trong tranh. HS sau bổ sung cho HS trước, đến khi hết tên các đồ chơi có trong tranh thì dừng lại.

- GV thống nhất câu trả lời: Từ ngữ gọi tên các đồ chơi trong tranh là: thú nhồi bông, búp bê, máy bay, rô-bốt (người máy), ô tô, siêu nhân, quả bóng, cờ cá ngựa, lê-gô, dầy để nhảy.

a. Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu BT: Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được.

- GV yêu cầu HS hoàn thành BT, hướng dẫn HS: Đồ chơi đó thế nào? Em đã từng chơi đồ chơi đó chưa? Em nghĩ gì về đồ chơi đó?... GV hỗ trợ các HS gặp khó khăn trong việc đặt câu.

- GV mời một số HS đọc câu mình đặt được.

- GV nhận xét.

b. Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết câu vào vở

- HS nêu

- HS quan sát, tìm các đồ chơi trong tranh, gọi tên các đổ chơi đó.

- HS nói tên đồ chơi trong tranh.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS hoàn thành BT. VD: Chiếc dây nhảy dây rất dài; Bé búp bê thật ngộ nghĩnh; Em rất thích rô-bốt.

- Một số HS đọc câu mình đặt được.

- HS lắng nghe.

Lắng nghe

Thảo luận nhóm với bạn

Theo dõi bạn làm bài

(21)

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu của BT.

- GV yêu cầu HS tự sắp xếp từ ngữ thành câu.

- GV mời 3 – 4 HS đọc đáp án trước lớp.

- GV và HS thống nhất câu trả lời:

a. Chú gấu bông rất mềm mại.;

b. Đổ chơi lê-gô có nhiều màu sắc sặc sỡ.;

c. Bạn búp bê xinh xắn và dễ thương.

- GV yêu cầu HS viết câu đúng vào vở.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS đọc thầm yêu cầu của BT.

- HS tự sắp xếp từ ngữ thành câu.

- 3 – 4 HS đọc đáp án trước lớp.

- HS và GV thống nhất câu trả lời.

Đọc 1 câu trước lớp

Lắng nghe

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

_______________________________________

Tiếng việt

Luyện viết đoạn (Tiết 7)

VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU MỘT ĐỒ CHƠI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giới thiệu được các đồ chơi mà trẻ em yêu thích. Viết được 3-4 câu tự giới thiệu một đồ chơi mà trẻ em yêu thích.

- Phát triển kĩ năng giới thiệu, kĩ năng đặt câu.

- Biết giữ gìn đồ chơi cẩn thận.

* HS Tấn: Viết được 1 câu Giới thiệu về tên đồ chơi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đầu 5p - Hát 1 bài

2. Thực hành, luyện đọc 30p

* Kể tên một số hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:

+ Lần lượt kể tên các đồ chơi yêu thích.

+ Giới thiệu về các đồ chơi đó (GV gợi ý:

Đồ chơi đó có đặc điểm gì? (hình dạng, màu sắc, chất liệu, kích thước,...) Đồ chơi đó được chơi như thế nào? Vì sao em thích đồ chơi đó?,...).

- GV mời 3 – 4 nhóm giới thiệu về một số

- HS hát

- HS thảo luận nhóm, hoàn thành BT.

- Các nhóm giới thiệu về một số đồ chơi. Các nhóm khác nhận

Hát cùng các bạn

Thảo luận cùng bạn

(22)

đồ chơi, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét.

* Viết 3 – 4 câu giới thiệu một đồ chơi mà trẻ em yêu thích

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS tự chọn một trong số các đổ chơi đã trao đổi trong nhóm, dựa vào kết quả đã trao đổi, viết từng câu vào vở theo gợi ý trong SGK.

- GV mời một số HS trình bày bài viết trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, góp ý.

* Củng cố dặn dò về nhà chuẩn bị tiết sau

xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS nghe hướng dẫn, hoàn thành BT.

