• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 15 Ngày soạn:

Ngày giảng: Thứ hai ngày

TIẾNG VIỆT

Bài 15: BUÔN LÀNG ĐÓN CÔ GIÁO (Tiết 1)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I.Khởi động: (2’)

Cả lớp hát bài: Trái đất này là của chúng mình

II. Hoạt Động Cơ Bản (20’) 1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

- Mỗi bức tranh vẽ gì?

- Em thường được cô giáo giúp đỡ như thế nào?

- Em có cảm xúc gì khi được cô giáo giúp đỡ?

2. Nghe thầy cô đọc bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo

3. Đọc từ và giải nghĩa từ:

4. Cùng luyện đọc:

5. Thảo luận trả lời câu hỏi:

1) Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?

2) Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và chân tình như thế nào?

3) Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất chờ đợi và yêu quý cái chữ?

Chọn ý đúng để trả lời.

4) Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên nguyện vọng gì của đồng bào Tây Nguyên?

* Nội dung chính của bài là gì?

- HĐ cả lớp

1. HĐ nhóm

- Tranh 1: Cô giáo dạy học sinh học bài.

- Tranh 2: Cô giáo dạy các em học hát.

- Tranh 3: Cô giáo chải tọc cho học sinh.

- Tranh 4: Cô giáo dạy các em tập thể dục.

- Em được cô giáo dạy làm toán, dạy viết bài, dạy hát, múa, tập thể dục.

- Em rất vui vàbiết ơn cô.

- Hs nêu cảm xúc.

2. HĐ cả lớp

- Giọng đọc trang nghiêm ở đoạn 1, 2 giọng vui hồ hởi ở đoạn 3, 4.

3. HĐ cá nhân.

- Buôn, nghi thức, gùi,…

4. HĐ nhóm

- Đọc từ ngữ, đọc câu, đọc đoạn, bài.

5. HĐ nhóm

1) Cô giáo đến buôn Chư Lênh để dạy cái chữ.

2) … trang trọng và chân tình… thực hiện nghi lễ trở thành người trong buôn.

3) d) cả 3 chi tiết trên: Mọi người ùa theo già làng … bao nhiêu tiếng cùng reo hò.

4) Người Tây Nguyên ham học, yêu quý cái chữ, ham hiểu biết…

*Ý chính: Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo và nguyện vọng muốn cho con em mình được học hành thoát khỏi mù chữ, lạc hậu, đói nghèo.

(2)

TOÁN

BÀI 46: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động (2’)

- Cả lớp hát bài: Bốn phương trời II. Hoạt động thực hành: (35’) 1. Tính:

+ Nêu cách chuyển hỗn số thành số thập phân.

2. >, <, =

+ Nêu cách so sánh 2 số thập phân.

3. Đặt tính rồi tính:

- Nêu lại cách thực hiện tính:

+ Chia một số thập phân cho một số tự nhiên.

+ Chia một số thập phân cho một số thập phân.

+ Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên.

+ Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.

4. Tìm x, biết:

a) x + 25,6 = 76,5 : 1,8 b) x – 2,45 = 9,1 : 3,5 c) x x 0,6 = 1,8 x 10 d) 190 : x = 22,96 - 15,36

+ Muốn tìm thành phần chưa biết ta phải làm gì?

III. Hoạt động ứng dụng (2’) - GV giao bài trang 63 SHDH.

- HS cả lớp hát 1. HĐ cá nhân

a) 300 +40 + 0,05 = 340 + 0,05 = 340,05 b) 50 + 0,6 + 0,07 = 50,6 + 0,07 = 50,67 c) 200 + 6 + 3/100 = 206 + 0,03 = 206,03 d) 27+4/10+ 6/100=27+ 0,4+0,06 =27,46 2. HĐ cá nhân

a) > ; b <; c) <; d) = 3. HĐ cá nhân

a) 237,33 : 27 = 8,79 b) 819 : 26 = 31,5 c) 71,44 : 4,7 = 15,2 d) 6 : 6,25 = 0,96

4. HĐ cá nhân

a) x + 25,6 = 76,5 : 1,8 x + 25,6 = 42,5

x = 42,5 – 25,6 x = 16,9

b) x – 2,46 = 9,1 : 3,5 x – 2,46 = 2,6

x = 2,6 + 2,46 x = 5,06 c) x x 0,6 = 1,8 x 10 x x 0,6 = 18 x = 18 : 0,6 x = 30

d) 190 : x = 22,96 - 15,36 190 : x = 7,6

x = 190 : 7,6 x = 25

(3)

Ngày soạn:

Ngày giảng: Thứ ba ngày

TIẾNG VIỆT

Bài 15: BUÔN LÀNG ĐÓN CÔ GIÁO (Tiết 2)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I.Khởi động: (2’)

Cả lớp hát bài: Trái đất này là của chúng mình

III. Hoạt Động Thực Hành (17’) 1. Nghe thầy cô đọc và viết vào vở đoạn văn trong bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.

2. Tìm và viết vào bảng nhóm những tiếng có nghĩa:

3. Tìm tiếng thích hợp điền vào chỗ chấm:

- HĐ cả lớp

1. HĐ cả lớp

2. HĐ nhóm

a) Tiếng khác nhau chỉ ở âm đầu ch hay tr:

tra lúa- cha mẹ; uống trà- chà sát; trả lại- chả giò; nước trào ra- chào hỏi;

đánh tráo- bát cháo; tro bếp- cho quà;

làm trò- cây chò

b) Tiếng khác nhau chỉ ở thanh hỏi hay thanh ngã:

bở đi- bõ công; bẻ cành- bẽ mặt; rau cải- tranh cãi; cái chảo- gây chão; dải băng- nước dãi.

3. HĐ cặp đôi

a) cho, truyện, chẳng, chê, trả, trở.

b) đã, đủ, khẩn, đổ, thể.

TIẾNG VIỆT

Bài 15: BUÔN LÀNG ĐÓN CÔ GIÁO (Tiết 3)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động (5’)

- Cả lớp chơi trò chơi: Ong đốt, ong đốt

II. Hoạt động thực hành: (30’)

4. “Hạnh phúc” nghĩa là gì? Chọn ý đúng để trả lời

5. Tìm và viết vào bảng nhóm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc.

- HS cả lớp cùng chơi 4. HĐ cá nhân

b) Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt ý nguyện.

5. HĐ nhóm

- Đồng nghĩa với hạnh phúc: sung sướng, may mắn,…

- Trái nghĩa với hạnh phúc: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, cơ cực,…

6. HĐ nhóm

(4)

6. Tìm và viết vào bảng nhóm từ ngữ có chứa tiếng hạnh phúc:

- Đặt câu với 1 từ em vừa tìm được.

7. Yếu tố quan trọng nhất để có một gia đình hạnh phúc:

III. Hoạt động ứng dụng. (2’) - GV giao HDƯD (86)

- Phúc lợi, phúc hậu, phúc ấm, phúc tinh, phúc thần, phúc lộc, phúc phận,…

- Bà em rất phúc hậu.

7. HĐ cặp đôi

c) Mọi người sống hòa thuận.

TOÁN

BÀI 47: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động (3’)

- Cả lớp hát bài: Bốn phương trời II. Hoạt động thực hành (34’) 1. Đặt tính rồi tính:

- Đọc yêu cầu, nội dung bài.

+ Bài có mấy yêu cầu?

2. Tính:

+ Nêu cách tính giá trị biểu thức.

3. Tìm x:

+ Muốn tìm thành phần chưa biết ta phải làm gì?

4. Giải bài toán:

- Đọc yêu cầu, nội dung bài.

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

+ Bài toán thuộc dạng toán gì?

III. Hoạt động ứng dụng (2’)

- HS cả lớp hát 1. HĐ cá nhân a) 76,35 : 5 = 15,27 b) 126 : 24 = 5,52

c) 5,548 : 1,52 = 3,65 d) 119 : 9,52 = 12,5 2. HĐ cá nhân

a) (138,4 - 83,2) : 24 + 19,22

= 55,2 : 24 + 19,22

= 2,3 + 19,22

= 21,52

b) 6,54 + (75,4 - 29,48) : 4

= 6,54 + 45,92 : 4

= 6,54 + 11,48

= 18,02

3. HĐ cá nhân a) 8,7 - x = 5,3 + 2 8,7 - x = 7,3 x = 8,7 - 7,3 x = 1,4

b) x x 5,3 = 9,01 x 4 x x 5,3 = 36,04 x = 36,04 : 5,3 x = 6,8

4. HĐ cá nhân

Bài giải

100l thì chạy được số giờ là:

100 : 0,8 = 125(giờ) Đáp số: 125 giờ

(5)

- Giao BT trang 65 SHDH.

Ngày soạn:

Ngày giảng: Thứ tư ngày

TIẾNG VIỆT

Bài 15: NHỮNG CÔNG TRÌNH MỚI (Tiết 1)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động (3’)

- Cả lớp hát bài: Quê hương tươi đẹp - Chuẩn bị: Một số tranh về những ngôi nhà đang xây.

III. Hoạt động thực hành: (18’) 1. Nghe thầy cô nêu yêu cầu kể chuyện.

- Gv nêu một số gợi ý.

2. Lập dàn ý.

3. Kể chuyện trong nhóm.

4. Thi kể trước lớp.

IV. Hoạt động ứng dụng (2’)

- Em kể chuyện cho người thân nghe.

- HĐ cả lớp

1. HĐ cả lớp.

- Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.

- Những việc làm chống đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân: Làm kinh tế giỏi, lai tạo được những giống cây cho năng suất cao, bài trừ mê tín dị đoan,....

2. HĐ nhóm

- Mở đầu câu chuyện: Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Diễn biến câu chuyện: Kể về các hành động của nhân vật.

- Kết thúc câu chuyện: Nhận xét về nhân vật, ý nghĩa câu chuyện.

3. HĐ cả lớp

- Mỗi bạn chọn một câu chuyện để kể - Nêu ý nghĩa câu chuyện.

4. HĐ cả lớp

- Bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất.

(6)

TOÁN

BÀI 48: TỈ SỐ PHẦN TRĂM (Tiết 1)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động (2’)

- Cả lớp hát bài: Thầy cô cho em mùa xuân

II. Hoạt động cơ bản: (35’)

1. Chơi trò chơi “Viết tỉ số thích hợp”

- Nhóm trưởng hướng dẫn các bạn trong nhóm chơi.

+ Khi viết tỉ số ta cần chú ý điều gì?

2. Đọc kĩ ví dụ và nghe thầy cô hướng dẫn:

- Đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán yêu cầu gì?

- Viết tỉ số của diện tích trồng rau muống và diện tích trồng hoa.

- Viết tỉ số phần trăm và đọc.

- Viết và đọc cho bạn nghe tỉ số phần trăm vừa viết.

+ Nêu lại cách viết, đọc tỉ số phần trăm.

3. Viết vào chỗ chấm theo mẫu:

+ Bài yêu cầu gì?

- Làm bài vào vở.

- Lần lượt đọc kết quả

- Đọc tỉ số phần trăm vừa viết.

4. Đọc kĩ ví dụ và giải thích cho bạn:

- Đọc bài toán.

- Viết tỉ số của học sinh giỏi và số học sinh khối lớp 5 ra nháp.

- Chuyển tỉ số vừa viết được thành tỉ số phần trăm.

+ Tỉ số phần trăm cho biết điều gì?

5. Viết (theo mẫu)

- Làm bài vào vở ô li toán.

- Đổi chéo bài kiểm tra kết quả.

+ Từ phân số ta có thể viết thành tỉ số phần trăm được hay không? Bằng cách nào?

- HS cả lớp hát

1. HĐ nhóm

- Thực hiện theo yêu cầu của nhóm trưởng.

2. HĐ cả lớp

+ Tìm tỉ số diện tích trồng rau muống và diện tích vườn.

+ 50 : 100 hay 50/100

+ 50/100 = 50%. Đọc là: năm mươi phần trăm.

+ Lần lượt đọc tỉ số phần trăm vừa viết.

