• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
44
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7

Ngày soạn: 11/10/2021

Ngày giảng: Thứ hai 18/10/2021 Toán

BÀI 21: LUYỆN TẬP CHUNG (tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố về cách làm tính cộng, tính trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về tính cộng, tính trừ trong phạm vi 20 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học: Năng lực giải quyết vấn đề Toán học ; năng lực giao tiếp Toán học ; năng lực sử dụng công cụ và phương tiện Toán học.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, tivi, vở nháp, … III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Phần mở đầu

*Khởi động: 5’

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng ”

- GV NX, tuyên dương.

- HS nêu một phép tính cộng (có nhớ) trong phạm vi 20. Đố bạn nêu được các phép tính khác từ phép tính đó. Ví dụ: Bạn A nêu 9 + 2 = 11, mời bạn B.

Bạn B nêu: 2 + 9 = 11; 11 – 9 = 2; 11 – 2 = 9

2. HĐ thực hành, luyện tập: 20’

Bài 1: Gọi HS nêu YC của bài.

? Bài 1 yêu cầu gì?

? Muốn tính đúng ta cần vận dụng kiến thức nào đã học?

- GV NX, chữa bài.

* Bài 2: Gọi HS nêu yc của bài.

- Yêu cầu của bài 2 là gì?

- GV hướng dẫn HS sử dụng “Quan hệ cộng trừ” để thực hiện các phép tính. VD: 9 + 6 = 15 thì 15 – 9 = 6.

* Bài 3: Yêu cầu HS đọc thầm bài 3

- 2 HS nêu.

- Bài 1 yêu cầu “Tính ”

- Các bảng cộng, bảng trừ đã học - Cá nhân HS tự làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng và phép trừ nêu trong bài.

- HS thảo luận với bạn về cách tính nhẩm rồi chia sẻ trước lớp.

- 2 HS nêu.

- Tính nhẩm

- Cá nhân HS tự làm bài 2: Tìm kết quả các phép cộng và phép trừ nêu trong bài.

- HS thảo luận với bạn về cách tính nhẩm rồi chia sẻ trước lớp.

- Cả lớp đọc thầm.

(2)

- Bài 3 yêu cầu gì ?

C. HĐ vận dụng: 5’

D. Củng cố, dặn dò: 5’

- Bài học hôm nay, em biết thêm về điều gì?

- Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn điều gì?

- 1 HS trả lời: Nêu các phép tính thích hợp ( theo mẫu )

- HS tự nêu thêm các VD tương tự để thực hành tính nhẩm: 5 HS nêu.

- HS QS mẫu, liên hệ với nhận biết về

“Quan hệ cộng trừ”, suy nghĩ và lựa chọn phép tính thích hợp. Từ đó, HS tìm kết quả cho các trường hợp còn lại trong bài.

- HS liên hệ, tìm tòi một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ ( có nhớ ) trong phạm vi 20, hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

………

_________________________________________________

Tiếng Việt

BÀI 13: YÊU LẮM TRƯỜNG ƠI!

ĐỌC (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng từ ngữ, đọc rõ ràng bài thơ, ngữ điệu phù hợp với cảm xúc yêu thương của bạn nhỏ dành cho ngôi trường.

- Hiểu nội dung bài: tình cảm yêu thương và gắn bó của bạn nhỏ dành cho ngôi trường, thầy cô và bạn bè.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: khả năng quan sát sự vật xung quanh.

- Biết trân trọng, yêu thương thầy cô, bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Phần mở đầu (3-5p)

*Khởi động: (Hđ chung cả lớp)

- Gv mở video, yêu cầu hs nghe, hát và vận động theo nhạc bài Em yêu trường em + Có những sự vật nào được nhắc đến trong bài hát?

- HS hát và vận động theo nhạc bài Em yêu trường em

- HS chia sẻ.

(3)

+ Bài hát nói về điều gì?

* Kết nối: GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hình thành kiến thức mới: (10’)

* Trả lời câu hỏi 8-10’

Câu 1: (cả lớp)

- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại câu trả lời.

MR: Vì sao khổ thơ thứ 2 lại tương ứng với tranh số 1:

Câu 2. (nhóm)

- Giáo viên nêu câu hỏi

?Tìm những câu thơ tả các bạn học sinh trong giờ ra chơi.

Câu 3. (nhóm - lớp)

?Bạn nhỏ yêu những gì ở trường, lớp của mình?

- HS quan sát tranh

- HS đọc khổ thơ tương ứng.

VD: Khổ thơ thứ hai (Mỗi giờ ra chơi... cũng xinh.) tương ứng với tranh số 1.

- Khổ thơ thứ ba (Yêu lớp học em...

gió mát vào.) tương ứng với tranh số 2.

- Khổ thơ thứ năm (Có ítểm trong mơ...đùa vui.) tương ứng với tranh sổ 3.

+ Thứ tự tranh: 1,2,3

- Vì tranh vẽ cảnh giờ ra chơi. Khổ thơ thứ 2 có câu thơ

- HS quan sát tranh minh họa.

- HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm.

Đáp án: Mỗi giờ ra chơi/ Sân trường nhộn nhịp.

- HS đọc khổ thơ thứ hai để tìm câu trả lời.

- Từng em đọc khổ thơ thứ hai, nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý.

- HS đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi.

+ GV và cả lớp thống nhất câu trả lời - Hồng hào gương mặt/ Bạn nào cũng xinh.

- Từng em nêu ý kiến của mình, các bạn góp ý.

- Cả nhóm thống nhất câu trả lời.

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- Yêu hàng cây mát, yêu tiếng chim hót xôn xao như khúc nhạc trên vòm lá xanh, yêu khung cửa sổ có bàn tay lá quạt gió mát, yêu những lời giảng

(4)

GV khen tất cả các nhóm đã hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ.

+ GV và cả lớp chốt câu trả lời đúng Câu 4. (nhóm - lớp)

Bạn nhỏ nhớ gì về cô giáo khi không đến lớp?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Luyện tập, thực hành. (Luyện đọc lại) (Hđ chung cả lớp) 10’

- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

4. Hoạt động vận dụng (Luyện tập theo văn bản đọc). 8-10’

Bài 1: (Nhóm đôi)

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.56.

- Cả lớp và GV nhận xét câu trả lời của các nhóm, khen tất cả các nhóm đã trả lời đúng.

?Từ nào trong bài thể hiện rõ nhất tình cảm của bạn nhỏ dành cho trường lớp - Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2: (nhóm)

- GV chiếu khung chữ lên bảng. Gọi HS đọc yêu cầu (đọc cả từ ngữ trong khung).

- Gọi HS trình bày kết quả.

- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng

ngọt ngào của cô giáo.

- Từng em nêu ý kiến của mình, các bạn góp ý.

- Cả nhóm thống nhất câu trả lời.

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp + Bạn nhỏ nhớ:

- Lời cô ngọt ngào/ Thấm từng trang sách.

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- 2-3 HS đọc.

- HS đọc.

- Từng em nêu ý kiến của mình, các bạn góp ý

- Cả nhóm thống nhất chọn từ phù hợp nhất

- HS chia sẻ đáp án trong nhóm bàn, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó.

- Yêu, nhớ, đùa vui.

- HS đọc Kết hợp từ ngữ ở cột A với tủ ngữ ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm. Kết hợp từ ngữ ở cột A với tủ ngữ ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm.

- Từng em nêu ý kiến của mình, các bạn góp ý.

- Cả nhóm thống nhất cầu trả lời đúng.

- HS trình bày kết quả.

- Hs nhận xét, chốt câu trả lời đúng.

Đáp án: Gương mặt các bạn hồng hào./ Lời cô ngọt ngào./ Sân trường

(5)

* Hoạt động tiếp nối 2-3’

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

nhộn nhịp./

- HS chia sẻ.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

………

_________________________________________________

Tiếng Việt

BÀI 13: YÊU LẮM TRƯỜNG ƠI! (Tiết 3) CHỮ HOA E,Ê

I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ viết hoa E cỡ vừa và cỡ nhỏ.

- Viết đúng câu ứng dụng: Em yêu mái trường Có hàng cây mát.

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, tivi, Mẫu chữ hoa E,Ê. Bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Phần mở đầu 3’

*Khởi động:

- TBVN bắt nhịp cho lớp hát

- Cho học sinh xem một số vở của những bạn viết đẹp giờ trước. Nhắc nhở lớp học tập các bạn

- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.

- Hát bài: Mái trường mến yêu - Học sinh quan sát và lắng nghe - Theo dõi

2. Khám phá:

* Hoạt động 1: *Hướng dẫn viết chữ hoa. 7’

(HĐ chung cả lớp)

- Giáo viên treo chữ E, Ê hoa (đặt trong khung):

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét:

+ Chữ E, Ê hoa cao mấy li?

+Chữ hoa E, Ê gồm mấy nét? Đó là những nét nào?

+ Chữ Ê khác chữ E ở điểm nào?

Cấu tạo : là kết hợp của 3 nét cơ bản, 1nét cong

- Học sinh quan sát.

-Học sinh chia sẻ cặp đôi -> Thống nhất:

- Học sinh lắng nghe

(6)

dưới(gần giống như đầu chữ C nhưng hẹp hơn) 2 nét cong trái nối liền nhau tạo một vòng xoắn nhỏ ở giữa thân chữ.

- Giáo viên nêu cách viết chữ.

Cách viết : ĐB trên ĐK 6 viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp 2 nét cong trái tạo vòng xoắn to ở đầu chữ & vòng xoắn nhỏ ở giữa thân chữ, phần cuối nét cong trái thứ hai lượn vòng lên ĐK 3 rồi lượn xuống , DB trên ĐK2.

- Giáo viên viết mẫu chữ E, Ê cỡ vừa trên bảng lớp, hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.

- Giáo viên nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.

* Hoạt động 2: *Hướng dẫn viết câu ứng dụng. 6-8’ (HĐ chung cả lớp)

- Giáo viên giới thiệu câu ứng dụng.

- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng.

- Nêu hành động cụ thể nói lên tình cảm yêu quý ngôi trường của em?

- Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét:

+ Các chữ E, y, g cao mấy li?

+ Chữ t cao mấy li?

+ Chữ r cao mấy li?

+ Những con chữ nào có độ cao bằng nhau và cao mấy li?

+ Đặt dấu thanh ở những chữ cái nào?

+ Khoảng cách giữa các chữ như thế nào?

* Giáo viên lưu ý: Nét thắt ở giữa thân chữ E hoa các em viết nhỏ để có chữ E hoa đẹp.

- Giáo viên viết mẫu chữ Em (cỡ vừa và nhỏ).

- Luyện viết bảng con chữ Em

- Giáo viên theo dõi, uốn nắn. Lưu ý học sinh cách viết liền mạch.

- Quan sát và thực hành - Viết cá nhân

- Lắng nghe

- Quan sát

- Học sinh đọc câu ứng dụng - Trao đổi cặp đôi nêu nghĩa của câu ứng dụng

- Quan sátvà trả lời:

- Học sinh viết chữ Em trên bảng con.

- Lắng nghe và thực hiện 3. Luyện tập, thực hành. (Thực hành luyện

viết). (HĐ cá nhân) 15’

1: Hướng dẫn viết vào vở.

- Giáo viên nêu yêu cầu viết:

+ 1 dòng chữ E cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ + 1 dòng chữ Ê cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ + 1 dòng chữ Em cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ + 3 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.

- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.

- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu

- Quan sát, lắng nghe

- Lắng nghe và thực hiện

(7)

chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.

2: Viết bài:

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh của giáo viên.

- Theo dõi, giúp đỡ học sinh viết chậm.

Lưu ý quan sát, theo dõi và giúp đỡ, Vụ, Duy, Nguyên,...

4. Hoạt động tiếp nối (2’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên.

Toán

BÀI 22: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết: Cách giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ + Các thành tố cơ bản của tiến trình suy nghĩ giải bài toán

+Nắm được cách trình bày bài giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ

-Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận. Vận dụng giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi

-Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán.

II. ĐÒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, ti vi, bảng phụ, phấn màu.

2 Học sinh: VBT; SGK, III. CÁC HĐ DẠY –HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

A. HĐ MỞ ĐẦU (5’)

* Khởi động

-T/c trò chơi Đó bạn: 1 HS nêu phép tính +;- có nhớ trong phạm vi 20 hoặc nêu một tình huống “Bạn có 3 cái kẹo, mẹ cho bạn thêm 2 cái kẹo nữa.Bạn có tất cả mấy cái kẹo?”. Tương tự với phép trừ và các tình huống khác.

- GV nhận xét, đánh giá

*Kết nối

- GV dẫn dắt vào bài mới B. HĐ KHÁM PHÁ( 10’)

* Slde1: Bài toán

Hoạt động 1.- HĐ cặp đôi ( 2’)

GV giúp HS ôn lại tiến trình suy nghĩ giải bài toán có lời văn:

- Đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết

- HS chơi trò chơi

-2 HS đọc to trước lớp -HS thảo luận

-2 cặp chia sẻ trước lớp

(8)

gì, bài toán hỏi gì.

- Suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra.

Hoạt động 2. GV giới thiệu thao tác mới trong tiến trình giải bài toán có lời văn, đó là viết bài giải của bài toán, cụ thể:

+ Viết câu lời giải + Viết phép tính + Viết đáp số.

C. LUYỆN TẬP ( 12’)

* Slide2:Bài tập 1- HĐ cặp đôi

- HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì? HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra rồi nói câu trả lời.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô [?]

đặt trong phần Phép tính giải chọn số thích hợp cho ô [?] đặt trong phần Đáp số

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

* Slide 3: Bài tập 2-HĐ tập thể - cá nhân

- HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì? HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra rồi nói câu trả lời.

- Lưu ý đây là dạng bài toán liên quan đến ý nghĩa

“thêm” của phép cộng còn bài 1 là dụng bài toán liên quan đến ý nghĩa “gộp" của phép cộng

-Y/c HS làm bài. (GV q/sát giúp đỡ HS còn lúng túng.)

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo

- HS chú y lắng nghe GV Bài giải

Hai bạn có tất cả số bông hoa là:

5 + 4 = 9 (bông)

Đáp số: 9 bông hoa

-2HS đọc bài toán và y/cầu.

-Làm VBT . Đại diện 2 cặp chia sẻ trước lớp

Bài giải:

Hai bạn có tất cả số chiếc bút màu là:

10 + 9 = 19 (chiếc)

Đáp số: 19 chiếc bút màu

-HS chia sẻ trước cả lớp -HS lắng nghe

-HS làm VBT+ 1HS làm bảng phụ.

-2HS

Bài giải

(9)

cách của các em.

-Y/c Hs làm bảng phụ gắng bảng. Lớp nhận xét.

-GV nhận xét và chốt C. VẬN DỤNG( 5’)

- GV yêu cầu HS tự nêu một bài toán trong thực tế liên quan đến phép phép cộng

- HS cả lớp giải bài toán mà bạn đã nêu - GV nhận xét cho điểm

E. CỦNG CỐ DẶN DÒ ( 2’)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm những tình huống có liên quan đến phép cộng trong thực tế hôm sau chia sẻ với các bạn.

Trong phòng đó có tất cả số bộ máy tính là:

9 + 3 = 12 (bộ)

Đáp số: 12 bộ máy tính -HS làm bản phụ thực hiện

- HS hoàn thành bài tập

- HS chú y lắng nghe

*Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có)

………

………

………

_________________________________________________

Tiếng Việt

BÀI 13: YÊU LẮM TRƯỜNG ƠI!

Nói và nghe (Tiết 4) Kể chuyện: Bữa ăn trưa I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe và hiểu câu chuyện. Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện qua tranh mnh họa. Biết dựa vào tranh kể lại được 1-2 đoạn.

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Phần mở đầu (5p)

* Khởi động

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Khám phá kiến thức (12p)

* Hoạt động 1: Nghe kể chuyện

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, GV chỉ vào tranh và giới thiệu nhân vật có trong 4 tranh: Các em thấy truyện có 4 bức tranh rất thân quen với các em. Trong tranh có

- HS quan sát tranh, lắng nghe

- HS lắng nghe, và quan sát tranh để nắm nội dung.

(10)

các nhân vật thầy hiệu trưởng, cô đầu bếp, bạn Chi và các bạn HS. Các em hãy quan sát từng tranh kết hợp với việc lắng nghe cô kể.

- GV kể câu chuyện (lần 1) kết hợp chỉ các hình ảnh trong 4 bức tranh.

- GV kể câu chuyện (lần 2), thỉnh thoảng dừng lại để hỏi:

+ Lời nói trong tranh là của ai?

+ Thầy hiệu trưởng nói gì?

+ Trong chuyện, món ăn từ đồi núi là gì?

+ Món ăn từ biển là gì?

+ Sự việc tiếp theo là gì?

3. Luyện tập 12’

* Hoạt động 2: Kể 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh.

- GV hướng dẫn HS cách kể theo hai bước gợi ý.

- GV theo dõi các nhóm làm việc, giúp đỡ nếu cần thiết.

- GV mời 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện trước lớp.

- GV động viên, khen ngợi HS.

4. Vận dụng (6p) Kể cho người thân nghe về giờ ăn trưa ở lớp em.

- HS lắng nghe kể chuyện và tương tác cùng GV.

+ Lời nói trong tranh là của thầy giáo hiệu trưởng.

+ Thầy hiệu trưởng nói: Các em có mang theo…?

+ Món ăn đồi núi là những món ăn được làm ra từ các sản phmẩ ở vùng đồi núi.

+….

+… Cả lớp ồ lên. Còn Chi thấy rất vui khi biết đồ ăn của mình đã thoả mãn hai yêu cầu biển và đồi núi.

- HS lắng nghe.

+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, nhìn tranh để tập kể 1 – 2 đoạn của câu chuyện, cố gắng kể đúng lời thoại của các nhân vật (nhắc HS không cần kể đúng từng câu từng chữ mà GV đã kể). .

+ Bước 2: HS tập kể chuyện theo cặp/ nhóm (kể nối tiếp các đoạn hoặc từng em kể lại cả hai đoạn rồi góp ý cho nhau).

+ Mỗi HS chọn 1 - 2 đoạn, xem tranh và tập kể.

+ Các thành viên trong nhóm thay nhau kể 1 – 2 đoạn theo tranh.

- 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện trước lớp.

- Cả lớp nhận xét, góp ý.

- HS nghe và vận dụng kể cho người thân nghe về bữa trưa của mình ở lớp.

(11)

GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng: - Về nhà, các em nhớ kể với người thân về bữa ăn trưa cùng các bạn trong lớp hay ngoài lớp học theo gợi ý sau:

+ Những món ăn nào em yêu thích?

+ Em ngồi ăn cạnh bạn nào?

+ Trước bữa ăn, em làm gì?

+ Sau bữa ăn em làm gì?

- Lắng nghe ý kiến của người thân về câu chuyện và cách kể chuyện của em.

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính.

Sau bài thơ Yêu lắm, trường ơi! các em đã:

+ Đọc được rõ ràng lưu loát bài thơ Yêu lắm, trường ơi!. Nhận biết được tình cảm của bạn nhỏ dành cho mái trường thân yêu.

+ Viết đúng chữ E, Ê và câu ứng dụng Em yêu mái trường/ Có hàng cây mát. Các em cần lưu ý về cách viết chữ E, Ê.

+ Nghe – kể được câu chuyện Bữa ăn trưa.

Câu chuyện cho thấy không khí ấm áp, vui vẻ của các bạn nhỏ trong giờ ăn cơm trưa ở trường. Qua đó các em có thể hiểu thêm về việc ăn uống khoa học. Muốn cơ thể khoẻ mạnh, cần phải ăn đầy đủ cá, thịt, rau.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

*Hoạt động tiếp nối (1p) - Hôm nay em học bài gì?

? Nêu nhận xét của em về bài học?

- GV nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Vì sao? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

………

_________________________________________________

Ngày soạn: 12/10/2021

Ngày giảng: Thứ ba 19/10/2021 Toán

BÀI 22: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

(12)

- Trình bày bài giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ - Biết trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Giải các bài toán nhanh và đúng. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận + Biết cách giải và thực hành, luyện tập giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.

-Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số và phát triển tư duy toán.

II. ĐÒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, ti vi, bảng phụ, phấn màu.

III. CÁC HĐ DẠY –HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

A.HĐ MỞ ĐẦU ( 5’)

* Khởi động-HĐ tập thể

- GV tổ chức cho HS khởi động thông qua hoạt động “Lời mời chơi”. Chẳng hạn: HS A mời bạn nêu một tình huống có sử dụng phép cộng; HS B nêu một tình huống “Trong hộp có 10 chiếc bút chì, Linh lấy đi 3 chiếc, hỏi trong hộp còn lại mấy

chiếc”

- GV nhận xét, đánh giá

* Kết nối

- GV dẫn dắt vào bài mới B. HĐ LUYỆN TẬP ( 16’) H

Đ 1: Bài tập 3

*Slide1 bài toán và gọi 2 HS đọc lại bài.

- GV cho - GV yêu cầu HS suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải Bài toán có lời văn đã thống nhất - HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô ? đặt trong phần Phép tính giải chọn số thích hợp cho các ô? đặt trong phần Đáp số.

- GV y/c HS làm VBT+2 HS lên bảng trình bày bài giải

-Gọi HS lớp TB bài giải.Lớp n/xét.( GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- Gọi HS dưới lớp nhận xét bài của 2 bạn trên bảng.

-Lớp cùng tham gia

-2HS đọc. Lớp đọc nhẩm

-Lắng nghe

Làm cá nhân VBT+ 2 Hs làm bảng lớp

-3HS

Bài giải:

Trên sân bay còn lại số chiếc máy bay là:

11 - 2 = 9 (chiếc)

Đáp số: 9 chiếc máy bay.

(13)

-GV nhận xét và chốt.

HĐ2: Bài tập 4- HĐ tập thể - cặp đôi- cá nhân

*Slide3 bài toán và gọi Hs đọc .-HĐ tập thể

- GV cho - GV yêu cầu HS suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải Bài toán có lời văn đã thống nhất - GV lưu ý đây là dạng bài toán liên quan đến ý nghĩa “bớt” của phép trừ

- GV gọi 1 HS lên bảng trình bày bài giải- HĐ cá nhân

- HS dưới lớp làm vào vở, kiểm tra, nhận xét bài của bạn-HĐ cá nhân +cặp đôi.

-Gọi HS dưới lớp nhận xét bài bạn giải trên bảng.- HĐ tập thể

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

C. HĐ VẬN DỤNG( 12’)

- GV yêu cầu HS tự nêu một bài toán trong thực tế liên quan đến phép phép trừ

- HS cả lớp giải bài toán mà bạn đã nêu - GV nhận xét, điều chỉnh.

D. CỦNG CỐ DẶN DÒ ( 2’)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm những tình huống có liên quan đến phép trừ trong thực tế chia sẻ với các bạn.

-Lớp q,sát + 2 HS đọc.

- HS chú y lắng nghe

-1HS làm bảng

-Làm VBT và kiểm tra chéo cặp đôi.

-Lớp nhận xét

-HS suy nghĩ và nêu BT trước lớp

-HS nêu cách làm

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

………

_________________________________________________

(14)

Tiếng Việt

BÀI 14. EM HỌC VẼ ĐỌC (Tiết 1+2) I. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, rõ ràng bài thơ.

- Trả lời được các câu hỏi của bài.

- Hiểu nội dung bài: Những hình ảnh đẹp về thiên nhiên được khắc họa trong bức vẽ của bạn nhỏ cũng như tình yêu thiên nhiên và cuộc sống của bạn.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ sự vật(từ chỉ đồ dùng học tập).

- Cảm nhận được niềm vui học tập ở trường và có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Phần mở đầu (3-5p)

*Khởi động: (Hđ chung cả lớp) - Chiếu tranh, HS giới thiệu bức tranh.

* Kết nối: GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hình thành kiến thức mới: (40’)

* Đọc văn bản. 30’(Hđ cả lớp)

- GV đọc mẫu: giọng đọc vui vẻ, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- HDHS chia đoạn: 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ.

- Y/c HS đọc nối tiếp đoạn lần 1

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:

lung linh, nắn nót, cánh diều, ông trăng, rải ánh vàng, rẽ sóng, râm ran,…

- GV gọi 4 HS đọc theo đoạn lần 2

- GV gọi HS đọc chú giải một số từ ngữ trong VB. (Có thể kết hợp khi trả lời câu hỏi, có liên hệ đặt câu)

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4

+ GV giúp đỡ̃ những HS gặp khó khăn khi đọc bài, khen ngợi nhưng HS đọc tiến bộ.

- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá thi đua.

- GV mời 1 HS đọc lại toàn bộ câu chuyện - Gv theo dõi, quan sát giúp đỡ hs đọc yếu, nhận xét, tuyên dương.

TIẾT 2 Cầu 1, 2: (nhóm bàn) - Gọi HS đọc to câu hỏi.

+ GV yêu cầu hs đọc khổ 1,2,3

- 1-2 HS trả lời.

- Cả lớp đọc thầm.

- 4 HS đọc nối tiếp khổ thơ.

- 4 HS luyện đọc.

- 2-3 HS đọc.

- HS đọc nối tiếp đoạn (lần 2).

- Hs đọc chú giải

- HS thực hiện theo nhóm 4.

+ HS luyện đọc theo nhóm:

+ HS đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm cho đến hết bài.

+ Đại diện các nhóm đọc trước lớp.

- Hs đọc toàn bộ bài thơ

- HS đọc câu hỏi, HS đọc thầm theo.

- HS đọc thầm khổ 1,2 và 3 thảo luận

(15)

?Bạn nhỏ vẽ những gì trong bức tranh bầu trời đêm?

Cầu 2. Bức tranh cảnh biển của bạn nhỏ có gì đẹp?

.

Câu 3. (cả lớp) Đọc khổ thơ tương ứng với bức tranh dưới đây.

- Gọi HS đọc to yêu cầu. Các HS khác đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS quan sát bức tranh, nhận diện những sự vật có trong tranh (lớp học, sân trường, cây phượng đỏ, ông mặt trời).

- GV yêu cầu 2 - 3 HS đọc to khổ thơ cuối trước lớp. Các HS khác đọc thẩm theo.

Cầu 4. (nhóm) Tìm tiếng cùng vần ở cuối các dòng thơ.

- Gọi HS đọc yêu cầu. Các hs khác cùng đọc thầm theo.

+ GV làm mẫu một lẩn: chỉ cho HS thấy tiếng sao ờ cuối dòng thơ 4 cùng vần với tiếng cao ở cuối dòng thơ 5.

+ GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả của nhóm. GV và HS nhận xét.

+ GV và HS cùng thống nhất

* Học thuộc lòng 2 khổ thơ em thích. (cả lớp – nhóm)

- GV cho HS trao đổi để tìm ra 2 khổ thơ được nhiều em thích nhất.

- GV yêu cầu 1 - 2 HS đọc to 2 khổ thơ lớp đã chọn.

- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu 2 khổ thơ đó lên.

nhóm.

- HS trình bày kết quả của nhóm. Các HS khác bổ sung hoặc trao đổi.

- GV và HS thống nhất câu trả lời - Hs chia sẻ ý kiến:

+ Bạn nhỏ vẽ bức tranh bầu trời đêm có sao lung linh và ông trăng rải ánh vàng đầy ngõ.

+ Bức tranh cảnh biển của bạn nhỏ có con thuyền trắng đang giương buồm đỏ thắm để rẽ sóng ra khơi.

- HS quan sát tranh, nhận diện các sv có trong tranh .

- Những sự vật có trong tranh: lớp học, sân trường, cây phượng đỏ, ông mặt trời.

- HS tìm khổ thơ có chứa các sự vật được nói đến trong tranh.

Đáp án: khổ thơ cuối.

- HS đọc yêu cầu. Các hs khác đọc thầm theo.

- HS trong nhóm cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng cùng vần ở cuối các dòng thơ.

- HS viết những tiếng cùng vần tìm được ra giấy nháp của nhóm.

- HS trình bày kết quả của nhóm. GV và HS nhận xét.

Đáp án. sao - cao; ngõ - gió; xanh - lành; khơi - trời; đỏ - gió.

- HS trao đổi để tìm ra 2 khổ thơ - HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.

(16)

- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng 2 khổ thơ bằng cách xoá/ che dần một số từ ngữ trong từng dòng thơ.

- GV yêu cầu đại diện một số nhóm đọc lại khổ thơ đã thuộc lòng.

3. Luyện tập, thực hành. (Luyện đọc lại) (Hđ chung cả lớp) 10-12’

- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

4. Hoạt động vận dụng (Luyện tập theo văn bản đọc). 8-10’

Câu 1. Tìm trong bài thơ những từ ngữ chỉ sự vật. (nhóm)

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài. Các HS khác đọc thầm theo.

- GV có thê’ lấy ví dụ vê' từ ngữ chì sự vật làm mẫu cho HS ở khổ thơ 1 như giấy, bút.

- GV yêu cãu đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- GV giải thích cho HS những từ ngữ trên là từ ngữ chỉ sự vật.

Câu 2. Đặt câu nêu đặc điểm với 1 trong 3 từ lung linh, nho nhỏ, râm ran.

- HS đọc yêu cầu của bài. Các HS khác đọc thẩm theo.

GV giải thích cho HS những từ ngữ lung linh, nho nhỏ, râm ran là những từ ngữ chỉ đặc điểm, khác với những từ ngữ chỉ sự vật ở câu 1.