- Một số HS trình bày bài viết trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

Viết vào vở 1 câu

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

_________________________________________________________________________________________

Ngày soạn: 13 /11/2021

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 18 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

Toán

BÀI 38: KI LÔ GAM (2 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Có được biểu tượng về đại lượng khối lượng. Biết ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng. Biết cái cân đĩa và một số loại cân khúc là dụng cụ dùng để đo đại lượng khối lượng. Biết đọc số đo trên các cân theo đơn vị ki-lô-gam.

- Thông qua việc quan sát, xác định các số đo cân nặng của các đồ vật, nói lên kết quả cân các đồ vật, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

* HS Tấn: Biết tìm kết quả phép trừ có nhớ, làm được 1 bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2

2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, KHDH. ƯDCNTT. Cân 2 đĩa với các quả cân theo đơn vị ki-lô-gam (hoặc hình ảnh của loại cân này); cân 1 đĩa (cân bàn, cân đồng hồ).

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

(23)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn 1. KHỞI ĐỘNG 3p

- Lớp hát 1 bài

2. LUYỆN TẬP 20p Bài tập 2

- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu

- Yêu cầu thực hành tính cộng, trừ theo đơn vị ki-lô-gam như mẫu

- HS giải thích cách làm của mình Bài tập 3

- Gv yêu cầu HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì - HS nhận biết được dạng bài toán về nhiều hơn.

- HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra.

- HS trình bày được bài giải của bài toán.

Bài tập 4

- GV cho HS hoạt động theo nhóm 4, thực hành ước lượng rồi cân đổ vật với cân đồng họ (cân bàn).

- HS luân phiên nhau thực hành cân, nói lên dự đoán của mình về khối lượng của vật cần cân, sau đó thực hiện việc cân đổ vật của mình.

3. VẬN DỤNG 10p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 5

Lớp hát

- HS chú y quan sát GV làm mẫu

Số cân nặng của Huy là:

29 + 3 = 32 (kg) Đáp số: 32 kg

- HS thực hành cân các đồ vật

Hát

Làm vào VBT

Theo dõi bạn làm bài

Theo dõi

(24)

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và liên hệ thực tế các em đã thấy những loại câu nào.

- GV chuẩn bị một số hình ảnh các loại cân có thể có trong cuộc sống hằng ngày, nếu được cần có một số video clip về hướng dẫn cân đổ vật theo một số cái cân đó.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

HS nêu cảm nhận hôm nay biết thêm được điều gì.

- HS kể loại cân mà em biết Kể tên

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………….………

______________________________________

Tiếng việt Đọc mở rộng (tiết 8) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm đọc các bài viết về hoạt động của học sinh ở trường và nói với bạn về hoạt động HS yêu thích.

- Biết chia sẻ trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh.

- Có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc với văn bản.

* HS Tấn: Đọc được 1 đoạn văn bản đã sưu tầm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Sưu tầm bài đọc, máy tính, tivi…

- HS: Sưu tầm bài văn, thơ…..

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đầu 5p

- Đọc bài thơ sưu tầm tuần trước.

2. Thực hành, luyện tập 20p

Hoạt động 1: Tìm đọc các bài hướng dẫn tổ chức trò chơi hoặc hoạt động tập thể - GV mời một số HS trình bày bài hướng dẫn tổ chức trò chơi hoặc hoạt động tập thể đã chuẩn bị trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe.

Hoạt động 2: Ghi lại các bước tổ chức một trò chơi hoặc hoạt động tập thể em yêu thích

- GV yêu cầu HS chọn một trò chơi hoặc hoạt động tập thể yêu thích và ghi chép các bước tổ chức trò chơi hoặc hoạt động đó.

GV gợi ý HS ghi chép theo các nội dung:

Tên của hoạt động hoặc trò chơi; chuẩn bị (dụng cụ, sần chơi,...); luật chơi; cách chơi;

- Hs đọc bài.

- HS chia sẻ.

- HS ghi lại các bước tổ chức một trò chơi hoặc hoạt động tập thể em yêu thích.

Lắng nghe

Quan sát

Lắng nghe

(25)

một số lưu ý;...

