• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 12/9/2020

Tiết 2

Ngày giảng:17/9

Bài 2: Tự Chủ

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức

- Hiểu được thế nào là tính tự chủ.

- Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ.

- Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ

* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:

- Dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác luôn giữ được đức tính tự chủ.

* Tích hợp giáo dục pháp luật:

- Điều 6, 7 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi bổ sung năm 2008.

- Điều 12,13 Bộ luật hình sự năm 1999.

2. Kĩ năng:

a. Kĩ năng bài học:

- Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt.

b. Kĩ năng sống:

- Kĩ năng ra quyết định.

- Kĩ năng kiên định trước những áp lực của bạn bè.

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi bảo vệ ý kiến của bản thân.

- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.

3. Thái độ:

TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, KHIÊM TỐN, TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG.

- Giáo dục đạo đức:

+ Tôn trọng, yêu thương, khiêm tốn, chịu trách nhiệm, khoan dung.

+ Biết tôn trọng, yêu thương, khoan dung, nhân ái với những người thân ( hoặc bạn bè…) vì không tự chủ được hành vi của mình mà gây ra hậu quả đáng tiếc.

+ Biết rèn luyện tính tự chủ bằng cách tập suy nghĩ kĩ trước khi hành động.

+ Biết chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

- Giáo dục học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: chí công vô tư + Trong công việc, Bác luôn công bằng không thiên vị.

+ Bác luôn đặt lợi ích chung của đất nước, của nhân dân lên trên lợi ích của bản thân.

4. Những năng lực cơ bản cần có ở học sinh.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

(2)

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực tư duy phê phán, đánh giá.

TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, KHIÊM TỐN, CHỊU TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG.

- Giáo dục kĩ năng sống: tìm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, trình bày suy nghĩ, ra quyết định.

- Giáo dục đạo đức:

+ Tôn trọng, yêu thương, khiêm tốn, chịu trách nhiệm, khoan dung.

+ Biết tôn trọng, yêu thương, khoan dung, nhân ái với những người thân ( hoặc bạn bè…) vì không tự chủ được hành vi của mình mà gây ra hậu quả đáng tiếc.

+ Biết rèn luyện tính tự chủ bằng cách tập suy nghĩ kĩ trước khi hành động.

+ Biết chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

- Giáo dục học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: chí công vô tư + Trong công việc, Bác luôn công bằng không thiên vị.

+ Bác luôn đặt lợi ích chung của đất nước, của nhân dân lên trên lợi ích của bản thân

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

- Soạn bài theo kiến thức chuẩn.

- SGK, SGV, tư liệu liên quan đến nội dung bài học.

- Các mẩu chuyện, ca dao, tục ngữ.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học.

1. Phương pháp:

- Thảo luận.

- Xử lí tình huống.

- Nghiên cứu trường hợp điển hình.

- Đóng vai.

2. Kĩ thuật dạy học:

- Khăn trải bàn.

- Bày tỏ thái độ.

IV. Tiến trình dạy học.

1.Ổn định tổ chức. (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ. (5phút)

- Câu hỏi: thế nào là chí công vô tư? Vì sao con người cần có phẩm chất chí công vô tư?

- Trả lời: là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

- Phải có phẩm chất chí công vô tư vì: Góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

3.Bài mới:

(3)

- GV giới thiệu bài. (2phút)

- GV chiếu hình ảnh và kể về tấm gương vượt khó học giỏi:

Em Thương học sinh líp 7A - Trường THCS Cao Xanh, TP Hạ Long. Từ khi mới sinh ra, em đã bị nhiễm chất độc màu da cam. Em không đi được, cũng không nói được. Trong 6 năm học vừa qua em luôn là học sinh giỏi toàn diện của lớp và em là người đại diện cho học sinh tỉnh Quảng Ninh tham dự Đại hội cháu ngoan Bác Hồ ở Hà Nội.

?Em có suy nghĩ gì về em thương.

- HS trả lời.

=>GV: Tuy bị tàn tật nhưng em Thương rất biết làm chủ bản thân, em không bi quan, em có một ý chí và nghị lực phi thường em luôn quyết tâm và vượt lên chính mình vì em có được tính tự chủ. Vậy tự chủ là gì chúng ta cùng đi tìm hiieeur nội dung bài học ngày hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

* Hoạt động 1.

Tìm hiểu truyện đọc + Thời gan: 10'

+ Mục tiêu: H/s nắm được nội dung, ý nghĩa câu truyện.

+ Hình thức: Dạy theo tình huống, theo lớp.

+ Phương pháp: Sử dụng phương pháp thảo luận theo nhóm, theo lớp.

- Gọi 2 hs đọc bài..

*Thảo luận nhóm

Nhóm 1: Nỗi bất hạnh nào đã giáng xuống gia đình nhà bà Tâm? Bà đã làm gì trước nỗi bất hạnh đó?

Theo em bà Tâm là người như thế nào?

- Con trai bà Tâm bị nghiện ma túy và bị nhiễm HIV/

AIDS

- Trước nỗi bất hạnh đó bà đã nén nỗi đau để chăm sóc con. Bà còn tích cực giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/AIDS khác. Bà vận động mọi người phải quan tâm, giúp đỡ, chăm sóc những người bị nhiễm HIV/AIDS.

Nhóm 2: N đã từ một học sinh ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp ntn?Vì sao như vậy?

- Trước đây N là một hcoj sinh ngoan, học khá do bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo, N đã không làm chủ được hành động, hành vi của bản thân. N lại bị thi trượt tốt nghiệp, trộm cắp và bị công an bắt.

->Hành vi của N không chỉ vi phạm đạo đức, vi phạm

I. Đặt vấn đề 1.Truyện đọc:

- Một người mẹ - Chuyện của N

2.Nhận xét:

- Bà Tâm có thái độ bình tĩnh, biết làm chủ những

(4)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG nội quy trường học mà còn trộm cắp chiếm đoạt tài

sản của người khác, vi phạm pháp luật.

->N là người không biết tự chủ.

* GV Kết luận :

Qua tìm hiểu hai câu chuyện trên, chúng ta thấy được 2 câu chuyện trong xã hội khác nhau trong trường hợp khi con người gặp phải khó khăn, thử thách: Bà Tâm là người biết làm chủ những hành động, tình cảm, hành vi của mình và làm những việc làm có ích cho gia đình và cho xã hội. Bản thân N do không làm chủ được bản thân mìnhlên đã bị lôi kéo và hư hỏng.

Trong cuộc sống của chúng ta có muôn vàn khó khăn thử thách, cám dỗ. Do vậy trong mọi hoàn cảnh chúng ta luôn luôn phải biết làm chủ mọi tình huống, chúng ta phải có tính tự chủ.

………...………...

………...…….………..

………...………...

* Hoạt động 2.

Tìm hiểu nội dung bài học.

+ Thời gan: 12'

+ Mục tiêu: H/s nắm được thế nào là tự chủ, những biểu hiện của sống tự chủ , ý nghĩa của việc tự chủ.

+ Hình thức: Dạy theo tình huống, theo lớp.

+ Phương pháp: Sử dụng phương pháp thảo luận theo nhóm, theo lớp.

? Thế nào là tính tự chủ.

? - Làm chủ bản thân là làm chủ trong mọi lĩnh vực nào?

- Làm chủ bản thân là làm chủ trong mọi lĩnh vực của

suy nghĩ và hành vi của mình.

-> Bà Tâm là người biết tự chủ.

- N không làm chủ được suy nghĩ và hành vi của bản thân.

->N là người không biết tự chủ.

II. Nội dung bài học:

1.Thế nào là tính tự chủ:

-Tự chủ là làm chủ bản thân.Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm ,hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống.

(5)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG cuộc sống: lao động, học tập, giao tiếp…

? Người có tính tự chủ thường biểu hiện ntn.

- Trước mọi tình huống người có tính tự chủ thường tỏ ra bình tĩnh, không nói năng vụng vềg; Khi gặp khó khăn không sợ hãi,

* Người có tính tự chủ luôn biết điều chỉnh hành vi , lời nói của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức và làm đúng quy định của pháp luật.

Như câu chuyện thứ 2 trong phần ĐVĐ, chỉ vì không làm chủ được bản thân mà N đã bị các bạn xấu lôi kéo, dụ dỗ sa ngã vào TNXH.

GV: Tích hợp pháp luật:

- Điều 6, 7 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi bổ sung năm 2008.

“Người đủ 14 tuổi đến 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý gây ra..”

- Điều 12,13 Bộ luật hình sự năm 1999.

“Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”

GV: Do vậy trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người cần rèn luyện tính tự chủ đế trong mọi trường hợp đều phải xử sự đúng pháp luật.

Trò chơi: Tiếp sức

? Tìm những biểu hiện thiếu tính tự chủ trong cuộc sống.

- Suy nghĩ và hạnh động thiếu chín chắn.

- Hay nói năng cáu gắt, gây gổ.

- Trước khó khăn tỏ ra hoang mang, sợ hãi.

? Em có nhận xét gì về những biể hiện trên?

- Chúng ta lên phê phán…

Có quan điểm ch rằng: Người tự chủ là người luôn tự mình giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống mà không cần tham khảo ý kiến của người khác.

