• Không có kết quả nào được tìm thấy

TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY NHÓM VẬT LÝ 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY NHÓM VẬT LÝ 9"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY NHÓM VẬT LÝ 9

BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II VẬT LÝ 9 Thời gian: 45 phút

NĂM HỌC: 2015-2016 Ngày kiểm tra: 16 /4 /2016 I. Hãy chọn phương án mà em cho là đúng (3 điểm)

Câu 1: Các nguồn phát ra ánh sáng trắng là:

A. Mặt trời, đèn pha ôtô. C. Đèn LED.

B. Nguồn phát tia laze. D. Đèn ống dùng trong quảng cáo.

Câu 2: Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là:

A. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. C. Ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật.

B. Ảnh ảo, ngược chiều, nhỏ hơn vật. D. Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.

Câu 3: Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải : A. Đặt vật ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính C. Đặt vật ở rất xa thấu kính

B. Đặt vật trong khoảng tiêu cự của thấu kính D. Đặt vật ở bất cứ vị trí nào.

Câu 4: Chiếu chùm ánh sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ, chùm tia ló có màu gì ? A. Đỏ. B. Lục. C. Lam. D. Trắng.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây là của mắt lão:

A. Mắt lão có thể nhìn rõ những vật ở xa

B. Mắt lão không nhìn rõ những vật ở gần như mắt bình thường.

C. Đeo thấu kính phân kỳ để khắc phục tật mắt lão D. Các phát biểu A,B,C đều đúng.

Câu 6: Một người dùng máy ảnh để chụp ảnh một vật cao 80 cm, đặt cách máy ảnh 2m. Ảnh trên màn hứng ảnh cao 2cm. Khoảng cách từ ảnh đến vật kính lúc chụp ảnh là:

A. 800 cm B. 80 cm C. 5cm D. 50cm II. Tự luận (7 điểm)

Câu 7: ( 2 điểm) a. Nêu cấu tạo của mắt ? Nêu những điểm giống nhau về cấu tạo giữa mắt và máy ảnh ? b. Hãy nêu một cách phân tích một chùm sáng trắng thành các chùm sáng màu và tìm một thí dụ về hiện tượng này trong tự nhiên?

c. Giải thích: Tại sao khi ta đặt một vật màu xanh dưới ánh sáng trắng thì ta thấy nó có màu xanh.

Câu 8: (3 điểm) Mắt của một người chỉ có thể nhìn rõ những vật cách mắt một khoảng tối đa là 100 cm.

a. Mắt người ấy là mắt cận hay mắt lão?

b. Người ấy phải dùng kính gì? Có tiêu cự là bao nhiêu?

c. Hãy nêu vài biện pháp bảo vệ đôi mắt của mình tránh xảy ra cận thị học đường?

Câu 9: (2điểm) Một người dùng kính lúp để quan sát vật nhỏ cao 0,5 cm. Vật đặt cách kính 16 cm và kính lúp đó có tiêu cự 20 cm.

a. Tính số bội giác của kính lúp?

b. Hãy dựng ảnh của vật qua kính lúp. Nêu nhận xét các đặc điểm ảnh vừa vẽ được?

c. Vận dụng kiến thức hình học tính: Khoảng cách từ ảnh đến kính lúp?

(Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra)

(2)

ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II

TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY NHÓM VẬT LÝ 9

MÔN: VẬT LÝ 9 N ĂM HỌC: 2015-2016 A.TRẮC NGHIÊM (3 điểm) :

I.Mỗi câu 0,5 điểm 6x0,5=3,0 đ

Câu 1 2 3 4 5 6

Đáp án A D B A A,B C

B.TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 7: Nêu được cấu tạo của mắt, so sánh được sự giống nhau giữa mắt và máy ảnh 0.5đ

Nêu được: có thể dùng lăng kính để phân tích chùm sáng trắng thành chùm sáng nhiều màu, lấy ví dụ thực tế 1.0 đ

Giải thích được: vì nó tán xạ tốt ánh sáng màu xanh trong chùm ánh sáng trắng 0.5đ Câu 8

Người ấy bị tật cận thị 1.0 điểm

- Người ấy phải đeo kính phân kỳ, f = 100 cm 1.0 điểm - Nêu được các biện pháp bảo vệ mắt 1.0 điểm + Không đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe

+ Không ngồi học sai tư thế, mắt gần sách + Không ngồi trước máy tính quá lâu

+ Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý cho mắt Câu 9

- G = 1,25 0.5điểm

- dựng ảnh đúng, nhận xét đúng 1.0 điểm

- tính được d’ = 80 cm, tính được h’ = 2,5 cm 0.5điểm

(3)

TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY NHÓM VẬT LÝ 9

MA TRẬN BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: VẬT LÝ 9

N ĂM HỌC: 2015-2016 I. MỤC TIÊU: HS

1. Kiến thức

- Nêu được sự tương tự giữa mắt và máy ảnh

-Nêu được đặc điểm của mắt cận mắt lão và cách sửa.

-Nêu được chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khác nhau và mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng thành ánh sáng màu.

- Nêu được các ví dụ thực tế về các tác dụng của ánh sáng.

2. Kỹ năng

- Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.

- Giải thích được một số hiện tượng bằng cách nêu được nguyên nhân là do có sự phân tích ánh sáng, lọc màu, hoặc giải thích được màu sắc các vật là do nguyên nhân nào.

3. Thái độ

- Hs có thái độ nghiêm túc trong giờ kiểm tra.

II. Ma trận đề

Ch ủ đề Nhân biết Thông hiểu Vận dụng Vận

dụng cao

Tổng

TN TL TN TL TN TL

Thấu kính hội tụ- thấu kính phân kỳ

C8b 1.0đ

C9b 1.0đ

C9c

0.5đ 2,5 Máy ảnh – Kính lúp C2

0.5đ C9a

0.5đ C3

0.5đ C6

0.5đ 2,0

Mắt – Mắt cận và mắt lão C5 0.5đ

8a 1.0đ

C7a 0.5đ

C8c 1.0đ

3,0 Ánh sáng trắng, ánh sáng

màu C1

0.5đ C4

0.5đ 1,0

Sự phân tích ánh sáng trắng

C7b 0.5đ

C7c 0.5đ

C7b 0.5đ

1,5

Tổng 1.5 2,0 1,0 2,0 0,5 2,5 0,5 10,0

3,5- 35% 3,0- 30% 3 - 30% 0,5 –

5%

Giáo viên ra đề Duyệt đề TCCM BGH duyệt

Nguyễn Thị Thịnh Vũ Thị Lựu Vũ Hải Yến

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài tập 4 Đặt vật sáng AB cao 4 cm vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ (A nằm trên trục chính) và cách thấu kính. 60cm thì cho ảnh thậtA’B’,ngược

Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội

Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ:.. Tiết 46: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ Tiết 46: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO

Tiêu cự của thấu kính là: khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm.. Thấu kính hội tụ là thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Nếu chiếu một chùm tia sáng

Hai tia ló trên giao nhau tại S’, ta thu được ảnh thật S’ của S qua thấu kính. Dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ C5.. Dịch chuyển thấu kính hội tụ

+ Dịch chuyển vật và màn ảnh ra xa thấu kính những khoảng bằng nhau cho đến khi thu được ảnh rõ nét. + Kiểm tra lại xem các điều kiện d = d’ và h =

Bài 7: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 24 cm tạo ảnh A'B' cùng chiều với vật.. Không sử dụng công thức thấu kính,

a) Vì A’B’ cùng chiều với vật và nằm cùng phía với vật đối với trục chính nên nó là ảnh ảo. b) Vì ảnh A’B’ là ảnh ảo lớn hơn vật nên thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ.