• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
38
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7 Ngày soạn: 16/10/2021

Ngày giảng: Thứ 2/18/10/2021

Buổi sáng Toán

BÀI 22: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (2 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết: Cách giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ. Các thành tố cơ bản của tiến trình suy nghĩ giải bài toán. Cách trình bày bài giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ.

- Thông qua hoạt động nhận biết cách giải và thực hành, luyện tập giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2 2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, máy chiếu, KHDH III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. KHỞI ĐỘNG 5p

* Cách thức tiến hành:

- GV kiểm tra sĩ số lớp, ổn định lớp vào bài học

- GV tổ chức cho HS khởi động thông qua hoạt động “Lời mời chơi”. Chẳng hạn: HS A mời bạn nêu một tình huống có sử dụng phép cộng; HS B nêu một tình huống “Em có 3 cái kẹo, mẹ cho em thêm 2 cái kẹo nữa.

Em có tất cả 5 cái kẹo”. Tương tự với phép trừ và các tình huống khác.

- GV nhận xét, đánh giá - GV dẫn dắt vào bài mới

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 10p

Cách tiến hành:

Hoạt động 1. GV giúp HS ôn lại tiến trình

Hs tham gia chơi

- HS chú ý lắng nghe GV

(2)

suy nghĩ giải bài toán có lời văn:

- Đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

- Suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra.

Hoạt động 2. GV giới thiệu thao tác mới trong tiến trình giải bài toán có lời văn, đó là viết bài giải của bài toán, cụ thể:

+ Viết câu lời giải + Viết phép tính + Viết đáp số.

3. LUYỆN TẬP 15p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 1

- HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì? HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra rồi nói câu trả lời.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô [?] đặt trong phần Phép tính giải chọn số thích hợp cho ô [?] đặt trong phần Đáp số - GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

Bài tập 2

- HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì? HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra rồi nói câu trả lời.

- Lưu ý đây là dạng bài toán liên quan đến ý

Bài giải

Hai bạn có tất cả số bông hoa là:

5 + 4 = 9 (bông) Đáp số: 9 bông hoa

Câu lời giải:

Hai bạn có tất cả số chiếc bút màu là:

Phép tính giải: 10 + 9 = 19 (chiếc) Đáp số 19 chiếc bút màu

Câu lời giải: Trong phòng đó có tất cả số bộ máy tính là:

Phép tính giải: 9 + 3 = 12 (bộ) Đáp số: 12 bộ máy tính

(3)

nghĩa “thêm của phép cộng còn bài 1 là dụng bài toán liên quan đến ý nghĩa “gộp"

của phép cộng

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

3. VẬN DỤNG 5p

- GV yêu cầu HS tự nêu một bài toán trong thực tế liên quan đến phép phép cộng

- HS cả lớp giải bài toán mà bạn đã nêu - GV nhận xét cho điểm

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm những tình huống có liên quan đến phép cộng trong thực tế hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS hoàn thành bài tập

- HS chú ý lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

_______________________________________

Tập đọc (Tiết 1 + 2) BÀI 12: EM HỌC VẼ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, rõ ràng bài thơ Em học vẽ; tốc độ đọc 45 – 50 tiếng/ phút. Hiểu được những hình ảnh đẹp về thiên nhiên được khắc họa trong bức vẽ của bạn nhỏ cũng như tình yêu thiên nhiên và cuộc sống của bạn.

- Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Bồi dưỡng cho HS tình yêu thiên nhiên và cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - ƯDCNTT

2. Học sinh: - SGK; Vở bài tập thực hành. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động mở đâu 5p Cách tiến hành:

- GV dẫn dắt: Trong buổi học trước, cô đã yêu cầu các em chuẩn bị một bức tranh mà mình thích. Bây giờ, chúng ta sẽ hoạt động nhóm và giới thiệu cho nhau về các bức tranh ấy. Sau đó mỗi nhóm sẽ chọn ra một bức tranh đẹp nhất để giới thiệu trước cả lớp. Sau khi các nhóm giới thiệu bức tranh của

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

(4)

nhóm mình với cả lớp, chúng ta sẽ cùng nhau bình chọn ra bức tranh đẹp nhất.

- GV mời các nhóm giới thiệu về bức tranh của nhóm mình và tổ chức bình chọn.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa bài “Em học vẽ” và dẫn dắt: Cũng là về những bức tranh, nhưng bạn nhỏ trong bài thơ mà hôm nay chúng ta tìm hiểu không sưu tầm, mà bạn đã tự vẽ những bức tranh của riêng mình. Vậy bạn đã vẽ những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học Em học vẽ.

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập

* Đọc văn bản Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc với giọng vui vẻ, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ khó như lung linh, nắn nót, cánh diều, ông trăng, rải ánh vàng, rẽ sóng, râm ran,...

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ để làm mẫu cho các bạn luyện đọc.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- GV mời 2 nhóm đọc bài trước lớp.

- GV mời các HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, góp ý cho các nhóm.

3. Vận dụng 35p

* Trả lời câu hỏi Cách tiến hành:

- GV lần lượt nêu yêu cầu của từng câu hỏi và hướng dẫn:

+ Đối với câu 1: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

+ Đối với câu 2: GV hướng dẫn HS xem lại khổ 3 để tìm câu trả lời. GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp.

- Các nhóm giới thiệu về bức tranh của nhóm mình và tổ chức bình chọn.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS đọc thầm bài thơ trong khi nghe GV đọc mẫu.

- HS đọc từ ngữ khó theo GV.

- 4 HS đọc mẫu cho cả lớp. Cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo cặp.

- 2 nhóm đọc bài trước lớp.

- HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

Câu 1: Bạn nhỏ vẽ những gì trong bức tranh bầu trời đêm?

Trả lời: Bạn nhỏ vẽ bức tranh bầu trời đêm có sao lung linh và ông trăng rải ánh vàng đầy ngõ.

Câu 2: Bức tranh cảnh biển của bạn nhỏ có gì đẹp?

Trả lời: Bức tranh cảnh biển của bạn nhỏ có con thuyền trắng đang giương cánh buồm đỏ thắm để

(5)

+ Đối với câu 3: GV hướng dẫn HS quan sát tranh: Trong tranh vẽ những gì? Trong tranh có vẽ cây không? Đó là cây gì? Ngoài cây ra còn gì nữa không? Bức tranh vẽ khung cảnh ban ngày hay ban đêm? (lớp học, sân trường, cây phượng đỏ, ông mặt trời).

+ Đối với câu 4:

 GV làm mẫu: chỉ cho HS thấy tiếng sao ở cuối dòng thơ 4 cùng vần với tiếng cao ở cuối dòng thơ 5.

 GV yêu cầu HS thảo luận nhóm.

+ Đối với câu *:

 GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự chọn 2 khổ thơ bản thân thấy thích và học thuộc.

 GV tổ chức trò chơi che dần các chữ để HS đoán và thuộc thơ.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt đáp án.

* Luyện đọc lại Cách tiến hành:

- GV kết hợp chỉ thước lên màn chiếu có chiếu bài thơ để HS đọc đồng thanh với việc cho từng HS đọc nối tiếp (GV khuyến khích HS đọc tự nhiên, diễn cảm).

- GV yêu cầu HS luyện đọc cá nhân.

- GV mời một số HS đọc lại toàn bài thơ trước lớp.

- GV mời một số HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- GV khen ngợi HS đọc tốt.

* Luyện tập theo văn bản Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to yêu cầu của phần Luyện tập theo văn bản, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

rẽ sóng ra khơi.

Câu 3: Đọc khổ thơ tương ứng với bức tranh dưới đây.

Trả lời: khổ thơ cuối.

Câu 4: Tìm tiếng cùng vần ở cuối các dòng thơ.

Trả lời:

VD: sao – cao; ngõ – gió; xanh – lành; khơi – trời; đỏ - gió.

* HS học thuộc lòng 2 khổ thơ em thích.

- HS đọc theo hiệu lệnh của GV.

- HS luyện đọc cá nhân.

- Một số HS đọc lại toàn bài thơ trước lớp.

- Một số HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to yêu cầu của phần Luyện tập theo văn bản. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS làm việc nhóm:

Câu 1: Tìm trong bài thơ những từ ngữ chỉ sự vật.

Trả lời: lớp học, giấy, bút, bầu trời, sao, ông trăng, ngõ, cánh diều, biển, con thuyền, cánh buồm, mặt trời,...

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

(6)

- GV hướng dẫn HS:

+ Đối với câu 1:

- GV làm mẫu tìm từ ngữ chỉ sự vật ở khổ thơ 1: giấy, bút.

GV yêu cầu HS làm việc nhóm để tìm ra các từ ngữ chỉ sự vật trong bài thơ.

+ Đối với câu 2:

GV hướng dẫn và giải thích: Những từ ngữ lung linh, nho nhỏ, râm ran là những từ ngữ chỉ đặc điểm, khác với những từ ngữ chỉ sự vật ở câu 1.

GV đưa ra mô hình: (1) từ ngữ chỉ sự vật (Bầu trời sao) + (2) từ ngữ chỉ đặc điểm (lung linh).

GV tổ chức cho các nhóm thi và bình chọn ra câu hay nhất.

* Củng cố dặn dò

- Nêu lại nội dung bài học.

- Dăn dò về nhà.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, quan sát.

- Các nhóm trình bày các câu mà nhóm mình đặt được. Cả lớp bình chọn câu hay nhất:

Câu 2: Đặt câu nêu đặc điểm với 1 trong 3 từ lung linh, nho nhỏ, râm ran.

Trả lời:

VD:

- Quyển vở nho nhỏ.

- Ve kêu râm ran.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

……….

________________________________

Tiếng việt Chính tả (Tiết 3)

NGHE – VIẾT: EM HỌC VẼ. PHÂN BIỆT ng/ngh, r/d/gi, an/ang I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe – viết đúng chính tả 2 khổ thơ đầu của bài Em học vẽ;

- Trình bày đúng khổ thơ, biết viết hoa chữ đầu tên bài thơ và đầu các dòng thơ; làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ng/ ngh; r/ d/ gi; an/ ang.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p

- GV đọc cho HS viết bảng con 2 từ khó tiết trước.

- Gv tuyên dương.

2. Hình thành kiến thức mới 15p

* Nghe – viết Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Trước khi viết

- GV đọc đoạn nghe – viết (2 khổ thơ đầu

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

(7)

bài Em học vẽ).

- GV lưu ý một số vấn đề chính tả trong đoạn viết, lưu ý các từ ngữ HS dễ viết sai do phát âm địa phương và yêu cầu HS viết nháp:

+ Với, vẽ, vi vu, cánh diều;

+ Giấy trắng, gió, giữa, lộng gió;

+ Nắn nót, lung linh, no;

+ Sao, trên, trời.

- GV mời 1 – 2 HS đọc lại đoạn nghe – viết.

- GV chuyển sang phần thực hành.

Hoạt động 2: Viết

- GV đọc tên bài, đọc từng câu cho HS viết vào vở. GV chú ý đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần;

- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên, khen ngợi các em.

- GV yêu cầu HS đổi vở chéo cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp.

- GV gọi HS nhận xét, góp ý cho bạn.

- GV chốt, đọc lại bài văn cho HS soát lại bài viết.

- GV nhận xét bài viết của HS.

3. Vận dụng 15p

* Chọn ng hoặc ngh thay cho ô vuông.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 2 phần Viết SGK trang 60, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời trước lớp.

- GV mời một số HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

- GV mở rộng nghĩa của 2 câu tục ngữ trong bài.

* Chọn a hoặc b Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 3

- HS lưu ý, viết nháp.

- 1 – 2 HS đọc lại đoạn nghe – viết.

- HS nghe – viết.

- HS lắng nghe.

- HS đổi vở chéo cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp.

- HS nhận xét, góp ý cho bạn.

- HS soát lại bài viết.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 2 phần Viết SGK trang 60. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS thảo luận theo cặp:

a. Trăm nghe không bằng một thấy.

 Tận mắt chứng kiến quan trọng, ý nghĩa hơn là chỉ nghe người khác kể lại.

b. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

 Kiên trì theo đuổi công việc thì sẽ đạt được kết quả tốt.

- 2 – 3 HS trả lời trước lớp.

- Một số HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 3 phần Viết SGK trang 60. Cả lớp đọc thầm theo.

- Các nhóm hoàn thành BT:

a. Tìm từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi thay cho hình

- Chậm như rùa  để chỉ hành động chậm chạp và có ý chê, vì rùa là loài vật đi chậm.

(8)

phần Viết SGK trang 60, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm chọn làm phần a hoặc b của bài tập 3 - GV mời một số HS báo cáo kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt đáp án. (Đối với câu a, GV mở rộng thêm về ý nghĩa của các câu).

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Nhanh như gió  chỉ hành động rất nhanh, tốc độ, như một cơn gió thoảng qua.

- Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa  kinh nghiệm về thời tiết liên quan đến trồng trọ: thời tiết năng nhiều thích hợp cho việc trồng dưa;

thời tiết mưa nhiều, đất ẩm thích hợp cho việc trồng lúa.

b. Tìm từ ngữ có chứa an hoặc ang - Cái bàn;

- Cái bảng;

- Cái/cây đàn.

- Một số HS báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

____________________________________________

Tiếng việt Luyện tập (Tiết 4)

MỞ RỘNG VỐN TỪ CHỈ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP. DẤU CHẤM. DẤU CHẤM HỎI.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phát triển vốn từ chỉ sự vật (từ chỉ đồ dùng học tập), đặt câu nêu công dụng của đồ dùng học tập, đặt đúng dấu chấm hoặc chấm hỏi ở cuối câu.

- Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Biết bảo vệ giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. Phiếu học tập: Phiếu bài luyện tập về từ và câu.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p

- Gọi HS nêu 1 số từ chỉ hoạt động ở tiết trước.

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Nói tên các đồ dùng có ở góc học tập Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 1 phần Luyện từ và câu SGK trang 60.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, làm việc

- HS nêu

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh, làm việc cá nhân.

(9)

cá nhân:

- GV tổ chức trò chơi tung bóng để HS nói tên sự vật.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại đáp án.

* Đặt một câu nêu công dụng của một đồ dùng học tập

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 2 phần luyện từ và câu trang 61, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: kể tên đồ dùng học tập và đặt câu nêu công dụng của đồ dùng đó theo mẫu. GV giải thích: Câu mẫu nêu công dụng của đồ dùng học tập Bút màu dùng để vẽ tranh gồm có 2 thành phần: (1) từ ngữ chỉ đồ dùng học tập (bút màu) + (2) dùng để làm gì (dùng để vẽ tranh).

- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, góp ý.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

- GV mở rộng, nói về trách nhiệm của HS trong việc giữ gìn đồ dùng học tập.

* Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay cho ô vuông.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 3 phần Luyện từ và câu SGK trang 61, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV mời 2 HS đóng vai bút chì và tẩy và

- HS chơi trò chơi, nói tên các đồ dùng có ở góc học tập. VD: cái bàn, cái ghế, cái đèn bàn, chiếc cặp sách, cái giá sách, cái cốc, sách, bút, kéo,...

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 2 phần luyện từ và câu trang 61. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm việc nhóm, kể tên đồ dùng học tập và đặt câu nêu công dụng của đồ dùng đó theo mẫu. VD:

 Bút màu dùng để vẽ tranh.

 Đèn bàn dùng để soi sáng.

 Vở dùng để lưu giữ thông tin.

 Ghế dùng để ngồi.

 Bàn dùng để học.

 Cặp sách dùng để đựng đồ dùng học tập.

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 3 phần Luyện từ và câu SGK trang 61. Cả lớp đọc thầm theo.

- 2 HS đóng vai bút chì và tẩy và đọc đoạn thoại. Cả lớp lắng nghe.

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ:

Bút chì: - Tẩy ơi, cậu giúp tớ một chút được không?

Tẩy: - Cậu muốn tớ giúp gì nào?

Bút chì: - Tớ muốn xóa hình vẽ này.

Tẩy: - Tớ sẽ giúp cậu.

Bút chì: - C m n c u. ơ

(10)

đọc đoạn thoại.

- GV chia lớp thành 4 nhóm và hướng dẫn: Trong đoạn thoại này, những câu nào là câu hỏi thì cần chọn dấu chấm hỏi thay cho ô vuông, những câu khác không phải là câu hỏi thì chọn dấu chấm.

- GV gọi các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

- GV nhận xét.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một bài thơ hoặc một câu chuyện viết về trẻ em làm việc nhà.

- GV nhận xét giờ học.

Câu Dấu

Câu 1 dấu chấm hỏi

Câu 2 dấu chấm hỏi

Câu 3 dấu chấm

Câu 4 dấu chấm

Câu 5 dấu chấm

- Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

________________________________________

SINH HOẠT DƯỚI CỜ - HĐTN BÀI 7: GỌN GÀNG NGĂN NẮP I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT

- Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục.

- Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...

- HS biết gọn gàng ngăn nắp, tác dụng của đồ dùng.

II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên:

- Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài...

- Văn nghệ: tiết mục với nội dung hát, múa vể mái trường, thầy cô, bạn bè.

2. Học sinh: Văn nghệ

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’)

- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.

- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

2. Sinh hoạt dưới cờ: Gọn gàng ngăn nắp (15 - 16’)

* Khởi động:

- GV yêu cầu HS khởi động hát - GV dẫn dắt vào hoạt động.

- HS điểu khiển lễ chào cờ.

- HS lắng nghe.

(11)

- GV cho HS xem hoạt cảnh Đồ dùng ở đâu?

- GV cho HS xem lần 1 kết hợp yêu cầu HS nêu câu trả lời: HS hỏi đáp giao lưu với nhau.

+ Giày của tôi ở đâu?

+ Tại sao nó lại được mang vào chân?

+ Giày của đủ vừa cho mọi người không?

+ Màu sắc giày như thế nào?

- GV cho HS giới thiệu về đôi giày?

- GV cho HS giao lưu thêm một số đồ vật.

3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề

- HS hát.

- HS lắng nghe

- HS xem hoạt cảnh Đồ dùng ở đâu?

- HS xem lần 1 kết hợp yêu cầu HS nêu câu trả lời: HS hỏi đáp giao lưu với nhau.

- HS theo dõi, trả lời

- HS lắng nghe, ghi nhớ trả lời - HS thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………..

__________________________________________________________________________

Ngày soạn: 17/10/2021

Ngày giảng: Thứ 3/19/10/2021

Buổi sáng Toán

BÀI 22: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (2 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết: Cách giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ. Các thành tố cơ bản của tiến trình suy nghĩ giải bài toán. Cách trình bày bài giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ.

- Thông qua hoạt động nhận biết cách giải và thực hành, luyện tập giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2

2. Giáo viên: Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính. Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

(12)

1. HỌA T ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p * Cách thức tiến hành:

- GV kiểm tra sĩ số lớp, ổn định lớp vào bài học - GV tổ chức cho HS khởi động thông qua hoạt động “Lời mời chơi”. Chẳng hạn: HS A mời bạn nêu một tình huống có sử dụng phép cộng;

HS B nêu một tình huống “Trong hộp có 10 chiếc bút chì, Linh lấy đi 3 chiếc, hỏi trong hộp còn lại mấy chiếc”

- GV nhận xét, đánh giá - GV dẫn dắt vào bài mới

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 10p

* Cách tiến hành:

Tiến trình dạy học tương tự như đối với dạng Bài toán liên quan đến phép cộng

3. LUYỆN TẬP 15p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 3

- GV cho - GV yêu cầu HS suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải Bài toán có lời văn đã thống nhất

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô ? đặt trong phần Phép tính giải chọn số thích hợp cho các ô? đặt trong phần Đáp số.

- GV gọi 1 HS lên bảng trình bày bài giải

- HS dưới lớp làm vào vở, kiểm tra, nhận xét bài của bạn

Hs tham gia chơi trò chơi

Lắng nghe và thực hiện

Câu lời giải:

Nam còn lại số quyển truyện là:

16-5=11 (quyển)

Đáp số: 11 quyển truyện.

(13)

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

Bài tập 4

- GV cho - GV yêu cầu HS suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải Bài toán có lời văn đã thống nhất

- GV lưu ý đây là dạng bài toán liên quan đến ý nghĩa “bớt” của phép trừ

- GV gọi 1 HS lên bảng trình bày bài giải

- HS dưới lớp làm vào vở, kiểm tra, nhận xét bài của bạn

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

4. VẬN DỤNG 5p

* Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS tự nêu một bài toán trong thực tế liên quan đến phép phép trừ

- HS cả lớp giải bài toán mà bạn đã nêu - GV nhận xét cho điểm

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm những tình huống có liên quan đến phép trừ trong thực tế hôm sau chia sẻ với các bạn.

Câu lời giải:

Trên sân bay còn lại số chiếc máy bay là:

11 - 2 = 9 (chiếc)

Đáp số: 9 chiếc máy bay.

- HS hoàn thành bài tập

- HS chú ý lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

______________________________________

Tiếng việt

Luyện viết đoạn (Tiết 5)

VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU MỘT ĐỒ VẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được 3 – 4 câu giới thiệu một đồ vật được dùng để vẽ.

- Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Bồi dưỡng cho HS tình yêu thiên nhiên và cuộc sống.

(14)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p

- Chơi trò chơi: Đọc tên các bạn có trong tổ nối tiếp.

2. Thực hành, luyện đọc 30p

* Nhìn tranh, nói tên đồ vật và nêu công dụng của chúng

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 1 phần Luyện viết đoạn SGK trang 61, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh:

+ Trong tranh bạn nhỏ đang làm gì? Bạn nhỏ ngồi ở đâu? Trong tranh có những đồ vật nào? Những đồ vật ấy dùng để làm gì?

+ Sau khi biết những đồ vật được vẽ trong tranh và nó dùng để làm gì (công dụng), em hãy đặt câu theo mỗi: Đồ vật + công dụng.

- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thảo luận, hoàn thành bài tập.

- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV chốt đáp án.

* Viết 3 – 4 câu giới thiệu về một đồ vật được dùng để vẽ

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 2 phần Luyện viết đoạn trang 62, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: Chọn một đồ vật các em dùng để vẽ và giới thiệu về đồ vật đó theo câu hỏi gợi ý trong SGK.

- HS trả lời

- 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 1 phần Luyện viết đoạn SGK trang 61. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS quan sát tranh.

- Các nhóm thảo luận, hoàn thành BT. VD:

- Giấy màu để vẽ.

- Màu để tô.

- Bút chì để viết.

- Tẩy để xóa.

- Thước kẻ để kẻ đường thẳng.

- …

- Các nhóm trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 2 phần Luyện viết đoạn trang 62. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm việc cá nhân.

(15)

- GV gọi một số HS đọc bài trước lớp. GV và HS nhận xét.

- GV yêu cầu HS tự sửa câu văn đã viết, đổi bài cho bạn để đọc và góp ý.

- GV chữa nhanh một số bài, tuyên dương một số em viết tốt. GV nhắc HS về nhà tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện bài.

- Một số HS đọc bài trước lớp.

- HS tự sửa câu văn đã viết, đổi bài cho bạn để đọc và góp ý.

- HS lắng nghe.

.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

________________________________________________

Chiều:

Tiếng việt Đọc mở rộng (tiết 6) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm đọc mở rộng được câu chuyện về trường học. Chia sẻ được một số thông tin về câu chuyện đã đọc.

- Biết chia sẻ trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh.

- Có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc với văn bản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Sưu tầm bài đọc, máy tính, tivi…

- HS: Sưu tầm bài văn, thơ…..

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p

- Đọc bài thơ sưu tầm tuần trước.

2. Thực hành, luyện tập 30p Cách tiến hành:

- GV dẫn dắt: Trong buổi học trước, cô đã giao nhiệm vụ cho cả lớp, mỗi bạn tự tìm một câu chuyện về trường học và ghi lại thông tin về câu chuyện vào phiếu học tập. Dựa vào phiếu học tập, em hãy chia sẻ câu chuyện mình tìm được với các bạn và hãy nói thêm về một nhân vật em thích trong câu

- Hs đọc bài.

- HS lắng nghe.

(16)

chuyện đó.

- GV gợi ý để HS nói về một nhân vật mình thích: Em có th nói về nhân v t mình thích d a vào các g i ý sau trong phiề)u h c t p số) ọ ậ 3 sau:

Phiếu học tập số 3 Câu chuyện có mấy nhân vật?

Tên nhân vật em thích nhất là gì?

Điều gì ở nhân vật làm cho em thích nhất? Vì sao?

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4, chia sẻ về câu chuyện mà mình tìm được.

- GV mời một số (2 – 3) HS nói trước lớp về nhân vật mình thích nhất, lí do.

Các HS khác có thể nhận xét hoặc đặt trao đổi thêm.

- GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có cách kể chuyện hấp dẫn hoặc chia sẻ một số ý tưởng thú vị.

Nói rõ ưu điểm để HS cùng học hỏi.

* Củng cố

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt những nội dung chính:

+ Học thuộc lòng 2 khổ thơ yêu thích trong bài thơ Em học vẽ;

+ Nghe – viết 2 khổ thơ đầu và làm bài tập chính tả;

+ Mở rộng vốn từ chỉ đồ dùng học tập, biết cách đặt câu nêu công dụng của đồ dùng học tập, biết dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi ở cuối câu, biết viết đoạn văn giới thiệu một đồ vật dùng để vẽ.

- GV mời HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS lắng nghe, hoàn thành phiếu học tập.

- HS hoạt động nhóm.

- Một số HS nói trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại những nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học.

- HS lắng nghe..

(17)

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

_______________________________________

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

THỰC HÀNH SẮP XẾP SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP TRÊN BÀN HỌC Ở LỚP

I. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

HS cùng chia sẻ niềm vui của mình khi có thể sắp xếp đồ dùng học tập ngăn nắp và tự hào về điều này.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tivi chiếu bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 6:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 6.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

b. Phương hướng tuần 7:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.

- GV mời HS ngồi theo tổ, chia sẻ niềm vui khi tự sắp xếp đồ dùng học tập qua bức ảnh chụp hoặc tranh vẽ.

- GV hỏi HS một số câu gợi ý: Nhiệm vụ

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 7.

(18)

này, em làm lúc nào? Em đã làm gì để trang trí góc học tập? Có ai giúp em không hay em làm một mình? Có điều gì thú vị hay có khó khăn trong quá trình thực hiện không?

- GV hỏi HS: Khi đồ dùng học tập được sắp xếp gọn gàng, sạch đẹp, em cảm thấy thế nào?

Kết luận: GV mời HS nhắc lại một bí kíp các em đã biết, đưa tấm bìa ghi: “Sống ngăn nắp – Nhắm mắt thấy đồ”.

b. Hoạt động nhóm:

− GV mời HS quan sát bàn học và tìm ra bàn học nào đang gọn gàng nhất, tặng thưởng ngay cho HS của bàn đó.

− GV dành thời gian ngắn để các HS còn lại dọn sách vở và đồ dùng học tập ngăn nắp trên bàn.

Kết luận: Bàn học ngăn nắp khiến chúng ta thao tác học tập dễ dàng, nhanh nhẹn hơn.

- Khen ngợi, đánh giá.

3. Cam kết hành động.

− GV khuyến khích HS luôn giữ bàn học ngăn nắp, sẽ có những cuộc thi đột xuất tặng thưởng cho các bạn làm được.

− GV gợi ý HS thường xuyên kiểm tra đồ dùng học tập: bút chì mòn, cùn thì gọt; đồ dùng bị bẩn thì lau, thiếu gì cần bổ sung cho đủ.

- HS chia sẻ theo tổ.

- HS trả lời.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, tìm ra bàn gọn gàng nhất.

- Hs sắp xếp lại bàn học gọn gàng.

HS lắng nghe.

HS thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

Ngày soạn: 17/10/2021

(19)

Ngày giảng: Thứ 4 /20/10/2021

Toán

BÀI 23: LUYỆN TẬP ( 1 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Luyện tập suy nghĩ, tìm tòi lời giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ.

- Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải Bài toán có lời văn liên quan để phép công, phép trừ chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển N tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.

- Chăm chỉ làm bài, có trách nhiệm khi làm việc nhóm. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2

2. Giáo viên: Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính. Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HỌA T ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p * Cách thức tiến hành:

- GV kiểm tra sĩ số lớp, ổn định lớp vào bài học - GV yêu cầu HS chia sẻ những tình huống trong thực tế có liên quan đến phép cộng, phép trừ.

- GV nhận xét, đánh giá - GV dẫn dắt vào bài mới 2. LUYỆN TẬP 25p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 1

- GV yêu cầu - GV yêu cầu HS suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải Bài toán có lời văn đã thống nhất.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô ? đặt trong phần Phép tính giải chọn số thích hợp cho ô ? đặt trong phần Đáp số.

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

Bài tập 2

Lắng nghe

Câu lời giải: Trên sân có tất cả số bạn là:

Phép tính giải: 6+5=11 (bạn) Đáp số: 11 bạn.

- Tóm lại, ta có

(20)

- - GV yêu cầu HS suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải Bài toán có lời văn đã thống nhất.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô [?] đặt trong phần Phép tính giải: chọn số thích hợp cho ô [?] đặt trong phần Đáp số.

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em

Bài tập 3

- - GV yêu cầu HS suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải Bài toán có lời văn đã thống nhất.

- GV gọi 1 HS lên bảng trình bày, cả lớp làm vào vở

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em

- GV nhận xét, cho điểm Bài tập 4

- - GV yêu cầu HS suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải Bài toán có lời văn đã thống nhất.

- GV gọi 1 HS lên bảng trình bày, cả lớp làm vào vở

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo

Câu lời giải: Cường còn lại số quả bóng là:

Phép tính giải: 12- 5= 7 (quả) Đáp số: 7 quả bóng.

Bài giải

Hai đội có tất cả số bài dự thi là:

25+30=55 (bài)

Đáp số: 55 bài dự thi.

Bài giải Số khóm hoa chưa nở là:

12 - 3 = 9 (khóm)

Đáp số: 9 khóm chưa nở hoa.

(21)

cách của các em

- GV nhận xét, cho điểm

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

3. VẬN DỤNG 5p

* Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS tự nêu một bài toán trong thực tế liên quan đến phép phép trừ/cộng

- HS cả lớp giải bài toán mà bạn đã nêu - GV nhận xét cho điểm

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn điều gì?

- HS hoàn thành bài tập

- HS chia sẻ, cảm nhận

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………..

________________________________________

Tập đọc

BÀI 15: CUỐN SÁCH CỦA EM (Tiết 7 +8) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản với tốc độ khoảng 40 – 45 tiếng trong một phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu.

- Dựa vào gợi ý, trả lời được VB viết về cái gì và có những thông tin nào đáng chú ý. Nhận biết được thông tin trên bìa sách: tranh minh họa, tên sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản. Điền được thông tin quan trọng vào phiếu đọc sách.

- Bồi dưỡng tình yêu đối với sách, với việc đọc sách, rèn thói quen đọc sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - ƯDCNTT

2. Học sinh: - SGK; Vở bài tập thực hành. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động mở đâu 5p Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát bìa sách và cho biết các thông tin trên bìa sách: Em nhìn thấy những gì trên bìa sách? Phần chữ có những gì? Phần hình ảnh có những gì? Hãy thử đoán xem cuốn sách sẽ viết về điều gì, nhân vật chính trong cuốn sách là ai? Câu chuyện sẽ diễn biến ra sao, kết thúc như thế nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhóm đôi để trả lời câu hỏi.

- HS quan sát bìa sách, cho biết các thông tin trên bìa sách.

(22)

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, sau đó chốt lại nội dung thảo luận.

- GV dẫn dắt: Trước khi đọc bất cứ một cuốn sách nào, chúng ta cũng nên dành thời gian để quan sát kĩ trang bìa và đưa ra những dự đoán trước khi đọc sách. Làm như vậy, em có thể tò mò và hứng thú, tập trung cao hơn khi đọc sách. Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết một cuốn sách thường có những gì.

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Đọc VB

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu toàn VB. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc những câu dài và một số từ khó đọc, dễ gây nhầm lẫn:

+ Tên sách/ là hàng chữ lớn ở khoảng giữa bìa sách, thường chứa đựng/ rất nhiều ý nghĩa.

+ Nhà xuất bản, mục lục.

- GV chia VB thành 2 đoạn và mời 2 HS đọc nối tiếp để cả lớp biết cách luyện đọc. GV hướng dẫn kĩ cách kiểm soát lỗi: một bạn đọc to bài đọc, một bạn dùng ngón tay dò theo các chữ trong bài đọc, mỗi khi phát hiện lỗi, có thể nhắc nhở bạn để sửa lại cho đúng.

+ Đoạn 1: từ đầu… viết về điều gì.

+ Đoạn 2: tiếp theo… phía dưới bìa sách.

+ Đoạn 3: tiếp theo… hết.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. 2 HS thay phiên nhau đọc và đọc thầm, kiểm soát lỗi. (GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, khuyến khích HS đọc thầm, dùng bút chì gạch chéo vào những chỗ cần ngắt, sau đó đọc to lên).

- GV mời một số HS đọc nối tiếp và kiểm soát lỗi trước lớp.

- GV khen ngợi những HS có tiến bộ trong việc đọc.

- HS lắng nghe.

- Cả lớp đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo GV.

- 2 HS đọc mẫu trước lớp. Cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo cặp.

- Một số HS đọc nối tiếp và kiểm soát lỗi trước lớp.

- HS lắng nghe.

(23)

3. Vận dụng 20p

* Trả lời câu hỏi Cách tiến hành:

- GV lần lượt nêu yêu cầu của các câu hỏi và hướng dẫn:

+ Đối với câu 1:

- GV nhắc HS tìm các thông tin về sách, tác giả, nhà xuất bản, mục lục.

- GV gọi một HS lên bảng, nối cột A với cột B. Các HS còn lại suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.

+ Đối với câu 2:

- GV lưu ý HS đọc đoạn đầu của VB để tìm câu trả lời.

- GV mở rộng, đem một cuốn sách mới, cho HS quan sát và nhận ra tên sách, đặt câu hỏi giúp HS dự đoán về nội dung sách: Tên cuốn sách là gì? Qua tên sách, em biết được điều gì?

+ Đối với câu 3:

- GV yêu cầu HS làm việc chung cả lớp.

- GV mở rộng: Khi đọc sách, chúng ta cần đặc biệt lưu ý đến các thông tin trên bìa sách như tác giả, tên sách, nhà xuất bản, mục lục. Đó là những “biển dẫn đường” giúp chúng ta đọc sách một cách thông minh và hiệu quả.

+ Đối với câu 4:

- GV hướng dẫn HS cách đọc mục lục, làm mẫu cách tra cứu mục lục: Đầu tiên, em đọc phần chữ phía bên tay trái để biết những nội dung chính trong cuốn sách, sau đó tìm ra nội dung mình muốn đọc, rồi tìm vị trí của mục đó ở phía bên phải của mục lục.

- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi:

Câu 1: Chọn từ ngữ ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B.

Trả lời: tên sách – thường chứa đựng nhiều ý nghĩa

tác giả - người viết sách, báo

nhà xuất bản – nơi cuốn sách ra đời

mục lục – thể hiện các mục chính và vị trí của chúng

Câu 2: Qua tên sách, em có thể biết được điều gì?

Trả lời: Qua tên sách, em có thể biết được sách viết về điều gì.

Câu 3: Sắ)p xề)p các thống tin theo đúng trình t trong bài đ c.

a. Tác giả b. Mục lục

c. Tên sách d. Nhà xuất bản Trả lời: 1 – c, 2 – a, 3 – d, 4 – b.

Câu 4: Đọc mục lục ở tranh bên và cho biết

a. Phần 2 có những mục nào?

(24)

- GV cũng có thể làm mẫu để hướng dẫn cho HS: Phần Thế giới động vật có các mục: Khủng long, Khỉ, Voi, Cá heo, Gấu. Để đọc thông tin về gấu, cô sẽ đọc trang 22.

- GV mở rộng: cho HS tự chọn một cuốn sách, tự đọc phần mục lục, sau đó giới thiệu cho các bạn mục mình thích nhất, nêu số trang của mục đó trong cuốn sách.

- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

Luyện đọc lại và luyện tập theo văn bản 10p

Cách tiến hành:

Hoạt động 1:

- GV mời 1 HS đọc lại cả bài, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV mời 1 HS đọc to yêu cầu câu 1 phần Luyện tập theo văn bản SGK trang 64.

- GV phát cho HS giấy màu và yêu cầu một HS viết các từ chỉ người, chỉ vật vào tờ giấy màu xanh, một HS còn lại viết từ chỉ hoạt động vào tờ giấy màu vàng, sau đó 2 bạn cùng kiểm tra chéo cho nhau.

- GV thống nhất câu trả lời và khen ngợi các nhóm có câu trả lời chính xác.

Hoạt động 2:

- GV mời 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 2 phần Luyện đọc theo văn bản SGK

b. Để tìm hiểu về cây xương rồng, em đọc trang nào?

Trả lời:

a. Phần 2 của cuốn sách có các mục Xương rồng, Thông, Đước.

b. Để tìm hiểu về cây xương rồng, em phải đọc trang 25.

- Một số HS trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS đọc lại cả bài. Cả lớp đọc thầm theo.

- 1 HS đọc to yêu cầu câu 1 phần Luyện tập theo văn bản SGK trang 64. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS viết các từ chỉ người, chỉ vật vào tờ giấy màu xanh, một HS còn lại viết từ chỉ hoạt động vào tờ giấy màu vàng, sau đó 2 bạn cùng kiểm tra chéo cho nhau:

Câu 1: Sắp xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp:

từ ngữ chỉ người, chỉ vật và từ ngữ chỉ hoạt động.

Trả lời:

 Từ ngữ chỉ người, chỉ vật: tác giả, cuốn sách, bìa sách;

 Từ ngữ chỉ hoạt động: đọc sách, ghi.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 2 phần Luyện đọc theo văn bản SGK trang 64.

- HS làm việc theo cặp:

Câu 2: Nói tiếp để hoàn thành câu.

a. Tên sách được đặt ở (…) b. Tên tác giả được đặt ở (…) Trả lời:

(25)

trang 64.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp.

- GV mời một số HS báo cáo kết quả.

- GV thống nhất câu trả lời.

- GV nhận xét tiết học.

* Củng cố dặn dò

- Nêu lại nội dung bài học.

- Dăn dò về nhà.

a. Tên sách được đặt ở giữa bìa sách.

b. Tên tác giả được đặt ở phía bên trên của bìa sách.

- Một số HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

__________________________________________________________________________

Ngày soạn: 17 /10/2021

Ngày giảng: Thứ 5/21/10/2021

Toán

BÀI 24: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG , PHÉP TRỪ TIẾP THEO (2 TIẾT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách giải và trình bày bài giải Bài toán về nhiều hơn, ít hơn.

- Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải Bài toán có lời văn liên quan đến Bài toán về nhiều hơn và Bài toán về ít hơn; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toàn học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2

2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, máy chiếu, KHDH. Các que tính, các chấm tròn, các bông hoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. KHỞI ĐỘNG 5p

* Cách thức tiến hành:

a. HS chơi trò chơi “Đố bạn” theo nhóm:

- Nhiệm vụ 1: Một HS lấy ra một số đồ vật (que tính, hình vuông, hình tròn,...) đồ bạn lấy được nhiều hơn số đồ vật mình lấy là 2 đồ vật

- Nhiệm vụ 2: Một HS lấy ra một số đồ vật (que tính, hình vuông, hình tròn...đố bạn lấy được ít hơn số đồ vật mình lấy là 2 đồ vật - Một số nhóm chia sẻ trước lớp. GV đặt câu hỏi để HS diễn tả cách nào lấy được đúng số đồ vật theo yêu cầu (khuyến khích HS nói cách làm của cá nhân các em).

- HS tham gia trò chơi

(26)

- HS nhận biết. Số đồ vật của bạn A “nhiều hơn" số đồ vật của bạn B nghĩa là số đồ vật của A bằng số đồ vật của

b. GV yêu cầu HS quan sát tranh thảo luận theo cặp, sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn để đặt câu hỏi về số bông hoa của các tổ

- GV nhận xét, đánh giá - GV dẫn dắt vào bài mới

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 15p

* Cách tiến hành:

- Huy động kinh nghiệm của HS liên quan đến bài toán nhiều hơn. Bao gồm các hoạt động: HS đọc bài toán, tìm hiểu đề bài và quan sát tranh minh họa bài toán

- GV yêu cầu HS thảo luận cách giải bài toán và cách trình bày bài giải bằng cách thực hiện lần lượt các hoạt động

- GV giới thiệu thao tác giải Bài toán có lời văn dạng “Bài toán về nhiều hơn”, đó là:

“thêm” thì cộng 3. LUYỆN TẬP 15p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 1

- HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì. HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra rồi nói câu trả lời.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô

? đặt trong phần Phép tính giải chọn số thích hợp cho ô ? đặt trong phần Đáp số.

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

Bài tập 2

- HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì. HS suy nghĩ lựa

Bài giải

Tổ Ba có số bông hoa là:

6+2=8 (bông)

Đáp số: 8 bông hoa.

Câu lời giải:

Toàn gấp được số chiếc thuyền giấy là:

7 + 5 = 12 (chiếc)

Đáp số: 12 chiếc thuyền giấy.

Câu lời giải:

(27)

chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra rồi nói câu trả lời.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô

? đặt trong phần Phép tính giải chọn số thích hợp cho ô ? đặt trong phần Đáp số.

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- Lưu ý đây là dạng bài toán liên quan đến ý nghĩa “dài hơn" của phép cộng.

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

4. VẬN DỤNG 5p Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS tự nêu một bài toán có liên quan đến bài toán về nhiều hơn trong thực tế - HS cả lớp giải bài toán mà bạn đã nêu - GV nhận xét cho điểm

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, các em hãy tìm những tình huống có liên quan đến bài toán về nhiều hơn trong thực tế, hôm sau chia sẻ với các bạn

Sợi dây lụa màu đỏ dài số xăng-ti-mét là:

35 + 20 = 55 (cm) Đáp số: 55 cm.

- HS giải bài toán bạn đưa ra

- HS chia sẻ, cảm nhận

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

______________________________________

Tiếng việt Tập viết (Tiết 9)

CHỮ HOA G I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ viết hoa G cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết câu ứng dụng Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

- Có năng lực trong viết chữ đẹp. Hiểu đượ nghĩa câu ứng dụng của bài.

- Bồi dưỡng tình yêu đối với sách, với việc đọc sách, rèn thói quen đọc sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa G - HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p

- Đọc bài thơ “Nét chữ nết người”

- GT vào bài: Chữ hoa D

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Viết chữ hoa

1-2 HS đọc.

(28)

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu mẫu chữ G và hướng dẫn HS:

+ Quan sát mẫu chữ G: chữ viết hoa G gồm 2 phần: nét thắt phối hợp với nét móc gần giống chữ C hoa và nét khuyết dưới.

+ Quan sát cách viết chữ hoa G trên màn hình:

- Nét 1: viết tương tự như chữ C hoa, nhưng không có nét lượn xuống ở cuối mà dừng lại ở giao điểm giữa đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 5.

- Nét 2: từ điểm kết thúc nét 1, viết tiếp nét 2 (nét khuyết dưới). Điểm dưới cùng của nét khuyết cách đường kẻ ngang 1 là 3 đơn vị. Điểm dừng bút là giao điểm giữa dòng kẻ ngang 2 và dòng kẻ dọc 6.

- GV yêu cầu HS tập viết chữ viết hoa G (trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn.

- GV yêu cầu HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV yêu cầu HS viết chữ viết hoa G (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở tập viết.

* Viết ứng dụng Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SGK: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

- GV giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

- Nghĩa đen: mực có màu đen, nên dễ khiến cho những vật tiếp xúc cũng bị nhuộm màu đen; ngược lại, đèn sáng nên những thứ xung quanh đèn cũng được chiếu sáng.

- Nghĩa bóng: nếu ở gần môi trường xấu, những người xấu (làm những việc xấu) thì ta có thể bị ảnh hưởng xấu; ngược lại, nếu ở gần những người tốt (làm những việc tốt) thì ta cũng học được những điều tốt đẹp.

- GV cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình: câu tục ngữ gồm 8 tiếng, lưu ý HS viết HS viết hoa chữ G đầu câu, cách nối chữ viết hoa G với chữ â, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, đặt dấu phẩy ngăn

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS tập viết chữ viết hoa G (trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn.

- HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.

- HS lắng nghe.

- HS viết chữ viết hoa G (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở tập viết.

- HS đọc câu ứng dụng trong SGK.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS viết vào VTV.

- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp.

(29)

cách hai vế câu và dấu chấm ở cuối câu.

- GV yêu cầu HS viết vào VTV.

- GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp.

- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em thực hiện tốt nhiệm vụ.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

……….

_____________________________________________

Chiều:

Toán

BÀI 24: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG , PHÉP TRỪ TIẾP THEO (2 TIẾT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách giải và trình bày bài giải Bài toán về nhiều hơn, ít hơn.

- Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải Bài toán có lời văn liên quan đến Bài toán về nhiều hơn và Bài toán về ít hơn; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toàn học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2

2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, máy chiếu, KHDH. Các que tính, các chấm tròn, các bông hoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. KHỞI ĐỘNG 5p Cách thức tiến hành:

- GV kiểm tra sĩ số lớp, ổn định lớp vào bài học

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng”: HS nêu một phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 đố bạn nếu được các phép tính khác từ phép tính đó. Chẳng hạn bạn A nêu 8 + 5 = 13, mời bạn B. Bạn B nêu: 5 + 8 = 13; 13 - 8 = 5; 13 - 5 = 8 - HS thực hiện tương tự

- GV nhận xét, đánh giá - GV dẫn dắt vào bài mới

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 10p

* Cách tiến hành:

Hs tham gia chơi trò chơi

(30)

Tiến trình dạy học tương tự như đối với dạng “Bài toán về nhiều hơn”. Chú ý giúp HS nhận biết số đồ vật của A “ít hơn” số đồ vật của B nghĩa là số đồ vật của A bằng số đổ vật của B trừ đi phần “ít hơn

3. LUYỆN TẬP 15p Cách thức tiến hành:

Bài tập 3

- GV yêu cầu - GV yêu cầu HS suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình đã biết.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô ? đặt trong phần Phép tính giải chọn số thích hợp cho ô ? đặt trong phần Đáp số.

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

Bài tập 4

- GV yêu cầu HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra rồi nói câu trả lời.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô ? đặt trong phần Phép tính giải chọn số thích hợp cho ô ? đặt trong phần Đáp số.

- Lưu ý đây là dạng bài toán liên quan đến

Lắng nghe và thực hiện.

Câu lời giải: Ngăn thứ hai có số quyển sách là:

Phép tính giải: 9 - 4 = 5 (quyển) Đáp số: 5 quyển sách.

Câu lời giải: Năm nay tuổi của Dũng là:

Phép tính giải: 16 - 9 = 7 (tuổi) Đáp số: 7 tuổi,

(31)

ý nghĩa “ít hơn" của phép trừ.

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

4. VẬN DỤNG 5p

* Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS tự nêu một bài toán có liên quan đến bài toán về ít hơn trong thực tế

- HS cả lớp giải bài toán mà bạn đã nêu - GV nhận xét cho điểm

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, các em hãy tìm những tình huống có liên quan đến bài toán về ít hơn trong thực tế, hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS giải bài toán bạn đưa ra.

- HS chia sẻ, cảm nhận

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

_________________________________

Nói và nghe (Tiết 10)

KỂ CHUYỆN: HỌA MI, VẸT VÀ QUẠ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Họa mi, vẹt và quạ; kể lại được câu chuyện dựa vào tranh.

- Hình thành và phát triển năng lực văn học (trí tưởng tượng về các sự vật, sự việc trong tự nhiên), có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

- Bồi dưỡng tình yêu đối với sách, với việc đọc sách, rèn thói quen đọc sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p

* Khởi động:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh, đoán tên các loài chim trong tranh. Một số em phát biểu ý kiến trước lớp.

- GV dẫn dắt: Câu chuyện kể ba chú chim họa mi, vẹt, và quạ muốn đi học hát để có giọng hát hay. Chúng ta hãy cùng xem xem loài chim nào chăm học và hát hay nhất nhé!

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện

Tranh vẽ họa mi, vẹt và quạ.

(32)

tập 20p

- GV k câu chuy n (lân 1) kề)t h p ch các hình nh trong 4 b c tranh. GV h ướng dâ<n HS nhắ)c l i câu nói c a h a mi, v t, hoàng oanh và qu trong các đo n c a câu chuy n (VD: H a mi nói gì v i các b n? Ý kiề)n c a v t thề) nào?...).

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Rèn luyện kĩ năng về cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 và giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ và nhiều hơn, ít hơn.. - Liên hệ kiến thức

+ Học sinh làm quen với cách tóm tắt và giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng?. + Học sinh biết cách trình bày bài giải của Bài toán

Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn điều gì?..

Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn

Con hãy tìm thêm các bài toán có liên quan đến phép cộng và phép trừ để đố người thân trong gia đình.

Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải Bài toán có lời văn; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL

- Biết cộng , trừ các số có hai chữ số không nhớ ; cộng , trừ nhẩm ; nhận biết bước đầu về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ ; giải được bài toán có lời văn trong

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng có nhớ.. - Thông qua việc luyện tập chung các