• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
39
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 4 Ngày soạn: 23/ 9/ 2018

Ngày giảng:Thứ hai ngày 01 tháng 10 năm 2018 Tiết 1: Chào cờ

---o0o--- Tiết 2: Tiếng anh

( Giáo viên bộ môn dậy)

---o0o--- Tiết 3: Toán

SO SÁNH VÀ SẮP XẾP CÁC SỐ TỰ NHIÊN I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về:

- Cách so sánh hai số tự nhiên.

- Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.

2. Kĩ năng :

- Rèn cho hs cách so sánh hai số tự nhiên và biết về đặc điểm và thứ tự các số tự nhiên

3.Thái độ :

- Giáo dục hs yêu môn học, tính cẩn thận, chính xác.

II. Đồ dung dạy học:

- VBT toán, bảng phụ III. Hoạt động dạy họ c

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Bài cũ: (5’)

? Đọc và phân tích cấu tạo của các số sau:

89 273; 94 056 130 B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:(1’) Nêu mục đích yêu cầu.

2. Hướng dẫn học sinh nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên:(7’) - GV nêu ví dụ bằng số.

- Yêu cầu HS so sánh cặp số.

- Nêu nhận xét.

+ HS lấy ví dụ

* Tương tự:

- 2 hs lờn bảng,lớp làm nhỏp

- VD: 100...99

100 > 99 hoặc 99 < 100

=> Nếu số nào có số chữ số nhiều hơn sẽ lớn hơn.

- VD: 29 869 …..30005 29869 < 30005

=> Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.

(2)

- Yêu cầu HS lấy ví dụ.

- Cho hai HS so sánh.

- Yêu cầu 1 HS lên viết dãy số tự nhiên và nhận xét.

- GV giới thiệu tia số, HS nhận xét.

3. Hướng dẫn HS nhận biết và sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định:(6’)

- Gv nêu một nhóm số tự nhiên.

- Yêu cầu HS xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé

- HS nhận xét.

4. Luyện tập:(18’)

* Bài 1: Điền dấu.

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm cá nhân, hai HS làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

? Để so sánh được 4289...4200 + 89 trước tiên em phải làm gì?

? Nêu cách so sánh hai số tự nhiên?

- Nhận xét đúng sai.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

* Gv chốt: Củng cố cách so sánh hai số tự nhiên.

* Bài 2:

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm nhóm bàn, đại diện một nhóm làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

? Nêu cách so sánh các số tự nhiên?

- Nhận xét đúng sai.

- Một HS đọc cả lớp soát bài.

* Gv chốt: Cách so sánh nhiều số tự nhiên để sắp xếp các số theo một thứ tự.

* Bài 3: Khoanh vào số thích hợp.

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm nhóm bàn.

14892 ...14892 14892 = 14892

=> Nếu hai số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.

0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7...

- Số đứng trước bé hơn số đứng sau 1 đơn vị. VD: 7698; 7968; 7896; 7869.

7698; ;7869; 7896; 7968.

7968; 7896; 7869; 7698

Bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên nên bao giờ cũng xếp thứ tự được các số tự nhiên.

989.... 999 85197…

85192

2002….999 85192...

85187

4289….4200 85197...

85187

Các số 7683; 7836; 7863; 7638 viết:

a) Theo thứ tự từ bé đến lớn là:

…………..

b) Theo thứ tự từ lớn đến bé là:

…………..

a) Khoanh vào số bé nhất:

(3)

- Tổ chức HS thi làm nhanh.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

- Nhận xét tuyên dương đội thắng.

* Bài 4:

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm nhóm bàn, đại diện một nhóm làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

? Để so sánh được chiều cao của các bạn em phải làm gì?

- Nhận xét đúng sai.

- Một HS đọc cả lớp soát bài.

* Gv chốt: Cách đổi các số đo độ dài và so sánh các đơn vị đo độ dài.

5. Củng cố:(1’)

- Củng cố nội dung về sô sánh và xép các số tự nhiên.

- Nhận xét tiết học.Dặn dò về nhà làm BT SGK.

9281; 82435; 2819; 2891.

b) Khoanh vào số lớn nhất:

58243; 82435; 58234; 84325.

Chiều cao của từng bạn trong nhóm học tập là:

Lan cao: 1m 35cm Liên cao: 1m 4dm Hùng cao: 1m 47cm Cường cao: 141cm

Viết tên các bạn đó lần lượt theo thứ tự:

a) Từ cao đến

thấp………..

b) Từ thấp đến cao:

……….

---o0o--- Tiết 4: Tập đọc

MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng.

Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

2. Kĩ năng :

- Rèn cho hs cách đọc trôi chảy toàn bài. Phân biệt lời các nhân vật 3.Thái độ :- Giáo dục hs yêu môn học

II .Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

- Xác định giá trị (nhận biết được ý nghĩa của chính trực, thanh liêm trong cuộc sống).

- Tự nhận thức về bản thân (rút ra được bài học hết lòng làm việc tốt cho dân cho nước

- Tư duy phê phán những người không trung thực.

III. Đồ dùng dạy học:

(4)

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Thêm tranh, ảnh đền thờ Tô Hiến Thành ở quê ông ( nếu có).

- Bảng phụ chép đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.

IV. Hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- 3 HS đọc 3 đoạn của bài:” Người ăn xin.” Và trả lời câu hỏi về nội dung bài, nêu y’ chính của bài?

- Nhận xét, tuyên dương B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:(2’)

- Giói thiệu chủ điểm “Măng mọc thẳng” qua tranh minh hoạ.

- Giới thiệu truyện đọc mở đầu chủ điểm :”Một người chính trực”qua tranh minh học trong SGK.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

a) Luyện đọc.(10’) - Gv chia đoạn:3 đoạn - 3HS đọc nối tiếp lần 1 + Sửa lỗiphát âm cho HS:

+ Hướng dẫn đọc đoạn, câu dài.

- HS đọc thầm chú giải

- 3HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

- HS đọc nối tiếp lần 3,cho điểm HS yếu - Hs luyện đọc nối tiếp theo nhóm bàn.

- 1 HS đọc cả bài.

- Gv đọc mẫu.

b) Tìm hiểu bài:(10-12’)

* Đoạn 1:

- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

- Tô Hiến Thành làm quan triều nào?

- Mọi người đánh giá ông là người ntnào?

- Trong việc lập ngôi vua sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?

- Đoạn 1 kể chuyện gì?

* Đoạn 2:

- HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi của GV

- HS lắng nghe

+ Đoạn 1: Từ đầu đến …Lý Cao Tông

+ Đoạn 2: Tiếp đến ….tới thăm Tô Hiến Thành được

+ Đoạn 3: Còn lại

- Câu dài: “ Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi / thì thần xin cử Vũ Tán Đường,/ còn hỏi người tài ba giúp nước /, thần xin cử Trần Trung Tá”.//

1. Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua

-Triều Lý

- Ông là người nổi tiếng chính trực - Không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán lên làm vua.

2. Sự chăm sóc của Vũ Tán Đường với Tô Hiến Thành:

- Quan tham chi chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên ông.

(5)

- Tô Hiến Thành ốm nặng ai thường xuyên chăm sóc ông?

- Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao?

- Nêu ý chính của đoạn 2?

* Đoạn 3:

HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:

- Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?

- Vì sao thái hậu lại ngạc nhiên khi nghe Tô Hiến Thành tiến cử?

- Trong việc tìm người ra giúp nước sự chính trực của Tô Hiến Thành được thể hiện như thế nào?

- Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như Tô Hiến Thành?

- Nêu nội dung chính của bài?

c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:(10’) - 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài - GV nêu cách đọc toàn bài:

+Phần đầu đọc với giọng kể thong thả.

+ Phần sau lời của THT điềm đạm, dứt khoát, kiên định.

- GV treo bảng phụ hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3.

- Theo em đoạn này đọc giọng ntn?

- GV đọc mẫu - 1 HS khá, giỏi đọc

- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.

- Hai HS thi đọc diễn cảm trước lớp.

- Nxét HS đọc diễn cảm theo tiêu trí sau:

+ Đọc đúng bài, đúng tốc độ chưa?

+ Đọc ngắt nghỉ hơi đúng chưa?

+ Đọc đã diễn cảm chưa?

- Do bận qúa nhiều việc nên không đến thăm ông được.

3. Tô Hiến Thành tiến cử người giỏi giúp nước.

- Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.