3. HĐ cặp đôi

a) 32/100 = 32% b) 50/100 = 50%

c) 75/100 = 75% d) 125/100 = 125%

4. HĐ nhóm

- Tỉ số của số học sinh giỏi và số học sinh cả lớp 5 là: 50 : 100 hay 50/ 200 - Ta có 50/100 = 25/100 = 25%

5. HĐ cặp đôi

a) 60/400 = 15/100 = 15%

b)40/200 = 20/100 = 20%

c) 80/500 = 16/100 = 16%

d) 120/300 = 40/100 = 40%

(7)

III. Hoạt động ứng dụng (3’)

- Em viết 5 phân số rồi chuyển thành tỉ số phần trăm, chia sẻ cùng người thân.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

LỊCH SỬ

BÀI 6: CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC (1947) VÀ BIÊN GIỚI (1950) (Tiết 2) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động (3’)

- Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết II. Hoạt động cơ bản: (35’)

5. Tìm hiểu bối cảnh chiến dịch biên Giới thu- đông năm 1950.

a. Đọc đoạn hội thoại.

b. Trả lời câu hỏi.

- Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950?

6. Tìm hiểu về chiến thắng Biên giới thu- đông năm 1950.

a. Đọc đoạn hội thoạivà thay nhau trình bày trên lược đồ về chiến dịch Biên Giới.

b. Quan sát hình 6, 7 thực hiện các yêu cầu.

- Mô tả hình ảnh Bác Hồ. Nêu suy nghĩ của em về sự kiện Bác Hồ trực tiếp tham gia chiến dịch Biên Giới.

- Theo em hành động của anh La Văn Cầu thể hiện điều gì?

- Em đã và sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha ông?

c. Trả lời câu hỏi:

- Hãy cho biết kết quả và ý nghĩa của chiến dịch biên giới?

- HS cả lớp cùng hát 5. HĐ cặp đôi

- Quân ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.

6. HĐ nhóm

- Trong ảnh, gương mặt Bác Hồ rất hiền hậu. Đầu đội mũ cứng, mặc bộ quần áo bộ đội, xắn quần qua đầu gối, mắt nhì thẳng về phía trước,….. Bác là người chỉ huy giỏi, gương mẫu và trực tiếp tham gia chiến dịch. Thể hiện lòng quyết tâm đánh tan giặc Pháp, tình yêu đồng bào.

- Hành động của anh La Văn Cầu thể hiện lòng quả cảm, thà hi sinh chứ nhất định không chịu mất nước.

- Tự hào, khâm phục về truyền thống đấu tranh, sự hi sinh của cha ông sẽ phát huy và giữ gìn truyền thống tốt đẹp ấy….

- Kết quả: Quân ta phá được âm mưu bao vây của địch Căn cứ địa Việt bắc được củng cố và mở rộng.

- Ý nghĩa: thắng trận này sẽ mở cửa thông thương từ nước ta sang các nước XHCN anh em, sẽ tạo ra bước ngoặt

(8)

7. Đọc và ghi vào vở.

- Hs ghi những ý chính.

III. Hoạt động ứng dụng. (2’) - GV giao HDƯD

cho cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc của nhân dân ta.

7. HĐ cá nhân.

Ngày soạn:

Ngày giảng: Thứ năm ngày

TIẾNG VIỆT

Bài 15B: NHỮNG CÔNG TRÌNH MỚI (Tiết 2)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động (3’)

- Cả lớp hát bài: Quê hương tươi đẹp II. Hoạt động thực hành: (33’)

5. Nhận xét về cách tả hoạt động trong bài văn tả người.

* Tìm những câu văn miêu tả hoạt động của bác Tâm?

6. Viết đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.

- Gv gợi ý Hs làm bài.

- Đọc trước lớp.

- HĐ cả lớp 5. HĐ Nhóm

Các đoạn Nội dung của mỗi đoạn

+ Đoạn 1 : Từ đầu… cứ loang ra mãi.

- Tả bác Tâm đang vá đường.

+ Đoạn 2 : Mảng đường hình chữ nhật ... khéo như áo vá ấy.

- Tả kết quả lao động của bác Tâm.

