• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 18 Soạn ngày:4/1 /2019

Thứ hai ngày 07 tháng 01 năm 2019

CHÀO CỜ Học vần BÀI 73: IT - IÊT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS đọc và viết được: it, iêt, trái mít, chữ viết.

- Đọc được câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Em tô, vẽ, viết.

2. Kĩ năng

- Hs đọc, viết nhanh, đúng các tiếng có chứa vần trên.

3. Thái độ

- Ham thích học môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: (3-5 phút)

- Cho HS đọc và viết: chim cút, sút bóng, sứt răng, nứt nẻ

- Đọc câu ứng dụng: Bay cao cao vút

Chim biến mất rồi

Chỉ còn tiếng hót

Làm xanh da trời.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới: (30-32 phút) 2.1. Giới thiệu bài: GV nêu.

2.2. Dạy vần:

Vần it

a) Nhận diện vần:

- GV giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: it

- GV giới thiệu: Vần it được tạo nên từ i và t.

- So sánh vần it với ut

- Cho HS ghép vần it vào bảng gài.

- 3 HS đọc và viết.

- 2 HS đọc.

- HS qs tranh- nhận xét.

- 1 vài HS nêu.

- HS ghép vần it.

- Nhiều HS đọc.

- HS theo dõi.

- 1 vài HS nêu.

(2)

b) Đánh vần và đọc trơn:

- GV phát âm mẫu: it. Gọi HS đọc: it - GV viết bảng mít và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng mít

(Âm m trước vần it sau, thanh sắc trên i)

- Yêu cầu HS ghép tiếng: mít

- Cho HS đánh vần và đọc: mờ- it- mít- sắc- mít

- Gọi HS đọc toàn phần: it- mít- trái mít

Vần iêt:(GV hướng dẫn tương tự vần it).

- So sánh iêt với it.

(Giống nhau: Âm cuối vần là t. Khác nhau âm đầu vần là iê và i).

c) Đọc từ ứng dụng:

- Cho HS đọc các từ ứng dụng: con vịt, đông nghịt, thời tiết, hiểu biết

- GV giải nghĩa từ: đông nghịt.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS.

d) Luyện viết bảng con:

- GV giới thiệu cách viết: it, iêt, trái mít, chữ viết

- Cho HS viết bảng con, GV quan sát sửa sai cho HS.

- Nhận xét bài viết của HS.

Tiết 2:

3. Luyện tập: 35phút a) Luyện đọc:

- Gọi HS đọc lại bài ở tiết 1.

- GV nhận xét đánh giá.

- Cho HS luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- GV đọc mẫu: Con gì có cánh Mà lại biết bơi Ngày xuống ao chơi Đêm về đẻ trứng.

- Cho HS đọc câu ứng dụng

- HS xác định tiếng có vần mới: biết - Cho HS đọc toàn bài trong sgk.

b) Luyện nói:

- GV giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi HS đọc tên bài luyện nói: Em tô,

- HS tự ghép.

- HS đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần it.

- 1 vài HS nêu.

- 5 HS đọc.

- HS theo dõi.

- HS quan sát.

- HS luyện viết bảng con.

- 5 HS đọc.

- Vài HS đọc.

- HS qs tranh- nhận xét.

- HS theo dõi.

- 5 HS đọc.

- 1 vài HS nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

HS qs tranh- nhận xét.

- Vài HS đọc.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ Vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

(3)

vẽ, viết

+ Trong tranh vẽ những gì?

+ Hãy đặt tên cho các bạn trong tranh.

+ Bạn nữ đang làm gì?

+ Bạn nam áo xanh làm gì? Bạn nam áo đỏ làm gì?

+ Theo em, các bạn làm như thế nào?

+ Em thích nhất tô, viết hay vẽ? Vì sao?

+ Em thích tô (viết, vẽ) cái gì nhất? Vì sao?

- GV nhận xét, khen HS có câu trả lời hay.

c) Luyện viết:

- GV nêu lại cách viết: it, iêt, trái mít, chữ viết

- GV hướng dẫn HS cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- GV quan sát HS viết bài vào vở tập viết.

- GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò: (3-4’ phút) - Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới.

GV nêu cách chơi và tổ chức cho HS chơi. GV tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; xem trước bài 74.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

- HS quan sát.

- HS thực hiện.

- HS viết bài.

HS tham gia chơi

HS thực hiện

Toán

TIẾT69: ĐIỂM, ĐOẠN THẲNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết được “Điểm”, “Đoạn thẳng”.

- Biết kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm.

- Biết đọc tên các điểm và đoạn thẳng.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng kẻ đoạn thẳng, đọc tên được các điểm và đoạn thẳng.

3. Thái độ

- Yêu thích học bộ môn, tự giác trong giờ học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Phấn màu, thước kẻ dài, bút chì.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

(4)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: (3-5 phút)

GV yêu cầu một số hs đọc thuộc phép cộng, trừ trong phạm vi 9, 10.

- GV nhận xét.

2. Bài mới: (30 phút) 1. Giới thiệu đoạn thẳng:

- GV dùng phấn chấm lên bảng và hỏi: “Đây là cái gì?”

- GV nêu: đây là điểm.

- GV viết tiếp chữ A và nói: Điểm này cô đặt tên là điểm A.

- Tương tự như vậy GV cho HS viết thêm các điểm như:

B, C, D…

- Cho HS đọc tên các điểm a, b, c, d, e...

- GV dùng thước nối 2 điểm lại với nhau được đoạn thẳng AB.

2. Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng:

- GV hỏi: Để vẽ được 1 đoạn thẳng ta cần dụng cụ nào?

- GV giới thiệu thước kẻ thẳng.

- Hướng dẫn HS cách vẽ đoạn thẳng:

+ Dùng bút chấm 1 điểm rồi chấm một điểm nữa, đặt tên cho từng điểm.

+ Đặt mép thước qua 2 điểm vừa vẽ, dùng tay trái giữ thước cố định, tay phải cầm bút tựa vào mép thước cho đầu bút đi nhẹ trên mặt giấy từ điểm nọ đến điểm kia (Kẻ từ trái sang phải).

+ Nhấc bút lên trước rồi nhấc nhẹ thước ra, ta có 1 đoạn thẳng. A B

- Cho HS đọc tên các đoạn thẳng: AB, CD, DE...

3. Thực hành:

a) Bài 1: Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng:

- Cho HS đọc tên các điểm trước rồi đọc đoạn thẳng sau.

- Gọi HS lên chữa bài tập.

b) Bài 2: Dùng thước thẳng và bút để nối thành: 3 đoạn thẳng; 4 đoạn thẳng.

- Cho HS quan sát hình GV hướng dẫn cách làm bài.

- Cho HS làm bài.

- Cho HS đổi bài kiểm tra.

c) Bài 3: Mỗi hình vẽ dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng?

- 1 số hs đọc.

- HS quan sát.

- HS đọc: Điểm A.

- HS tự viết và đọc.

- HS quan sát.

- HS giơ thước của mình lên để kiểm tra.

- HS theo dõi.

- 2 HS lên kẻ đoạn thẳng.

- HS kẻ đoạn thẳng ra nháp.

- HS đọc tên đoạn thẳng.

- HS đọc theo cặp.

- HS đọc trước lớp.

- HS tự nối và viết tên các điểm vào hình b.

(5)

- Cho HS đếm số đoạn thẳng ở mỗi hình rối viết số dưới mỗi hình.

- Gọi HS nêu kết quả.

- Cho HS nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò: (3-5 phút) - Gọi HS nêu tên bài học.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà làm bài tập ra vở toán ô li ở nhà.

- Cho HS kiểm tra chéo.

- HS tự làm bài.

- HS đọc kết quả.

- HS nêu nhận xét.

HS trả lời Lắng nghe BUỔI CHIỀU

Soạn ngày:4/1 /2019

Thứ hai ngày 07 tháng 01 năm 2019

Âm nhạc

TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC TRÒ CHƠI ÂM NHẠC.

I. MỤC TIÊU

1.KT:Tập cho HS mạnh dạn tham gia biểu diễn bài hát trước lớp. Qua trò chơi âm nhạc giúp cho các em phát triển khả năng nghe & nhạy cảm với tiết tấu trong âm nhạc.

2. KN: HS mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn.

3. TĐ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

Nhạc cụ gõ . GV tập đệm các bài hát. Nắm vững trò chơi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA

HS 1.KTBC: 3-5’

Nêu tên các bài hát đã học.

2. Bài mới( 30-32’)

* GTB:

- Các nhóm lần lượt biểu diễn, các nhóm còn lại ngồi xem, vỗ tay

(6)

2.1 Hoạt động 1 : Tập biểu diễn các bài hát đã học.

Tổ chức lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm từ 4-5 HS lên biểu diễn trước lớp lần lượt các bài hát. Các nhóm còn lại ngồi xem các bạn biểu diễn, vỗ tay động viên.

- Quê hương tươi đẹp. Dân ca Nùng. Đặt lời : Anh Hoàng.

- Mời bạn vui múa ca. Nhạc và lời : Phạm Tuyên.

- Tìm bạn thân. Nhạc và lời : Việt Anh . - Lí cây xanh. Dân ca Nam Bộ.

- Đàn gà con. Nhạc: Phi-lip- pen- cô. Lời Việt Anh.

- Sắp đến Tết rồi. Nhạc và lời : Hoàng Vân.

2.2 Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc.

a/ Trò chơi 1: Tiếng hát ở đâu, đoán tên và bao nhiêu người hát. * Ba cách chơi gần giống nhau.

- Cho 1 em HS nhắm mắt, GV chỉ định 1 hoặc nhều em hát 1 câu (câu hát do GV qui định hoặc tự chọn).

Em nhắm mắt phải định hướng xem âm thanh phát ra từ phía nào ( bằng cách chỉ tay về phía có tiếng hát (nói tên bạn nào) hoặc tập phân biệt số lượng giọng hát ( nói rõ 1 hay nhiều người cùng hát.).

b/ Trò chơi 2: Hát và gõ đối đáp.

- GV chọn bài hát các em đã thuộc, có phân chia câu hát rõ ràng.

-Cho cả lớp hát câu thứ nhất, khi gần hết câu, GV đưa tay ra hiệu ngừng hát, GV gõ tiết tấu lời ca câu hát thứ 2, rồi vẫy tay cho cả lớp hát câu thứ 3, GV lại gõ tiết tấu câu 4.Hết lần 1 có thể tiếp tục lần 2.

- Sau đó GV chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm A hát , nhóm B gõ, rồi đổi bên.

- Trò chơi này giúp các em biết nghe & hát đúng tiết tấu của bài hát.

+ Nếu còn thời gian GV có thể cho HS chơi trò chơi âm nhạc khác.

3. Củng cố- dặn dò(2-3’)

- Dặn dò HS tập luyện cho hát hay hơn.

động viên.

- HS theo dõi, lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn.

- HS mạnh dạn tích cực tham gia trò chơi.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS thực hiện theo nhóm.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

HS thực hiện yc

(7)

Thực hành toán ÔN THI CUỐI HỌC KÌ 1

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức đã học về phép cộng, phép trừ trong phạm vi các số đã học.

2. Kỹ năng: Vận dụng làm tính cộng, tính trừ và giải toán nhanh, chính xác.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- STH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1.Hướng dẫn ôn tập (30’) Bài 1: Bảng con

Tính 4 + 4 + 2 8 + 2 = 10

=> Tính từ trái sang phải

4 + 4 + 2 = 9 - 3 + 4 = 5 + 3 + 2 = 5 - 3 + 8 = 10 - 5 - 4 = 10 - 5 + 4 = Bài 2: Điền dấu >, <, =

5 + 4 ....4 + 6 2 + 7.... 7 + 3 9 - 5 ...10 - 3 9 + 0.... 10 - 6 9 - 4 .... 9 - 3 9 – 9.... 10 + 0 Lưu ý: Tính kết quả của phép tính, so sánh số với số từ trái sang phải

Bài 3: Số...

9 + .... < 10 8 + .... = 10 7 + ... = 10 10 + ... = 10 6 + ... > 9 5 + ... < 10 Bài 4: Bảng con

Viết các phép tính cộng, trừ với 3 số a) 3, 7 và 10

b) 2, 8 và 10 c) 4, 6 và 10 Nhận xét tiết học.

2. Củng cố dặn dò(5’)

H nêu cách làm và làm bài

H nêu cách làm, làm vở

H làm bài vào vở, chữa bài

Ba tổ làm bảng con Mỗi tổ 1 ý

lắng nghe

(8)

- Gv củng cố lại toàn bài - Nhận xét giờ học

HS thực hiện yc

Hoạt động ngoài giờ lên lớp Văn hóa giao thông

Bài 5: VĂN MINH, LỊCH SỰ KHI NGỒI SAU XE ĐẠP, XE MÁY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : giúp hs

- Biết được cách ứng xử văn minh, lịch sự khi ngồi sau xe đạp, xe máy.

2. Kĩ năng :

- Rèn cho học sinh kĩ năng biêt thực hiện các quy định khi ngồi sau xe đạp, xe máy.

3. Thái độ

- HS có ý thức thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện đúng các quy định khi ngồi sau xe đạp, xe máy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

1. Giáo viên - Tranh ảnh minh họa đúng/sai về người ngồi sau xe đạp, xe máy.

- Tranhảnh trong sách văn hóa giao thông.

2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 1.

- Thẻ đúng ( Đ), sai ( S).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Trải nghiệm: (3-5’)

- GV nêu câu hỏi cho HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về khi đi bộ:

+ Ở lớp, có em nào đã từng ngồi sau xe đạp, xe máy ?

+ Khi ngồi sau xe đạp, xe máy mà em uống hết hộp sữa thì em phải làm sao?

- Cá nhân HS giơ tay phát biểu.

- GV chuyển ý sang phần hoạt động cơ bản.

2. Hoạt động cơ bản: Đọc truyện “EM SẼ LÀM THẾ NÀO”(8’)

- GV đọc truyện 2 lần.

- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung câu chuyện, kết hợp quan sát tranh minh họa và thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Lắng nghe - HS trả lời - HS trả lời - Vài HS trả lời - Lắng nghe.

- Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi trong 2 phút.

(9)

- Đại diện nhóm trả lời từng câu hỏi:

+Ăn hết hộp xôi, An đã làm gì?

+ Nếu em là An, em sẽ nói gì với anh thanh niên?

+ Theo em, bạn An nên bỏ cái hộp như thế nào cho đúng?

- GV cho HS xem một số tranh ảnh minh họa.

- GV chốt ý, yêu cầu HS đọc ghi nhớ trang 21.

“Đi đường cần luôn lịch sự, văn minh”

3. Hoạt động thực hành: (8’) - GV nêu yêu cầu

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 theo tranh và cho biết em có nên làm theo các bạn trong hình không? Tại sao ?.

- Gọi HS nêu nội dung từng tranh, lớp nhận xét, bổ sung.

