• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIỚI THIỆU LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC:

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "GIỚI THIỆU LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC: "

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Xã hội học 155

GIỚI THIỆU LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC:

Vốn xã hội của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

(Nghiên cứu trường hợp ba làng nghề ở đồng bằng sông Hồng)

Của nghiên cứu sinh: Nguyễn Vũ Quỳnh Anh Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Tô Duy Hợp

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, của thông tin và tri thức hiện nay, nguồn lực phát triển kinh tế có nhiều thay đổi, trong đó nổi lên vai trò của nguồn vốn xã hội. Ở nông thôn Việt Nam, vốn xã hội đã tồn tại từ lâu đời và hiện đang là một nguồn lực phát triển quan trọng. Vốn xã hội của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn là một chủ đề còn ít được nghiên cứu từ góc độ xã hội học. Chính vì vậy, tác giả luận án đã lựa chọn chủ đề này để nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn đã vận dụng nguồn vốn xã hội của họ trong hoạt động sản xuất như thế nào và chúng đã mang lại hiệu quả gì cho doanh nghiệp. Hy vọng nghiên cứu sẽ đóng góp thêm về mặt lý luận cũng như những cứ liệu thực nghiệm vào phát triển chuyên ngành xã hội học nông thôn, đặc biệt là xã hội học kinh tế nông thôn.

Đây là một nghiên cứu trường hợp được thực hiện tại ba làng nghề ở vùng đồng bằng sông Hồng, đó là làng nghề gốm sứ Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội), làng nghề mộc Hữu Bằng (xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) và làng nghề tái chế kim loại Văn Ổ, Xuân Phao (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên).

Luận án đã sử dụng phương pháp định tính và định lượng để phân tích, làm rõ những chiều cạnh về vốn xã hội của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Tác giả luận án đã triển khai phỏng vấn bằng bảng hỏi tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động tại ba làng nghề với tổng số mẫu khảo sát là 132 doanh nghiệp, trong đó Hữu Bằng: 35 doanh nghiệp, Bát Tràng: 50 doanh nghiệp và Đại Đồng: 47 doanh nghiệp. Ngoài ra, tác giả còn thực hiện 21 cuộc phỏng vấn sâu với lãnh đạo các doanh nghiệp, cán bộ phụ trách kinh tế các xã, và chủ tịch/phó chủ tịch hội làng nghề của ba làng nghề được khảo sát.

Lý thuyết mạng lưới xã hội, lý thuyết lựa chọn hợp lý và một số luận điểm về vốn xã hội của các học giả trong và ngoài nước đã được tác giả vận dụng để phân tích, biện giải các kết quả thu được. Luận án đã làm rõ được một số yếu tố của vốn xã hội trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn hiện nay, thực trạng sử dụng vốn xã hội cũng như vai trò của nguồn vốn này đối với hoạt động của doanh nghiệp. Vốn xã hội của doanh nghiệp bao gồm uy tín của doanh nghiệp, các giá trị, chuẩn mực, và mạng lưới xã hội của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng các yếu tố này trong sản xuất

Bản quyn thuc Vin Xã hi hc www.ios.org.vn

(2)

156 Thông tin

của doanh nghiệp, đặc biệt là trong hoạt động vay vốn, tuyển dụng lao động, phát triển thị trường và quản lý nhân sự.

Với đặc tính của doanh nghiệp gia đình, vốn xã hội của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các làng nghề có sự gắn kết chặt chẽ với gia đình, dòng họ và các mối quan hệ quen biết trong làng, xã. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế đã thúc đẩy doanh nghiệp tăng khả năng kết nối để mở rộng mạng lưới. Nguồn vốn này đang có sự dịch chuyển từ vốn xã hội kết nối sang vốn xã hội cầu nối, qua các mối quan hệ bắc cầu, làm đa dạng và phong phú mạng lưới xã hội của doanh nghiệp.

Bên cạnh việc sử dụng, các doanh nghiệp cũng chú trọng đầu tư vào nguồn vốn này bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tham gia vào các hoạt động phát triển cộng đồng.

Nghiên cứu cho thấy vốn xã hội tác động có ý nghĩa đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, làm tăng hiệu suất kinh doanh, tăng cơ hội và sự thành công của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác. Tuy nhiên, bên cạnh những vai trò tích cực thì vốn xã hội cũng có một số tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Tác giả đã bảo vệ luận án thành công tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ ngày 8 tháng 10 năm 2015 tại Học viện Khoa học xã hội. Luận án hiện được lưu tại Thư viện Quốc gia, Thư viện Học viện Khoa học xã hội, Khoa Xã hội học - Học viện Khoa học xã hội, Thư viện Viện Nghiên cứu Con người, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Bản quyn thuc Vin Xã hi hc www.ios.org.vn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tôi thấy nhiều người sử dụng khẩu trang không đúng, mang hở mũi, lấy tay xoa lên mặt ngoài khẩu trang…Ngoài ra, dù có tác dụng tốt đến đâu thì khẩu trang

- Thiếu vốn: 68% chủ hộ người Việt, 82% chủ hộ người Khơme ở vùng Nam Mang Thít đặt lên hàng đầu khó khăn lớn nhất là thiếu vốn (chứ không phải thiếu đất là thứ

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung chính của luận văn gồm 5 chƣơng tập trung nghiên cứu: 1/ Thực trạng vai trò của ngƣời vợ trong gia đình có chồng đi xuất

Chỉ báo cơ động đi xuống trong trường hợp này cũng lớn hơn, song tính cơ động đi xuống không phải là tích cực xét theo quan điểm xã hội, vì thế sẽ tốt hơn nếu

Nghiên cứu đã phân tích cách thức người dân nông thôn sử dụng vốn xã hội, trong đó có vốn xã hội xuất phát từ quan hệ họ hàng để phát triển kinh tế hộ gia

Thuật ngữ dư luận xã hội hình thành từ hai từ puhlic (cộng đồng) và opinion (ý kiến). Người ta cho rằng nhà văn, nhà hoạt động xã hội người Anh jonxonheri là

Việc ban hành "Quy chế dân chủ cơ sở" (1998) là một bƣớc tiến quan trọng nhằm trao cho ngƣời dân quyền làm chủ thực sự, và đƣợc thể hiện ở bốn phƣơng châm

Những luận điểm lý thuyết mới như vậy không chỉ soi đường cho các nghiên cứu thực nghiệm, mà quan trọng hơn nó còn giúp rất nhiều cho các nhà quản lý và hoạch