- GV mời một số HS chia sẻ kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV tổ chức cho HS bình chọn trò chơi hấp dẫn nhất qua việc HS chia sẻ.

- GV nhận xét.

* Củng cố

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính:

+ Đọc - hiểu bài Tớ là lê-gô.

+ Nghe - viết đúng đoạn chính tả Đố chơi yêu thích, làm bài tập chính tả.

+ Nhận biết từ gọi tên đổ chơi.

+ Biết viết đoạn giới thiệu đồ chơi.

- GV yêu cầu HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào, vì sao? Em không thích hoạt động nào, vì sao?). GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS, khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.

- Một số HS chia sẻ kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- Cả lớp tổ chức bình chọn.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại những nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học.

- HS lắng nghe.

Chia sẻ ý kiến của mình trước lớp

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

________________________________________________________________________

Ngày soạn: 13/11/2021

Ngày giảng: Thứ 7 ngày 20 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

Tiếng việt Tập đọc

BÀI 23: RỒNG RẮN LÊN MÂY (TIẾT 9+10) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, rõ ràng bài đọc Rồng rắn lên mây; tốc độ đọc khoảng 50 – 55 tiếng/ phút.

- Hiểu cách chơi trò chơi Rồng rắn lên mây.

- Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc nhóm, ý thức tập thể và trách nhiệm cá nhân (thông qua trò chơi rồng rắn lên mây).

* HS Tấn: Đọc được 1 đoạn và trả lời 1 câu hỏi của bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - ƯDCNTT

2. Học sinh: - SGK; Vở bài tập thực hành. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đâu 5p Cách tiến hành:

(26)

- GV mời 1 HS đọc to câu hỏi Em biết gì về trò chơi rỗng rắn lên mây?, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, trao đổi nhóm đôi để tìm câu trả lời.

- GV mời đại diện một số (3 - 4) nhóm chia sẻ câu trả lời, các nhóm khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.

- GV nhận xét, giới thiệu bài đọc: Buổi học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về trò chơi Rồng rắn lên mây qua bài đọc cùng tên.

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Đọc văn bản Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu toàn VB, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đọc đối với các em như rống rắn, vòng vèo, núc nấc, khúc đẩu, khúc giữa, khúc đuôi,...

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong mục Từ ngữ.

- GV giải thích thêm từ ngữ vòng vèo:

vòng qua vòng lại theo nhiều hướng khác nhau.

- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài.

VD: Nếu thầy nói “có”/ thì rồng rắn/

hỏi xin/ thuốc cho con/ và đổngỷ/ cho thầy/ bắt khúc đuôi.

- GV chia VB làm 3 đoạn và hướng dẫn HS nhận diện các đoạn:

 Đoạn 1: Từ đầu đến với rồng rắn;

 Đoạn 2: Tiếp theo đến bắt khúc đuôi;

 Đoạn 3: Còn lại.

- 1 HS đọc to câu hỏi Em biết gì về trò chơi rỗng rắn lên mây?. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS quan sát tranh, trao đổi nhóm đôi để tìm câu trả lời.

- Các nhóm chia sẻ câu trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu.

- HS luyện đọc một số từ ngữ khó.

- HS tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong mục Từ ngữ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, đọc theo.

- HS lắng nghe, nhận diện các đoạn.

- 3 HS đọc mẫu nối tiếp từng đoạn trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo nhóm 3.

- Một số nhóm HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

Theo dõi bạn trả lời

Quan sát tranh

Lắng nghe GV đọc mẫu

Đọc nối tiếp đoạn Đọc theo nhóm

(27)

- GV gọi 3 HS đọc mẫu nối tiếp từng đoạn trước lớp.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3. GV giúp đỡ những HS đọc yếu.

- GV yêu cầu một số nhóm HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV tuyên dương những HS đọc tiến bộ.

3. Vận dụng 30p

* Trả lời câu hỏi Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi. GV gợi ý cho câu 3, câu 4: Đọc lại đoạn 3 của bài đọc để tìm ra câu trả lời.