- Vì Vũ Tán Đường tận tình chăm sóc Tô Hiến Thành lúc ông ốm mà ông không tiến cử lại tiến cử Trần Trung Tá, người luôn bận không đến thăm ông máy.

- Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.

- Vì những người đó luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của mình, họ làm được nhiều điều tốt cho dân, cho nước.

- Như phần Mục tiêu.

“Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi:

- Nếu chẳng may ông mất thì ai là người sẽ thay ông?

Tô Hiến Thành không do dự, đáp:

- Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.

Thái hậu ngạc nhiên / nói:

- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao ông không tiến cử?

Tô Hiến Thành tâu:

- Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi / thì thần xin cử Vũ Tán đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.”

C. Củng cố- dặn dò:(5’)

*GDQTE: Em học được điều gì qua câu chuyện này? Chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước.

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà học thuộc ý chính, đọc lại bài.

- Chuẩn bị bài sau.

(6)

---o0o--- BUỔI CHIỀU

Tiết 1: Mĩ thuật ( Giáo viên bộ môn)

---o0o--- Tiết 2: Tin học

( Giáo viên bộ môn)

---o0o--- Tiết 3: Hát nhạc

HỌC HÁT BÀI BẠN ƠI LẮNG NGHE KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC

I. Mục tiêu

1. Kiến thức :Học sinh hát đúng và thuộc bài bạn ơi lắng nghe.

2. Kĩ năng: Biết bài bạn ơi lắng nghe là dân ca của dân tộc Ba-na (Tây Nguyên).

3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Chép bài hát lên bảng, thanh phách.

- Học sinh: Thanh phách.

III. Phương pháp:

- Làm mẫu, giảng giải, đàm thoại, phân tích, thực hành, lý thuyết, kể chuyện.

IV. Hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Gọi 2 em hát bài “Em yêu hòa bình”

- Giáo viên nhận xét, đánh giá 3. Bài mới (25’)

a. Giới thiệu bài:

- Tiết học hôm nay các em sẽ đợc học hát 1 bài dân ca của dân tộc Ba-na và nghe kể chuyện âm nhạc.

b. Nội dung:

- Giáo viên hát mẫu bài hát 1 lần, giới

- 2 em lên bảng hát

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe - Học sinh luyện thanh:

(7)

thiệu tác giả, tác phẩm.

- Trước khi vào học hát cá nhân cho học sinh luyện thanh âm: o, a.

- Giáo viên dạy học sinh hát từng câu:

Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe. Tiếng dòng suối ngòai xa thì thào. Tiếng đàn cá vui đùa đáy cát, tiếng làn sóng trôi xuôi ào ào.

Hỡi bạn ơi dừng chân chút đi. Có nhìn thấy đàn chim câu xanh. Lánh gọi nắng bay về rầy lúa. Lúa mừng nắng lúa reo rì rào.

- Cho học sinh hát kết hợp cả bài hát nhiều lần với nhiều hình thức cả lớp, bàn, tổ.

* Kể chuyện âm nhạc:

- Giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện “Tiếng hát Đào Thị Huệ”

? Câu chuyện này kể về giọng hát hay của ai ?

? Cô Đào Thị Huệ đã lấy giọng hát của mình làm gì giúp nớc

? Để ghi nhớ công ơn của cô nhân dân ta đã làm gì

- Gọi 1 - 2 em kể lại chuyện 4. Củng cố dặn dò (4p)

- Bắt nhịp cho học sinh hát lại bài hát 1 lần.

- Nhận xét tinh thần giờ học

- Dặn dò: Về nhà ôn lại bài hát chuẩn bị nhạc cụ cho giờ sau.

ò o o ó, ó o o ò …

- Học sinh học hát từng câu theo lối móc xích cho đến hết bài.

- Hát cả bài theo dãy, bàn, tổ, cả lớp

- Học sinh nghe kể chuyện - Tiếng hát của cô Đào Thị Huệ.

- Cô lấy giọng hát của mình làm cho giặc si mê và đã trả thù đợc một phần nào cho quê hơng của mình.

- Đã lập đền thời tại xã Trung Nghĩa và sau đổi tên thành thôn Đào.

---o0o--- Ngày soạn: 24/ 9/ 2018

(8)

Ngày giảng: Thứ ba ngày 02 tháng 10 năm 2018 Tiết 1: Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Viết, so sánh được các số tự nhiên . 2.Kĩ năng :

- Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5 ; 68 < x < 92 (với x là số tự nhiên).

3.Thái độ :

- Giáo dục hs yêu môn học, tính cẩn thận, chính xác.

II. Đồ dung dạy học:

- VBT toán, bảng phụ

II. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra : 3-5’

Nêu cách so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên .

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài.

2.H.dẫn làm luyện tập:

- Củng cố về viết, so sánh số tự nhiên.

*) Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV gọi học sinh lên bảng làm.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

-Y/cầu hs khá, giỏi làm BT2

*) Bài 2: GV gọi hsinh đọc yêu cầu bài tập.

-GVgọi vài h/ sinh khá, giỏi nêu.

- Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

*) Bài 3 : Y/cầu hs

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm.

- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách so sánh các số tự nhiên.

-Nhận xét, điểm +chốt lại.

Tìm hiểu về dạng bài tập x < 5 ; 68 < x

- 2 học sinh nêu.

- Lớp theo dõi, nhận xét . - Theo dõi, mở SGK

- HS đoc + tìm hiểu yêu cầu bài tập . - Vài HS làm bảng - lớp vở

-Lớp theo dõi, nhận xét + chữa bìa . a. Số bé nhất có mmọt chữ sốlà 0 ; Số bé nhất có hai chữ số là 10 ; Số bé nhất có ba chữ số là 100 . b. Số lớn nhất có một chữ số là 9 ; Số lớn nhất có hai chữ số là 99 ; Số lớn nhất có ba chữ số là 999.

- HS nêu y/c bài tập .

- HS chữa bài , lớp theo dõi nhận xét . a. Có 10 số có 1 chữ số : 0;1; 2;..…, 9 . b.Có 90 số có 2 chữ số: 10; 11; 12, …;

99.

- HS nêu y/c bài tập + cách làm - Vài HS làm bảng – lớp vở - Lớp theo dõi nhận xét . a. 859067 < 859167 b. 492037 > 482037

(9)

< 92 (với x là số tự nhiên).

Bài 4 : Yêu cầu HS .

- GV hướng dẫn học sinh làm mẫu một bài.

- Gọi học sinh lên bảng làm.

- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài 5: Củng cố về tìm số tròn chục.

- Gọi học sinh lên bảng làm.

- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

- Chốt về số tròn trục .

- HS nêu y/c bài tập . - Th.dõi mẫu

- HS làm bài rồi chữa bài , lớp theo dõi nhận xét .

a, x = 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4. b, x= 3 ; 4.

- HS nêu y/c bài tập . - Học sinh lên bảng làm.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- ... x = 70; 80; 90.

3. Củng cố- Dặn dò :

- GVhệ thống lại nội dung bài học .

- Làm BT về nhà, xem trước bài ch.bị: Yến, tạ, tấn - Nhận xét tiết học, biểu dương .

---o0o--- Tiết 2: Chính tả

TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH I. Mục tiêu :

1.Kiến thức:

- Nhớ - viết đúng 10 dòng đầu và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, không mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Làm đúng BT2a.

2.Kĩ năng :

- Rèn cho hs kĩ năng nhớ viết thể thơ lục bát và cách trình bày bài chính tả 3.Thái độ

- Giáo dục hs có tinh thần trách nhiệm với bài viết, tính thẩm mỹ.

II. Chuẩn bị đồ dùng:

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập . III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A.Kiểm tra: 3-5’

Thi viết các con vật bắt đầu bằng ch/tr . - Nhận xét , ghi điểm .

B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài + ghi đề.

2. H.dẫn : Nhớ - viết chính tả.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.

- Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn viết.

*GDQTE: Truyện cổ ca ngợi điều gỡ ? - Y/c đọc thầm lại đoạn viết chính tả để

- HS hai nhóm thi viết.

- Lớp theo dõi, nhận xét .

- Theo dõi, mở SGK - HS đọc yêu cầu của bài.

- HS đọc thuộc lòng đoạn viết ch. tả . - Ca ngợi bản sắc nhõn hậu thụng minh, chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông.

(10)

tìm tiếng khó trong bài . - Thể loại đoạn thơ này là gì ?

- Khi trình bày thể loại thơ này chúng ta trình bài như thế nào ?

- Y/cầu HS nhớ + viết bài vào vở . - Giáo viên theo dõi, sửa tư thế ngồi, cách đặt vở cho học sinh, chú ý thêm về học sinh yếu.

- Chấm khoảng 10 bài , nhận xét . 3. Thực hành làm b.tập chính tả.

- GV yêu cầu HS làm bài tập 2a.

- Nhắc yêu cầu bài tập + cách làm : Từ điền vào ô trống cần hợp với nghĩa của câu, viết đúng chính tả.

- Gọi 1hs lên bảng làm - lớp vở - H.dẫn nh.xét, chữa

- Nhận xét, điểm .

4.Dặn dò: Về nhà chữa lại những lỗi sai, xem trước bài sau.

- HS luyện viết từ khó: Truyện cổ, sâu xa, nghiêng soi.

- Thể loại thơ lục bát .

- Câu 6 viết lùi vào một ô , câu 8 viết lùi vào2 ô , các câu chữ dòng phải viết hoa.

- Học sinh nhớ+ viết bài vào vở.

- Học sinh chú ý tư thế ngồi, cách đặt vở .

- HS đổi vở soát lỗi lẫn nhau . -Đọc y/cầu B T 2a-lớp thầm - 1HS làm bảng - lớp vở -Nh.xét,chữa .

-...cơn gió,gió đưa, gió nâng cánh diều.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng.

- Th.dõi, thực hiện.

---o0o--- Tiết 3: Luyện từ và câu

TỪ GHÉP - TỪ LÁY I. Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Nhận biết hai cách chính cấu tạo từ phức của Tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau ( từ láy).

2.Kĩ năng :

- Biết phân biệt từ ghép và từ láy đơn giản( BT1 ); tìm được các từ ghép và từ láy chứa tiếng đã cho ( BT2 ).

3.Thái độ :

- Giáo dục hs yêu môn học, sử dụng từ ghép và từ láy thành thạo.

II. Chuẩn bị đồ dùng:

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập sách giáo khoa. Phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra : 3-5’

- BT1/ sgk tiết trước :

- Nêu vài ví dụ về từ đơn, từ phức.

- Nh.xét, điểm - H c sinh nêu.ọ

(11)

B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài + ghi đề.

2. H.dẫn tìm hiểu hai cách chính cấu tạo từ phức của Tiếng Việt : 13 - Y/cầu 3 HS nối tiếp đọc ba y/c sgk + th.luận cặp

- GVth.dõi khuyến khích các nhóm làm nhanh và chính xác .

- Gọi học sinh trả lời + H.dẫn nh.xét, bổ sung - GV chốt lại lời giải đúng . - Ghi nhớ .

-Y/cầu + nh.xét, biểudương 3.Thực hành: 7- 8

- Bài 1 : Y/ cầu HS đọc yêu cầu của bài +th.luận cặp

Lưu ý HS: chú ý chữ in nghiêng, chữ vừa nghiêng vừa đậm.

- Gọi đại diện đọc bài làm - H.dẫn nh.xét, bổ sung

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài 2 : Gọi h/sinh đọc yêu cầu của bài.

- Y/cầu hs th.luận nhóm đôi(3’) vào phiếu- 2 cặp làm bảng nhóm

- H.dẫn nh.xét, bổ sung

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

4. Củng cố- Dặn dò :

- Thế nào là từ ghép , từ láy ?

- Về học bài và làm lại các BT + xem bài

- Chuẩn bị : Ltập về từ ghép và từ láy/sgk trang 43.

- Nh.xét tiết học + biểu dương.

- L p theo dõi, nh n xét .ớ ậ

- Theo dõi, m SGKở

- Đoc + tìm hi u y/c bài t p .ể ậ

- HS th.lu n theo nhóm đôi (2’) + tìmậ các t ph c trong đo n th đó .ừ ứ ạ ơ

- Các nhóm tr l i - l p nh.xét, b sung:ả ờ ớ ổ + Các t ph c do các tiê0ng có nghĩa t oừ ứ ạ thành: truy n c , ông cha, l ng im .ệ ổ ặ + Các t ph c: thầ4m thì, chầ4m ch m,ừ ứ ậ cheo leo, se se6 do nh ng tiê0ng có ầmữ đầ4u, vầ4n ho c c ầm đầ4u và vầ4n t oặ ả ạ thành.

- Vài HS nêu ghi nh - l p thầ4mớ ớ -Vài HS đ c thu c ghi nh ọ ộ ớ -l p nh.xét, t/dớ ương .

- 2HS đ c nô0i tiê0p nhau n i dung bài t p.ọ ộ ậ - L p th.lu n theo c p (3’) ớ ậ ặ

- Đ i di n tr l i-l p nh.xét, b sungạ ệ ả ờ ớ ổ -T ghép: Ghi nh , đê4n th , bãi b ,ừ ớ ờ ờ tưởng nh ; d o dai, v ng chắ0c, thanhớ ẻ ữ cao.

-T láy: nô n c, m c m c, nhũn nh n,ừ ứ ộ ạ ặ c ng cáp .ứ

- Th.dõi+ nhắ0c l i kê0t qu đúngạ ả - H c sinh đ c yêu cầ4u c a bài.ọ ọ ủ - HS làm theo nhóm đôi (3’)

-Vài c p làm b ng nhóm+ đính b ngặ ả ả -L p nh.xét, b sungớ ổ

Từ ghép Từ láy

Ngay Ngaythẳng,ngay thật, ngay đơ,..

Ngay ngắn

Thẳng

Thẳng băng, thẳng cánh, thẳng đuột,..

Thẳng thắn, thẳng thớm

Thật Chân thật, thành thật, thật

Thật thà

(12)

tình,..

---o0o--- Tiết 4: Khoa học

TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN ? I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Hiểu và giải thích được tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi mĩn.

2. Kĩ năng:

- Biết thế nào là một bữa ăn cân đối, các nhĩm thức ăn trong tháp dinh dưỡng.

3. Thái độ:

- Cĩ ý thức ăn nhiều loại thức ăn trong các bữa ăn hàng ngày.

II. Đồ dùng dạy- học:

- Các hình minh hoạ ở trang 16, 17 / SGK (phĩng to nếu cĩ điều kiện).

- Phiếu học tập theo nhĩm.

- Giấy khổ to.

- HS chuẩn bị bút vẽ, bút màu.

III. Hoạt động dạy- học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trị

1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng hỏi:

1) Em hãy cho biết vai trò của vi-ta-min và kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều vi-ta-min ?

2) Em hãy cho biết vai trò của chất khoáng và một số loại thức ăn có chứa

nhiều chất

khoáng ?

3) Chất xơ có vai trò gì đối với cơ thể, những thức ăn nào có chứa nhiều chất xơ ?

-GV nhận xét và cho điểm HS.

3.Dạy bài mới:

* Giới thiệu bài:

-GV hỏi: Hằng ngày em thường ăn những loại thức ăn nào ?

-Nếu ngày nào cũng phải ăn một món

HS trả lời.

-Hằng ngày em ăn cá, thịt, rau, hoa quả, …

-Em cảm thấy chán, không muốn ăn, không thể ăn được.

(13)

em cảm thấy thế nào ?

-GV giới thiệu: Ngày nào cũng ăn những món giống nhau thì chúng ta không thể ăn được và có thể cũng không tiêu hoá nổi. Vậy bữa ăn như thế nào là ngon miệng và đảm bảo dinh dưỡng ? Chúng ta cùng học bài hôm nay để biết được điều đó.

* Hoạt động 1: ao cần phVì sải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên

thay đổi

món ?

Mục tiêu: Giải thích được lý do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.

Cách tiến hành:

 Bước 1: GV tiến hành cho HS hoạt động nhóm theo định hướng.

-Chia nhóm 4 HS.

-Yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:

+Nếu ngày nào cũng chỉ ăn một loại thức ăn và một loại rau thì có ảnh hưởng gì đến hoạt động sống ?

+Để có sức khỏe tốt chúng ta cần ăn như thế nào ?

+Vì sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.

 Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.

-Gọi 2 đến 3 nhóm HS lên trình bày ý kiến của nhóm mình. GV ghi các ý kiến không trùng lên bảng và kết luận ý kiến đúng.

-Gọi 2 HS đọc to mục Bạn cần biết trang

-Hoạt động theo nhóm.

-Chia nhóm theo hướng dẫn của GV.

+Không đảm bảo đủ chất, mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất, và chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.

+Chúng ta cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.