? em có tán thành với quan điểm đó không? Tại sao?

- Không vì: Người tự chủ bên cạnh việc tự giải quyết mọi vấn đề của bản thân còn phải biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đúng của mọi người xung quanh và biết điều chỉnh hành vi của mình theo đúng chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, nếu không sẽ

2.Biểu hiện của đức tính tự chủ:

-Thái độ bình tĩnh,tự tin.

-Biết tự điều chỉnh hành vi của mình, biết tự kiểm tra đánh giá bản thân mình.

3.Ý nghĩa của tính tự chủ:

-Tự chủ là một đức tính quý giá.

- Có tính tự chủ con

(6)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG trở thành người bảo thủ…

? Người có tính tự chủ sẽ mang lại lợi ích gì cho bản thân?

? Kể một tấm gương có tính tự chủ mà em biết.

- Bác Hồ, dù sống trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, Bác vẫn luôn giữ được đức tính tự chủ…

- Chiếu hình ảnh và kể cho HS nghe một số câu chuyện trên báo.

?Em có suy nghĩ gì về những tấm gương đó.

- Phấn đấu học tập, noi theo

? Em nhận thấy bản thân em đã có tính tự chủ chưa? Kể một số việc làm của em thể hiện tính tự

chủ?Là một học sinh em cần phải làm gì để có được tính tự chủ.

- Rèn tính tự chủ và có ý thức tự giác trong mọi lĩnh vực của xã hội.

………...………...

………...…….………..

………...………...

* Hoạt động 3. Hướng dẫn làm bài tập + Thời gan: 10'

+ Mục tiêu:H/s biết vận dụng một số kiến thức vào làm bài tập, Củng cố khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

+ Hình thức: Dạy theo tình huống, theo lớp.

+ Phương pháp: Sử dụng phương pháp thảo luận theo nhóm, theo lớp.

? Tìm những câu ca dao tục ngữ nói về tính tự chủ.

- Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

- Có khó mới có miếng ăn

Không dưng ai dễ đem phần đến cho.

- Làm người ăn tối lo mai Việc mình hồ dễ để ai lo lường.

- Nhận xét

………...………...

người sống đúng đắn,cư xử có đạo đức, có văn hoá.

- Tính tự chủ giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ.

4. Rèn luyện tính tự chủ như thế nào?

-Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động.

- Xem xét thái độ, lời nói, hành

động,việc làm của mình đúng hay sai.

- Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.

III.Bài tập:

Bài1:GV cho HS làm Đáp án đúng a, b, d ,e Bài2: Giải thích câu ca dao:

Câu ca dao có ý nói khi con người đã có quyết tâm thì dù bị người khác ngăn trở cũng vẫn vững vàng không thay đổi ý định của mình.

(7)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

………...…….………..

………...………..

4.Củng cố. (3 phút)

- Cho HS sắm vai theo tình huống: Tan học, Đạt rủ Tùng đi chơi điện tử. Thấy Tùng có vẻ lưỡng lự, Đạt thuyết phục bạn rằng chơi điện tử rất thú vị và Đạt sẽ trả tiền cho Tùng.

?Nếu em là Tùng, em sẽ xử sự ntn trong tình huống trên?

- GV Kết luận :Tự chủ là một đức tính quý giá nếu chúng ta không có tính tự chủ thì sẽ không hoàn thành công việc được giao, mọi người có tính tự chủ sẽ giúp cho gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp, văn minh gia đình hạnh phúc.

Mỗi học sinh chúng ta phải biết tự chủ sẽ trở thành những người con ngoan, trò giỏi, trường lớp của chúng ta sẽ là ngôi trương trong sạch,văm minh, lịch sự.

5. Hướng dẫn về nhà (2’)

- BTVN: lập kế hoạch rèn luyện tính tự chủ của bản thân.

- học bài và xem trước bài giờ sau học..

V. Rút kinh nghiệm:

... ...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Biết phân tích đánh giá các hành vi về đạo đức và tuân theo pháp luật của bản thân và mọi người xung quanh.. Về

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của vi khuẩn : hình dạng, kích thước, thành phần cấu tạo (chú ý so sánh với tế bào thực vật), dinh dưỡng, phân bố và sinh sản.. Hoạt động

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Hình

- Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều, làm cho cây sai quả. - Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu

Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam: cần cù, đoàn kết và ngay thẳng

Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sốnge. Tính bột phát

Nắm bắt rõ được điểm này, bên bán luôn cố gắng “gài thêm” các điều kiện bất lợi, gây ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng..Vốn là các chủ thể yếu thế về thông tin và

 Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác..