• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 5 Ngày soạn: 13/9/2019

ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG I . MỤC TIÊU

1. Kiến thức : 

- Nêu được tinh chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.

- Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.

2. Kỹ năng :

 - Làm được thí nghiệm tạo ảnh của vật qua gương phẳng và xác định được vị trí của ảnh để nghiên cứu tính chất của ảnh qua gương phẳng.

3. Thái độ : 

- Nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng trừu tượng.

4. Định hướng các năng lực được hình thành:

- Năng lực sử dụng kiến thức vật lí: K3, K4.

- Năng lực về phương pháp: P1, P3, P5, P6, P8, P9.

- Năng lực trao đổi thông tin: X1, X3, X5, X6, X7, X8.

- Năng lực cá thể: C1, C2.

II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG

1, Nêu tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng?

2, Giải thích và nêu cách vẽ ảnh tạo bởi gương phẳng?

III. ĐÁNH GIÁ

- Trong giờ: Quan sát , làm thí nghiệm

- Sau bài giảng: Gọi HS làm bài tập ứng dụng và giải thích một vài hiện tượng thực tế

- Đánh giá theo thang điểm 10

IV. PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp

- Phát hiện và giải quyết vấn đề. - Luyện tập và thực hành.

- Hợp tác trong nhóm nhỏ. - Giảng giải và thuyết trình.

2. Kỹ thuật

- Kỹ thuật giao nhiệm vụ.

- Kỹ thuật chia nhóm.

- Kỹ thuật đặt câu hỏi.

- Kỹ thuật trình bày 1 phút.

V. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH + Gương phẳng. Tấm kính trong. 2 cây nến; tờ giấy trắng VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ 1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

(2)

Ngày giảng Lớp Sĩ số Vắng

18/9/2019 7A 37

18/9/2019 7B 36

HĐ2 : Kiểm tra bài cũ - Đặt vấn đề  Mục tiêu:

Kiểm tra kiến thức HS nắm được trong bài trước qua lí thuyết và bài tập

Tạo tình huống có vấn đề vào bài mới Thời gian: 5 phút 

Phương pháp: hoạt động cá nhân Kiểm tra bài cũ: 4 phút

HS1: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng ? Xác định tia tới trong hình vẽ ? R

I HS2 : BT 4.1_ SBT

* Tổ chức tình huống học tập: (1’)như SGK HĐ3: Giảng bài mới: (39 phút)

Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ3.1 : Nghiên cứu tính chất của ảng tạo bởi gương phẳng.(16’)

Mục tiêu: HS nhận biết tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng

Phương pháp: Quan sát , nhận xét; hoạt động cá nhân

Phương tiện: SGK; SGV; dụng cụ thí nghiệm Yêu cầu HS đọc TN, quan sát, làm

TN theo HD

-Muốn biết ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn hay bằng vật thì ta phải làm thế nào?

- Yêu cầu làm TN để nêu nhận xét + ảnh giống vật không ?

+Dự đoán : Kích thước ảnh so với vật. Khoảng cánh từ ảnh đến gương và khoảng cánh từ vật đến gương

- Làm thế nào để kỉêm tra dự đoán đó ?

– HS làm TN

- HS làm C1 SGK để điền kết luận - Vậy ảnh ảo là gì ?

I. TÍNH CHẤT CỦA ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG.

*Thí nghiệm : Nhận xét :

+ Kích thước ảnh so với vật (bằng nhau )

+ Khoảng cách từ ảnh đến gương và khoảng cách từ vật đến gương(bằng nhau)

1.Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không ? C1.

(3)

Vì sao không hứng được ảnh trên màn chắn ? ( HD : ánh sáng có truyền qua được gương phẳng không ? Nếu thay gương phẳng bằng tấm kính trong làm thí nghiệm thì KL có đúng không ? ) -Vậy độ lớn của ảnh so với vật thì sao ?

Bố trí thí nghiệm như hình 5.3 sgk, gv hướng dẫn học sinh làm

*Đặt tấm kính thẳng đứng trên mặt bàn, vuông góc với tờ giấy trắng đặt trên bàn

+ Dán miếng bìa đen lên tờ giấy trắng, quan sát ảnh A của đỉnh A miếng bìa

+Lấy bút chì vạch đường MN nơi tấm kính tiếp xúc với tờ giấy +Bỏ tờ giấy ra , nối A với A cắt MN tại H

+Dùng êke kiểm tra xem AH có vuông góc với MN không

+Dùng thước đo AH và AH rồi so sánh rút ra kết luận

- HD HS làm TN lưu ý đánh dấu vị trí của quả pin sau tấm kính ( gương ), đặt giấy ở dưới kính, kẻ đường thẳng, đặt cây nển trước gương và cây nến ở sau gương trùng ảnh trên đường thẳng đó.

- Yêu cầu điền KL

- Từ đó điền KL 3 sau khi đo và so sánh

* Kết luận :

ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.

2. Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của  vật không?

C 2:

* Kết luận: Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.

3. So sánh khoảng cách từ một điểm  của vật đến gương và khoảng cách từ  ảnh của điểm đó đến gương.Dùng TN ở H 5.3 để dự đoán.

* Kết luận : Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương phẳng một khoảng bằng nhau.

HĐ3.2 : Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng.(12’)

Mục tiêu: HS giải thích được sự tạo thành ảnh tạo bởi gương phẳng.

Phương pháp: Quan sát , nhận xét; hoạt động cá nhân

Phương tiện: SGK; SGV; thước thẳng.

- Yêu cầu đọc C4 và làm theo

*Hướng dẫn học sinh trả lời câu C4

II. GIẢI THÍCH SỰ TẠO THÀNH ẢNH BỞI GƯƠNG PHẲNG C4 :

(4)

d)Mắt ta nhìn thấy S vì các tia phản xạ lọt vào mắt ta coi như đi thẳng từ S đến mắt. Không hứng được S trên màn vì chỉ có đường kéo dài của các tia phản xạ gặp nhau ở S chứ không có ánh sáng thật đến S.

- GV gọi HS lên bảng làm từng bước như HD SGK

+ a) Lấy đối xứng

+ b) Theo định luật phản xạ ánh sáng. kéo dài hai tia phản xạ gặp nhau tại S

- Yêu cầu điền KL

- HD : Điểm giao nhau của hai tia phản xạ xuất hiện ở đâu ?

- Cho HS đọc thông tin SGK

- ảnh của một vật qua gương phẳng là gì ?

* Kết luận : Ta nhìn thấy ảnh ảo S vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S

N N R M

S

I K S

* ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.

HĐ3.3 : Củng cố - Vận dụng (9’)

Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức bài học vẽ được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

Phương pháp: Quan sát , nhận xét , so sánh

Phương tiện: SGK; SBT , vở ghi, thước thẳng.

- Yêu cầu đọc ghi nhớ - Làm C5, C6 SGK.

A III/VẬN DỤNG

C5 : B

B’

A’

C6:

Bóng cái tháp ở dưới nước chính là ảnh của tháp qua gương phẳng là mắt nước HĐ 4:  Hướng dẫn về nhà (2’)

Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức bài học để giải tất cả các bài tập trong SBT

(5)

Phương pháp: Quan sát , nhận xét , so sánh

Phương tiện: SGK; SBT , vở ghi - Trả lời lại câu hỏi C1đến C5 SGK Học thuộc phần ghi nhớ .

- làm bài tập5.1 đến 5.12 ( SBT) Mỗi HS về nhà chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành bài 6

1 HS đọc mục “Có thể em chưa biết”

HS làm các bài tập vào vở bài tập -Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành bài 6

- Đọc trước bài 6

- Mang theo thước chia độ.

VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO - SGK, SGV, SBT ( Vật lí 7) -Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng 7

VII/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi 1 trang 83 SGK Khoa học tự nhiên 7: Bạn A đứng cách bức tường 4 m, trên tường treo thẳng đứng một tấm gương phẳng rộng và nhìn thấy ảnh của mình trong gương..

Ở xe cứu thương và xe cứu hỏa thường có các dòng chữ viết ngược như hình vì khi nhìn qua gương chiếu hậu của các phương tiện giao thông đi phía trước sẽ nhìn thấy dòng

Bài báo này áp dụng kỹ thuật phân tích ảnh vệ tinh Sentinel 2 và thuật toán phân loại Random Forest trong việc xác định vị trí trượt lở đất.. Đầu tiên dữ

+ Dữ liệu ngoài doanh nghiệp: Các bài nghiên cứu liên quan đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng như hành vi mua sắm trực tuyến, ý định mua sắm trực tuyến làm cơ sở

Để đi đến quyết định đăng ký học nhiều học viên đã chủ động tìm kiếm cho mình thông tin khóa học mong muốn từ rất nhiều kênh của học viện cho thấy sự kỹ lưỡng trong việc

mặt bàn nằm ngang, quan sát ảnh chiếc pin và viên phấn trong gương.. 1) Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không.. C1 Đưa tấm bìa làm màn chắn

+ HĐ cặp đôi tìm từ điền vào chỗ trống để rút ra kết luận về sự tạo thành ảnh của gương phẳng. Vẽ ảnh S’ dựa vào tính chất của ảnh qua gương phẳng tính chất đối

Bài 7: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 24 cm tạo ảnh A'B' cùng chiều với vật.. Không sử dụng công thức thấu kính,