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

* Luyện đọc lại và luyện tập theo văn bản đọc

Hoạt động 1: Luyện đọc lại Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu một lần trước lớp. Giọng đọc nhẹ nhàng, phát ầm rõ ràng, tốc độ vừa phải.

- GV mời 1 HS đọc to trước lớp cả bài, yêu cầu các HS khác đọc thầm theo.

- GV yêu cầu HS tự luyện đọc toàn bài.

GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài.

- GV nhận xét, tuyên dương HS tiến bộ.

Hoạt động 2: Luyện tập theo văn bản đọc

- HS làm việc nhóm, trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Những người chơi làm thành rồng rắn bằng cách nào?

Trả lời: Năm, sáu bạn túm áo nhau làm rồng rắn.

+ Câu 2: Rồng rắn đến gặp thấy thuốc để lảm gì?

Trả lời: Rồng rắn đến gặp thầy thuốc để xin thuốc cho con.

+ Câu 3: Chuyện gì xảy ra nếu khúc đuôi bị thầy hắt?

Trả lời: Nếu khúc đuôi bị thầy bắt thì đổi vai làm thầy thuốc.

+ Câu 4: Nếu bạn khúc giữa bị đứt thì hạn đó phải lảm gì?

Trả lời: Nếu bạn khúc giữa bị đứt thì bạn đó phải làm đuôi.

- Một số HS trả lời câu hỏi. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- 1 HS đọc to trước lớp cả bài. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS tự luyện đọc toàn bài.

- HS lắng nghe.

Thảo luận trả lời câu hỏi 1

(28)

- GV lần lượt chiếu BT 1 và 2 lên bảng, yêu cầu 1 HS đọc to, các HS khác đọc thẩm theo.

- GV hướng dẫn HS:

+ Đối với BT 1: xem lại đoạn 2 và đoạn 3 để tìm cầu trả lời, viết cầu trả lời ra giấy nháp.

+ Đối với BT 2: chia sẻ với nhau về các trò chơi các em thường tham gia, và chọn một trò chơi em thích nhất, đặt một câu về trò chơi đó.

- GV yêu cẩu 2 – 3 nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác góp ý, bổ sung. GV và HS thống nhất đáp án.

* Củng cố dặn dò

- Nêu lại nội dung bài học.

- Dăn dò về nhà.

- 1 HS đọc to yêu cầu BT, các HS khác đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- Các nhóm trình bày kết quả, thống nhất đáp án với GV:

+ BT 1: Nếu thầy nói “không” thì rồng rắn đi tiếp; Nếu thầy nói “có”

thì rồng rắn hỏi xin thuốc cho con;

Nếu bạn khúc đuôi để thầy bắt được thì đổi vai làm thầy thuốc; Nếu bạn khúc giữa để đứt thì đổi vai làm đuôi.

+ BT 2: VD: Rồng rắn lên mây là trò chơi vui nhộn.

Lắng nghe

Theo dõi các nhóm trả lời

Lắng nghe

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

__________________________________________________________________________

(29)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thông qua việc phân tích tình huống thực tiễn, xác định dạng bài toán, phép tính cần thực hiện, trình bày bài giải, trả lời câu hỏi của tình huống, HS có cơ hội

- Thông qua việc thực hành cân nặng biết nghiên cứu bài toán có văn liên quan đến tực tiễn, biết giải quyết vấn đề, nêu được phép tính, trả lời câu hỏi của tình

xương mũi rất cứng. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.. Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh:. b)

- Thông qua hoạt động nhận biết cách giải và thực hành, luyện tập giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có

- Thông qua hoạt động quan sát hình vẽ,..., HS biết nêu câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mối tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực giải

- Thông qua hoạt động quan sát hình vẽ,..., HS biết nêu câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mối tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực giải

- Thông qua việc nghiên cứu bài toán có lời văn liên quan đến tình huống thực tiễn, HS phát hiện được vấn đề cần giải quyết, nêu và thực hiện được phép tính, trả lời

- Thông qua hoạt động quan sát hình vẽ,..., HS biết nêu câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mối tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực giải