+ Đoạn 3 : Bác Tâm đứng lên ...

làm rạng rỡ khuôn mặt bác.

- Tả bác Tâm đứng trước mảng đường vừa vá xong

*Câu văn miêu tả hoạt động của bác Tâm.

+ Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng.

+ Bác đập búa đều đều xuống những viên đá, hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.

+ Bác đứng lên, vươn vai mấy cái liền.

6. HĐ cá nhân + Ví dụ:

Em tả mẹ đang nấu cơm.

Em tả ông đang đọc báo.

Em tả chị đang học bài.

(9)

+ Nêu y/c khi viết 1 đoạn văn?

III. Hoạt động ứng dụng (2’)

- HS thực hiện yêu cầu SGK trang 93

+ Có mở đoạn - Thân đoạn - Kết đoạn.

TOÁN

BÀI 48: TỈ SỐ PHẦN TRĂM (Tiết 2)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động (3’)

- Cả lớp hát bài: Bốn phương trời II. Hoạt động thực hành: (35’) 1. Viết (theo mẫu):

- Đọc yêu cầu, nội dung bài.

+ Bài yêu cầu gì?

- Thực hiện vào SHDH

2. Viết tiếp vào chỗ trống:

- Thực hiện yêu cầu nội dung bài 2 trang 69-70 vào SHDH

3. Viết (theo mẫu) - GV hd mẫu : Rút gọn

300

75 thành

100 25

rồi viết

100

25 = 25 %.

- Y/c HS tự viết các phần còn lại.

+ Muốn chuyển phân số thành tỉ số phần trăm có mấy cách?

4. Viết vào ô trống (Theo mẫu)

+ Muốn chuyển số thập phân thành tỉ số phần trăm ta làm như thế nào?

5. Giải bài toán:

- HS cả lớp hát 1. HĐ cá nhân

Đọc Viết

Ba mươi lăm phần trăm 35%

Sáu mươi tám phần trăm 68%

Hai trăm ba mươi hai phần trăm

232%

Bốn mươi lăm phần trăm 45%

Ba phần trăm 3%

Một trăm phần trăm 100%

2. HĐ cá nhân

- Tỉ số phần trăm của ô màu xanh và tổng số ô vuông là 1%

- Số ô vuông màu đỏ chiếm 8% tổng số ô vuông.

- Tỉ số phần trăm của số ô vuông màu vàng và tổng số ô vuông là: 6%

3. HĐ cá nhân

130/200 = 65/100 = 65%

1/4 = 25/100 = 25%

90/500 = 18/100 = 18%

2/5 = 40/100= 40%

63/300 = 21/100 = 21%

10/25 = 40/100 = 40%

4. HĐ cá nhân

Dạng p/s Dạng STP Dạng tỉ số %

75/100 0,75 75%

30/100 0,30 30%

59/100 0,59 59%

99/100 0,99 99%

15/100 0,15 15%

72/100 0,72 72%

5. HĐ cá nhân

(10)

- Đọc yêu cầu, nội dung bài.

- Bài cho biết gì? Yêu cầu tìm gì?

6. Giải bài toán sau:

- Y/c HS đọc kĩ đề bài rồi lập tỉ số của 150 và 500 rồi viết thành tỉ số phần trăm.

III. Hoạt động ứng dụng (2’) - Gv giao bài trang 71/SHDH

Tỉ số phần trăm của số bạn thích chơi bóng đá và số học sinh toàn trường là:

12 : 100 = 12/100 = 12%

Đáp số: 12%

6. HĐ cá nhân

Tỉ số phần trăm của số hộp sữa đã bán được và số hộp sữa cửa hàng có lúc đầu là:

150 : 500 = 150/500 = 30/100 = 30%

Đáp số: 30%

Ngày soạn:

Ngày giảng: Thứ sáu ngày

TOÁN

BÀI 49: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (Tiết 1) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động (2’)

- Trưởng ban Văn nghệ tổ chức chơi trò chơi: Ong đốt.

II. Hoạt động cơ bản: (35’)

1. Chơi trò chơi: Chuyển cách viết - 1 Hs ghi một phân số có mẫu số là 100; Hs thứ hai viết số thập phân; HS thứ ba viết tỉ số phần trăm. Hs đổi lại để chơi.

2. Đọc kĩ ví dụ sau và nghe thầy cô hướng dẫn.

- Đọc bài toán SHD trang 73

- Gv hướng dẫn Hs các bước tìm tỉ số phần trăm.

- Hs học thuộc nội dung ghi nhớ.

3. Tìm tỉ số phần trăm của:

a) 3 và 4 b) 16 và 50

- Hs cả lớp chơi

1. HĐ nhóm

- Nhóm chơi dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.

Dạng p/số Dạng STP Dạng tỉ số

%

75/100 0,75 75%

31/100 0,31 31%

70/100 0,70 70%

85/100 0,85 85%

2. HĐ cả lớp - Đọc cá nhân.

- Trả lời câu hỏi và viết phép tính ra nháp.

- Đọc kĩ nội dung phần nhận xét. Chú ý viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được.

- Trao đổi với bạn những phần đã thực hiện

3. HĐ cặp đôi a) 3 và 4

(11)

4. Đọc kĩ bài toán sau và nghe thầy/ cô giáo hướng dẫn.

- Tại sao phải viết kí hiệu % vào tích tìm được?

III. Hoạt động ứng dụng (3’)

- Cùng chia sẻ cách tìm tỉ số phần trăm của hai số với người thân và viết 3 ví dụ vào vở.

3 : 4 = 0,75 = 75%

b) 16 và 50

16 : 50 = 0,32 = 32%

4. HĐ cả lớp

- Đọc kĩ và tự phân tích bài toán.

- Đọc kĩ cách giải bài toán.

- Trao đổi cách giải bài toán.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

TIẾNG VIỆT

BÀI 15C: NHỮNG NGƯỜI LAO ĐỘNG (Tiết 1 + 2) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động (3’)

- HS cả lớp hát bài: Chú bộ đội và cơn mưa.

II. Hoạt động thực hành. (35’)

1. Gọi tên và nói nghề nghiệp của người trong tranh.

2. Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống.

a) Người thân trong gia đình

b) Những người gần gũi ở trường

c) Các nghề nghiệp khác nhau

d) Các dân tộc anh em trên đât nước ta

- Cả lớp hát

1. HĐ nhóm Tranh 1: Thợ xây Tranh 2: Nông dân Tranh 3: Công nhân Tranh 4: Bác sĩ Tranh 5: Họa sĩ;

Tranh 6: Ca sĩ.

2. HĐ nhóm

a) Người thân trong gia đình : Cha, mẹ, chú, dì, ông, bà, cố, cụ, thím, mợ, cô, bác, cậu, anh, chị, em, cháu, chắt, chút, dượng, anh rể, chị dâu,...

b) Những người gần gũi ở trường học : Thầy giáo, cô giáo, bạn bè, lớp trưởng, bạn thân, bạn cùng lớp, các anh chị lớp trên, các em lớp dưới, anh (chị) phụ trách đội, bác bảo vệ, cô lao công,...

c) Các nghề nghiệp khác nhau: công nhân, nông dân, họa sĩ, bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, thủy thủ, hải quân, phi công, tiếp viên hàng không, thợ lặn, thợ dệt, bộ đội, công an, dân quân tự vệ, học sinh, sinh viên, thợ cấy, thợ cày,...

d) Các dân tộc anh em trên đât nước ta :

(12)

3. Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao.

4. Những từ ngữ miêu tả hình dáng của người.

a, Miêu tả mái tóc b, Miêu tả đôi mắt

c, Miêu tả khuôn mặt : trái xoan, thanh tú, nhẹ nhõm, vuông vức, vuông chữ điền,

d, Miêu tả làn da

e, Miêu tả vóc người

5. Viết một đoạn văn miêu tả hình dáng của một người mà em quen biết.

Tiết 2

6. Lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hay của một em bé.

- HS làm vào vở tập làm văn.

Ba-na, Ê-đê, Gia-rai, Dao, Kinh, Tày, Nùng, Thái, Hmông, Mường, Dáy, Khơ- mú, Xơ-đăng, Tà-ôi,...

3. HĐ nhóm a) Quan hệ gia đình

b) Quan hệ thầy trò

c) Quan hệ bạn bè - Công cha

như núi Thái sơn...

Muốn sang thì bắc....

Bạn bè là nghĩa tương thân

4. HĐ cá nhân

a, Miêu tả mái tóc: đen nhánh, đen mượt, đen mướt, nâu đen, hoa râm,..

b, Miêu tả đôi mắt : một mí, hai mí, bồ câu, ti hí, đen láy, đen nhánh, nâu đen, xanh lơ, linh hoạt, lanh lợi, sinh động, tinh anh, ..

c, Miêu tả khuôn mặt : trái xoan, thanh tú, nhẹ nhõm, vuông vức, vuông chữ điền,

d, Miêu tả làn da : Trắng trẻo, trắng nõn nà, trắng hồng, trắng như chứng gà bóc, đen sì, ngăm đen, ngăm ngăm, ,...

e, Miêu tả vóc người : vạm vỡ, mận mạp, to bè bè, lực lưỡng, cân đối, thanh mảnh, nho nhã, thanh tú, vóc dáng thư sinh, lùn tịt,...

5. HĐ cá nhân

6. HĐ nhóm

MB: bé Bông - em gái tôi...

TB:

- Ngoại hình.

+ mái tóc: thưa mềm như tơ...

+ Hai má: bầu bĩnh....

+ Miệng: nhỏ, xinh, hay cười...

+ Chân tay: trắng hồng...

- Hoạt động.

+ Lúc chơi: lê la dưới sàn: ...

+ Lúc xem tivi: ...

+ Lúc làm nũng mẹ: ...

+ Lúc ăn...

+ Lúc ngủ: ....

(13)

7. Viết đoạn văn tả hoạt động của em bé hay của bạn nhỏ.

8. Học sinh đọc bài viết của mình.

HS bình chọn đoạn văn hay.

III. Hoạt động ứng dụng. (2’) - GV giao bài trang 97

KB: Em rất yêu Bé Bông. Hết giờ học là về...

7. HĐ cá nhân 8. HĐ nhóm

SINH HOẠT TUẦN 15 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.

2. Kỹ năng: - Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

3. Thái độ: - Giáo dục thông qua giờ sinh hoạt.

II. ĐỒ DÙNG

- Những ghi chép trong tuần.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC

Hoạt động của giáo vên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức (3’)

- Yêu cầu học sinh hát tập thể một bài hát.

2. Tiến hành sinh hoạt (20’) a. Nêu yêu cầu giờ học

b. Đánh giá tình hình trong tuần

a. Các Ban trưởng nhận xét về hoạt động của nhóm mình trong tuần qua.

b. Chủ tịch hội đồng nhận xét, đánh giá chung tình hình chung của lớp.

c. Giáo viên nhận xét, tổng kết chung tất cả các hoạt động.

* ưu điểm : - Nề

nếp: ...

...

...

- Học tập:

+ +

- LĐVS:

...

* Một số hạn chế:

3. Phương hướng tuần tới (7’) 4. Kết thúc sinh hoạt (5’) - Học sinh hát tập thể một bài.

- Gv nhắc nhở hs cố gắng thực hiện tốt hơn

- Học sinh hát tập thể.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Hs chú ý lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.

- Hs lắng nghe rút kinh nghiệm bản thân.

- Học sinh rút kinh nghiệm cho bản thân mình.

(14)

trong tuần sau.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những. người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của

1.Kiến thức: HS Kể lại được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo

A. Kiểm tra bài cũ. Giới thiệu bài: Các em đã được biết rất nhiều người tận tâm tận lực góp công sức của mình vào việc chống lại đói nghèo, bệnh tật, mang

* Hãy kể lại câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình chống lại nghèo đói, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân.... Kể chuyện được

 Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.. - Lai tạo

* Hãy kể lại câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình chống lại nghèo đói, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân.... Kể

Kiến thức: Biết kể tự nhiên, rõ ràng, rành mạch bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo,

 Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.. - Lai tạo