• Không có kết quả nào được tìm thấy

LI 9_TUAN 25-THAU KINH PHAN KỲ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "LI 9_TUAN 25-THAU KINH PHAN KỲ"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường THCS&THPT Mỹ Phước Học kỳ II năm học 2019-2020

Tuần: 25 Tiết: 50-51

Ngày soạn: 10/04/2020

CHỦ ĐỀ: THẤU KÍNH PHÂN KỲ - ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KỲ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức :

- Nhận biết được thấu kính phân kì

- Vẽ được đường truyền các tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì.

- Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.

- Dựng được ảnh của vật tạo bời thấu kính phân kì bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.

2. Về kỹ năng :

- Vẽ được đường truyền của hai tia sáng đặc biệt.

- Phân biệt được ảnh ảo của vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ.

- Dựng được ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kỳ.

3. Về thái độ :

- Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức tự học.

B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Hướng dẫn học sinh tự học trên tài liệu, trên trường học kết nối, trên website của trường, trên zalo.

C. NỘI DUNG

I. LÝ THUYẾT

TG NỘI DUNG GV HƯỚNG DẪN HS THỰC HIỆN

I.

Đặc điểm của thấu kính phân kì

Thấu kính phân kì thường có phần rìa dày hơn phần giữa.

Hình dạng:

- Kí hiệu:

* Đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì:

- Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm F.

- Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

II.

Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.

- Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính

- GV yêu cầu tìm hiểu thông tin C1C3 trang 119 để rút ra đặc điểm TKPK.

- Yêu cầu đọc thông tin

C4C6 để rút ra đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua TKPK

- Yêu cầu HS trả lời C7, C8 trang 121 SGK.

- Yêu cầu HS tìm hiểu TN và trả lời C1, C2  rút ra đặc điểm ảnh của TKPK

- HS đọc thông tin GSK trang 119 rút ra đặc điểm.

- HS tự làm C4 đến C6 SGK trang 120  rút ra đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua TKPK.

- HS trả lời C7, C8 trang 121 SGK.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

Môn Vật Lí 9 GVHD Trần Viết Sơn

(2)

Trường THCS&THPT Mỹ Phước Học kỳ II năm học 2019-2020

phân kỳ luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.

- Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng

tiêu cự.

- Yêu cầu trả lời C3, C4 để tìm hiểu cách dựng ảnh

- Yêu cầu HS trả lời C5 trang 123SGK  so sánh độ lớn ảnh ảo tạo bởi TKHT và THPK.

HS thực hiện C3, C4 SGK trang 122 SGK

HS dựng ảnh và so sánh.

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

TG NỘI DUNG GV HƯỚNG DẪN HS THỰC HIỆN

1. Bài tập trắc nghiệm

1.1. Thấu kính phân kì là thấu kính A. tạo bởi hai mặt cong.

B. tạo bởi một mặt phẳng và một mặt cong.

C. có phần rìa dày hơn phần giữa.

D. có phần rìa mỏng hơn phần giữa.

1.2. Khi so sánh ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì, nhận định nào dưới đây không đúng?

A. Ảnh ảo tạo bởi hai thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì luôn cùng chiều với vật.

B. Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì luôn nằm trong khoảng tiêu cự.

C. Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ luôn lớn hơn vật, ảnh ảo tạo bởi thấu kính phân kì luôn nhỏ hơn vật.

D. Vật càng gần thấu kính hội tụ thì ảnh ảo càng nhỏ, càng gần thấu kính phân kì thì ảnh ảo càng lớn.

1.3. Thấu kính phân kỳ chỉ có khả năng cho|

A. ảnh thật, nhỏ hơn vật.

B. ảnh ảo , nhỏ hơn vật.

C. ảnh thật, lớn hơn vật.

D. ảnh ảo, lớn hơn vật.

2. Bài tập tự luận

Một vật AB đặt vuông góc trước

Yêu cầu HS vận dụng chọn đáp án đúng 1.1; 1.2 và 1.3.

- Yêu cầu HS vận dụng đường truyền của các tia sáng

1.1.Chọn C

1.2. Chọn B

1.3. Chọn B

HS thực hiện theo yêu cầu

Môn Vật Lí 9 GVHD Trần Viết Sơn

(3)

Trường THCS&THPT Mỹ Phước Học kỳ II năm học 2019-2020

thấu kính phân kỳ có tiêu cự 15cm, điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm O một khoảng 30cm. Hãy dựng ảnh tạo bởi thấu kính.

đặc biệt qua TKPK để dựng ảnh.

III. CHUẨN BỊ KIẾN THỨC CHO TIẾT HỌC SAU HS chuẩn bài ôn tập kiểm tra tiết từ bài 33 đến chủ đề vừa học.

Môn Vật Lí 9 GVHD Trần Viết Sơn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

C2 : - Muốn quan sát được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì thì ta đặt mắt trên đường truyền của chùm tia ló..

- Đặt thấu kính này gần dòng chữ, nhìn qua thấu kính thấy hình ảnh dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn trực tiếp vào dòng chữ đó.... C9: Trả lời câu hỏi ở đầu bài: Thấu kính

Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ:.. Tiết 46: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ Tiết 46: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO

Hãy nêu những điểm khác nhau cơ bản về hình dạng và quá trình tạo ảnh của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.

Hai tia ló trên giao nhau tại S’, ta thu được ảnh thật S’ của S qua thấu kính. Dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ C5.. Dịch chuyển thấu kính hội tụ

Bài 7: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 24 cm tạo ảnh A'B' cùng chiều với vật.. Không sử dụng công thức thấu kính,

a) Vì A’B’ cùng chiều với vật và nằm cùng phía với vật đối với trục chính nên nó là ảnh ảo. b) Vì ảnh A’B’ là ảnh ảo lớn hơn vật nên thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ.

- Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.. - Giải thích được một số hiện tượng bằng cách nêu được