*GV lưu ý HS: Câu nêu đặc điểm Bầu trời sao lung linh có 2 thành phần: (1) từ ngữ chỉ sự vật và (2) từ ngữ chỉ đặc điểm. GV có thê’ đưa mô hình câu mẫu lên bảng đê’

HS quan sát: (1) từ ngữ chỉ sự vật (Bầu

- HS làm việc nhóm để cùng nhau học thuộc lòng 2 khổ thơ.

- 2-3 HS đọc.

- HS nêu yêu cầu của bài, HS khác đọc thầm theo.

- HS làm việc nhóm: cùng đọc lại từng khổ thơ đê’ tìm từ ngữ chỉ sự vật.

- HS tiếp tục trao đổi trong nhóm và viết ra giấy nháp các từ ngữ chỉ sự vật tìm được.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

Từ ngữ chỉ sự vật: lớp học, giấy, bút, bầu trời, sao, ông trăng, ngõ, cánh diều, biển, con buồm, mặt trời, biển, sân trường,…

- Hs tìm các từ chỉ sv khác - HS đọc.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS đọc to câu mẫu: Bầu trời sao lung linh.

(17)

trời sao) + (2) từ ngữ chỉ đặc điểm (lung linh).

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: HS chọn 1 trong 3 từ và đặt câu; ghi lại kết quả ra giây nháp.

- GV mời đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS làm việc nhóm

- HS chia sẻ.

- HS thực hiện.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

………

_________________________________________________

Ngày soạn: 13/10/2021

Ngày giảng: Thứ tư 20/10/2021 Toán

Bài 23: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Luyện tập, suy nghĩ, tìm tòi lời giải và trình bày bài giải: Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ.

+ Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huông gần với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng.

- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học: Năng lực giải quyết vấn đề Toán học; năng lực giao tiếp Toán học; năng lực sử dụng công cụ và phương tiện Toán học.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu (3-5p)

* Khởi động:HĐ tập thể

-Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Đố bạn”

- GV hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho HS chơi.

+ Làm thế nào để em lấy đúng được số đồ vật mà bạn yêu cầu?

- GV nhận xét và tổng kết trò chơi.

- HS quan sát tranh thảo luận cặp đôi, sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn để đặt câu hỏi về số bông hoa của các tổ (Trong bảng thi đua).

- HS tham gia chơi trò chơi.

(18)

* Kết nối: GV nhận xét, dẫn vào bài mới. Trong bài học ngày hôm nay, cô và các con sẽ học bài 23: Luyện tập.

2. Thực hành, luyện tập (25 – 28p):

Bài 1 (SGK/ 44): HĐ cá nhân - Yêu cầu HS đọc bài toán.

- GV giúp HS phân tích đề bài:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV tóm tắt bài toán lên bảng.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở.

+ Vì sao con làm được phép tính cộng?

+ Ngoài câu lời giải trong bài đã cho sẵn, bạn nào có câu lời giải khác không?

- GV nhận xét, chữa bài.

- Chốt: Khi bài toán có “thêm vào”, các con lưu ý thực hiện phép tính cộng.

Bài 2 (SGK/ 44): HĐ cá nhân - Yêu cầu HS đọc bài toán.

- GV giúp HS phân tích đề bài:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV tóm tắt bài toán lên bảng.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở.

+ Vì sao con làm được phép tính trừ?

+ Ngoài câu lời giải trong bài đã cho sẵn, bạn nào có câu lời giải khác không?

- GV nhận xét, chữa bài.

- Chốt: Khi bài toán có từ “cho”, yêu cầu tính số còn lại, các con lưu ý thực hiện phép tính trừ.

Bài 3 (SGK/ 45): Nhóm đôi - Yêu cầu HS đọc bài toán.

- GV giúp HS phân tích đề bài:

+ Bài toán cho biết gì?

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm.

- HS dựa vào để bài nêu:

- Theo dõi.

- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên làm bài trên bảng phụ.

Bài giải

Trên sân có tất cả số bạn là:

6 ₊ 5 = 11 (bạn)

Đáp số: 11 bạn + Vì có từ “thêm” trong đề bài.

+ Có tất cả số bạn trên sân bóng là

- Nhận xét, chữa bài.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.

- HS dựa vào đề bài nêu.

- Theo dõi.

- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài trên bảng phụ:

Bài giải

Cường còn lại số quả bóng là:

12 ₋ 5 = 7 (quả bóng) Đáp số: 7 quả bóng + Trong đề bài có từ “cho”.

+ Số quả bóng Cường còn lại là - Nhận xét, chữa bài.

- Theo dõi.

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.

(19)

+ Bài toán hỏi gì?

- GV tóm tắt bài toán lên bảng.

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp (3p), yêu cầu HS trình bày đầy đủ bài giải.

- GV nhận xét, chữa bài.

+ Khi giải bài toán, gồm những phần nào?

- Chốt: Với bài toán cho từng thành phần và có yêu cầu tìm “tất cả có bao nhiêu”, các con lưu ý thực hiện phép tính cộng.

Bài 4: Cá nhân

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- GV ghi nhanh tóm tắt lên bảng.

+ Muốn biết còn lại bao nhiêu số khóm hoa chưa nở ta làm thế nào?

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- Yêu cầu HS làm bài.

+ Con còn câu lời giải nào khác không?

+ Vì sao con làm được phép tính trừ?

- GV nhận xét, đánh giá HS.

3. Vận dụng (5 - 7p)

- GV nêu bài toán, yêu cầu HS giải bài toán.

a) Lan có 8 nhãn vở. Hằng có 7 nhãn vở.

Hỏi cả hai bạn có tất cả bao nhiêu nhãn vở?

- HS dựa vào đề bài nêu.

- Theo dõi.

- HS làm bài theo cặp, đại diện 2 cặp làm bài trên bảng phụ:

Bài giải

Hai đội có tất cả số bài dự thi là:

25 + 30 = 55 (bài dự thi) Đáp số: 55 bài dự thi - Nhận xét, chữa bài.

+ Gồm các phần: Bài giải, lời giải, phép tính, đáp số.

- Lắng nghe.

- HS đọc.

- HS dựa vào đề bài, phân tích bài toán.

- Theo dõi.

+ HS nêu.

- HS làm bài, 1 HS lên làm bài trên bảng phụ.

Bài giải

Còn lại số khóm hoa chưa nở là:

12 ₋ 3 = 9 (khóm hoa)

Đáp số: 9 khóm hoa chưa nở + Chưa nở số khóm hoa là

+ HS nêu.

- Đổi vở KT chéo, nhận xét bài bạn.

- Theo dõi.

- HS làm bài, 2 HS lên làm bài vào bảng phụ.

a) Bài giải

Cả hai bạn có tất cả số nhãn vở là:

8 ₊ 7 = 15 (nhãn vở) Đáp số: 15 nhãn vở b) Bài giải

Hùng có số quả bóng đỏ là:

(20)

b) Hùng có 18 quả bóng xanh và đỏ.

Trong đó có 9 quả bóng xanh. Hỏi Hùng có mấy quả bóng đỏ?

* Củng cố, dặn dò 3-5p

+ Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

+ Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn điều gì?

- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Dặn dò HS về ôn lại cách giải các bài toán có liên quan đến phép cộng, phép trừ.

18 ₋ 9 = 9 (quả bóng đỏ) Đáp số: 9 quả bóng đỏ + HS chia sẻ.

+ HS nêu.

- Lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

………

_________________________________________________

Tiếng Việt

BÀI 14: EM HỌC VẼ (TIẾT 3) NGHE - VIẾT: EM HỌC VẼ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe – viết đúng chính tả 2 khổ thơ đầu của bài Em học vẽ; trình bày đúng khổ thơ, biết viết hoa chữ đầu tên bài thơ và đầu các dòng thơ

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ng/ngh; r/d/gi, an/ang. (hoặc tiếng có dấu hỏi hoặc dấu ngã).

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập, biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong việc ghi chép học tập hàng ngày

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính; ti vi; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài chính tả). Phiếu học tập cho bài tập chính tả.

- HS: bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Phần mở đầu (5p)

*Khởi động:

- GV tổ chức cho HS hát đầu giờ.

- GV KT đồ dùng, sách vở của HS.

* Kết nối: GV giới thiệu bài mới: Nghe - viết:

Em học vẽ.

- Lớp hát và vận động theo bài hát Em tập viết.

- Các tổ trưởng kiểm tra.

- HS lắng nghe.

(21)

2. Hình thành kiến thức mới:

HĐ 1:Viết ( 22’)

*Phát hiện các hiện tượng chính tả ( 7’) HĐ cá nhân

*Hoạt động 1: Nghe - viết chính tả.

- GV gọi HS đọc thành tiếng cả đoạn.

- GV HDHS tìm hiểu nhanh nội dung đoạn viết: Bạn nhỏ vẽ gì vào bầu trời đêm?

- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

- GV hỏi:

+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- GV đọc cho HS viết bảng con những từ dễ viết sai.

-*Nghe – viết( 15’)

GV đọc chính tả cho HS viết vào vở - GV đọc từng câu cho HS viết.

+ GV lưu ý: Mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi phù hợp tốc độ viết của HS.

- GV đọc lại một lần cả đoạn.

- GV cho HS đổi vở cho nhau để soát lỗi giúp bạn.

- GV kiểm tra bài viết của HS, sửa một số bài và nhận xét chung cả lớp.

* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.

Bài tập 2: Chọn ng hoặc ngh thay cho ô vuông. HĐ nhóm

- GVhướng dẫn HS nắm vững yêu cầu bài.

- GV hướng dẫn HS thảo luận bài tập theo nhóm. Ghi kết quả ra giấy nháp.

- GV yêu cầu 1 - 2 HS trình bày đáp án.

- GV và HS nhận xét, chốt đáp án.

- GV giải thích hoặc yêu cầu HS giải thích nghĩa của 2 câu tục ngữ.

- 2-3 HS đọc.

+ Bạn nhỏ vẽ bầu trời sao, ông trăng, cánh diều no gió.

- HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

- 2-3 HS chia sẻ.

+ Viết hoa chữ cái đầu cầu, kết thúc 1 khổ thơ có dấu chấm.

+ Chữ dễ viết sai chính tả: trăng sao, lung linh, no gió…

- HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- HS luyện viết bảng con.

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS lắng nghe.

HS tự soát lỗi

- HS đổi chép theo cặp.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS thảo luận bài tập theo nhóm.

Ghi kết quả ra giấy nháp.

- 1 - 2 HS trình bày đáp án, HS nhận xét.

- a. nghĩa b. ngày.

(22)

Bài tập 3: Chọn a hoặc b.

a. Tìm từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng c, d hoặc gi thay cho hình. HĐ tập thế

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.

- GV cho các nhóm đọc kết quả của nhóm mình.

- GV cùng HS còn lại nhận xét đánh giá, phân dịnh thắng thua. Tuyên dương đội làm tốt, động viên các đội còn yếu hơn.

- GV và HS giải thích nghĩa của những câu này.

+ GV giải thích nghĩa của câu Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.

*Hoạt động tiếp nối:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV hỏi: Nội dung của bài chính tả?

- GV nhận xét giờ học.

* Dặn dò:

- Xem lại bài, chuẩn bị bài mới.

+ Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy:

Chỉ công lao nuôi dưỡng, chăm sóc to lớn của cha mẹ và lòng biết ơn với sự chỉ bảo của người thầy.

+ Có công mài sắt, có ngày nên kim: kiên trì theo đuổi công việc thì sẽ đạt được kết quả tốt.

- HS đọc yêu cầu.

- HS lên tham gia chơi và giao lưu với các bạn.

+ HS nhìn tranh, nói tên sự vật được vẽ trong tranh, đọc câu và tìm tiếng phù hợp.

+ Các nhóm ghi kết quả ra giấy nháp.

+ Hết thời gian các nhóm lên dán đáp án trên bảng.

- Các nhóm xung phong nêu kết quả.

- Đáp án: Chậm như rùa; Nhanh như gió; Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.

- Hai câu đầu (Chậm như rùa;

Nhanh như gió) HS giải thích.

- Kinh nghiệm về thời tiết liên quan đến trồng trọt: thời tiết nắng nhiều thích hợp cho việc trồng dưa; thời tiết mưa nhiều, đất ẩm thích hợp cho việc trồng lúa.

- HS nêu.

- Bạn nhỏ vẽ bầu trời sao, ông trăng, cánh diều no gió.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện.

(23)

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

………

__________________________________________________________________

________________________________

Tiếng Việt

BÀI 14: EM HỌC VẼ (TIẾT 4)

TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT. DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được từ ngữ chỉ sự vật( từ chỉ đồ dùng học tập). Đặt được nêu công dụng của đồ dùng học tập. Đặt đúng dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi ở cuối câu.

- Phát triển vốn từ chỉ sự vật.

- Rèn kĩ năng đặt câu nêu công dụng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Phần mở đầu (5p)

*Khởi động

- GV tổ chức cho hs chơi TC Truyền bóng:

Kể tên các đồ dùng học tập - Gv hs hs cách chơi

- Gv cho hs nghe bài hát Quả, hs vừa nghe vừa truyền bóng, bóng dừng ở bạn nào bạn ấy sẽ nêu tên 1 đồ dùng học tập, 5giây mỗi lần dừng, bạn nào k nêu nhanh sẽ nhảy lò cò quanh lớp học

* Kết nối: GV nhận xét, giới thiệu bài - Gv ghi tên bài

2. Khám phá (8p)

* Hoạt động 1: Nói tên các đồ dùng có ở trong góc học tập. (nhóm 2)

* Bài 1: GV gọi hs đọc yêu cầu

?Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 2.

- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.

- Hs quan sát tranh, tìm từ ngữ thích hợp ứng với mỗi hình

* Hs chơi TC Truyền bóng: Kể tên các đồ dùng học tập.

- Hs nghe hd

- 1-2 HS đọc.

- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.

(24)

- HS làm việc nhóm 2, tìm từ ứng với tranh chia sẻ với bạn

- Đại diện các nhóm bàn chia sẻ trước lớp - Y/c Hs nhận xét kết quả nhóm bạn

- YC HS làm bài vào VBT/ tr.6.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV chữa bài, nhận xét.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Thực hành, luyện tập (12p)

* Bài 2: * Hoạt động 2: Đặt câu nêu công dụng của đồ dùng học tập. (nhóm 4)

- Gọi HS đọc YC.

- Bài YC làm gì?

- GVHD HS câu mẫu.

- HS làm việc nhóm 4 kể tên đồ dùn học tập và đặt câu nêu công dụng của đồ dùng đó theo mẫu.

- Các nhóm chia sẻ bài làm.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

4. Vận dụng (8p) Nhóm 2

* Hoạt động 3. Dấu chấm, dấu hỏi chấm.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài 3.

- Gọi 2 HS đóng vai: bút chì, tẩy và đọc đoạn thoại.

- HDHS và yêu cầu làm nhóm 2.

- HS chia sẻ bài làm.

- 2 HS đọc lại đoạn thoại.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động tiếp nối (1’)

- Hs quan sát tranh, tìm từ ngữ thích hợp ứng với mỗi hình

- HS làm việc nhóm 2, tìm từ ứng với tranh và chia sẻ với bạn

- Đại diện các nhóm bàn chia sẻ trước lớp

- Hs nhận xét kết quả nhóm bạn

=>Tên các đồ dùng học tập: Cái bàn, ghế, tủ sách, đèn học, bút, thước kẻ, kéo, cặp sách,….

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS đọc.

- HS làm việc nhóm

- HS chia sẻ câu trả lời.

- HS đọc.

- 2 HS đọc đoạn thoại.

- HS làm việc nhóm.

- 2-3 nhóm chia sẻ bài làm.

(25)

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học. - HS chia sẻ.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

………

_________________________________________________

Ngày soạn: 14/10/2021

Ngày giảng: Thứ năm 21/10/2021 Toán (Tiết 35)

BÀI 24: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ ( TIẾP THEO)

Tiết 1: Bài toán về Nhiều hơn I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách giải và trình bày bài giải Bài toán về nhiều hơn.

- Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày, khả năng tư duy và lập luận.

- Phát triển các năng lục toán học. Hs yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, tivi, Que tính rời III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

*Khởi động

- Tổ chức hs chơi trò chơi: “Nhiều hơn, ít hơn”

- GV hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho HS chơi.

* Kết nối

+ Làm thế nào để em lấy đúng được số đồ vật mà bạn yêu cầu?

- GVNX các nhóm

- Yêu cầu HS quan sát tranh thảo luận cặp đôi, sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn để đặt câu hỏi về số bông hoa của các tổ ( Trong bảng thi đua)

- GV nhận xét, dẫn vào bài mới. Trong bài học ngày hôm nay, cô và các con sẽ

- HS thực hành chơi trò chơi theo HD của GV

- Nhiệm vụ 1: Một HS lấy ra một số đồ vật ( que tính, hình vuông, … ) đố bạn lấy được nhiều hơn số đồ vật mình lấy là 2 đồ vật.

- Nhiệm vụ 2: Một HS lấy ra một số đồ vật ( que tính, hình vuông, … ) đố bạn lấy được ít hơn số đồ vật mình lấy là 2 đồ vật.

- Một số nhóm chia sẻ trước lớp.

- HS nói cách làm của cá nhân các em.

(26)

học bài 24: Bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ ( tiếp theo)

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút)

* Bài toán về nhiều hơn - GV trình chiếu bài toán.

- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa , GV nêu bài toán.

Bài toán: Tổ Một có 6 bông hoa, tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông hoa. Hỏi tổ Ba có mấy bông hoa?

- Yêu cầu HS nói cho bạn nghe:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV hướng dẫn tóm tắt bài toán(như SGK)

- Yêu cầu HS thảo luận nêu phép tính trả lời câu hỏi của bài toán

+ Tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông.

Muốn tìm số bông hoa của tổ Ba ta làm phép tính gì?

- GV nhận xét và hướng dẫn cách trình bày lời giải.

- GV chốt cách làm.

+ Tìm số bông hoa của tổ Ba bằng cách lấy số bông hoa của tổ Một (6 bông) cộng với phần hơn (2 bông) Đây là bài toán về nhiều hơn.(Làm phép cộng) 3. Hoạt động luyện tập, thực hành:

(15 phút) Bài 1:

- HS thảo luận theo cặp. Đại diện 2 nhóm lên trình bày: VD:

Tổ Hai có 5 bông hoa. Tổ 1 có nhiều hơn tổ Hai 1 bông hoa. Hỏi tổ Một có bao nhiêu bông hoa?

- HS nói cho nhau nghe trong nhóm đôi.

+ Tổ Một có 6 bông hoa, tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông hoa

+ Hỏi tổ Ba có bao nhiêu bông hoa?

- HS đọc tóm tắt.

- HS thảo luận nhóm đôi tìm phép tính trả lời câu hỏi của bài toán.

+ Ta làm phép tính cộng. Lấy số bông hoa của tổ Một cộng thêm 2 thì ra số bông hoa của tổ Ba.

- HS trình bày miệng phép tính và giải thích cách làm( Đại diện 2 nhóm)

- HS đọc lại bài giải trên bảng.

Bài giải Tổ ba có số bông hoa là:

6 + 2 = 8 ( bông)

Đáp số: 8 bông hoa

(27)

- Yêu cầu HS đọc BT ( 2 HS)

- HS trong nhóm đôi nói cho bạn nghe.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV nêu tóm tắt bài toán.

- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi.

- HS thảo luận lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán.

- GV cho HS giao lưu

+ Để tìm số thuyền của Toàn gấp được tại sao con lại làm phép cộng?

- GV nhận xét.

Bài 2/47.

- GV trình chiếu bài toán.

- Cô mời một bạn đọc to cho cô đề bài.

- Con hãy nói cho bạn cùng bàn của mình nghe xem

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS nêu tóm tắt

- GV: Các con hãy suy nghĩ, xác định phép tính phù hợp để điền vào phần bài giải trong phiếu bài tập.

- Y/c HS đọc bài làm của mình.

? Vì sao con lại lấy 35 + 20 ?

- Bạn nào có đáp án giống bạn? Giơ tay cô xem.

- GV lưu ý “dài hơn” cũng có nghĩa là

“nhiều hơn”

+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học?

- Gọi HS nhận xét

GV CHỐT: Đúng rồi đấy, bài toán này thuộc dạng toán nhiều hơn. Với dạng

- HS đọc bài toán.

- HS nói cho nhau nghe trong nhóm đôi.

+ BT cho biết: Mai gấp được 7 chiếc thuyền giấy, Toàn gấp được nhiều hơn Mai 5 chiếc

+ BT hỏi : Toàn gấp được bao nhiêu chiếc thuyền giấy ?

- HS đọc tóm tắt.

- HS thảo luận nhóm đôi chọn số và phép tính thích hợp cho các ô các ô đặt trong phần phép tính giải và đáp số.

- Đại diện nhóm lên trình bày.

+ Nhóm tớ vừa tb xong có bạn nào thắc mắc gì không?

HSNX: Tớ thấy nhóm bạn làm bài đúng rồi.

+ Vì Toàn gấp được nhiều hơn Mai 5 chiếc thuyền. Nên tìm số thuyền của Toàn ta lấy Số thuyền của Mai cộng thêm 5.

- HS đọc bài toán.

- HS phân tích bài toán, nói cho nhau nghe trong nhóm đôi phần tóm tắt.

- Đại diện nhóm nêu tóm tắt (2 nhóm)

- HS suy nghĩ tự điền phép tính vào PBT.

- HS nêu miệng bài giải

+ Vì sợi dây lụa màu đỏ dài hơn sợi dây lụa màu xanh 20 cm nên con lấy 35 + 20.

- HS nhận xét

HSTL: Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn.

- HS nghe và ghi nhớ.

(28)

toán này các con lấy số bé cộng số nhiều hơn để được số lớn.

4. Hoạt động vận dụng ( 5 phút) - HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến bài toán về nhiều hơn.

- Yêu cầu thảo luận cặp đôi

- Đại diện hs báo cáo

- Gv nhận xét, tuyên dương

*Tiếp nối

- GV hỏi HS: Hôm nay, các em học bài học gì?

- Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến Bài toán về nhều hơn, hôm sau chia sẻ với các bạn.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau Bài toán về ít hơn

- HS nêu một BT về nhiều hơn.

- Thực hiện theo cặp đôi, một bạn nêu bài toán, 1 bạn giải bài toán.

VD: Hà có 5 bông hoa, Huệ có 9 bông hoa. Hỏi Huệ có nhiều hơn Hà bao nhiêu bông hoa?

-1,2 cặp đại diện báo cáo

- HS nêu : Bài toán về nhều hơn.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

………

_________________________________________________

Tiếng việt

Luyện viết đoạn (Tiết 5 )

VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU VỀ MỘT ĐỒ VẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-HS viết được 3-4 câu giới thiệu một đồ vật được dùng để vẽ.

- Phát triển kĩ năng đặt câu nêu công dụng của đồ vật.

-Có ý thức giữ gìn, bảo quản đồ vật riêng và chung và yêu quý người lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A HĐ MỞ ĐẦU ( 4’)

* Khởi động

- Kiểm ra sự chuẩn bị bài của HS - GV nhận xét

-Hs báo cáo

(29)

* Kết nối

- GV dẫn dắt vào bài mới

B. HĐ LUYỆN TẬP - THỰC HÀNH( 28’)

* Hoạt động 1: Nói tên đồ vật và nêu công dụng. ( 5’) –HĐ tập thể- HĐ nhóm

* Slide1: Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?-HĐ nhóm

+Nói tên các đồ vật bạn nhỏ sử dụng để vẽ tranh

+Nêu công dụng của các đồ vật đó.

- YC HS thảo luận nhóm 4 (GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.)

- YC 2 nhóm trình bày kết quả.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 2: Viết đoạn văn ( 24’)- HĐ cá nhân

Bài 2:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS làm bài: chọn một đồ vật các em dùng để vẽ và giới thiệu về đồ vạt đồ theo các câu hỏi gợi ý trong sách SGK.

- YC HS thực hành viết vào VBT tr.31.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.

* LH SDTKNL:

+ Em biết đồ vật đó do ai làm ra?

+ Các em cần sử dụng đồ vật đó nth?

-GV chốt: Có ý thức giữ gìn, bảo quản đồ vật riêng và chung như vậy là Tiết kiệm tiền của và yêu quý người LĐ.

C. CỦNG CỐ- DẶN DÒ ( 2’) - Hôm nay em học bài gì?

- 1-2 HS đọc.

- 2 HS đọc.

- Nhóm thảo thuận ghi kết quả vào nháp.

-Tạo nhóm làm việc

- 2 nhóm chia sẻ: giấy màu để vẽ, màu để tô, bút chì để viết, tẩy để xóa, thước kẻ dùng để kẻ đường thẳng,…

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe, hình dung cách viết.

- HS làm bài VBT.

- 3HS chia sẻ bài.

- Lắng nghe và trả lời

-HS nêu

-Llắng nghe

(30)

- GV nhận xét giờ học. Tuyên dương cá nhân, nhóm HĐ tốt.

- Về hoàn chỉnh, viết lại đoạn văn cho hay và đẹp.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

………

_________________________________________________

Tiếng Việt

BÀI 14: EM HỌC VẼ (TIẾT 6) ĐỌC MỞ RỘNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học giúp HS:

- Tìm đọc mở rộng được câu chuyện về trường học. Chia sẻ được một số thông tin về

câu chuyện đã đọc.

- Đọc đúng, rõ ràng bài đọc mở rộng về trường học do GV hoặc HS chuẩn bị, biết ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp.

- Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.

+ Đọc mở rộng được một bài thơ, câu chuyện về trường học.

+ Biết cách ghi chép được các tên bài thơ, tên nhà thơ và những câu thơ em thích vào Phiếu đọc sách

+ Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh.

+ Chú ý nghe để học hỏi cách đọc của các bạn rồi tự điều chỉnh lời nói, cử chỉ, điệu bộ khi chia sẻ.

-PC: Cảm nhận được niềm vui học tập ở trường và có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Máy tính, ti vi; clip, slide tranh minh họa. Phiếu hoặc sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng.

- Học sinh: Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Phần mở đầu 3’

* Khởi động:

- Tổ chức cho HS thi nói tên những bài hát trường học.

- GV tổ chức HS hát 1 bài hát.

- GV kết nối dẫn dắt vào bài mới 2. Đọc mở rộng

Hoạt động 1. Tìm đọc một câu chuyện về trường học. Chia sẻ thông tin về

- HS nêu nối tiếp.

- HS hát tập thể.

- HS lắng nghe.

(31)

câu chuyện dựa trên gợi ý. HĐ nhóm - GV cho HS đọc lại yêu cầu trong SHS.

- GV giới thiệu cho HS những cuốn sách, những bài báo hay về trường học.

- GV cho HS tìm đọc trong thư viện, tủ sách gia đình hoặc mua ở hiệu sách địa phương.

- GV mang đến lớp một cuốn sách hoặc một bài báo hay và giới thiệu về nội dung cuốn sách hoặc bài báo nhằm khơi gợi sự tò mò, hứng thú đọc của HS.

- GV giao nhiệm vụ cho HS khi đọc sách, hướng dẫn HS cách đọc và nắm bắt thông tin chính của câu chuyện dựa vào các câu hỏi gợi ý:

+ Tên câu chuyện là gì?

+ Câu chuyện mở đầu như thế nào?

+ Điều gì diễn ra tiếp theo ? + Câu chuyện kết thức ta sao ?

- GV nêu rõ thời gian hoàn thành và gợi ý một số hình thức sản phẩm.

- GV cho HS thực hiện sau khi đọc: một bài thuyết trình về một nội dung mà em thích nhất trong VB/ một bức tranh vẽ về trường học mà em thích trong VB/

một sơ đồ ghi lại những thông tin chính trong VB/ một phiếu đọc sách theo mẫu mà GV cung cấp...

- GV cho HS đọc sách tại lớp trong giờ Đọc mở rộng.

- GV cho các em đọc độc lập hoặc theo nhóm.

*Hoạt động 2. Nói về một nhân vật em thích trong câu chuyện. HĐ nhóm - GV cho HS chọn kể trong nhóm về một nhân vật mà mình thích trong câu chuyện đã đọc, theo các câu hỏi gợi ý:

câu chuyện có mấy nhân vật:

+ Tên nhân vật em thích nhất là gì?

+ Điều gì ở nhân vật làm cho em thích nhất? Vì sao?

- GV tổ chức các nhóm kể trước lớp.

- HS đọc lại yêu cầu trong SHS.

- HS nghe giới thiệu những cuốn sách, những bài báo hay về trường học mà các em sưu tầm được.

- HS tìm đọc trong thư viện, tủ sách gia đình hoặc mua ở hiệu sách địa phương.

- HS chia sẻ bài đọc với bạn theo nhóm hoặc trước lớp.

- HS lắng nghe nhiệm vụ và trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện sau khi đọc.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải Bài toán có lời văn; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL

- Thông qua việc thực hành kiểm tra kết quả của phép chia dựa vào phép nhân tương ứng, HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực tự giải quyết

- Thông qua việc thực hiện phép tính gồm cả đặt tính, trình bày, lí giải cách thực hiện bài tập của mình, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy và lập luận

- Thông qua hoạt động nhận biết cách giải và thực hành, luyện tập giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có

- Luyện tập giải bài toán liên quan đến phép trừ.. - Phát triển các năng lực

- Thông qua việc thực hành kiểm tra kết quả các phép tính bằng cách sử dụng phép chia trong bảng chia 2, HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học,

- Rèn luyện kĩ năng về cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 và giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ và nhiều hơn, ít hơn.. - Liên hệ kiến thức

Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải Bài toán có lời văn; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL