• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoàn thiện khung pháp lý để phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hoàn thiện khung pháp lý để phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Hoàn thiện khung pháp lý để phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế

Trần Quốc Thịnh

Ngày nhận: 18/03/2019 Ngày nhận bản sửa: 27/03/2019 Ngày duyệt đăng: 26/04/2019

Trong xu hướng hội nhập, Việt Nam cần huy động vốn cho tăng trưởng kinh tế thông qua thị trường tài chính nên việc hoàn thiện khung pháp lý tạo nền tảng cho phát triển thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) là vấn đề đáng quan tâm. Bài viết trên cơ sở khảo sát 60 đối tượng là Ban giám đốc, Trưởng, phó phòng có liên quan của một số công ty chứng khoán tại TP.HCM để nhìn nhận thực trạng áp dụng khung pháp lý TTCKPS tại Việt Nam. Kết quả cho thấy khung pháp lý hiện hành tương đối hoàn chỉnh nhưng vẫn còn một số vấn đề bất cập về tính thống nhất cũng như kịp thời trong việc sửa đổi, bổ sung trong hệ thống văn bản pháp lý, thanh toán, bù trừ thiếu tính hệ thống, cũng như một số quy định về kế toán, công bố thông tin, giám sát chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp theo hướng xây dựng khung pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao tính thống nhất và kịp thời, hoàn thiện hệ thống thanh toán giao dịch, bù trừ cũng như các quy định về thông tin. Điều này góp phần lành mạnh hóa môi trường pháp lý cho TTCKPS Việt Nam phát triển đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế.

Từ khóa: chứng khoán phái sinh, khung pháp lý, thị trường phái sinh

1. Đặt vấn đề

rong xu hướng toàn cầu hóa, việc phát triển thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc

gia nhằm thu hút nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế. Theo đó, việc hoàn thiện khung pháp lý cho TTCKPS là vấn đề mang tính thiết yếu, được nhiều tổ chức quốc tế cũng như các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Điển

hình Tổ chức quốc tế các ủy ban chứng khoán (IOSCO) và một số quốc gia tiêu biểu như Mỹ, Trung Quốc, Canada...

đã có những thay đổi, điều chỉnh liên tục để đáp ứng xu thế toàn cầu hóa. Việt Nam thời gian qua đã có nhiều nỗ

(2)

lực trong việc ban hành mới, chỉnh sửa, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật để lành mạnh hóa môi trường pháp lý về thị trường tài chính nói chung và TTCKPS nói riêng.

Tuy nhiên, thực trạng triển khai hoạt động của TTCKPS còn những vướng mắc về thể chế và vấn đề pháp lý chưa được thống nhất trong hoạt động giao dịch, thanh toán (Nguyễn Thi Lan, 2017).

Các văn bản pháp luật liên quan đến TTCKPS còn một số điều luật chưa kịp cải tiến và những quy định chế tài chưa cụ thể, hoạt động giao dịch thanh toán chưa đồng bộ, phương thức giám sát chưa chặt chẽ (Nguyễn Sơn, 2018). Để đáp ứng xu hướng hội nhập quốc tế, Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn nữa để hoàn thiện khung pháp lý TTCKPS trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật, cũng như sửa đổi, bổ sung các quy định kịp thời để đáp ứng nhu cầu thực tiễn... Điều này mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc tìm kiếm nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế thông qua thu hút thị trường vốn khu vực và quốc tế bởi các tổ chức và nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích

2.1.1. Lược sử quá trình hình thành và phát triển

Thị trường phái sinh được manh nha từ thời Hy Lạp cổ đại và chủ yếu thời kỳ đầu sơ khai là giao dịch phái sinh về hàng hóa, với hình thức tương tự như hợp đồng quyền chọn về ô liu (Weber, 2009). Giao dịch kỳ hạn đã tồn tại trong thế kỷ 12 ở Anh, Pháp và giao dịch gạo kỳ hạn được bắt đầu từ thế kỷ 17 tại Nhật Bản.

Năm 1982, hợp đồng tương lai về chỉ số chứng khoán S&P 500 đã được hình thành.

Sàn giao dịch quyền chọn Chicago giao dịch quyền chọn trên các chỉ số chứng khoán S&P 100 và S&P 500, trong khi Sở giao dịch chứng khoán Mỹ giao dịch quyền chọn chỉ số chứng khoán trên Sàn giao dịch chứng khoán New York. Năm 1982, Sàn giao dịch tài chính tương lai quốc tế London được thành lập (Tiwari và Turan, 2004). Ngày nay, TTCKPS đã được triển khai áp dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới với tốc độ tăng trưởng nhanh và điều này đã góp phần thúc đẩy thị trường vốn toàn cầu phát triển (IOSCO, 2018). Riêng ở Việt Nam, TTCKPS đã chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 10/8/2017, một thị trường còn khá mới mẻ và đang trong giai đoạn đầu phát triển.

2.1.2. Các khái niệm Khung hay khuôn khổ TTCKPS được hiểu theo một số phương diện khác nhau.

AEMC (2017) cho rằng khuôn mẫu là các nguyên tắc được thiết lập để áp dụng cho hoạt động cụ thể. Tuy nhiên, khái niệm được sử dụng phổ biến

thì khuôn khổ là hệ thống những quy định và tiêu chuẩn được thiết lập cho hoạt động nhất định (IFRS Foundation, 2019). Khung pháp lý là hệ thống các văn bản pháp luật từ lập pháp, hành pháp và tư pháp (Chance và Brooks, 2016).

Phái sinh được hiểu đó là sự bắt nguồn từ một thực thể khác và trong hoạt động tài chính thì phái sinh được hiểu đó là hợp đồng giao dịch mà ở mức giá bắt nguồn từ giá thực tế của một số tài sản cơ bản. Theo Luật quy định hợp đồng chứng khoán (SCRA) năm 1956 thì phái sinh là dẫn xuất từ một tài sản có thể đảm bảo hoặc không đảm bảo và có nguồn gốc từ giá, hoặc chỉ số giá của chứng khoán cơ bản (Vashishtha và Kumar, 2010). Phái sinh chứng khoán là hợp đồng có giá trị giữa hai hoặc nhiều bên dựa trên tài sản tài chính cơ bản đã được thỏa thuận bắt nguồn từ ngoại tệ, lãi suất, chỉ số thị trường, cổ phiếu, trái phiếu (IFRS Foundation, 2019). Chứng khoán phái sinh là chứng khoán bao gồm các hợp đồng tương lai, quyền chọn, kỳ hạn và các chứng khoán phái sinh khác (Chính phủ, 2015a).

Thị trường cũng được hàm ý theo những ý nghĩa khác nhau nhưng tựu chung đó là nơi mà người mua và người bán tương tác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, hay hợp đồng hoặc công cụ, để lấy tiền hoặc trao đổi. Do đó TTCKPS (Derivative securities market) được hiểu là nơi trao đổi, mua bán các hợp đồng giữa

(3)

các bên trên cơ sở tài sản cơ sở. TTCKPS là thị trường tài chính được giao dịch, trao đổi thông qua các hợp đồng về những công cụ tài chính.

Thị trường này có thể được phân thành thị trường niêm yết và thị trường phi tập trung (OTC), và tương ứng tính pháp lý cũng sẽ khác nhau trong mỗi phân khúc của thị trường (Chance và Brooks, 2016). TTCKPS là địa điểm, hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán phái sinh hoặc để thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch các chứng khoán phái sinh (Chính phủ, 2015a).

2.1.3. Những nghiên cứu trước liên quan

Các nghiên cứu liên quan đến TTCKPS được các nhà nghiên cứu quan tâm cả trong và ngoài nước. Đối với các nghiên cứu nước ngoài, điển hình như Deng (2005); Baker (2010); SouzaAriail (2011);

Lin (2011); Rauterberg và Verstein (2013); Biggins và Scott (2013); Buxbaum (2017); Giancarlo và Tuckman (2018), Barta (2018) chủ yếu tập trung vào một số quốc gia có TTCKPS phát triển như Mỹ hay Trung Quốc, Canada, Iraland.

Đối với quốc gia Mỹ, Baker (2010) đã phân tích các quy định liên quan đến văn bản pháp lý của Mỹ và tập trung vào quy định TTCKPS. Tác giả đã xem xét các quy định hiện hành trên cơ sở xây dựng khung pháp lý cho thị trường này có sự liên kết giữa trong

nước và quốc tế là điều kiện cần thiết để điều tiết thành công thị trường phái sinh. Từ đó, tác giả đề xuất Quốc hội Mỹ cần tạo ra một khuôn khổ hợp tác pháp lý giữa Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) và Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn (CFTC) để xây dựng một khuôn khổ quốc tế nhằm sử dụng nhất quán trên trên thị trường toàn cầu. Ariail (2011) nghiên cứu tác động Luật cải cách và bảo vệ người tiêu dùng trên phố Wall của Mỹ vào năm năm 2010 (viết tắt Luật Dodd-Frank) liên quan đến phòng ngừa rủi ro thương mại trên TTCKPS.

Kết quả cho thấy cần thiết có công cụ phòng ngừa để ngăn chặn những rủi ro thương mại.

Đồng thời, thị trường này sẽ có những điều chỉnh nhất định và các ngân hàng lớn chịu tác động mạnh hơn bởi các quy định của Luật này. Rauterberg và Verstein (2013) đã đánh giá quy định của TTCKPS Mỹ thông qua những cải cách, điều chỉnh thích hợp các văn bản pháp lý. Theo đánh giá, thực trạng trong hơn 20 năm giao dịch trên TTCKPS đã thiếu những quy định dẫn đến những tranh chấp về pháp lý, và có thể là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng. Theo đó, tác giả đề xuất các nhà hoạch định chính sách cần phải xác định các thiếu sót trong quy định, trong đó lưu ý sự nỗ lực của chính phủ để đảm bảo tính pháp lý một cách chặt chẽ.

Buxbaum (2017) đã phân tích trật tự quy định pháp lý xuyên quốc gia đối với TTCKPS đối với Mỹ và nhóm các nền

kinh tế lớn (G20). Theo tác giả, các quốc gia hình thành các quy định theo những đặc trưng riêng của quốc gia nên chưa có sự thống nhất ở phạm vi quốc tế đối với thị trường phái sinh. Tác giả cho rằng, điều này là một trong những trở ngại nhất định đã cản trở quá trình phát triển một trật tự pháp lý xuyên quốc gia hiệu quả trong lĩnh vực này trên cơ sở hình thành cơ chế pháp lý chung và thống nhất. Giancarlo và Tuckman (2018) phân tích hoạt động thị trường Mỹ và đúc kết những kinh nghiệm pháp lý với việc thực hiện cải cách giao dịch hoán đổi phái sinh nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống với hoạt động hoán đổi lành mạnh để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trên diện rộng.

Đối với các quốc gia liên quan như Trung Quốc, Canada, Ireland, điển hình Deng (2005) nghiên cứu việc hình thành hệ thống các quy định liên quan đến các tranh chấp đối với giao dịch về công cụ phái sinh tại Trung Quốc.

Tác giả phân tích và đánh giá những vụ kiện liên quan đến hoạt động phái sinh và nhìn nhận các vấn đề này chưa được cập nhật đầy đủ trong các lần sửa đổi Luật Chứng khoán. Tác giả đề xuất cần xây dựng hệ thống các quy định cụ thể hơn liên quan đến các tranh chấp đối với giao dịch phái sinh ở Trung Quốc để bảo vệ các cổ đông, cũng như điều chỉnh những công cụ giám sát trong quản lý điều hành đối với hoạt động này.

Lin (2011) đã tìm hiểu về các

(4)

quy định trong giao dịch phái sinh của các đối tác liên quan Trung Quốc. Tác giả cho rằng, quốc gia này đã ban hành các quy định về bảo vệ lợi ích của đối tác trong các giao dịch phái sinh, tuy nhiên luật pháp chưa ban hành một khung pháp lý cơ bản để thực thi.

Đây là cơ sở để đảm bảo sự công bằng và thống nhất trong thị trường. Từ đó, tác giả đã đề xuất hình thành khung pháp lý trên cơ sở các quy tắc nhằm phù hợp với điều kiện phát triển của thị trường phái sinh ở Trung Quốc. Barta (2018) đề xuất cải cách quy định về giao dịch phái sinh ở Canada.

Tác giả chủ yếu phân tích các quy định liên quan đến phái sinh. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất thành lập trung tâm thanh toán bù trừ và ký quỹ nhằm giảm thiểu những rủi ro và các quy định của trung tâm do cơ quan quản lý nhà nước đảm trách nhằm thực thi các quy định đảm bảo tính tuân thủ. Biggins và Scott (2013) nghiên cứu các quy định liên quan đến điều chỉnh thị trường phái sinh tại Ireland trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước và Hiệp hội phái sinh. Tác giả nhìn nhận cần có sự phối hợp đồng bộ trên cơ sở các quy định thống nhất để duy trì sự an toàn của thị trường phái sinh. Từ đó, tác giả đề xuất cần có các chuẩn mực pháp lý cho thị trường OTC để đảm bảo sự ổn định, an toàn, tránh rủi ro trong việc áp dụng.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến TTCKPS khá phổ biến, tuy nhiên các nghiên

cứu tập trung vào quy định pháp lý thì còn khiêm tốn. Đối với các nghiên cứu liên quan đến TTCKPS được một số tác giả quan tâm, tập trung chủ yếu là đánh giá thực trạng các quy định pháp lý hiện hành và đề xuất giải pháp hay định hướng hoàn thiện, điển hình như Cấn Văn Lực (2015);

Nguyễn Kim Chung (2015);

Nguyễn Thị Hoàng Yến và Phạm Tuấn Vũ (2016). Đối với Cấn Văn Lực (2015) xem xét điều kiện vận hành hiệu quả TTCKPS bằng phương pháp tổng hợp và phân tích, thời gian năm 2014. Một số điều kiện vận hành thị trường được đặt ra trong đó đáng quan tâm là vấn đề về mặt pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước. Thông qua đó, tác giả đã đề xuất một số gợi ý để vận hành hiệu quả TTCKPS tại Việt Nam, đó là đối với các cấp quản lý cần xây dựng hành lang pháp lý trong việc tạo lập và giao dịch, cơ chế và biện pháp phòng ngừa rủi ro trong giao dịch, đảm bảo minh bạch. Nguyễn Kim Chung (2015) sử dụng phương pháp định tính thông qua tổng hợp và phân tích để bàn luận khung pháp lý cho TTCKPS trên cơ sở Chính phủ ban hành Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và TTCKPS. Theo tác giả nhìn nhận việc ban hành quy định này đã giải quyết nhiều vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn và giúp thị trường chứng khoán (TTCK) phát triển chuyên nghiệp, bài bản hơn theo thông lệ quốc tế. Nguyễn Thị Hoàng Yến và Phạm Tuấn Vũ

(2016) đã xem xét khung pháp lý TTCKPS Việt Nam. Tác giả đã tổng hợp và phân tích mô hình cấu trúc TTCKPS tập trung của Việt Nam và khung pháp lý theo đề xuất của Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Theo đánh giá của tác giả, khung pháp lý chưa được hoàn chỉnh bởi các văn bản pháp lý hiện nay vẫn chưa đầy đủ và đang trong quá trình dự thảo các văn bản.

Một vài nghiên cứu tập trung sửa đổi hệ thống luật trên cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp lý về chứng khoán liên quan đến chứng khoán phái sinh như Phạm Thái Bình (2014) và Nguyễn Sơn (2018). Nghiên cứu của Phạm Thái Bình (2014) thực hiện trong giai đoạn 2010- 2012 và sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đánh giá thực trạng TTCKPS ở Việt Nam và thực trạng các điều kiện để xây dựng TTCKPS tại Việt Nam.

Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp, trong đó liên quan đến pháp lý, và đề nghị cần hoàn thiện cơ sở pháp lý về TTCKPS như sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán để tạo điều kiện hình thành khuôn khổ pháp luật trong việc quản lý, giám sát thị trường. Nguyễn Sơn (2018) đề xuất giải pháp phát triển TTCKPS, trong đó đề cập đến môi trường pháp lý trong giao dịch thanh toán bù trừ. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính.

Tác giả đã nhìn nhận rằng các văn bản pháp luật của Việt Nam hiện nay về TTCKPS

(5)

tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên còn một số điều luật chưa kịp cải tiến và những quy định chế tài chưa cụ thể, hoạt động giao dịch thanh toán chưa đồng bộ, phương thức giám sát chưa chặt chẽ. Tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp liên quan đến vấn đề pháp lý như hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán, bù trừ đáp ứng nhu cầu thực tiễn và có cơ chế giám sát thích hợp.

Nhóm tác giả đề xuất hoàn thiện những quy định pháp lý theo chuẩn khung quy định của quốc tế như Phạm Thị Bích Thảo (2015) và Nguyễn Thu Thủy (2017). Đối với Phạm Thị Bích Thảo (2015) đã phân tích và đánh giá một số hạn chế và giải pháp cho phát triển TTCKPS ở Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2015. Tác giả đã nhìn nhận hoạt động này kém hiệu quả là do yếu tố thể chế và vấn đề pháp lý còn bất cập. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp quan trọng là hoàn thiện khung pháp lý theo chuẩn quốc tế, các qui định phải đồng bộ và thống nhất đảm bảo tính hệ thống.

Nguyễn Thu Thủy (2017) nghiên cứu những thuận lợi và thách thức trong phát triển TTCKPS ở Việt Nam. Tác giả tập trung phân tích các vấn đề liên quan trong giai đoạn 2007-2016. Theo tác giả để xây dựng và phát triển bền vững TTCKPS cần dựa trên những yếu tố, trong đó mấu chốt là hoàn chỉnh hệ thống quy định pháp lý. Tác giả cũng đã đề xuất một số giải

pháp liên quan như hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến TTCKPS, phát triển thị trường phái sinh theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Từ các nghiên cứu trước có thể nhìn nhận, ở các nghiên cứu nước ngoài, tập trung trong các quy định có những chủ đề liên quan đến các quốc gia riêng biệt nhưng chưa có nghiên cứu cho riêng Việt Nam. Đối với các nghiên cứu tại Việt Nam, các nghiên cứu chuyên sâu về khung pháp lý mang tính hệ thống cũng đã được quan tâm nhưng ở giai đoạn trước đây, trong khi gần đây trong xu hướng hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ban hành mới, sửa đổi, bổ sung một số các Luật, Nghị định, Thông tư liên quan đến TTCKPS, nhưng chưa có nghiên cứu một cách bài bản và mang tính hệ thống.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu là phân tích, tổng hợp để phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu, và phỏng vấn và thảo luận các chuyên gia.

2.2.1. Phương pháp chọn mẫu Đề tài khảo sát 60 đối tượng đang làm thực tế, có kinh nghiệm và am tường trong lĩnh vực chứng khoán để nhìn nhận vấn đề được xác thực.

Trong số các đối tượng được khảo sát gồm 14 Ban giám đốc (23,33%); 32 Trưởng, phó phòng đầu tư, quản trị rủi ro...(53,34%); 9 Trưởng bộ

phận (15,00%); và 5 chuyên viên cao cấp (8,33%) của một số công ty chứng khoán tại TP.HCM. Đề tài thực hiện khảo sát các đối tượng liên quan từ tháng 9/2018 đến tháng 2/2019.

2.2.2. Thiết kế nội dung bảng hỏiMục tiêu của bảng hỏi nhằm tìm hiểu về sự thống nhất và đầy đủ của quy định pháp luật cũng như tính khả thi trong việc áp dụng của một số công ty chứng khoán đối với khung pháp lý về TTCKPS.

Nội dung của bảng hỏi bao hàm, theo kết cấu của bảng hỏi gồm 2 phần là nội dung quy định trong các văn bản pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định. Nội dung liên quan đến các quy định trong Luật Chứng khoán sửa đổi;

Nghị định 58/2012/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 60/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán (viết tắt Nghị định 58, 60);

Nghị định 42/2015/NĐ-CP về CKPS và TTCKPS (viết tắt Nghị định 42);Thông tư 11/2016/TT-BTC vàThông tư 23/2017/TT-BTC về CKPS và TTCKPS (viết tắt Thông tư 11, 23).

3. Kết quả và thảo luận Trên cơ sở tổng hợp từ các chuyên gia có thể thấy hệ thống văn bản pháp luật về TTCKPS đã tương đối đầy đủ, thống nhất và đảm bảo nhu

(6)

cầu thực tiễn, tuy nhiên một vài bất cập vẫn còn tồn tại.

Về nội dung qui định trong các văn bản pháp luật

Nhìn chung, theo kết quả khảo sát đánh giá, TTCKPS Việt Nam đã khá hoàn chỉnh về hệ thống quy định pháp lý liên quan, cụ thể:

- Các văn bản pháp luật tương đối đảm bảo tính hệ thống từ Luật Chứng khoán, các Nghị định 42 và Nghị định 58, 60, Thông tư Thông tư 11, 23 để hoàn thiện môi trường pháp lý cho thị trường tài chính nói chung và TTCKPS nói riêng.

- Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi đã bổ sung một số quy định trên cơ sở tiếp cận với thông lệ quốc tế về phạm vi hoạt động kinh doanh, thanh toán bù trừ, công bố thông tin…- Việt Nam đã có ban hành mới, chỉnh sửa, bổ sung một số văn bản pháp luật để định hình khung pháp lý như Nghị định 42, Thông tư 11, 23, bên cạnh Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung cũng đã bổ sung các quy định liên quan TTCKPS.

Về thực tiễn áp dụng Việc triển khai áp dụng các quy định liên quan đến TTCKPS đã giải quyết được nhu cầu thực tiễn, tuy nhiên một số quy định vẫn còn bất cập, điển hình như:

- Việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý vẫn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, cụ thể một số quy định, nguyên tắc cơ bản về khung pháp lý của IOSCO chưa được qui

định như sự hợp tác và phối hợp trong các quy định, cơ cấu quy định hay tính an toàn…

- Một vài quy định thiếu sự thống nhất với các văn bản luật khác như Nghị định 42 và Thông tư 11, 23 hướng dẫn một số quy định về chứng khoán phái sinh, trong khi Luật Chứng khoán hiện hành chưa có những quy định này.

- Luật Chứng khoán chậm sửa đổi, thiếu tính kịp thời về TTCKPS, trong khi thị trường này đã được hình thành năm 2017 nhưng đến nay Luật này còn đang trong giai đoạn dự thảo.

- Một số quy định thanh toán giao dịch, bù trừ thiếu tính hệ thống để tạo sự thống nhất. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 05/2015/TT-BTC hướng dẫn bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán, trong khi đó Thông tư 11, 23 vẫn hướng dẫn các quy định liên quan về bù trừ và thanh toán giao dịch CKPS, bên cạnh Ngân hàng vẫn có những quy định liên quan đến giao dịch thanh toán bù trừ theo Quyết định 456/2003/QĐ-NHNN.

- Quy định về kế toán, công bố thông tin, giám sát chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, điển hình Bộ Tài chính chưa ban hành Thông tư để hướng dẫn kế toán CKPS cho các công ty chứng khoán mà chỉ mới ban hành Công văn 6190/2017/BTC-CĐKT.

- Đối với yêu cầu công bố thông tin và giám sát thông tin trên TTCK hiện tại có Thông tư 155/2015/TT-BTC chủ yếu chỉ quy định đối với TTCK,

chưa đề cập đến TTCKPS.

- Việc xử lý vi phạm chủ yếu liên quan đến TTCK, chưa có những quy định cụ thể xử lý đối với TTCKPS phức tạp và rủi ro để đủ tính nghiêm minh.

Hiện tại chỉ xử lý hành chính theo Nghị định số 108/2013/

NĐ-CP qui định về xử phạt TTCK, chưa có qui định cho TTCKPS hay xử lý những trường hợp về “làm giá”, thao túng trên TTCK nói chung và TTCKPS.

- Đào tạo, bồi dưỡng về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức mà chủ yếu là tập trung vào bồi dưỡng kiến thức chuyên môn.

- Một số bất cập trọng yếu trong văn bản pháp lý điển hình như đối với Luật Chứng khoán sửa đổi đã được dự thảo, tuy nhiên vẫn còn một số nội dung chưa nhất quán về phạm vi điều chỉnh chưa quy định rõ giữa TTCK và TTCKPS, cũng như quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán chưa quy định quỹ cho mục đích chung hay tách biệt TTCK và TTCKPS. Về chứng chỉ hành nghề chứng khoán chưa quy định bắt buộc áp dụng cho những đối tượng làm việc trong tổ chức, cơ quan liên quan đến TTCK và TTCKPS. Những quy định xử lý hình sự về thao túng giá, đặc biệt trên TTCKPS phức tạp và rủi ro cũng chưa đề cập đến. Đối với Nghị định 42 và Nghị định 58, 60 một số vấn đề như chưa quy định vai trò của UBCKNN, cụ thể liên quan đến TTCKPS, bên cạnh TTCK cơ sở cũng như

(7)

chưa nhất quán trong hệ thống các văn bản pháp luật liên quan như vấn đề sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Việc hướng dẫn quy định về công bố thông tin chưa đa dạng về ngôn ngữ thông dụng, phổ biến để nhà đầu tư nước ngoài tham gia có thể tiếp cận thông tin một cách thuận lợi và dễ dàng. Riêng đối với Thông tư 11, 23, một số quy định chưa nhất quán với Luật Chứng khoán và Nghị định liên quan về thuật ngữ và nội dung về CKPS, một số quy định trong thanh toán, bù trừ liên quan đến CKPS còn chồng chéo và bất cập với các quy định liên quan.

4. Kết luận và giải pháp góp phần hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam 4.1. Kết luận

Trong xu hướng toàn cầu hóa, các quốc gia đều tận dụng cơ hội để thu hút nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế thông qua thị trường tài chính nói chung và TTCKPS nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu, các tổ chức quốc tế và các quốc gia rất quan tâm để hình thành khung pháp lý vững chắc nhằm tạo nền tảng cho thị trường này phát triển ổn định và bền vững. Việt Nam, quốc gia đang phát triển, đang cần nguồn lực vốn cho tăng trưởng kinh tế nên việc hoàn thiện khung pháp lý cho TTCKPS Việt Nam đáp ứng xu hướng hội nhập quốc tế là vấn đề mang tính thiết yếu.

Có thể thấy, bên cạnh những thành quả đáng ghi nhận về mức độ thống nhất trong hệ thống các văn bản pháp lý cũng như đã giải quyết phần lớn những vấn đề phát sinh trong thực tiễn liên quan của TTCKPS, vẫn còn một vài tồn tại nhất định về tính tương thích với thông lệ quốc tế, sự nhất quán trong hệ thống các văn bản quy định, sự chậm cải tiến nên cần phải hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng nhu cầu thực tiễn ngày càng cao. Do đó việc hoàn thiện khung pháp lý TTCKPS của Việt Nam theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo tính thống nhất và kịp thời, hoàn thiện thanh toán giao dịch, bù trừ, vấn đề về qui định kế toán, công bố thông tin và giám sát. Đây là những giải pháp căn bản mang tính cốt yếu để góp phần lành mạnh hóa môi trường pháp lý cho TTCKPS Việt Nam phát triển đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế.

4.2. Giải pháp góp phần hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

Trên cơ sở các nghiên cứu trước của Việt Nam liên quan cũng kết quả khảo sát đánh giá thực trạng áp dụng khung pháp lý TTCKPS Việt Nam, bài viết đề xuất một số giải pháp trọng yếu nhằm hoàn thiện khung pháp lý CCCKPS cho Việt Nam đáp ứng xu thế hội nhập.

Xây dựng khung pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế

Việt Nam gia nhập các tổ chức khu vực và quốc tế điển hình như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và gần đây là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Do đó những cam kết về pháp lý nói chung đòi hỏi phải phù hợp với thông lệ quốc tế và theo kinh nghiệm, phần lớn các nước đều tuân thủ hay tương thích để phù hợp các nguyên tắc, quy định của IOSCO.

Điều này cũng thích hợp với đề án xây dựng và phát triển TTCKPS, Chính phủ đã có chủ trương xây dựng và phát triển TTCKPS tại Việt Nam dựa trên các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Theo đó, trước mắt, trong thời gian 3- 5 năm, Việt Nam nên tiệm cận dần những quy định của IOSCO trong quá trình hoàn thiện khung pháp lý bằng việc chỉnh sửa, bổ sung các văn bản pháp luật và sau thời gian này, Việt Nam cần xem xét để tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc IOSCO để thực thi trong TTCKPS.

Nâng cao tính thống nhất trong khung pháp lý

Các quy định pháp lý cần tạo sự nhất quán vì đây là vấn đề quan trọng trong việc xây dựng khung pháp lý TTCKPS Việt Nam.Điều này cũng phù hợp với đề án xây dựng và phát triển TTCKPS của Chính phủ. Do đó, trước mắt cơ quan nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính cần rà soát lại những vấn đề thiếu thống nhất, nhưng về lâu

(8)

dài cần xây dựng khung pháp lý đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ trên cơ sở nhất quán từ Luật, Nghị định đến các Thông tư.

Kịp thời chỉnh sửa, bổ sung các quy định pháp luật Sự chủ động trong việc chỉnh sửa, bổ sung kịp thời khung pháp lý giúp đáp ứng nhu cầu thực tiễn cũng như góp phần thích ứng với xu hướng phát triển trong bối cảnh toàn cầu.

Cần thiết phải có những thay đổi, điều chỉnh kịp thời để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nếu không muốn bị lạc hậu và suy giảm lòng tin của người tham gia thị trường. Do đó, các cơ quan nhà nước có liên quan như Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính trước mắt cần xem xét ban hành sớm các văn bản pháp lý sửa đổi, bổ sung từ Luật, Nghị định, Thông tư để kịp thời xử lý thực tiễn phát sinh liên quan TTCKPS, sau đó các cơ quan nhà nước cần thực hiện xây dựng chương trình hành động với định hướng dài hạn hơn đến 2030 và tầm nhìn 2040 để có sự chủ động nghiên cứu dự thảo những vấn đề liên quan đến khung pháp lý cho thị trường tài chính nói chung và TTCKPS nói riêng nhằm thực thi kịp thời, một cách chủ động.

Hoàn thiện các quy định trong thanh toán giao dịch, bù trừ

Hệ thống giao dịch, thanh toán bù trừ là khâu quan trọng trong quá trình tổ chức, quản lý và điều hành TTCKPS theo

kinh nghiệm một số quốc gia.

Theo đó, trước mắt Bộ Tài chính phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần rà soát lại các quy định liên quan đến thanh toán giao dịch, bù trừ và tiến tới tham mưu đề xuất ban hành Luật hệ thống thanh toán để đảm bảo tính thống nhất liên quan đến khung pháp lý TTCKPS nói riêng và thị trường tài chính nói chung.

Hoàn thiện các quy định về thông tin

Các quy định về thông tin kế toán và giám sát công bố thông tin luôn là một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến TTCKPS. Vì thế, để đảm bảo các thông tin được quy định liên quan đến khung pháp lý TTCKPS, trước mắt Bộ Tài chính cần ban hành Thông tư hướng dẫn kế toán liên quan đến TTCKPS, sau đó nghiên cứu soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam liên quan đến vấn đềTTCKPS trên cơ sở IAS/

IFRS để việc ghi nhận, đánh giá, hạch toán của các công ty chứng khoán đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Đồng thời sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến những yêu cầu trong việc công bố thông tin trên TTCKPS.

Giải pháp khác

Tăng cường chế tài và xử lý nghiêm các vi phạm để đảm bảo tính kỷ cương của thị trường và tránh sự bất ổn của TTCKPS trong giai đoạn đầu phát triển, đặc biệt là vấn đề “làm giá” trên TTCK và

TTCKPS.

Cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần tăng cường các nhóm, đoàn chuyên trách để nghiên cứu chuyên sâu vào vấn đề này nhằm có những phản biện, tham mưu chuẩn xác và thích đáng trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của một số quốc gia có khung pháp lý hoàn chỉnh để vận dụng thích hợp cho Việt Nam.

Một trong những quốc gia có thị trường mà nhiều quốc gia phải học hỏi như Mỹ, hay một số quốc gia mới nổi như Ấn Độ, Hàn Quốc, hoặc Singapore là quốc gia thuộc Cộng đồng AEC.

Bộ Tài chính phối hợp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Hiệp hội hành nghề Chứng khoán định kỳ tổ chức những hội thảo, tọa đàm về vấn đề này để khơi gợi ý kiến của nhiều nhà khoa học và các chuyên gia trong ngành để có những giải pháp kịp thời và định hướng phù hợp cho hoàn thiện khung pháp lý TTCKCPS. Ngoài ra, Hiệp hội nghề nghiệp hành nghề Chứng khoán cần quan tâm đến tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng đào tạo những vấn đề về khung pháp lý TTCKPS.

Trong những vấn đề đó, Hiệp hội cần quan tâm lồng ghép chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp để nâng cao ý thức tuân thủ, đảm bảo kỷ cương thị trường của những người tham gia ■

(9)

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Tài chính (2016). Thông tư 11/2016/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định 42/2015/NĐ-CP về CKPS và TTCKPS 2. Bộ Tài chính (2017). Thông tư 23/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 11/2016/TT-BTC về CKPS và TTCKPS

3. Chính phủ (2012). Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán

4. Chính phủ (2014). Quyết định số 366/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam 5. Chính phủ (2015a). Nghị định 42/2015/NĐ-CP về CKPS và TTCKPS

6. Chính phủ (2015b). Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điềuNghị định 58/2012/NĐ-CPcủa Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán

7. Cấn Văn Lực (2015). Điều kiện vận hành hiệu quả TTCCPS. Hội thảo chủ đề: Vận hành TTCKPS Việt Nam, Tháng 8/2015 8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003). Quyết định 456/2003/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung Quyết định 1557/2001/QĐ-NHNN về thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng.

9. Nguyễn Kim Chung (2015). Khung pháp lý cho thị trường chứng khoán phái sinh. Tạp chí tài chính, Tháng 6/2015 10. Nguyễn Sơn. (2018). Vai trò của TTCKPS với TTCK cơ sở, vai trò quản lý rủi ro của VSD và các giải pháp phát triển TTCKPS trong giai đoạn tới. Tạp chí Tài chính, Tháng 8/2018.

11. Nguyễn Thị Hoàng Yến và Phạm Tuấn Vũ (2016). Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh- công cụ phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Tháng 1/2016.

12. Nguyễn Thị Thu Thủy (2017). Thuận lợi và thách thức trong phát triển TTCKPS Việt Nam. Tạp chí Pháp luật dân sự, Tháng 10/2017

13. Phạm Thái Bình (2014). Đề xuất một số giải pháp xây dựng TTCKPS ở Việt Nam. Trường Đại học Bách khoa Hà nội, Luận văn thạc sỹ.

14. Phạm Thị Bích Thảo (2015). Một số hạn chế và giải pháp cho sự phát triển TTCKPS ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, Tháng 10/2015

15. Quốc hội (2006). Số 70/2006/QH11 về Luật Chứng khoán

16. Quốc hội (2010). Số 62/2010/QH12 về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán

17. AEMC(2017). Electricity Network Economic Regulatory Framework Review. Australian Emergy Market Commission, July 2017, pp 1-88

18. Amato, J. D. and Gyntelberg, J. (2005). CDS index tranches and the pricing of credit risk Correlations. BIS Quarterly Review, March 2005, pp 73-87

19. Ariail, L. C. (2011). The Impact of Dodd-Frank on End-Users Hedging Commercial Risk in Over-the-Country Derivatives Markets. North Carolina Banking Institute, Vol 15, Issue 1, Article 10, pp 175 -204

20. Biggins, J. and Scott, C. (2013). Private Governance, Public Implications and the Tightrope of Regulatory Reform: The ISDA Credit Derivatives Determinations Committees. Comparative Research in Law & Political Economy. Research Paper No.

57/2013, pp299-304

21. Baker, C. M. (2010). Regulating the Invisible: The Case of Over-the- Counter Derivatives. Notre Dame Law Review, Vol 85, Issue 4 Article 1, pp 1287- 1378

22. Barta, W. V. (2018) An analysis of the proposed regulatory Reforms for derivatives trading in canada. The University Of British Columbia, Master Of Laws, March 2018, pp 1-71

23. Buxbaum, H. L. (2017). Transnational Legal Ordering and Regulatory Conflict: Lessons From the Regulation of Cross- Border Derivatives. UC Irvine Journal of International, Transnational, and Comparative Law, Vol 1, pp 91-116

24. Chance, D. M and Brooks, R. (2016). Introduction to Derivatives and Risk Management. Cengage Learning US, 10th Edition, pp1-640

25. Deng, J. (2005). Building an Investor-Friendly Shareholder Derivative Lawsuit System in Chin. Harvard International Law Journal / Vol. 46 Volume 46, Number 2, pp 347 -385

26. Giancarlo, H. C. and Tuckman, B. (2018). An Assessment of the Current Implementation of Reform and Proposals for Next Steps. U.S. Commodity Futures Trading Commission, April 2018, pp 1-95

27. George Tsetsekos, G. and Varangis, P. (2000). Lessons in Structuring Derivatives Exchanges. World Bank Research Observer, vol. 15, no. 1 (February 2000), pp. 85–98.

28. IFRS Foundation (2019). IFRS Standards and IFRIC Interpretations. [on line] Available at: <https://www.ifrs.org/issued- standards.>. [Accessed January 10, 2019].

29. IOSCO (2018). Annual Report, IOCU-IOSCO, December 2017,pp 1-88

30. Lin, L. (2011). The limited partner’s derivative action: Problems and prospects in the private equity market of China. Hong Kong law journal, Vol 41 Part 2, pp 1-30

31. Rauterberg, G. V.and Erstein, A. (2013) Assessing Transnational Private Regulation of the OTC Derivatives Market: ISDA,

(10)

the BBA, and the Future of Financial Reform. Virginia Journal Of International Law, Vol. 54, pp 10-50

32. Tiwari, S. and Turan, M. S. (2004). Introduction To Derivative Securities. [on line] Available at: <www.ddegjust.ac.in/

studymaterial/mba/fm-407>. [Accessed January 2, 2019].

33. Vashishtha, A. and Kumar, S. (2010). Development of Financial Derivatives Market in India- A Case Study. International Research Journal of Finance and Economics, Issue 37 (2010), pp 16-29

34. Weber, E. J. (2009). A Short History of Derivative Security Markets. In Vinzenz Bronzin’s option pricing models: Exposition and appraisal, pp 431-440, Springer Science & Business Media.

Thông tin tác giả

Trần Quốc Thịnh, Tiến sỹ Đại học Ngân hàng TP.HCM Email: thinhtq@buh.edu.vn

Summary

Completing the legal framework for developing Vietnamese derivatives securities market to meet the international integration trend

In the integration trend, Vietnam is a developing country in need of capital resources for economic growth through the development of financial markets. Therefore, completing legal framework for derivatives securities market is a concern. The article is based on the survey of 60 subjects including the Board of Directors, Head, Deputy of the relevant department of some securities companies in Ho Chi Minh city to recognize the situation of applying the legal framework of securities market in Vietnam. The results show that the current legal framework is relatively complete but there are still some shortcomings regarding the consistency as well as timely in the amendment and supplementation in the system of legal documents, lack of system in the npayment, clearing, as well as some regulations on accounting, information disclosure, and monitoring regulations that do not meet practical needs.

Since then, the article proposes some solutions in the direction of building a legal framework in accordance with international practices, improving the consistency and timeliness, perfecting the payment system for clearing, clearing as well as regulations. information about information. This contributes to the healthy legal environment for Vietnam’s securities market to develop to meet the trend of international integration.

Keywords: derivative securities, legal framework, derivatives market Thinh Quoc Tran, PhD.

Banking University of Ho Chi Minh city

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

3/ Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời

 Tại các vùng sâu, vùng xa, vùng biển, hải đảo: chương trình chưa được triển khai, giao thông khó khăn, kiến thức người dân chưa đầy đủ  người dân chưa chủ động tham

Nghiên cứu này tìm hiểu ảnh hưởng của hiệu quả kinh doanh tới mức độ công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng

Nguyễn Thị Tú Quyên (2012), Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ

Pháp nhân là một thực thể xã hội khác với cá nhân là bản thân nó không thể tự mình trực tiếp thực hiện được một số loại tội phạm cụ thể, ví dụ các tội phạm chế độ

Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ các chất khí đó trong hệ thống xử lý khí thảiA. Câu 2: Etanol là chất tác động đến thần kinh

Bài 4 trang 65 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Căn cứ vào kiến thức đã học, hãy so sánh các thế mạnh về tự nhiên để phát triển các ngành kinh tế biển

+ Thực hiện khóa tu mùa hè: Theo tinh thần công văn số 184/CV-HĐTS ngày 10/6/2019 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, về việc tổ chức khóa