- Yêu cầu HS bày tỏ ý kiến của mình về điều nên làm hoặc không nên làm theo từng tranh bằng thẻ. (GV đưa hình ảnh) -Yêu cầu HS nêu ý kiến vì sao nên/

không nên theo từng tranh cụ thể.

- GV liên hệ giáo dục

- Em sẽ nói gì với các bạn trong các hình ảnh thể hiện điều không nên làm ở các tranh trên?

4. Hoạt động thực hành: (8’)

GV nêu trò chơi” Chuyển đồ an toàn lịch sự”

- GV kết luận, rút ra bài học:

Đi xe mang, xách đồ hàng Ai ơi, vén gọn, kẻo quàng người ta - Gọi 1 HS đọc lại ghi nhớ

5. Tổng kết, dặn dò: (2’)

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tập tích cực

- HS: Ăn hết hộp xôi, An đã ném vào thùng rác nhưng gió thổi rơi vào mặt anh đi xe máy.

- Nếu em là An, em sẽ nói xin lỗi với anh thanh niên.

- Theo em, bạn An nên nói mẹ dừng xe để bỏ cái hộp vào thùng rác.

- HS xem tranh minh họa - Lắng nghe,

- HS đọc ghi nhớ

- 1 HS nêu yêu cầu

- Thảo luận nhóm 4 trong 2 phút - HS nêu nội dung từng bức tranh - HS bày tỏ ý kiến của mình bằng thẻ.

*Tranh1, 2, 3, 4:không nên làm.

- HS trả lời

- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung

- Khi ngồi trên xe máy và xe đạp điện tuyệt đối ôm chắc vào người lái không buông tay, ca hát phải ngồi ngay ngắn không cầm tay và chơi trò chơi với xe đi song song với mình.

+ HS tham gia chơi.

- Lắng nghe

- 1 HS đọc ghi nhớ.

- Lắng nghe

(10)

- Dặn HS chuẩn bị bài sau Soạn ngày:4/1 /2019

Thứ ba ngày 08 tháng 01 năm 2019

Học vần

BÀI 74: UÔT - ƯƠT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS đọc và viết được: uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván.

- Đọc được câu ứng dụng: Con Mèo mà trèo cây cau

Hỏi thăm chú Chuột đi đâu vắng nhà Chú Chuột đi chợ đường xa

Mua mắm, mua muối giỗ cha con Mèo.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Chơi cầu trượt.

2. Kĩ năng

- Hs đọc, viết nhanh, đúng các tiếng có chứa vần trên.

3. Thái độ

- Ham thích học môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút)

- Cho HS đọc và viết: con vịt, đông nghịt, thời tiết, hiểu biết - Đọc câu ứng dụng: Con gì có cánh

Mà lại biết bơi Ngày xuống ao chơi Đêm về đẻ trứng.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới (30-32 phút) 2.1. Giới thiệu bài: GV nêu.

2.2. Dạy vần:

Vần uôt

a) Nhận diện vần:

- GV giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: uôt - GV giới thiệu: Vần uôt được tạo nên từ uô và t.

- So sánh vần uôt với iêt

- Cho HS ghép vần uôt vào bảng gài.

b) Đánh vần và đọc trơn:

- GV phát âm mẫu: uôt. Gọi HS đọc: uôt - GV viết bảng chuột và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng chuột

(Âm ch trước vần uôt sau, thanh nặng dưới ô) - Yêu cầu HS ghép tiếng: chuột

- 3 HS đọc và viết.

- 2 HS đọc.

- HS qs tranh- nhận xét.

- 1 vài HS nêu.

- HS ghép vần it.

- Nhiều HS đọc.

- HS theo dõi.

- 1 vài HS nêu.

(11)

- Cho HS đánh vần và đọc: chờ- uôt- chuốt- nặng- chuột - Gọi HS đọc toàn phần: uôt- chuột- chuột nhắt

Vần ươt:

(GV hướng dẫn tương tự vần uôt) - So sánh ươt với uôt.

(Giống nhau: Âm cuối vần là t. Khác nhau âm đầu vần là ươ và uô).

c) Đọc từ ứng dụng:

- Cho HS đọc các từ ứng dụng: trắng muốt, tuốt lúa, vượt lên, ẩm ướt

- GV giải nghĩa từ: trắng muốt, tuốt lúa.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS.

d) Luyện viết bảng con:

- GV giới thiệu cách viết: uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván.

- Cho HS viết bảng con- GV quan sát sửa sai cho HS.

- Nhận xét bài viết của HS.

Tiết 2:

3. Luyện tập: 35phút a) Luyện đọc:

- Gọi HS đọc lại bài ở tiết 1.

- GV nhận xét đánh giá.

- Cho HS luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- GV đọc mẫu câu ứng dụng.

- Cho HS đọc câu ứng dụng

- HS xác định tiếng có vần mới: Chuột - Cho HS đọc toàn bài trong sgk.

b) Luyện nói:

- GV giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi HS đọc tên bài luyện nói: Chơi cầu trượt.

- GV hỏi HS:

+ Trong tranh vẽ những gì?

+ Nhìn tranh, em thấy nét mặt của các bạn như thế nào?

+ Khi chơi các bạn đãlàm gì để ko xô ngã nhau?

+ Em đã chơi cầu trượt bào giờ chưa?

+ Em có thích chơi cầu trượt ko? Vì sao?

- GV nhận xét, khen HS có câu trả lời hay.

c) Luyện viết:

- GV nêu lại cách viết: uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván.

- GV hướng dẫn HS cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- GV quan sát HS viết bài vào vở tập viết.

- GV chấm một số bài - Nhận xét.

- HS tự ghép.

- HS đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần it.

- 1 vài HS nêu.

- 5 HS đọc.

- HS theo dõi.

- HS quan sát.

- HS luyện viết bảng con.

- 5 HS đọc.

- Vài HS đọc.

- HS qs tranh- nhận xét.

- HS theo dõi.

- 5 HS đọc.

- 1 vài HS nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS qs tranh- nhận xét.

- Vài HS đọc.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ Vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

(12)

4. Củng cố, dặn dò (3-5 phút)

- Trò chơi: Viết đúng tên hình ảnh và đồ vật.

- GV tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; xem trước bài 74.

+ 1 vài HS nêu.

- HS quan sát.

- HS thực hiện.

- HS viết bài.

HS thực hiện Toán

TIẾT 70: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Có biểu tượng về “dài hơn- ngắn hơn”. Qua đó hình thành biểu tượng về độ dài đoạn thẳng thông qua đặc tính “dài- ngắn” của chúng.

- Biết so sánh độ dài hai đoạn thẳng tuỳ ý bằng hai cách: So sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp thông qua độ dài trung gian.

2. Kĩ năng

- Củng cố kĩ năng so sánh độ dài hai đoạn thẳng.

3. Thái độ

- Tự giác và ham thích học môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Thước nhỏ, thước to dài, bút chì màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: (3-5 phút)

- Gọi HS vẽ 2 và đọc tên hai đoạn thẳng đó.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới : (30-32 phút)

2.1. Dạy biểu tượng“Dài hơn, ngắn hơn”và so sánh trực tiếp độ dài hai đoạn thẳng.

a) GV cầm hai thước kẻ dài ngắn khác nhau và hỏi “làm thế nào để biết cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn?”

- GV gợi ý: Hướng dẫn HS đo trực tiếp bằng cách:

Chập hai chiếc thước khít vào nhau, sao cho một đầu bằng nhau, rồi nhìn vào đầu kia sẽ biết cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn.

- Cho HS lên bảng so sánh.

- Cho HS nhìn vào tranh sgk để xác định thước nào dài hơn thước nào ngắn hơn.

- Tương tự cho HS so sánh bút chì …

- GV cho HS quan sát 2 đoạn thẳng và so sánh xem đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD đoạn nào dài hơn?

- 2 HS vẽ và đọc tên đoạn thẳng đó.

- HS trả lời.

- Chập hai thước để đo.

- 2 HS thao tác.

- HS so sánh.

- HS tự đo và nêu kết

(13)

- Hướng dẫn HS thực hành so sánh từng cặp hai đoạn thẳng trong bài tập 1.

b) Từ các biểu tượng về “dài hơn, ngắn hơn” nói trên, HS nhận ra rằng: Mỗi đoạn thẳng đều có một độ dài nhất định.

2.2. So sánh gián tiếp độ dài hai đoạn thẳng qua độ dài trung gian.

- Yêu cầu HS xem hình vẽ trong sgk và nói “Có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài gang tay.”

- Hướng dẫn và thực hành đo một đoạn thẳng vẽ sẵn trên bảng bằng gang tay để HS quan sát.

- Yêu cầu HS xem hình vẽ tiếp sau và cho HS trả lời:

Vì sao lại biết đoạn thẳng nào dài hơn đoạn thẳng nào ngắn hơn?

- GV nhận xét: “Có thể so sánh độ dài hai đoạn thẳng bằng cách so sánh số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng đó”

- GV nhận xét: Có thể so sánh độ dài hai đoạn thẳng bằng cách so sánh số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng đó.

3. Thực hành:

a) Bài 2: Ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng.

- GV hướng đẫn HS đếm số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng rồi ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng tương ứng.

- Cho HS so sánh độ dài từng cặp hai đoạn thẳng.

b) Bài 3: Tô màu đỏ vào cột cao nhất, màu xanh vào cột thấp nhất và ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng.

- Cho HS tự làm và chữa bài tập.

- Cho HS đổi bài kiểm tra.

4. Củng cố, dặn dò (3-5 phút) - Cho HS nhắc lại tên bài học.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà tập đo một số đồ vật ở nhà bằng dụng cụ đã học.

quả.

- HS nêu kết quả.

- HS nêu kết quả.

- HS so sánh bằng cách đo độ dài gang tay.

- HS nêu: đoạn thẳng ở dưới dài hơn. Đoạn thẳng ở trên ngắn hơn.

- HS so sánh rồi điền kết quả.

- HS làm bài

- So sánh từng cặp của độ dài đoạn thẳng.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS tô màu vào băng giấy ngắn nhất.

- HS kiểm tra chéo.

HS thực hiện yc BUỔI CHIỀU

Soạn ngày:4/1 /2019

Thứ ba ngày 08 tháng 01 năm 2019

Thực hành tiếng việt ÔN TẬP CÁC VẦN IT- IÊT

I. MỤC TIÊU

1. KT:- Nhận biết và đọc, viết đúng it, iêt - Biết đọc từ câu chứa vần it, iêt

(14)

2. KN: HS đọc viết tốt

3. TĐ: HS yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Bảng phụ, bài ôn tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1. Kiểm tra bài(5’) - Đọc bài 72 SGK 2HS - Đọc bảng lớp (bài viết sẵn) -Viết bảng con : cái bút mứt tết GV : nhận xét ,ghi điểm

2. Bài mới .(30-32’) 2.1.GT bài ôn(1’)

2.2. Hướng dẫn ôn tập a. Đọc vần .

- HS dọc : it –iêt ; ut – ưt ; et – êt ; ôt - ơt

- So sánh các cặp vần ? ut- ưt ( tương tự các vần còn lại) b. Luyện đọc từ

- HD đọc từ : quả mít, đông nghịt, chi chít, liệt sĩ, keo kiệt, miệt mài...

c.Luyện đọc câu

- Mỗi dòng thơ khi đọc đến cuối dòng nghỉ hơi bằng 1 dấu phẩy

- Cần đọc cao giọng ở cuối dòng thơ có dấu “?”

c. HD viết bảng, vở

- Viết từ : mải miết , viết bảng , chim cút , giờ phút

3. Củng cố, dặn dò.(3-5’)

- Hs đọc bảng và viết từ vào bảng con.

* giống nhau : đều do 2 âm ghép lại ,đều kết thúc bằng âm t.

* khác nhau : u (ut) - ư (ưt)

- Hs nhẩm thầm -> đọc từ.

- Nhận âm: tiếng, vần bất kỳ

- Hs luyện viết

(15)

- GV : hệ thống lại kiến thức toàn bài - Nhận xét giờ học.

HS lắng nghe

Thực hành toán TIẾT 2

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh:

- Thực hành vẽ đoạn thẳng.

- Biết so sánh độ dài hai đoạn thẳng tuỳ ý bằng hai cách: So sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp thông qua độ dài trung gian.

2. Kĩ năng

- Thực hành vẽ đoạn thẳng 3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Bảng phụ, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Giới thiệu bài: (3-5 phút) 2. Hướng dẫn bài: (30-32 phút)

a) Ôn các kiến thức đã học ở buổi sáng:

- Biểu tượng“Dài hơn, ngắn hơn”và so sánh trực tiếp độ dài hai đoạn thẳng.

- So sánh gián tiếp độ dài hai đoạn thẳng qua độ dài trung gian.

- Thực hành vẽ đoạn thẳng.Kiểm tra một số cá nhân. - Nhận xét, đánh giá.

- Giúp hs yếu ghi nhớ dãy số từ 0 đến 10 b) Làm bài tập:

- Bài 1: Đọc tên các điểm rồi nối các điểm để có đoạn thẳng.

A . .B C . . N . D M .

Nhận xét đánh giá

Bài 2: Dùng thước thẳng và bút để nối thành:

a) 2 đoạn thẳng b) 4 đoạn thẳng c) 5 đoạn thẳng d) 6 đoạn thẳng - Nhận xét một số vở.

c) Trò chơi:

- Tổ chức trò chơi nối tiếp:

điền số thích hợp vào ô trống

- Làm bảng con - Thi đua giữa các tổ.

- Lên bảng chữa bài. vẽ các đoạn thẳng:

- 4 em lên bảng nối - Lớp nối vào vở bài tập

- Nêu yêu cầu .

- Các nhóm lên tham gia chơi

(16)

0, 1, ..., ..., 4, 5, ..., ..., ..., 9, ...

…., 9, …., 7, …, ….., 4, ….,2, ….

- Nhận xét, khen ngợi.

3. Củng cố, dặn dò: (3-5 phút)

- Hệ thống nội dung bài. Nhận xét tiết học.

0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.

10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1.

- Nhận xét.

Lắng nghe

Soạn ngày:4/1 /2019

Thứ tư ngày 09 tháng 01 năm 2019

Học vần BÀI 75: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS đọc, viết một cách chắc chắn 14 chữ ghi âm vừa học từ bài 68 đến bài 74.

- Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài.

- Nghe, hiểu và kể lại câu chuyện Chuột nhà và Chuột đồng.

2. Kĩ năng

- Củng cố kĩ năng viết đúng, nhanh các tiếng chứa vần đã học.

3. Thái độ

- Ham thích học môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Bảng ôn tập.

- Tranh minh họa cho từ, câu ứng dụng.

- Tranh minh họa cho truyện kể Chuột nhà và Chuột đồng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của

HS 1. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút)

- Cho HS đọc và viết các từ: trắng muốt, tuốt lúa, vượt lên, ẩm ướt.

- Gọi HS đọc: Con Mèo mà trèo cây cau

Hỏi thăm chú Chuột đi đâu vắng nhà Chú Chuột đi chợ đường xa

Mua mắm, mua muối giỗ cha con Mèo.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới (30-32 phút) 2.1. Giới thiệu: GV nêu 2.2. Ôn tập:

a) Các vần vừa học:

- GV đọc vần, HS viết các vần vào giấy A4 và gắn lên bảng.

- Yêu cầu HS đọc các vần trên bảng lớp.

- HS viết bảng con.

- 2 HS đọc.

- 2 HS đọc.

- HS viết theo

(17)

- Cho HS nhận xét: + 14 vần có gì giống nhau?

+ Trong 14 vần, vần nào có âm đôi?

- Cho HS đọc các vần vừa ghép được.

b) Đọc từ ứng dụng:

- Gọi HS đọc các từ: chót vót, bát ngát, Việt Nam - GV đọc mẫu và giải nghĩa từ: chót vót, bát ngát c) Luyện viết:

- GV viết mẫu và nêu cách viết của từng từ: chót vót, bát ngát - Quan sát HS viết bài.

- GV nhận xét bài viết của HS.

Tiết 2:

3. Luyện tập: 35 phút a) Luyện đọc:

- Gọi HS đọc lại bài trong sgk.

- GV giới thiệu tranh về câu ứng dụng:

Một đàn cò trắng phau phau Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm.

- Hướng dẫn HS đọc câu ứng dụng.

- Gọi HS đọc câu ứng dụng.

b) Kể chuyện:

- GV giới thiệu tên truyện: Chuột nhà và Chuột đồng.

- GV kể lần 1, kể cả truyện.

- GV kể lần 2, kể từng đoạn theo tranh.

- GV nêu câu hỏi để HS dựa vào đó kể lại câu chuyện.

- Yêu cầu HS kể theo tranh.

- Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện.

- Nêu ý nghĩa: Biết yêu quý những gì do chính tay mình làm ra.

c) Luyện viết:

- Hướng dẫn HS viết bài vào vở tập viết.

- GV nêu lại cách viết từ: chót vót, bát ngát - Thu một số bài, nhận xét bài viết.

4. Củng cố, dặn dò: (3-5 phút) - Gọi HS đọc lại toàn bài trong sgk.

- GV tổ chức cho HS thi ghép tiếng có vần ôn tập. HS nêu lại các vần vừa vừa ôn.

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện tập thêm; xem trước bài 76.

nhóm.

- Vài HS đọc.

- 1 vài HS nêu.

- HS nêu.

- HS đọc cá nhân, tập thể.

- Vài HS đọc.

- HS theo dõi.

- HS quan sát.

- HS viết bài vào bảng con.

- 5 HS đọc.

- HS quan sát, nhận xét.

- HS theo dõi.

- Vài HS đọc.

- HS theo dõi.

- Vài HS kể từng đoạn.

- 3 HS kể.

- HS theo dõi.

- HS ngồi đúng tư thế.

- Mở vở viết bài.

HS thực hiện yêu cầu

Toán

Tiết 71: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG

(18)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết cách so sánh độ dài một số đồ vật quen thuộc như: Bàn HS, bảng đen, quyển vở, hộp bút, hoặc chiều dài, chiều rộng lớp học. bằng cách chọn và sử dụng đơn vị đo “chưa chuẩn” như gang tay bước chân, thước kẻ HS, que tính, que diêm...

- Nhận biết được rằng: gang tay, bước chân của hai người khác nhau thì không nhất thiết giống nhau. Từ đó có biểu tượng về sự “sai lệch” “tính sấp xỉ” hay “sự ước lượng”trong quá trình đo các độ dài bằng những đơn vị đo “chưa chuẩn”.

- Bước đầu nhận biết sự cần thiết phải có một đơn vị đo “chuẩn” để đo độ dài.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đo độ dài, ước lượng.

3. Thái độ

- Hs yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Thước kẻ HS, que tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút) - GV hỏi: + Giờ trước học bài gì?

+ Muốn so sánh độ dài đoạn thẳng ta cần phải làm gì?

2. Bài mới (30-32 phút)

2.1. Giới thiệu độ dài “ gang tay ”:

- GV nói “Gang tay là độ dài (khoảng cách) tính từ đầu ngón tay cái tới đầu ngón tay giữa”.

- Yêu cầu HS xác định độ dài gang tay của bản thân mình bằng cách chấm một điểm nơi đầu đặt ngón tay giữa rồi nối hai điểm đó để được một đoạn thẳng AB nói: “Độ dài gang tay của em bằng độ dài đoạn thẳng AB”.

2.2. Hướng dẫn cách đo độ dài bằng “gang tay”

- GV nói: “Hãy đo cạnh bảng bằng gang tay”.

- GV làm mẫu: “Đặt ngón tay cái sát mép bên trái của cạnh bảng, kéo căng ngón tay giữa và đặt dấu ngón giữa tại một điểm nào đó trên mép bảng, Co ngón tay cái về trùng với ngón giữa rồi đặt ngón giữa đến một điểm khác trên mép bảng và cứ như thế đến mép phải của bảng. Cứ như thế, mỗi lần đo thì đếm “một, hai,…

cuối cùng đọc to kết quả”.

2.3. Hướng dẫn cách đo độ dài “bằng bước chân”

- GV nói: hãy đo chiều dài của bục bảng bằng bước chân.

- 1 HS nêu.

- 2 HS nêu.

- Quan sát và nhận xét.

- HS thực hành đo bằng gang tay , đọc to kết quả của mình - HS lần lượt lên đo bẳng lớp

(19)

- GV làm mẫu: Đứng chụm hai chân sao cho các ngón chân bằng nhau tại mép trái của bục giảng, giữ nguyên chân trái, bước chân phải lên phía trước và đếm: một bước, hai bước, ba bước… tiếp tục như vậy cho hết mép bảng thì thôi. Cuối cùng đọc kết quả.

2.4. Luyện tập

a) Giúp HS nhận biết: đơn vị đo là “gang tay”.

b) Giúp HS nhận biết: Đơn vị đo là “bước chân”.

c) Giúp HS nhận biết: Đơn vị đo độ dài là: “độ dài của que tính”.

- Nếu còn thời gian có thể cho đo bằng “sải tay”.

- Cho HS so sánh độ dài bước chân của cô giáo và độ dài của bước chân HS.

-Vì sao người ta ngày nay không sử dụng “gang tay”

hay “bước chân” để đo độ dài trong các hoạt động hàng ngày. (vì độ dài này chưa chuẩn, cùng một độ dài đoạn đường có thể không giống nhau).

3. Củng cố, dặn dò (3-5 phút) - GV nhận xét giờ thực hành.

- Dặn HS về nhà tập đo lại.

- HS quan sát GV làm mẫu.

- HS thực hành thử

- Nêu yêu cầu bài tập:

- Đo độ dài bằng gang tay, rồi nêu kết quả đo.

- Đo độ dài bằng bước chân

- Đo độ dài bằng que tính

- Thực hành đo độ dài của bàn học, …

- HS trả lời.

HS thực hiện yc Soạn ngày:4/1 /2019

Thứ năm ngày 10 tháng 01 năm 2019

Học vần BÀI 76: OC, AC

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- HS nắm được cấu tạo của vần “oc, ac”, cách đọc và viết các vần oc, ac.con sóc ,bác sĩ

2. Kĩ năng:

- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới. Phát triển lời nói theo chủ đề: Vừa vui vừa học

3.Thái độ:

- Yêu thích môn học.

GD Quyền và bổn phận:

+ Trẻ em có quyền được chăm sóc sức khoẻ.

(20)

+ Quyền được học tập và vui chơi của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói (ƯD CNTT)

- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1. Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Đọc bài:Ôn tập.

- đọc SGK.

- Viết: chót vót, bát ngát, Việt Nam.

GV : nhận xét

- viết bảng con.

2. Bài mới(30-32’)

2.1 Giới thiệu: Bài 76 : oc - ac - nắm yêu cầu của bài.

2.2 Dạy vần mới(15’)

*Nhận diện vần oc

- Ghi vần: oc và nêu tên vần.

- Cài vần oc?

? Vần oc do mấy âm ghép lại?

? so sánh oc và ot ?

- cài bảng cài, phân tích vần mới.

- Vần oc do 2 âm ghép lại âm o trước âm c sau.

- giống nhau : Mỗi vần đều có 2 âm ghép lại , kết thúc bằng âm c

- khác nhau: oc (c) ot (t) - Phát âm mẫu : o – cờ – oc/ oc - cá nhân, tập thể.

* Tiếng sóc:

- Có oc thêm âm s và thanh sắc để có tiếng sóc.

- Muốn có tiếng “sóc” ta làm thế nào?

? Đánh vần tiếng sóc: sờ – óc – sóc –sắc – sóc

- cài bảng cài

- thêm âm s trước vần oc, thanh sắc trên đầu âm o.

- Đọc tiếng, phân tích tiếng. - cá nhân, tập thể.

* Từ con sóc:

- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.

Có tiếng sóc y/c cài từ con sóc.

? Muống có từ con sóc con cài ntn?

- con sóc

- HS cài từ con sóc

- ... cài tiếng con trước tiếng sóc sau,

- Đọc từ mới. con sóc - cá nhân, tập thể.

- Tổng hợp vần, tiếng, từ.

o – cờ – oc/ oc sóc: sờ – óc – sóc –sắc – sóc con sóc

- cá nhân, tập thể.

- Vần “ac”dạy tương tự vần oc

? So sánh oc và ac ? - giống nhau : Mỗi vần đều có 2 âm

(21)

ghép lại , có âm c cuối vần.

- khác nhau : oc (o) ac (a) 2.4. Đọc từ ứng dụng (4’)

- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới.

hạt thóc bản nhạc con cóc con vạc

- cá nhân, tập thể.

- Giải thích từ: bản nhạc, con vạc.

2.5.Viết bảng con (8’)

- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.

- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao…

- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.

2.6. Củng cố – nhận xét (2’) - Gọi HS đọc lại toàn bài

? Vừa học vần gì ?

? Tìm tiếng ,từ chứa vần oc ,ac

- tập viết bảng.

Tiết 2 3. Kiểm tra bài cũ (2’)

- Hôm nay ta học vần gì? Có trong tiếng, từ gì?.

- vần “oc, ac”, tiếng, từ “con sóc, bác sĩ”.

4. Luyện đọc : Đọc bảng (12-15’)

- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.

- cá nhân, tập thể.

. Đọc câu

- Treo tranh, vẽ gì?

Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.

Da cóc mà bọc bột lọc Bột lọc mà bọc hòn than.

- chùm nhãn

- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.

- luyện đọc các từ: cóc, lọc, bột, bọc.

- Luyện đọc câu. - cá nhân, tập thể.

. Đọc SGK

- Cho HS luyện đọc SGK. - cá nhân, tập thể.

5. Luyện nói (5’)

- Treo tranh, vẽ gì? - các bạn đang chơi và học - Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng) - Vừa vui vừa học

- Nêu câu hỏi về chủ đề. - luyện nói về chủ đề theo câu hỏi

(22)

? Em hãy kể những trò chơi được học trên lớp ?

? Khi tham gia chơi em thấy thế nào ? GVKL :

+ Trẻ em có quyền được chăm sóc sức khoẻ.

+ Quyền được học tập và vui chơi của mình.

gợi ý của GV.

6. Viết vở (15’)

- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.

- Chấm một số vở và nhận xét bài viết.

7. Củng cố - dặn dò (2-5’).

- Chơi tìm tiếng có vần mới học.

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: ăc, âc.

- tập viết vở

- theo dõi rút kinh nghiệm HS thực hiện yc

Toán

TIẾT 72: MỘT CHỤC, TIA SỐ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp H nhận biết 10 đơn vị còn gọi là 1 chục. Biết đọc và ghi số trên tia số.

2. Kỹ năng: Đọc và ghi số trên tia số thành thạo, chính xác.

3. Thái độ: Hứng thú học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

Tranh vẽ, bó chục que tính, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1.Kiểm tra bài cũ(3-4’)

? Nêu các bước tiến hành để đo độ dài cái bảng băng gang tay?

- GV : nhận xét

2. Bài mới: GT bài70: “Một chục , tia số”

a.Giới thiệu 1 chục (7’)

* Trực quan:

? Đếm số quả trên cây và nói số lượng ?

? H đếm số que tính trong bó que tính và nói số lượng que tính

10 quả còn gọi là 1 chục quả

? 10 que tính còn gọi là mấy chục que tính ?

? 10 đơn vị còn gọi là mấy chục ?

- HS trả lời

- H quan sát tranh SGK

- H đồng thanh đếm và trả lời (10 quả) H đếm số que tính trong bó que tính và nói số lượng que tính là (10 que tính) 1 chục que tính

1 chục đơn vị

Một chục bằng 10 đơn vị H: đồng thanh

(23)

?1 chục bằng bao nhiêu đơn vị ? G ghi: 1 chục = 10

10 = 1 chục 3. Giới thiệu tia số.(5’)

G vẽ tia số và giới thiệu

0 2 3 4 5 6 7 8 9 10 - Trên tia số có 1 điểm gốc là 0

- Các (vạch) điểm cách đều nhau được ghi số

- Mỗi vạch ghi 1 số theo thứ tự tăng dần

-Số ở bên trái bé hơn các số ở bên phải nó

- Số ở bên phải lớn hơn các số ở bên trái nó

4. Thực hành.VBT( 20’) Bài 1: y/c

- Đếm và vẽ thêm vào mỗi hình cho đủ 1 chục chấm tròn .

- Em vẽ thêm mấy chấm tròn vào hình thứ nhất? Vì sao?

- Nêu số chấm tròn mình vẽ thêm ở mỗi hình ?

Chốt: Mấy chấm tròn là 1 chục?

Bài 2: y/c

- Đếm 1 chục con vật ở mỗi hình rồi khoanh vào 1 chục con vật đó.

? Nêu số con vật mình khoanh ? Chốt: Mấy con vật là 1 chục Bài 3: y/c

- Viết các số vào dưới mỗi vạch theo thứ tự tăng dần

Chốt: So sánh các số trên tia số.

5. Củng cố. Dăn dò (2-3’)

10 đơn vị còn gọi là mấy chục ? 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị ?

- HS quan sát tia số

- HS đếm số lượng chấm tròn ở mỗi hình

- vẽ thêm 3 vì 10 chấm tròn là 1 chục - 10 chấm tròn là 1 chục

- H tự điếm khoanh lại 1 chục con vật - 10 con vật là 1 chuc.

H làm bài và đọc các số

- số ở bên trái bé hơn số bên phải và ngược lại

HS làm bài

Lắng nghe

Thủ công

GẤP CÁI VÍ ( Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU 1. KT:

(24)

Giúp HS :

- Biết gấp cái ví bằng giấy - Gấp được cái ví đúng kĩ thuật 2. KN: Hs tính toán nhanh 3. TĐ: hs yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Ví mẫu, giấy màu, dụng cụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.KTBC: 3-5’

2. Bài mới

* GTB: 1’

Giới thiệu bài trực tiếp 2.1 HD quan sát (5’)

- GV treo qui trình gấp ví lên bảng - Cho HS nhắc lại qui trình gấp ví:

Bước1: Lấy đướng dấu giữa Bước2: Gấp mép 2 ví

Bước 3: Gấp túi ví

2.2 Thực hành gấp ví bằng giấy màu 20’

- Cho HS thực hành - GV theo dõi giúp đỡ

2.3 Trưng bày sản phẩm 5’

- Cho HS trưng bày sản phẩm trên bảng lớp - Nhận xét, tuyên dương

3. Nhận xét, dặn dò :2-3

- GV chấm và chọn số sản phẩm đúng và đẹp

- Dặn chuẩn bị tiết sau

- HS đặt dụng cụ trên bàn - Nêu qui trình gấp ví

- Theo dõi từng bước của cô và thực hành

- Từng tổ trưng bày sản phẩm trên bảng

- Nhận xét

- Xem sản phẩm đúng, đẹp, nêu nhận xét

Đạo đức

THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI HỌC KỲ 1

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Củng cố lại kiến thức đã học qua các bài: Em là HS lớp 1, Gọn gàng sạch sẽ, Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập, gia đình em, lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ

2. Kĩ năng:

- Củng cố kĩ năng kể về tên lớp học, giới thiệu về bạn bè trong lớp, giới thiệu về gia đình của mình, kể về các việc cần làm để giữ cơ thể gọn gàng sạch sẽ, giữ gìn sách vở đồ dùng học tập, có hành vi cư sử đúng mực với anh chị em của mình.

3.Thái độ:

- Yêu quý lớp học, gia đình mình, anh chị em trong nhà, tự giác có ý thức giữ vệ sinh cơ thể và bảo vệ sách vở đồ dùng học tập.

(25)

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

-Giáo viên: Hệ thống câu hỏi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1. Kiểm tra bài cũ (5’)- Nêu những việc cần làm để giữ trật tự

trong trường học?

2. Bài mới.

a.Giới thiệu bài (2’) 3. Các hoạt động

HĐ1: Giới thiệu về lớp học và gia đình em (12’)

- hoạt động theo nhóm - Yêu cầu các nhóm tự giới thiệu về tên

lớp, tên bạn trong nhóm, giới thiệu về gia đình của mình cho các bạn trong nhóm nghe.

Chốt: Các em cần nhớ tên lớp, bạn học trong lớp, tên các thành viên trong gia đình…

- giới thiệu với nhau trong nhóm, sau đó một vài nhóm giới thiệu trước lớp.

- các nhóm khác nhận xét xem bạn giới thiệu đã tỉ mỉ chưa? Có tự nhiên không?

HĐ 2: Thảo luận ( 10’) - hoạt động cặp - Yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu

hỏi sau: Để là người gọn gàng sạch sẽ em cần làm những việc gì? Không nên làm những việc gì? Đồ dùng học tập là những vật nào? Để giữ gìn sách vở đồ dùng học tập em cần làm gì?

- thảo luận sau đó trả lời trước lớp - nhóm khác nhận xét bổ sung

HĐ3: Xử lí tình huống(10’) - hoạt động theo tổ - Yêu cầu HS xử lí tình huống sau: Anh

cho kẹo. Đang chới rất vui với bạn, em đến hỏi bài tập. Thấy em có quyển truyện rất hay mình cũng muốn đọc. Thấy chị đang giúp mẹ nấu cơm.

4. Củng cố - dặn dò (3- 5’)

- Thi tổ sạch sẽ gọn gàng, giữ sách vở sạch đẹp.

- Nhận xét giờ học.

- thảo luận theo tổ sau đó lên đóng vai trước lớp.

- tổ khác theo dõi bổ sung ý kiến

HS thực hiện yc

Ngày soạn: 06/01/2019

Ngày giảng: Thứ 6, 11/01/2019

Tự nhiên-xã hội

BÀI 18: CUỘC SỐNG XUNG QUANH

I. MỤC TIÊU

(26)

1. Kiến thức

- Biết được một số nét chính về hoạt dộng sinh sống của nhân dân địa phương

2. Kỹ năng

- Nói được những hoạt động xung quanh, hiểu mọi người đều phải làm việc, góp phần phục vụ cho bản thân và người khác.

3. Thái độ

- Hiểu được phải làm việc tùy theo sức của mình.

* GDKNS :

- Quan sát về cảnh vật và hoạt động sinh sống của người dân địa phương.

- Phân tích so sánh cuộc sống ở thành thị và nông thôn.

* GDMT: HiÓu biÕt vÒ c¶nh quan thiªn nhiªn vµ XH xung quanh.

*CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

-Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin : Quan sát về cảnh vật và hoạt động sinh sống của người dân địa phương.

- Kỹ năng tìm kiếm và sử lý thông tin : Phân tích, so sánh cuộc sống ở thành thị và nông thôn.

- Phát triển KNS hợp tác trong công việc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Các hình ở bài 18 trong SGK – kịch bản trò chơi.(ƯD CNTT)

- Bức tranh cánh đồng gặt lúa (phóng to), băng hình về cuộc sống ở nông thôn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1. Kiểm tra bài cũ(3-5’)

- Vì sao phải giữ lớp học sạch đẹp ?

- Em đã làm gì để giữ gìn lớp học sạch, đẹp ? - Nhận xét đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu ( 1’): Bài 18: “ Cuộc sống xung quanh”

* Trực quan:

- Cho HS tranh vẽ về cảnh sinh hoạt phố phường.

- Hôm nay, lớp mình cùng tìm hiểu cuộc sống đang diễn ra ở xung quanh chúng ta.

b.Các hoạt động.

Hoạt động 1:(30’).

* Mục tiêu: H tập quan sát thực tế các hoạt động đang diễn ra

xung quanh mình.địa phương mình

* Cách tiến hành:

- Bước 1: Giao nhiệm vụ.

+ Hãy nhận xét về quang cảnh trên đường và hai bên đường.

- 2, 3 em trả lời

- HS quan xát tranh

- Thực hiện hoạt động.

- Một vài em kể về những gì quan sát được.

(27)

+ Cảnh vật và cuộc sống của người dân có khác gì với nơi em đang ở.

+ Ngoài đường phố xe cộ đi lại ntn?

+ Phổ biến nội quy: Đi thẳng hàng, trật tự.

- Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động.

+ Con đi thăm quan có thích không, con nhìn thấy những gì ?

3. Củng cố dặn dò: (2-3’)

- Học sinh chơi trò chơi đóng vai:

+ Khách về thăm quê gặp một em bé và hỏi: Bác đi xa lâu nay mới về. Cháu có thể kể cho bác biết về cuộc sống ở đây được không.

+ Khen ngợi những em tích cực HĐ.

- H đóng vai em bé và tự nói về cuộc sống ở đây.

- HS thực hiện yc

Học vần

ÔN TẬP – KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU

Củng cố 1.Kiến thức

- Đọc, viết chắc chắn các vần đã học có âm t ở cuối.

2. Kỹ năng

- Hs hiểu, nối đúng từ, điền đúng vần.

- Viết đúng vần, từ, câu chứa vần ôn, viết đúng, đẹp.

3.Thái độ

- Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

Bảng ôn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1. Kiểm tra bài cũ: (2-3’) - Học sinh đọc bài tiết 6

- Học sinh viết : con sóc, bác sĩ - Nhận xét đánh giá

2. Bài mới:(30-32’) 2.1 Luyện đọc:

- Học sinh đọc cá nhân

- Học sinh đọc bài tiết 6

- Học sinh viết : con sóc, bác sĩ

Vần: ua , iêu , eng , ao uông, ương , ươc , oc - Từ ngữ:

cuộn dây bóng bay quả trám nâng niu ngày hội trường học máy xúc mầm non vườn cây thác nước ao chuôm bản mường

(28)

- Học sinh đọc thầm từng câu

- Học sinh đọc câu; cá nhân , đồng thanh

2.2. Luyện viết:

- Giáo viên đọc cho học sinh viết vào vở ô li. 1 số vần , từ , câu đã học

- Học sinh nghe viết 3. Củng cố dặn dò:2-3’

- Dặn về ôn lại bài đã học Nhận xét giờ học

- Câu:

+ Nghỉ hè Nam được về quê thăm ông bà nội. Nhà bà nội có rất nhiều cây ăn quả có đồng lúa bát ngát.

+ Con mèo mà trèo cây cau

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà Chú chuột đi chợ đường xa

Mua mắm, mua muối giỗ cha chú mèo.

- HS viết.

ua, êu, uông, ương, ươc, oc cuộn dây bóng bay

nâng niu ngày hội trường học máy xúc mầm non thác nước ao chuôm bản mường

Học vần

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

--- BUỔI CHIỀU

Ngày soạn: 06/01/2019

Ngày giảng: Thứ 6, 11/01/2019

Thực hành tiếng việt UÔT- ƯƠT

I. MỤC TIÊU

1. KT:- Củng cố các vần, tiếng: uôt,ươt. Mở rộng vốn từ.

-Rèn kỹ năng đọc lưu loát và rõ ràng, phát âm chính xác bài: Ba người bạn tốt.

- Viết được câu: Mẹ cho em chơi cầu trượt 2. KN: HS viết và đọc tốt

3. TĐ: HS yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

SGK + bộ đồ dùng tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

(29)

*Hướng dẫn ôn tập(35’)

1.Đọc vần, tiếng, từ trên bảng lớp

2. G: Hỏi chúng ta đã học những vần nào ?

Đã học vần it, iờt, yờt.

G ghi bảng. H đọc cá nhân

Vần uôt,ươt. giống nhau?

Bài 1: Điền vần, tiếng có vần uốt, ươt.

-GVchốt uụt: con chuột, tuốt lỳa.

ươt: cầu trượt, óng mượt, cầu vượt

Bài 2: Đọc bài: Ba người bạn tốt.

- Gv nhận xột, sửa sai

Bài 3: HD viết câu: Mẹ cho em chơi cầu trượt

- GV quan sỏt HD HS

Giống nhau: Đều kết thúc = t Khác nhau uôt, ươt HS tỡm và đọc miệng

- H đọc + kết hợp phân tích tiếng - đọc CN- ĐT

- HS viết bài

- G nhận xét, chỉnh sửa cho H.

Chú ý H đọc kém.

3.Củng cố dặn dò.(3-5’)

- GV củng cố lại toàn bài. HS lắng nghe

An toàn giao thông (Đã hết)

Kỹ năng sống CHỦ ĐỀ 5

TÌM KIẾM SỰ GIÚP ĐỠ (T2)

I. MỤC TIÊU

1.KT:Qua bài học giúp HS

- Có khả năng tìm kiếm sự giúp đỡ trong một số tình huống khi bị lạc.

2. KN: Có kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị ốm ở nhà và ở trường.

- Giáo dục kĩ năng giao tiếp/ứng xử, kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ.

3. TĐ: Biết quan tâm, giúp đỡ mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

Vở BT Rèn luyện kĩ năng sống.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

(30)

Hoạt động 1. Đóng vai ( 7 phút) GV chia H theo nhóm, yêu cầu H thảo luận đóng vai em bị lạc theo tình huống đã nêu ở vở BTRLKNS trang 39 GV kết luận : Khi bị lạc em cần tìm kiếm sự giúp đỡ ở những người đáng tin cậy như chú công an, chú bảo vệ, cô nhân viên phòng phát thanh...

Hoạt động 2 . Tìm kiếm sự giúp đỡ ( 5 phút)

Cho H làm bài tập trong vở BTRLKNS trang 41

- GV nhận xét chốt ý đúng.

Hoạt động 3. Nói lời đề nghị ( 6 phút)

- Yêu cầu HS ghi lại câu em nói để đề nghị sự giúp đỡ khi bị ốm ở lớp; Khi bị ốm ở nhà.

Hoạt động 4. Đóng vai (10phút) GV nêu yêu cầu : Em hãy cùng bạn đóng vai tìm sự giúp đỡ khi bị ốm ở lớp trong giờ học.

GV kết luận : Khi em bị ốm, mệt em cần nói ngay với những người đáng tin cậy và có trách nhiệm để có thể chăm sóc em hoặc đưa em đến bệnh viện chữa bệnh khi cần thiết.

Hoạt động nhóm

- Các nhóm thảo luận, đóng vai.

- Hai nhóm thể hiện.

- Cả lớp quan sát, nhận xét.

Hoạt động cá nhân

- H chọn đáp án cho câu hỏi.

- Một số em nêu ý kiến.

Hoạt động cá nhân

- H ghi lại lời đề nghị của mình trong từng tình huống.

- Nêu trước lớp.

- Các bạn khác nhận xét.

Hoạt động nhóm .

H thực hiện theo nhóm . Các nhóm thể hiện.

Lắng nghe

SINH HOẠT TUẦN 18

I. MỤC TIÊU

-HS nhận ra ưu, khuyết điểm trong tuần.Có hướng khắc phục và phát huy.

- Đề ra phương hướng tuần 19.

II. CHUẨN BỊ: ND nhận xét.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

1. Lớp trưởng nhận xét.

2. GV nhận xét chung:

...

...

...

...

3. Phương hướng tuần 19

(31)

- Thực hiện tốt mọi nề nếp.

- Thực hiện tốt ATGT

- Chuẩn bị tốt đồ dùng sách vở cho học kỳ II

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nhạc sĩ Phong Nhã đệm đàn cho các em thiếu nhi trong MV “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”.... ♪ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu

- Yêu cầu hs xác định độ dài gang tay của bản thân mình bằng cách chấm một điểm nơi đầu đặt ngón tay giữa rồi nối hai điểm đó để được một đoạn thẳng AB nói: “Độ dài

Độ dài đoạn thẳng nối hai điểm thuộc hai đường tròn đáy của một hình trụ bằng độ dài đường sinh của hình trụ đó... Đoạn thẳng nối hai điểm cùng thuộc một

- Yêu cầu hs xác định độ dài gang tay của bản thân mình bằng cách chấm một điểm nơi đầu đặt ngón tay giữa rồi nối hai điểm đó để được một đoạn thẳng AB nói: “Độ dài

Áp dụng lí thuyết về tọa độ của điểm, tọa độ của vectơ trên trục và tọa độ của điểm, tọa độ của vectơ trong mặt phẳng Oxy, tọa độ của trung điểm đoạn thẳng, tọa độ

- Ngoài gang tay, sải tay, bước chân, chúng ta có thể dùng cái gì để đo độ dài ?... HÌNH THÀNH

Đặt thước sao cho mép thước dọc theo cạnh ID. Chẳng hạn: cho điểm I trùng với vạch 0, điểm D trùng với vạch bao nhiêu thì đó chính là độ dài của đoạn thẳng ID.. Nếu

ít nhất bao nhiêu cây cầu nữa để có thể đi lại giữa 5 hòn đảo đó qua những cây cầu (mỗi cây cầu chỉ nối hai đảo với nhau)?.. Lời giải. +) Bắt đầu từ A hoặc B mỗi lần