+Vì không có một thức ăn nào có thể cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Thay đổi món ăn để tạo cảm giác ngon miệng và cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

-2 đến 3 HS đại diện cho các nhóm lên trình bày.

-2 HS lần lượt đọc to trước lớp, cả lớp đọc thầm.

(14)

17 / SGK.

-GV chuyển hoạt động: Để có sức khỏe tốt chúng ta cần có những bữa ăn cân đối, hợp lý. Để biết bữa ăn như thế nào là cân đối các em cùng tìm hiểu tiếp bài.

* Hoạt động 2: Nhóm thức ăn có trong một bữa ăn cân đối.

-Mục tiêu: Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.

-Cách tiến hành:

 Bước 1: GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.

-Chia nhóm, mỗi nhóm có từ 6 đến 8 HS, phát giấy cho HS.

-Yêu cầu HS quan sát thức ăn trong hình minh hoạ trang 16 và tháp dinh dưỡng cân đối trang 17 để vẽ và tô màu các loại thức ăn nhóm chọn cho 1 bữa ăn.

-Cử người đại diện trình bày tại sao nhóm mình lại chọn loại thức ăn đó.

 Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.

-Gọi 2 đến 3 nhóm lên trước lớp trình bày.

-Nhận xét từng nhóm. Yêu cầu bắt buộc trong mỗi bữa ăn phải có đủ chất và hợp lý.

-Yêu cầu HS quan sát kỹ tháp dinh dưỡng và trả lời câu hỏi: Những nhóm thức ăn nào cần: Ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít, ăn hạn chế ?

-HS lắng nghe.

-Chia nhóm và nhận đồ dùng học tập.

-Quan sát, thảo luận, vẽ và tô màu các loại thức ăn nhóm mình chọn cho một bữa ăn.

-1 HS đại diện thuyết minh cho các bạn trong nhóm nghe và bổ sung, sửa chữa.

-2 đến 3 HS đại diện trình bày.

-Ví dụ: HS vừa chỉ vào hình vẽ vừa trình bày. Một bữa ăn hợp lý cần có thịt, đậu phụ để có đủ chất đạm, có dầu ăn để có đủ chất béo, có các loại rau như: rau cải, cà rốt, cà chua, hoa quả để đảm bảo đủ vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ. Cần phải ăn đủ chất để cơ thể khoẻ mạnh.

-Quan sát kỹ tháp dinh dưỡng, 5 HS nối tiếp nhau trả lời, mỗi HS chỉ nêu một tên một nhóm thức ăn.

Câu trả lời đúng là:

+Nhóm thức ăn cần ăn đủ : Lương thực, rau quả chín.

(15)

* GV kết luận: Một bữa ăn có nhiều loại thức ăn đủ nhóm: Bột đường, đạm, béo, vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ với tỷ lệ hợp lý như tháp dinh dưỡng cân đối chỉ dẫn là một bữa ăn cân đối.

* Hoạt động 3 : Trò chơi: “Đi chợ”

Mục tiêu: Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ.

Cách tiến hành:

-Giới thiệu trò chơi: Các em hãy thi xem ai là người đầu bếp giỏi biết chế biến những món ăn tốt cho sức khoẻ. Hãy lên thực đơn cho một ngày ăn hợp lý và giải thích tại sao em lại chọn những thức ăn này.

-Phát phiếu thực đơn đi chợ cho từng nhóm.

-Yêu cầu các nhóm lên thực đơn và tập thuyết trình từ 5 đến 7 phút.

-Gọi các nhóm lên trình bày, sau mỗi lần có nhóm trình bày GV gọi nhóm khác bổ sung, nhận xét. GV ghi nhanh các ý kiến nhận xét vào phiếu của mỗi nhóm.

-Nhận xét, tuyên dương các nhóm.

-Yêu cầu HS chọn ra một nhóm có thực đơn hợp lý nhất, 1 HS trình bày lưu loát nhất.

-Tuyên dương.

3.Củng cố- dặn dò:

-Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tham gia sôi nổi các hoạt động, nhắc nhở những HS, nhóm HS còn chưa chú ý.

+Nhóm thức ăn cần ăn vừa phải:

Thịt, cá và thuỷ sản khác, đậu phụ.

+Nhóm thức ăn cần ăn có mức độ:

Dầu, mỡ, vừng, lạc.

+Nhóm thức ăn cần ăn ít: Đường.

+Nhóm thức ăn cần ăn hạn chế:

Muối.

-HS lắng nghe.

-Nhận mẫu thực đơn và hoàn thành thực đơn.

-Đại diện các nhóm lên trình bày về những thức ăn, đồ uống mà nhóm mình lựa chọn cho từng bữa.

-HS lắng nghe.

-HS nhận xét.

(16)

-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng.

-Dặn HS về nhà sưu tầm các món ăn được chế biến từ cá.

---o0o--- BUỔI CHIỀU

Tiết 1: Tiếng anh ( Giáo viên bộ mơn )

---o0o--- Tiết 2: Kể chuyện

MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH I. Mục tiêu

1.Kiến thức

- Hiểu truyện, biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, cĩ khí phách cao đẹp, khơng chịu khuất phục cường quyền.

2.Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng nĩi: dựa vào lời kể của giáo viên + tranh minh họa để trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện. Kể lại dược câu chuyện phối hợp với đIệu bộ.

- Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe cơ và bạn kể. Biết nhận xét.

3.Thái độ :

- Giáo dục hs yêu mơn học.

II. Đồ dùng:

- Tranh minh họa. Bảng phụ viết sẵn nội dung, yêu cầu 1 (a, b, c, d).

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trị

I. Bài cũ: 5’

- Kể lại câu chuyện về lịng nhân hậu và nêu ý nghĩa?

- 1 học sinh kể

- Giáo viên đánh giá - Nhận xét

II. Bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu câu chuyện:

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - HS trước khi nghe đọc thầm yêu cầu 1 a/ Kể chuyện: - GV kể lần 1

- GV kể lần 1 + minh họa tranh (Đ3) b/ Hướng dẫn kể và trao đổi ý nghĩa

*)Yêu cầu dựa vào câu chuyện, trả lời câu hỏi

- 1em đọc câu hỏi a, b, c, d - Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân

chúng phản ứng bằng cách nào?

- lần lượt HS trả lời - Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền

tụng bài ca lên án mình?

(17)

- Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người như thế nào?

- Vì sao nhà vua lại thay đổi thái độ?

- GV chốt sau mỗi ý HS trả lời

- Yêu cầu 2,3: Kể chuyện + trao đổi ý nghĩa:

- Kể chuyện theo nhóm: Kể và trao đổi ý nghĩa của truyện

- HS kể theo cặp: kể cho nhau nghe & n/

x bạn kể

-Thi kể: Lớp n/x theo các tiêu chí, GV góp ý - 4 - 5 em lên kể trước lớp GV (HS) nêu câu hỏi: Vì sao nhà vua hung

bạo lại thay đổi đột ngột thái độ? nhà thơ hay không? hay nhà vua muốn thử thách các nhà thơ?

- Lớp n/x và trao đổi với bạn kể

- Bầu chọn HS kể hay - HS bầu chọn, n/x

3. Củng cố: GV nhận xét giờ học

*GDQTE: Con thấy được đức tớnh gỡ của nhà thơ?

- Khí phách cao đẹp khụng chịu khuất phục cường quyền.

- Dặn dò: Chuẩn bị 1 câu chuyện về tính trung thực.

- (Mang truyện tìm đọc. Giáo viên giới thiệu cho HS 1 số truyện ví dụ)

---o0o--- Tiết 3: Đạo đức

( Giáo viên bộ môn )

---o0o--- Tiết 4: Thể dục

( Giáo viên bộ môn )

---o0o---

Ngày soạn: 25/ 9/ 2018

Ngày giảng:Thứ tư ngày 03 tháng 10 năm 2018 Tiết 1: Tập đọc TRE VIỆT NAM I. Mục tiêu :

1.Kiến thức :

- Hiểu ND : Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam : giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực. ( trả lời được các câu hỏi 1,2); thuộc khoảng 8 dòng thơ.

2.Kĩ năng :

- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.

3.Thái độ :

(18)

- Giáo dục hs yêu môn học.

* GDQTE: Quyền thừa nhận: những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam.

* GDMT: GD bảo vệ vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên.

II. Chuẩn bị đồ dùng : Tranh minh họa trong SGK . - Bảng phụ viết phần h.dẫn hs luyện đọc

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A.Kiểmtra: 5

Bài“ Một người chính trực”, kết hợp hỏi nội dung bài .

-Nh.xét, điểm B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài.

2.H.dẫn luyện đọc+tìm hiểu bài:10 a, Luyện đọc : Gọi 1hs

-Nh.xét + nêu cách đọc bài - Phân 4 đoạn

- Gọi 4 HS nối tiếp 4 đọc đoạn thơ - GV sửa lỗi phát âm sai.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 2.

-H.dẫn hs giải nghĩa từ ngữ : Luỹ thành, Kham khổ,..

- Bảng phụ+ h.dẫn l.đọc ngắt nghỉ - Y/c HS đọc theo cặp

- Gọivài hs đọc bài+ n/xét, b.dương - GV đọc mẩu lại bài

b,

Tìm hiểu nội dung bài:10

-Y/cầu hs đọc thầm, th.luận cặp và trả lời lần lượt các câu hỏi:

- Tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam ? - Những hình ảnh nào nói lên những phẩm chất tốt đẹp của con người VN ? + Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính cần cù?

+ Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam?

+ Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính ngay thẳng?

*GDMT: Những hỡnh ảnh đó vừa cho thấy vẻ đẹp của mụi trường thiên nhiên vừa mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống.

-2 hs đọc và nêu nội dung bài . -Lớp theo dõi nhận xét .

-Theo dõi, mở SGK trang 41 -1hs đọc bài - lớp thầm - Th.dõi

- Th.dõi sgk

- 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ.

- HS đọc: gầy guộc, rễ siêng, luỹ…

- 4 hs đọc nối tiếp 4 đoạn lần 2 - Th.dõi+giải nghĩa từ ngữ( Phần chú giải)

- Th.dõi+ luyện đọc ngắt nhịp - HS luyện đọc theo cặp.

- Vài hs đọc lại bài- lớp nh.xét, b/dương

- Theo dõi, thầm.

- Đọc thầm đoạn bài, t.luận cặp + lần lượt trả lời

- Tre xanh / xanh tự bao giờ?Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh .

- Cần cù: ở đâu tre cũng xanh ..bạc màu; Rễ siêng..cần cù.

+ Bão bùng thân bọc …hỡi người.

Tre nhường nhịn: Lưng trần…cho con.

+ Nòi tre đâu…lạ thường; Măng non..của tre; Chẳng may…cho con.

(19)

- Đoạn thơ kết của bài thơ có ý nghĩa gì

?

- GV hỏi về nội dung bài thơ .

c,

Luyện đọc và học thuộc lòng.( 10’) - Y/cầu + h.dẫn tìm giọng đọc đúng, hay, phù hợp nội dung bài.

Đính b.phụ + h.dẫn l.đọc diễn cảm - Y/cầu + nh.xét, biểu dương

-H. dẫn HTL(khoảng 8 dòng thơ ) -Nhận xét, tuyên dương

3. Củng cố- Dặn dò:

- Về nhà L.đọc+ HTL bài thơ, xem bài chuẩn bị tiếp theo.

- Nhận xét giờ học, biểu dương.

- Kết lại bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ thể hiện rất đẹp sự kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già măng mọc . - Qua hình ảnh cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chát cao đẹp của con người VN: giàu tình thương người, ngay thẳng,...

- 4 hs nối tiếp đọc lại 4 đoạn- lớp th.dõi+ tìm giọng đọc đúng, hay,phù hợp nội dung

-Th.dõi +l.đọc diễn cảm theo cặp - Vài HS thi đọc diễn cảm.

- Lớp th.dõi ,nhận xét,b.chọn, b.dương .

- HS luyện HTL - Vài hs đọc th.lòng - Lớp nh.xét, bình chọn, biểu dương

---o0o--- Tiết 2: Tin học

( Giáo viên bộ môn )

---o0o--- Tiết 3: Toán

YẾN, TẠ, TẤN I. Mục tiêu :

1.Kiến thức :

- Bước đầu nhận biết độ lớn của yến ,tạ , tấn ; mối quan hệ của yến, tạ , tấn và kg.

2.Kĩ năng :

- Biết chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng giữa tạ, tấn với ki-lô-gam.

- Biết thực hiện các phép tính với các đơn vị đo tạ ,tấn.

3.Thái độ :

- Giáo dục hs yêu môn học, tính cẩn thận, chính xác.

*ĐCNDDH :

Bài tập 2 cột 2 làm 5 trong 10 ý II. Chuẩn bị đồ dùng :

- Bảng phụ kẻ sẵn như phần bài học . III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra : 4’

(20)

So sánh : 178972 và 178868?

- Nêu cách so sánh hai số tự nhiên ? - GV nhận xét, cho điểm.

B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài

2.Tìm hiểu về đơn vị đo: yến, tạ, tấn:

12’

- GV yêu cầu HS nêu tên các đơn vị đo khối lượng đã học .

- GV để đo các vật nặng hàng chục kg người ta dùng đơn vị đo là yến .

- Ghi + g.thiệu : 1yến = 10kg .

- Nếu mua 2yến gạo tức là mua bao nhiêu kg gạo ? Mua 10kg khoai tức là mua mấy yến khoai ?

- Giới thiệu : đơn vị tạ, tấn (tương tự giới thiệu yến ).

3. Thực hành. 12’

Bài 1 : Củng cố về viết các đơn vị đo phù hợp với thực tế.

- Gọi học sinh nêu miệng.

- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài 2 : Củng cố về chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng.

-Y/cầu + h.dẫn nh.xét

- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài 3: Củng cố về thực hiện các phép tính với các đơn vị đo khối lượng.

-Y/cầu + h.dẫn nh.xét

- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài 4: H.dẫn phân tích bài toán -Y/cầu + h.dẫn nh.xét

- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

4. Củng cố- Dặn dò:

- Hệ thống lại nội dung bài học . - Nhận xét giờ học+ b.dương.

- Về nhà HTL các đơn vị đo kh/lượng

- 2 hs lên bảng .

- Lớp theo dõi nhận xét .

- Theo dõi, mở SGK

- gam, ki - lô - gam . - Theo dõi, đọc lại . - Th.dõi, trả lời .

- HS theo dõi và nêu.

- Đọc đề, thầm

- HS nêu miệng bài làm, lớp theo dõi nhận xét

a,Con bò cân nặng: 2tạ; Con gà...: 2 kg - Đọc đề, thầm

- Vài hs lên bảng làm - lớp vở - Lớp theo dõi, nhận xét.

a. 1 yến = 10 kg. 1yến 7 kg = 17 kg.

b. 10 kg = 1 yến. 4 tạ 60 kg = 460 kg.

-2 hs bảng làm - lớp vở.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

18 yến + 26 yến = 44 yến.

512 tấn : 8 = 64 tấn

- Đọc đề, phân tích bài toán -1 hs làm bảng .

- Lớp theo dõi, nhận xét.

Bài giải:

Đổi : 3tấn = 30tạ Chuyến sau chở là:

30 + 3 = 33 ( tạ )

Số muối cả hai chuyến xe là:

30 + 33 = 63 ( tạ )

Đáp số: 63 tạ muối .

(21)

---o0o--- Tiết 3: Kĩ thuật

( Giáo viên bộ môn )

---o0o--- Ngày soạn: 26 / 9 / 2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 04 tháng 10 năm 2018 Tiết 1: Tập làm văn

CỐT TRUYỆN I. Mục tiêu

1.Kiến thức :

- HS nắm được thế nào là cốt truyện và 3 phần cơ bản của cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc.

2.Kĩ năng :

- Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để sắp xếp lại các sự việc chính của 1 câu chuyện tạo thành cốt truyện.

3.Thái độ :

- Giáo dục hs yêu môn học.

II. Đồ dùng:

- Viết sẵn yêu cầu bài tập 1 (để khoảng trống).

- 2 bộ băng giấy, mỗi bộ 6 băng viết 6 sự vật chính của truyện "Cây khế" - Bài tập1 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

I. Bài cũ: 5’

-1 bức thư thường gồm mấy bộ phận? Tác dụng của mỗi bộ phận?

- 2 HS trả lời - Lớp nhận xét II. Bài mới: 30’

1. Giới thiệu:

Yếu tố quan trọng trong văn kể chuyện: Cốt truyện

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - 2 em đọc y/c BT 1, 2 a/ Phần nhận xét: Bài tập 1, 2

- GV chia nhóm, phát phiếu (viết sẵn BT 1) cho nhóm và giao nhiệm vụ:

- HS h/đ nhóm 5 - 6 + Đọc truyện DMBVKY và ghi lại những sự vật

chính?

- Thảo luận và cử thư kí ghi nhanh ý

- T/b KQ: GV đánh giá kết quả của HS - Đ/d nhóm dán phiếu và Tr/b kết quả thảo luận

 Bài tập1: - Lớp n/x

(22)

SV 1: Mở đầu

SV 2, 3, 4: Diễn biến SV 5: Kết thúc

 Bài 2: Cốt truyện là gì? Kết luận (SGK) HS thảo luận và phát biểu

 Bài 3: GV chốt: Cốt truyện gồm 3 phần (MĐ, DB, KT)

- HS đọc yêu cầu bài

b/ Phần ghi nhớ: - 3- 4 HS đọc - Lớp ĐT

c/ Luyện tập:

+ Bài tập 1: GV giới thiệu: 6 sự vật chính trong truyện Cây khế sắp xếp theo thứ tự chưa hợp lý.

Cần sắp xếp sự vật theo diễn biến trước sau để thành cốt truyện.

- 1 em đọc y/c

- HS nghe hướng dẫn

- GV lưu ý HS ghi lại thứ tự đúng của GV - HS t/h ghi lại cách s/x- 2 - ĐG KQ: b, d, a, c, e, g - Em lên xếp lại trên BL -n/x + Bài tập 2: Kể lại câu chuyện dựa vào 6 sự vật

theo 2 cách:

- HS đọc yêu cầu bài - C1: đơn giản: đúng thứ tự chuỗi sự vật - 2 HS kể theo 2 cách - C2: kể đúng cốt truyện, thêm chi tiết cho

phong phú

- Nhận xét - GV đánh giá

3. Củng cố - dặn dò: Nhận xét giờ học

- Dặn dò: 1 câu chuyện, yếu tố quan trọng nhất là gì?

- 2 HS trả lời - Cốt truyện là gì?

- Về nhà: kể lại câu chuyện Cây khế

---o0o--- Tiết 2:Toán

BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức :

- Nhận biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề - ca – gam , hộc– tụ- gam, quan hệ của đề-ca-gam , hộc-tụ-gam và gam với nhau.

2.Kĩ năng :

- Biết tờn gọi, kớ hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng .

3.Thái độ :

- Qua đó rèn luyện năng lực khỏi quỏt hoỏ, tớnh cẩn thận, chớnh xỏc cho học sinh II. ĐỒ DÙNG:

+ Một bảng cú kẻ sẵn cỏc dũng cỏc cột như trong SGK nhưng chưa viết chữ và số .

+ 1 bánh chocolat PN ( khối lượng 10 g ), 1 gúi trà ( khối lượng 100 g ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

(23)

I.Kiểm tra: (5’) Hỏi HS :

- Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghỡn ki-lụ-gam, người ta cũn dựng những đơn vị nào ?

- Nờu rừ mối quan hệ giữa yến , tạ , tấn với ki-lụ-gam ?

II. Dạy bài mới : 1/ Giới thiệu bài (1’)

2 / Giới thiệu đề-ca-gam(4’)

- Em hóy cho biết mối quan hệ giữa gam và ki-lụ-gam ?

- Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam người ta dùng đơn vị đề-ca-gam.

- Đề-ca-gam viết tắt là: dag .

- Cho học sinh cầm thử chiếc bánh chocolat PN để cảm nhận được độ nặng của 1 dag - Ghi : 1 dag = 10 g

- Vây 10 g bằng bao nhiêu đề-ca-gam ? 3/ Giới thiệu hộc-tụ-gam(3’)

- Để đo khối lượng các vật nặng hàng trăm gam, người ta dùng đơn vị héc-tô-gam:

Héc-tô-gam viết tắt là hg

- Cho học sinh cầm thử gói trà để cảm nhận độ nặng của 1 hg .

- Ghi 1 hg = 100g .

- Như vậy 1 hg bằng bao nhiêu đề-ca- gam ?

4/Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng . (7’)

- Em đó học những đơn vị đo khối lượng nào?

- Chọn ki-lô-gam là đơn vị chính . + Những đơn vị nào lớn hơn ki-lô-gam?

+ Những đơn vị nào bé hơn ki-lô-gam ? - Treo bảng phụ đó vẽ sẵn như SGK.

- Em hóy xếp cỏc đơn vị ấy theo thứ tự từ lớn đến nhỏ ?

- Em cú nhận xột gỡ về vị trớ của cỏc đơn vị đo trong bảng so với ki-lô-gam ?

- Em hóy cho biết mối quan hệ giữa cỏc đơn vị liền kề nhau và so với kg , gam ?

- Ghi cỏc số liệu lờn bảng .

- Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp mấy lần đơn vị bé hơn liền kề ?

2 HS trả lời nêu được : -…yến , tạ , tấn .

- 1 yến = 10 kg; 1 tạ = 100 kg 1 tấn = 1000 kg

- Nêu đc : gam, ki-lụ-gam, yến, tạ , tấn

- Nghe giới thiệu . - 1 kg = 1 000 g

- Cầm chiếc bỏnh, xác định độ lớn của 1 dag

- 1 HS đọc 1 dag = 10 g - 10 g = 1 dag .

- Cầm gói trà để cảm nhận độ lớn của 1 hg

- 1 HS đọc 1 hg bằng 100 g - 1hg = 10 dag

- Nêu được các đơn vị đó học ( cú thể khụng theo thứ tự ) :

tấn, tạ , yến , kg , hg , dag , g - tấn , tạ , yến .

- hg , dag , g .

- tấn , tạ , yến , kg , hg , dag , g

- Những đơn vị lớn hơn ki-lô-gam là yến , tạ , tấn ở bên trái cột kg ;…..

- Nờu rừ cỏc mối quan hệ:

1 tấn = 10 tạ = 1 000 kg

1 tạ = 10 yến = 100 kg; ……

- … gấp 10 lần .

- 1 HS đoc bảng dơn vị đo khối lượng .

(24)

- Gọi 1 HS đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng

5 / Thực hành : (15’) Bài 1 :

- GV nêu từng bài , yêu cầu HS nêu kết quả . Bài 2 :

- Cho HS tự làm btập rồi chữa bài . Lưu ý viết đúng tên đvị sau mỗi phép tính

III. Củng cố – Dặn dũ :(5’)

- Gọi vài HS đọc bảng đvị đo khối lượng , cả tên đvị và mối quan hệ để củng cố kiến thức..

- Nhận xột tiết học

- Về nhà làm bài 3, 4 và chuẩn bị cho bài sau

- 1 HS nờu yờu cầu bài tập 1 .

- Từng HS xung phong nờu kết quả từng bài

- HS tự làm vào vở . 1 HS làm ở bảng

---o0o--- Tiết 3: Tiếng anh

( Giáo viên bộ môn )

---o0o--- Tiết 4: Luyện từ và câu

LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức :

- Bước đầu nắm được 2 loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại- Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần)

2.Kĩ năng:

- Xác định và tìm được 2 loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại - Xác định và tìm được3 nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần)

3.Thái độ :

- Qua đó rèn luyện năng lực khỏi quát hoá, tính cẩn thận, chính xác cho học sinh .

*ĐMNDDH: Tìm 3 từ ghép có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại BT 2.

II. ĐỒ DÙNG: Phiếu học tập ghi sẵn bài tập 2 và 3 . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

I. Kiểm tra: (5’)Hỏi HS :

- Thế nào là từ ghộp ? Cho ví dụ . - Thế nào là từ láy ? Cho ví dụ . II. Dạy bài mới :

1/ Giới thiệu bài (1’)

- 2 HS trả lời

- Nghe giới thiệu

(25)

2/ Hướng dẫn HS làm bài tập .(25’) Bài tập1 :

- Cho cả lớp suy nghĩ làm bài. Hướng dẫn HS nhận xét, thống nhất ý kiến, xác nhận ý đúng .

Bài tập 2 :

- Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 2 ( đọc cả bảng phõn loại từ ghộp và M: )

- Hướng dẫn HS : Muốn làm được bài tập này phải biết từ ghép có hai loại là từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép có nghĩa tổng hợp.

- Phỏt phiếu học tập cho cỏc nhúm .

- Hướng dẫn các nhóm làm và trình bày bài tập

- Cho cả lớp nhận xét - Giúp HS chốt ý đúng .

Bài tập 3 :

- Hướng dẫn HS : Muốn làm đúng bài tập này,cần xác định các từ láy lặp lại bộ phận nào ( lặp âm đầu ,lặp phần vần hay lặp cả âm lẫn vần )

-Phát phiếu học tập cho các nhóm làm bài như bài 2.

III. Củng cố – Dặn dò :(3’)

- Cho HS nhắc lại: Thế nào là từ ghép? Thế nào là từ láy ?

- Nhận xét tiết học .

- CB: Mở rộng vốn từ…. ở trang 48 , 49 .

- 1 HS đọc btập 1.Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời cõu hỏi. Cả lớp cựng tham gia nxét, thống nhất ý đúng : + Từ bỏnh trỏi cú nghĩa tổng hợp . + Từ bỏnh rỏn cú nghĩa phõn loại . - 1 HS đọc nội dung bài tập 2

- Các nhóm nhận phiếu học tập ,tổ chức họp nhóm làm bài tập rồi cử đại diên trình bày, cả lớp tham gia nhận xét,thống nhất ý kiến .

- 1 HS đọc nội dung bài tập 3 . Sau đó các nhóm nhận phiếu bài tập và tiến hành làm bài tập như bài 2 . Kết quả đúng :

+ Từ lẫn âm : nhỳt nhỏt .

+ Từ lẫn vần : lạt xạt , lao xao . + Từ láy cả âm lẫn vần: rào rào, he hộ

---o0o--- BUỔI CHIỀU

Tiết 1: Tiếng anh ( Giáo viên bộ môn )

---o0o--- Tiết 2: Kĩ năng sống

( Giáo viên bộ môn )

---o0o--- Tiết 3: Lịch sử

NƯỚC ÂU LẠC I.Mục tiêu :

-HS biết nước Âu Lạc là sự nối tiếp của nước Văn Lang.

-Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng.

(26)

-Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc.

-Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.

II.Chuẩn bị :

-Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

-Hình trong SGK phóng to.

-Phiếu học tập của HS.

III.Hoạt động trên lớp :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1.Ổn định: cho HS hát 2.KTBC : Nước Văn Lang .

-Nước Văn Lang ra đời trong thời gian nào ? Ở khu vực nào ?

-Em hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt ?

-Em biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay ?

-GV nhận xét – Đánh giá.

3.Bài mới:

a.Giới thiệu :Nước Âu Lạc . b.Tìm hiểu bài :

*Hoạt động cá nhân -GV phát PBTcho HS

-GV yêu cầu HS đọc SGK và làm bài tập sau: em hãy điền dấu x vào ô £ những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt.

£ Sống cùng trên một địa bàn . £ Đều biết chế tạo đồ đồng . £ Đều biết rèn sắt .

£ Đều trống lúa và chăn nuôi .

£ Tục lệ có nhiều điểm giống nhau . -GV nhận xét , kết luận : Cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có những điểm tương đồng và họ sống hòa hợp với nhau .

*Hoạt động cả lớp :

-GV treo lược đồ lên bảng

-Cho HS xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Âu Lạc .

-GV hỏi : “So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc”.

-HS hát -3 HS trả lời

-HS khác nhận xét, bổ sung

-HS có nhiệm vụ điền dấu x vào ô £ trong PBT để chỉ những điểm giống nhau giữa cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt .

-cho 2 HS lên điền vào bảng phụ . -HS khác nhận xét .

-HS xác định .

-Nước Văn Lang đóng đô ở Phong châu là vùng rừng núi, nước Âu Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng.

-Xây thành cổ Loa, sử dụng rộng rãi lưỡi cày bằng đồng, biết rèn sắt, chế

(27)

-Người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống? (Về xây dựng, sản xuất, làm vũ khí? )

-GV nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa (qua sơ đồ): nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên. Thành Cổ Loa là thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc . *Hoạt động nhóm :

-GV yêu cầu HS đọc SGK , đoạn : “Từ năm 207 TCN … phương Bắc”. Sau đó , HS kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc . -GV đặt câu hỏi cho cả lớp để HS thảo luận :

+Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại bị thất bại ?

+Vì sao năm 179 TCN nước Âu lạc lại rơi vào ách đô hộ của PK phương Bắc ? -GV nhận xét và kết luận .

4.Củng cố :

-GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung . -GV hỏi :

+Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?

+Thành tưụ lớn nhất của người Âu Lạc là gì ?

5. Dặn dò:

-GV tổng kết và GDTT.

-Về nhà học bài và chuẩn bị bài :Nước ta dưới ách đô hộ của PKPB

-Nhận xét tiết học .

tạo nỏ thần.

-Cả lớp thảo luận và báo cáo kết quả so sánh .

-HS đọc.

-Các nhóm thảo luận và đại điện báo cáo kết quả .

-Vì người Âu Lạc đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm lại có tướng chỉ huy giỏi, vũ khí tốt , thành luỹ kiên cố.

-Vì Triệu Đà dùng kế hoãn binhvà cho con trai là Trọng Thuỷ sang ….

-Nhóm khác nhận xét ,bổ sung -3 HS dọc .

-Vài HS trả lời .

-HS khác nhận xét và bổ sung .

-HS cả lớp .

---o0o--- Tiết 4: Thể dục

( Giáo viên bộ môn )

---o0o--- Ngày soạn: 27/ 9/ 2018

Ngày giảng:Thứ sáu ngày 5 tháng 10 năm 2018 Tiết 1: Toán GIÂY, THẾ KỈ

(28)

I. MỤC TIÊU : 1.Kiến thức :

- Làm quen với đơn vị đo thời gian : giây, thế kỉ . 2.Kĩ năng:

- Biết mối quan hệ giữa giây và phút ,giữa thế kỉ và năm . - Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.

3.Thái độ :

- Qua đó rèn luyện năng lực khái quát hoá, tính cẩn thận, chính xác cho học sinh .

*ĐCNDDH :Không làm 7 phút, 9 thế kỉ,1/5 thế kỉ II. ĐỒ DÙNG:

- Đồng hồ thật có 3 kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

I. Kiểm tra: (5’) Hỏi HS :

- Nêu thứ tự các đơn vị đo khối lượng từ lớn đến nhỏ ?

- 5 tấn =…kg ; 2tạ 3yến = … kg;

72dag=…g

- Nhận xét chung . II. Dạy bài mới : 1/ Giới thiệu bài (1’)

2 / Giới thiệu về giây : (5’)

- Dùng kim đồng hồ có đủ 3 kim để ôn về giờ phút và giới thiệu về giây. Cho HS quan sát sự chuyển động của kim giờ kim phút và hỏi :

+ Kim giờ di chuyển từ đâu đến đâu thì được 1 giờ ?

+Kim phút đi từ đâu đến đâu thì được 1 phút ?

+ Như vậy 1giờ bằng bao nhiêu phút ? - Chỉ cho HS thấy kim giây trên mặt đồng hồ và quan sát sự chuyển động của nó rồi nêu :

+ Khoảng thời gian kim giõy đi từ một vạch đến vạch tiếp liền là 1giây

+ Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vũng trờn mặt đồng hồ là một phút tức là 60 giõy - Viết lờn bảng: 1 phỳt = 60 giõy .

- Cho HS đếm theo sự chuyển động của kim giây trên mặt đồng hồ để cảm nhận khoảng thời gian 1 giõy .

1 HS trả lời:

- tấn ; tạ ; yến ; kg ; hg ; dag ; g . - Cả lớp làm bảng con ghi số thích hợp vào chỗ trống .

- Nghe giới thiệu, ghi đề bài .

- Kim giờ di chuyển từ một số nào đó đến số tiếp liền sau thì được 1 giờ . - Kim phút di chuyển từ một vạch đến vạch tiếp liền hết 1 phút .

- 1giờ = 60 phút .

- Nhắc lại 1 phỳt = 60 giõy .

- Nhỡn đồng hồ đếm theo kim giây : một , hai , ba , bốn , …

- 60phỳt = 1giờ 60 giõy = 1phỳt . - Vài HS nhắc lại .

(29)

- Hỏi thờm : 60 phỳt bằng mấy giờ ? 60 giõy bằng mấy phỳt ?

3/ Giới thiệu về thế kỉ : (5’)

- Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỉ . Ghi lên bảng :1thế kỉ = 100 năm .

- Như vậy 100 năm bằng mấy thế kỉ ? - Giới thiệu thờm: Bắt đầu từ năm 1 đến năm 100 ( sau CN ) là thế kỉ một ( ghi tóm tắt lên bảng và cho HS nhắc lại )

- Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai .,… ( như SGK )

- Hỏi : Năm 1890 thuộc thế kỉ thứ mấy ? - Năm 2000 thuộc thế kỉ nào ? Năm nay thuộc thế kỉ nào ?

- Lưu ý HS : Người ta hay dùng số La Mó để ghi tên thế kỉ .

4 / Thực hành :(15’-17’)

Bài 1: Cho HS tự đọc đề bài , tự làm bài rồi chữa bài .

Hướng dẫn thêm : Tỡm 1/3 phỳt thỡ lấy thời gian của 1 phút là 60 giõy chia cho 3 ; tỡm 1 phỳt 8 giõy thỡ lấy thời gian của 1 phút là 60 giõy cộng với 8 giõy .

Bài 2a, b: Nờu cõu hỏi, từng HS trả lời miệng

III. Củng cố – Dặn dò :(3’)

- Củng cố đơn vị đo thời gian giây, thế kỉ.

- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm bài 3 và chuẩn bị cho bài sau .

- Nhận xột tiết học

- 100 năm = 1 thế kỉ .

- Theo dừi nắm cỏch tớnh để biết năm đó thuộc thế kỉ nào .

- Năm 1890 thuộc thế kỉ thứ X IX - Năm 2000 thuộc thế kỉ thứ XX - Năm nay ( 2013) thuộc thế kỉ XXI

- Làm bài tập 1 : Tỡm số thớch hợp điền vào chỗ trống có chấm sau đó chữa bài .

- Làm bài tập 2 .VD : Năm 1911 thuộc thế kỉ thứ XX , …

---o0o--- Tiết 2: Tiếng anh

( Giáo viên bộ môn )

---o0o--- Tiết 3: Tập làm văn

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN I.

MỤC TIÊU : 1.Kiến thức :

- Tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản và kể lại câu chuyện đó theo gợi ý đó cho sẵn về nhõn vật, chủ đề cõu chuyện

(30)

2.Kĩ năng:

- Thực hành tạo lập một cốt truyện đơn giản và kể lại câu chuyện 3.Thái độ :

- Qua đó rèn luyện năng lực khỏi quỏt hoỏ II.

ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ viết các gợi ý kể chuyện.

III.

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

I. Kiểm tra: (4’)Hỏi HS :

- Nêu lại nội dung cần ghi nhớ ở tiết trước . - Hóy kể lại truyện Cõy khế dựa vào cốt truyện đó cú .

II. Dạy bài mới : 1/ Giới thiệu bài (1’)

2 / Hướng dẫn xây dựng cốt truyện :(20’) a) Xác định yêu cầu của đề bài

- Gọi một HS đọc yêu cầu của đề .

- Hướng dẫn HS phân tích đề ,gạch chân những từ quan trọng Hóy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một cõu chuyện cú ba nhõn vật : bà mẹ ốm , người con của bà bằng tuổi em và một bà tiờn .

- Nhắc HS :

+ Để xây dựng được cốt truyện với những điều kiện đó cho( cú ba nhõn vật :….),em phải tưởng tượng để hỡnh dung điều gỡ sẽ xảy ra, diễn biến của cõu chuyện .

+ Vỡ là xõy dựng cốt truyện nờn em chỉ cần kể vắn tắt , khụng cần kể cụ thể,chi tiết . b) Lựa chọn chủ đề của câu chuyện .

- Gọi HS tiếp nối nhau đọc gợí ý 1 và 2 . - Cho HS chọn chủ đề câu chuyện .

- Nhắc HS : Từ đề bài đó cho ,cỏc em cú thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau . Các em có thể tưởng tượng xây dựng cốt truyện theo 1 trong 2 gợi ý ở SGK.

c) Thực hành xõy dựng cốt truyện

- Cho HS làm việc cỏ nhõn, đọc thầm và trả lời các câu hỏi gợi ý ở SGK .

- Gọi HS giỏi làm mẫu, trả lời lần lượt các câu hỏi .

VD: + Người mẹ ốm như thế nào ?

+ Người con chăm sóc mẹ như thế nào ?

2 HS trả lời:

- Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nũng cốt …

- Kể sơ lược truyện Cây khế . - Nghe giới thiệu.

- 1 HS đọc đề bài .

- Theo dừi nắm được những việc trọng tâm cần chú ý .

- Vài HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý ở SGK . Cả lớp theo dừi .

-Vài HS tiếp nối nhau nói chủ đề câu chuyện em lựa chọn : em kể câu chuyện nói về sự hiếu thảo hay tính trung thực .

- Từng HS xây dựng cốt truyện theo tưởng tượng của mỡnh .

- 1HSG trỡnh bày cốt truyện của mỡnh theo gợi ý

+ ễm rất nặng .

+ Người con thương mẹ,chăm sóc mẹ tận tụy ngày đêm

(31)

+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gỡ ?

+Người con đó quyết vượt qua khó khăn ntn ?

+ Bà tiên đó giỳp hai mẹ con như thế nào ?

- Cho HS tập kể theo cặp .

- Cho HS thi kể chuyện trước lớp .

- Cựng HS cả lớp nhận xột , bỡnh chọn người kể hay .

- Cho HS viết vắn tắt vào vở cốt truyện của mình .

III. Củng cố – Dặn dò :(5’)

- 1 HS núi cách xây dựng cốt truyện . ( Để xây dựng được một cốt truyện, cần hình dung được: Các nhân vật của câu chuyện, chủ đề của câu chuyện. Diễn biến của câu chuyện - diễn biến này cần hợp lý, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa )

- GDQTE: GD tình mẹ con, tình anh em.

- Nhận xét tiết học

+ Phải tỡm một bà tiờn sống trờn ngọn nỳi rất cao,đường đi lắm gian truân .

+ Quyết trèo lên đỉnh vnúi cao vút mời bằng được bà tiên .

+ Bà tiên cảm động về tỡnh yờu thương, lũng hiếu thảo của người con nên đó hiện ra giỳp .

- Từng cặp HS thực hành kể vắn tắt cõu chuyện

- 2 HS khá giỏi lần lượt kể chuyện theo cốt truyện đó xõy dựng . - Từng HS viết cốt truyện vào vở .

---o0o--- Tiết 4: SINH HOẠT

I.Mục tiêu Giúp học sinh:

- Nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân trong tuần qua.

- Đề ra phương hướng phấn đấu trong tuần tới.

- Giáo dục ý thức phê và tự phê cho học sinh.

II. Chuẩn bị.

- Ghi chép trong tuần.

III. Các hoạt động.

1. Ổn định tổ chức - Cả lớp hát.

2. Nội dung sinh hoạt.

- Lớp phó học tập nhận xét về tình hình học tập của lớp trong tuần qua.

- Lớp trưởng nhận xét chung, các bạn khác lắn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cheá ñoä nuoâi döôõng 24.Thaønh phaán caùc chaát coù trong thöùc aên thoâ cuûa vaät nuoâi. Chaát khoaùng,

Caâu 4 : : Ñeå xaùc ñònh troïng löôïng phaàn chaát loûng Ñeå xaùc ñònh troïng löôïng phaàn chaát loûng coù theå tích baèng theå tích cuûa vaät caàn. coù theå

Moãi veá caâu gheùp thöôøng coù caáu taïo gioáng moät caâu ñôn (coù ñuû chuû ngöõ, vò ngöõ) vaø theå hieän moät yù coù quan heä chaët cheõ vôùi yù cuûa

Neáu chæ coù 40 ngöôøi aên thì soá gaïo döï tröõ ñoù ñuû duøng trong bao nhieâu

(Coät coù daáu + ñeå ghi caùc töø theå hieän loøng nhaân haäu hoaëc tinh thaàn ñoaøn keát ... Coät coù daáu – ñeå ghi caùc töø coù nghóa traùi vôùi nhaân

- Chæ coù thöïc vaät môùi tröïc tieáp haáp thuï naêng löôïng aùnh saùng maët trôøi vaø laáy caùc chaát voâ cô nhö nöôùc, khí caùc-boâ- níc ñeå taïo thaønh

- Ta caàn aêêêÊn uoáng ñuû chaát - ñuùng böõa ñeå cô theå mau lôùn , ngöôøi khoûe maïnh. - Caàn aên uoáng , nghæ ngôi , hoaït ñoäâng vöøa söùc ñeå

Chuùng ta caàn aên phoái hôïp ñaïm ñoäng vaø ñaïm thöïc vaät vì ñaïm ñoäng vaät coù nhieàu chaát boå döôõng quyù khoâng thay theá ñöôïc nhöng khoù tieâu.