• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐẶC TÍNH - Thời gian sinh trưởng: Vùng ĐBSH và trung du Bắc bộ, vụ xuân 125-130 ngày

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐẶC TÍNH - Thời gian sinh trưởng: Vùng ĐBSH và trung du Bắc bộ, vụ xuân 125-130 ngày"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG OM6976

OM6976 là giống lúa thuần của Cty CP Giống cây trồng Trung ương, đã được Bộ NN-PTNT công nhận giống Quốc gia. Đây là giống có hàm lượng vi chất dinh dưỡng sắt trong gạo khá cao, rất có triển vọng phát triển cho nhiều vùng sinh thái trong cả nước.

ĐẶC TÍNH

- Thời gian sinh trưởng: Vùng ĐBSH và trung du Bắc bộ, vụ xuân 125-130 ngày; vụ mùa 100-105 ngày (nếu gieo sạ thời gian rút ngắn 3-5 ngày). Vùng Bắc Trung bộ thời gian rút ngắn 3-5 ngày so với khu vực đồng bằng sông Hồng. Tại Nam Trung bộ, vụ ĐX 105-110 ngày; HT 95-100 ngày. Các tỉnh ĐBSCL từ 95-100 ngày.

- Chiều cao cây: 95-100cm, dạng hình đẹp, rất cứng cây, bông to chùm, đóng hạt dầy.

- Chống chịu rầy nâu và bệnh đạo ôn tốt, chống chịu bệnh vàng lá – lùn xoắn lá khá.

- Tiềm năng năng suất cao và ổn định trong cả 2 vụ đông xuân và hè thu. Vụ đông xuân: 9-10 tấn/ha, hè thu: 7,0-7,5tấn/ha.

(2)

- Trọng lượng 1.000 hạt: 25-26g.

- Hạt gạo trong, ít bạc bụng, cơm vẫn mềm khi nguội.

- Giống thuộc nhóm lúa bông to, thích nghi rộng cho cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.

YÊU CẦU KỸ THUẬT

Chân đất: Thích hợp trên nhiều loại đất, từ phù sa ngọt đến phèn nặng.

Thời vụ: Theo hướng dẫn của mỗi địa phương, có thể tham khảo lịch thời vụ sau:

Khu vực ĐBSH và trung du Bắc bộ: trà xuân muộn gieo từ 25/1-10/2, gieo mạ dày xúc hoặc mạ sân cấy tuổi mạ 3-3,5 lá (gieo mạ dược cấy tuổi mạ 4,0- 4,5 lá); vụ mùa gieo trong tháng 6, cấy tuổi mạ từ 15-18 ngày.

Khu vực Bắc Trung bộ: vụ xuân gieo 25/1-5/2, tuổi mạ cấy 3-3,5 lá với mạ dày xúc (mạ dược cấy 4-4,5 lá), vụ hè thu gieo 1-20/5, cấy tuổi mạ 15-18 ngày.

Khu vực Nam Trung bộ: vụ đông xuân gieo sạ từ 10-20/1; vụ hè thu gieo sạ từ 25/5-10/6.

Mật độ cấy: 50-55 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm, cấy nông tay (đối với miền Bắc).

Phân bón: Để đạt năng suất cao cần bón phân cân đối, tập trung, bón sớm và khuyến cáo sử dụng phân tổng hợp NPK bón lót và bón thúc. Lượng phân bón tùy theo từng loại đất, trên chân đất trung bình bón:

* Đối với phân tổng hợp NPK:

- Bón lót (trước khi bừa cấy): bón 560-700 kg/ha NPK (5:10:3) vụ xuân; bón 420-560 kg/ha vụ mùa, hè thu.

- Bón thúc lần 1 (khi lúa bén rễ hồi xanh): bón 360-380 kg/ha NPK (12:5:10) + 25-30 kg/ha urê, kết hợp làm cỏ sục bùn.

- Bón thúc lần 2 (khi lúa đứng cái): bón 60-80 kg/ha kali.

(3)

* Đối với phân đơn:

Loại

phân ĐVT

Vụ xuân Vụ mùa, hè thu

1ha 1sào BB (360m2)

1 sào TB

(500m2) 1ha 1 sào BB (360m2)

1 sào TB (500m2) Phân hữu

cơ tấn 8 0,3 0,4 8 0,3 0,4

urê kg 160-

180 6-7 8-9 140-

160 5-6 7-8

lân kg 350-

400 13-15 18-20 350-

400 13-15 18-20

kali kg 100-

120 4-5 5-6 115-

135 4-6 6-7

Cách bón: Bón lót (trước khi bừa cấy) toàn bộ phân hữu cơ (hoặc phân vi sinh), phân lân + 40% phân đạm + 20% phân kali; bón thúc lần 1 (khi lúa bén rễ hồi xanh): 50% phân đạm + 30% phân kali; bón thúc lần 2 (khi lúa đứng cái) bón lượng phân còn lại.

Chăm sóc: Giữ đủ nước, tỉa dặm kịp thời, bón thúc sớm cho lúa đẻ sớm, đẻ tập trung, phát triển cân đối, có nhiều bông hữu hiệu, hạn chế sâu bệnh.

Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra các loại sâu bệnh, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của cơ quan BVTVđịa phương.

Lưu ý:

- Không được bón đạm lai rai. Có thể sử dụng các loại phân tổng hợp NPK khác, bón theo hướng dẫn trên bao bì.

- Để phát huy tiềm năng năng suất của giống, cần có biện pháp bón phân hoặc phun thuốc nuôi hạt để tăng tỷ lệ hạt chắc.

Để biết thêm chi tiết, mời bạn đọc liên hệ Cty CP Giống cây trồng Trung ương, địa chỉ: Số 1 Lương Định Của, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 04.38523294; Fax: 04.38527996.

Theo nongnghiep.vn

(4)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài 2 Trang 33 Tập Bản Đồ Địa Lí: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy kể tên một số loại thiên tai và ảnh hưởng của chúng đến sản xuất và đời sống của nhân

(2) Kể tên các hải cảng chính, các tuyến đường quốc lộ nối các tỉnh trong vùng và nối các tỉnh trong vùng với các nước CHDCND Lào.. (2) Kể tên các hải cảng chính,

LƯỢC ĐỒ TỰ NHIÊN CỦA VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ - Vị trí tiếp giáp:.. + Giáp Thượng Lào, Nam Trung Quốc -> Có ý nghĩa về an ninh quốc phòng và giao lưu kinh

- Do điều kiện tự nhiên của vùng nhiều đồi núi nên thế mạnh chính trong nông nghiệp của vùng là trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn. + Nhân dân

Cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận - Đời sống dân cư, đặc biệt là vùng cao, biên giới, hải đảo còn gặp nhiều khó khăn. - Tỉ lệ hộ nghèo hơn

+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh qua các năm. + Công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng tự nhiên của vùng. + Công nghiệp nhẹ với quy mô vừa và

- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có địa hình đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa => Khai thác không chú trọng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ làm

Bài 1 trang 69 sgk Địa lí lớp 9: Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh tiêu biểu của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu