• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 4 Khối 2

Ngày soạn : Ngày 25/09/2020

Ngày giảng : 2A, 2B ngày 28/09/2020

Bài 4: VẼ TRANH ĐỀ TÀI VƯỜN CÂY

(Giáo dục BVMT) I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: HS nhận biết được một số loại cây trong vườn.

- Kĩ năng: Tập vẽ hai hoặc ba cây đơn giản và vẽ màu theo ý thích (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

- Thái độ: Yêu mến thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng.

* GDBVMT: Yêu mến thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng (Hoạt động 4:

Nhận xét, đánh giá) 2. Mục tiêu riêng:

* * Em Nguyễn Trọng Dũng lớp 2A, Chu Tiến Chức lớp 2B - Quan sát tranh và nhắc lại được một số câu trả lời.

- Tập vẽ một cây đơn giản và màu theo ý thích.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Một số tranh, ảnh về các loại cây khác nhau.

- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ vườn cây.

- Tranh vẽ vườn cây của học sinh các lớp trước.

2. Học sinh: - Vở tập vẽ.

- Bút chì, màu và tẩy.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

3. Bài mới

*Giới thiệu bài: (1p)

Xung quanh chúng ta có rất nhiều cây cối mỗi cây đều có vẻ đẹp riêng của nó. Làm thế nào để vẽ được một bức tranh đẹp về cây, bài học hôm nay cô sẽ cùng các em đi tìm hiểu bài 4: Vẽ tranh đề tài Vườn cây.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

1. Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài (6p)

- GV cho HS xem tranh và đặt câu hỏi:

? Có những hình ảnh nào trong tranh?

? Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- Cây, cỏ, người, chim.

- Cây là hình ảnh chính, mây, trời, ong bướm là

- Em Dũng 2A, Chức 2B quan sát tranh - Em Dũng

(2)

là phụ?

? Các hình ảnh được sắp xếp như thế nào?

? Màu nào được vẽ nhiều trong tranh?

? Em có nhận xét gì về hình ảnh và màu sắc trong từng bức tranh?

- GVKL: Vườn cây có rất nhiều loại cây hoặc chỉ có một loại cây, loại cây có quả hoặc loại cây chỉ có hoa. Mỗi loại cây đều có hình dáng, đặc điểm khác nhau và có vẻ đẹp riêng.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh (7p) - GV cho HS quan sát hình gợi ý cách vẽ cây.

? Em hãy nêu các bước vẽ cây?

- Để vẽ được vườn cây đẹp, các em cần nhớ lại hình dáng, màu săc loại cây định vẽ.

- GV vẽ minh hoạ lên bảng cho học sinh quan sát.

+ Vẽ hình dáng các loại cây khác nhau.

+ Vẽ thêm một số chi tiết cho vườn cây sinh động như: hoa, quả.

+ Vẽ màu theo ý thích

- GV cho HS xem một số bài HS năm trước.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p) - GV yêu cầu HS vẽ một bức tranh Vườn cây có hai hoặc ba cây đơn giản (điều chỉnh).

- GV gợi ý HS cách vẽ.

? Em định vẽ vườn cây gì? Nhiều cây

hình ảnh phụ.

- Cây được vẽ to, trọng tâm trong tranh. Hoa, cỏ, mây, người vẽ nhỏ.

- Màu xanh lục.

- 2 HS nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- HS quan sát.

- 3 HS nêu.

- HS nghe.

- HS quan sát GV vẽ mẫu.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài cá nhân vào VTV2/ 13.

2A nhắc lại câu trả lời.

- Em Chức 2B nhắc lại.

- Em Em Dũng 2A, Chức 2B quan sát GV vẽ mẫu.

- Em Dũng 2A, Chức 2B quan sát bài.

- Em Dũng 2A, Chức 2B tập vẽ một cây và vẽ màu theo ý

(3)

hay ít cây?

? Em thích vườn cây có nhiều quả hay ít quả?

? Hình ảnh nào sẽ là chính, hình ảnh nào là phụ?

? Các hình ảnh được sắp xếp như thế nào?

? Em sẽ dùng những màu gì cho bức tranh nổi bật và sinh động?

- GV nhắc HS vẽ vườn cây vừa với phần giấy trong VTV, đến từng bàn quan sát, hướng dẫn, bổ sung.

+ Vẽ hai đến ba cây.

+ Vẽ màu theo ý thích.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p)

- GV thu một số bài của HS dán lên bảng cho HS nhận xét

? Bố cục (hình vẽ cân đối với khổ giấy chưa)?

? Màu sắc (phù hợp chưa)?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- HS nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS có bài vẽ đẹp.

*GDBVMT

? Theo em cây có tác dụng gì đối với con người?

? Em phải làm gì để chăm sóc cây xanh?

- GVKL: Xung quanh chúng ta có rất nhiều cây cối, cây trong sân trường, cây ngoài đường, cây trong vườn nhà.

Cây cho ta bóng mát, quả cho chúng ta ăn cung cấp ô xi. Vì vậy các em phải biết chăm sóc cho cây, bảo vệ cây thì mình sẽ có một vườn cây ăn quả thật tuyệt vời.

* Dặn dò

- Quan sát hình dáng, màu sắc một số loại con vật.

- Chuẩn bị VTV, đất nặn, giấy màu, bút chì, màu vẽ.

- HS quan sát, nhận xét theo các tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- Cung cấp khí ô xi, bóng mắt, quả...

- Tưới cây, bón phân, không cho người khác bẻ cành, chặt cây...

- HS lắng nghe.

- HS nghe dặn dò chuẩn bị bài sau.

thích.

- Em Dũng 2A, Chức 2B quan sát và nghe nhận xét bài.

- Em Dũng 2A, Chức 2B nghe cô dặn dò

(4)

Khối 4

Ngày soạn: 25/9/2020

Ngày giảng: 4A, 4B ngày 28/9/2020

Mĩ thuật Bài 3: Vẽ trang trí

Tiết 4: CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc.

- Kĩ năng: Tập chép một họa tiết đơn giản (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Chép được họa tiết cân đối, gần giống mẫu, tô màu đều, phù hợp.

- Thái độ: HS yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- SGK, SGV

- Sưu tầm một số hình ảnh họa tiết dân tộc.

- Hình gợi ý cách vẽ.

- Bài vẽ của học sinh lớp trước.

2. Học sinh:

- SGK, VTV.

- Bút chì, tẩy, màu vẽ.

- Họa tiết trang trí dân tộc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.

- GV nhận xét, tuyên dương học sinh.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài (2p)

- GV cho HS quan sát một số hoạ tiết trang trí dân tộc, tranh vẽ hoa lá thật.

? Nêu tên các họa tiết trên?

- Hình con hạc, hoa hồng, hoa sen.

? Theo em đâu là họa tiết trang trí dân tộc? Tại sao em biết?

- HS: Hình 1,3 là họa tiết dân tộc vì hình vẽ đơn giản hơn.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Để hiểu rõ hơn thế nào là họa tiết trang trí dân tộc và cách chép ra sao, hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 4: Chép họa tiết trang trí dân tộc.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (6p) - GV cho HS quan sát một số họa tiết trang trí

dân tộc. - HS quan sát tranh và trả lời câu

hỏi.

(5)

? Các hoạ tiết trang trí là những hình gì?

? Hình hoa lá, con vật ở các hoạ tiết trang trí có đặc điểm gì ?

? Đường nét, cách sắp xếp hoạ tiết trang trí như thế nào?

? Hoạ tiết đó dùng để trang trí ở đâu?

- GVTK: Hoạ tiết trang trí dân tộc là di sản văn hóa quý báu của ông cha ta để lại, nghệ thuật đã có mặt ở hầu hết các công trình mĩ thuật cổ như: Các họa tiết trên trống đồng Đông Sơn, thạp đồng, các họa tiết chạm khắc ở những công trình kiến trúc, trang trí, trên đồ gốm ở các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn...Vì vậy chúng ta cần phải học tập, giữ gìn và bảo vệ di sản văn hoá của dân tộc ta.

2. Hoạt động 2: Cách chép họa tiết trang trí (7p)

- GV yêu cầu HS quan sát hình gợi ý trong SGK trang 12, thảo luận nhóm đôi và nêu cách vẽ tranh trường em?

- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV vẽ mẫu trên bảng.

+ Tìm và vẽ phác hình dáng chung của họa tiết cho cân đối với khổ giấy.

+ Vẽ các đường trục dọc ngang để tìm vị trí các phần của họa tiết.

+ Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác hình bằng nét thẳng.

+ Quan sát, so sánh để điều chỉnh hình vẽ cho giống mẫu.

+ Hoàn chỉnh hình và vẽ màu theo ý thích.

- Hoa, lá, con vật.

- Đã được đơn giản và cách điệu.

- Đường nét hài hòa, cách sắp xếp cân đối, chặt chẽ.

- Đình, chùa, lăng tẩm, bia đá, đồ gốm, vải, khăn, áo...

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi (2’) - HS chú ý theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV5.

(6)

- GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS năm trước.

3. Hoạt động 3:Thực hành (17)

- GV yêu cầu HS tập chép lại một họa tiết trang trí dân tộc trong VTV5

- Yêu cầu HS quan sát kĩ trước khi vẽ.

- HS vẽ theo các bước GV đã hướng dẫn, chú ý phác hình dáng chung của họa tiết cân đối giữa khổ giấy (không quá to, không quá nhỏ) - Vẽ màu theo ý thích.

- Trong khi HS làm GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung.

4. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (4p) - GV cùng HS chọn một số bài để nhận xét:

? Cách vẽ hình (giống mẫu hay chưa)?

? Cách vẽ nét (mềm mại, sinh động)?

? Cách vẽ màu (tươi sáng, hài hòa)?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét chung và tuyên dương HS hoàn thành tốt bài.

* Dặn dò:

- Về nhà xem trước bài 5: Xem tranh phong cảnh

- Chuẩn bị VTV, chì, màu, tẩy.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV.

- HS quan sát nhận xét theo các tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét bài theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS nghe dặn dò, chuẩn bị bài sau.

Khối 5

Ngày soạn: Ngày 25/ 9/2020 Ngày giảng: 5A ngày 28/ 9/2020

Bài 3: Vẽ tranh

Tiết 3: ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS biết tìm, chọn các hình ảnh đẹp về nhà trường để vẽ tranh.

- Kĩ năng: Tập vẽ tranh đề tài Trường em (điều chỉnh).

+ HS năng khiếu: Sắp sếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

- Thái độ: Yêu mến và có ý thức giữ gìn, bảo vệ ngôi trường của mình.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Một số tranh ảnh về đề tài nhà trường.

- Tranh hướng dẫn cách vẽ.

- Bài vẽ của HS.

2. Học sinh: SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ, tẩy.

(7)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (2p)

? Một bạn cho cô biết giờ trước lớp mình học bài gì?

- HS Chủ đề 4: Sáng tạo cùng những chiếc lá (Bài 27: Đề tài vệ sinh môi trường).

? Để tạo ra được tranh đề tài bằng những chiếc lá các em cần phải làm như thế nào?

- HS nêu.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

Vậy cách sáng tạo tranh đề tài bằng những chiếc lá có gì khác so với cách vẽ không thì hôm nay cô sẽ cùng các em đi tìm hiểu bài 3: Vẽ tranh đề tài Trường em.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài (6p) - Cho HS quan sát một số tranh vẽ đề tài trường học để HS nhận biết.

? Các tranh, ảnh minh họa trên có đúng với đề tài Trường em chưa?

? Các hình ảnh đã thể hiện những hoạt động gì?

? Nêu hình ảnh chính trong các bức tranh?

? Màu sắc trong tranh như thế nào?

? Còn có thể vẽ những hoạt động nào nữa về đề tài Trường em?

- GVKL: Đề tài Trường em rất phong phú, có nhiều nội dung Vui chơi sân trường, buổi học trên lớp, lao động sân trường, biểu diễn văn nghệ, phong cảnh trường, chân dung thầy cô giáo,... Để vẽ được tranh về đề tài nhà trường, các em cần chú ý nhớ lại các hình ảnh, hoạt động

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- Đúng rồi.

- Vệ sinh lớp học, tặng hoa cô giáo ở sân trường, được vẽ ở trung tâm giữa tranh.

- Tranh 1: Các bạn HS đang vệ sinh lớp học, tranh 2 Các bạn HS đang tặng hoc cô giáo ở sân trường.

- Màu sắc trong tranh tươi sáng, có đậm nhạt.

- Phong cảnh trường em, lao động, vui chơi sân trường, biểu diễn văn nghệ, giờ học trên lớp

- HS lắng nghe.

(8)

nêu trên và lựa chọn nội dung yêu thích, phù hợp với khả năng, tránh chọn nội dung khó, phúc tạp.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh (7p)

- GV yêu cầu HS quan sát hình gợi ý trong SGK trang 10, thảo luận nhóm đôi và nêu cách vẽ tranh đề tài Trường em?

- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét.

- GVnhận xét và hướng vẽ lên bảng cho HS quan sát.

+ Chọn các hình ảnh tiêu biểu, phù hợp với nội dung để vẽ tranh.

+ Vẽ các hình ảnh chính cho cân đối.

+ Vẽ hình ảnh phụ, điều chỉnh các hình ảnh để

bức tranh thêm sinh động.

+ Vẽ màu tươi sáng, có đậm, nhạt

* Lưu ý: Không nên vẽ quá nhiều hình ảnh.

- Hình vẽ cần đơn giản, không nhiều chi tiết rườm rà.

- Vẽ màu cần có độ đậm, nhạt, phù hợp với các mảng hình

- GV cho HS xem một số tranh vẽ về đề tài trường em.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- GV yêu cầu HS tập vẽ một bức tranh về đề tài Trường em (điều chỉnh).

- Trong khi HS vẽ, GV đến từng bàn để hướng dẫn thêm.

- HS thảo luận nhóm đôi (2p) - Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả.

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS lắng nghe.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV5.

- HS làm bài theo GV hướng

(9)

- Luôn nhắc HS sắp xếp hình ảnh sao cho cân đối, có chính, có phụ.

- Khen ngợi HS vẽ nhanh, động viên HS vẽ chậm.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV cùng HS chọn một số bài để nhận xét:

? Cách chọn nội dung (phù hợp chưa)?

? Sắp xếp hình vẽ cân đối chưa?

? Cách vẽ màu có đậm nhạt chưa, rõ trọng tâm chưa?

? Em thích bài nào nhất ? Vì sao ?

? HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương những học sinh có bài tốt.

* Dặn dò

- Quan sát khối hộp và khối cầu.

- Mang đầy đủ dụng cụ học vẽ chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau.

dẫn.

- HS quan sát, nhận xét theo các tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng

- HS lắng nghe.

- HS nghe dặn dò để chuẩn bị bài học sau.

Khối 3

Ngày soạn: Ngày 26/ 9/2020

Ngày giảng: 3A, 3B chiều ngày 29/9/2020 Âm nhạc

Tiết 4: HỌC HÁT BÀI: BÀI CA ĐI HỌC (Lời 2)

Nhạc và lời: Phan Trần Bảng I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: Biết hát đúng giai điệu, thuộc lời ca 2.

- Kĩ năng: Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.

- Thái độ: Giáo dục HS tình cảm gắn bó với môi trường. Kính trọng thầy cô và yêu quý bạn bè.

2. Mục tiêu riêng:

HS Thắng 3B: Biết tên bài hát, tác giả, đọc theo lời ca và hát 2 câu hát.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Loa, máy tính, nhạc cụ gõ...

2. Học sinh: Nhạc cụ gõ, tập bài hát.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA

HS

HSKT Thắng 3B 1.Ổn định tổ chức: 1P

- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát.

2.Kiểm tra bài cũ: 3P

- Cho HS nghe lại giai điệu lời 1 của

- HS sửa lại tư thế ngồi - Nghe và thảo luận.

- Ngồi ngay ngắn.

- Theo dõi.

(10)

bài hát.

- Cho HS nêu tên bài hát, tác giả.

- Nhận xét và đánh giá 3. Bài mới: 28P

1. Hoạt Động 1: Học hát (17p) - Giới thiệu tên bài, ghi bảng.

- GV cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca 1 nhiều lần.

- Gv nhận xét, đánh giá (sửa sai) - Mở băng mẫu cho hs nghe lời 2 - Treo bảng phụ và hướng dẫn HS đọc lời ca 2 theo tiết tấu bài hát.(Đánh dấu chỗ lấy hơi trong bài )

- Chia lời 2 làm 4 câu hát.Sau đó đàn và dạy hát theo lối móc xích.

Lưu ý: biết lấy hơi tốt khi nghỉ ở dấu lặng đơn.

- GV cho HS hát ôn lại đúng giai điêụ, thuộc lời ca nhiều lần.

Chú ý: Hát với tốc độ vừa phải. Thể

hiện đúng tính chất hành khúc - GV nhận xét, đánh giá (sửa sai).

- GV cho HS hát kết hợp cả 2 lời đúng giai điệu, thuộc lời ca.

Chú ý: Hát hoà giọng, hát đúng cao độ - Gv nhận xét, đánh giá ( sửa sai ).

- Cho HS vừa hát vừa gõ đệm lại theo phách, tiết tấu lời ca như sau:

Hát: Bình minh dâng lên ánh … Gõ phách: < - <

Gõ tiết tấu: x x x x x - Kiểm tra HS hát và gõ đệm

- Gv nhận xét, đánh giá ( sửa sai ).

- Hướng dẫn HS sử dụng một vài cách hát tập thể.

2. Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ (11p)

- Hướng dẫn HS một số động tác kết hợp với lời hát như sau:

* ĐT1:“Bình minh dâng…long lanh”

2 tay úp vào nhau trước ngực rồi từ từ đưa lên cao

* ĐT2:“Đàn bướm phơi… rung rinh”

- Cá nhân nêu.

- Mở vở ghi đầu bài - Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.

- Nghe lời 2 của bài - Đọc đồng thanh.

- Tập hát từng câu.

- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.

- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.

- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.

- Cá nhân thực hiện ( HS khá nhận xét ) - Thực hiện.

- Thực hiện.

- Ghi đầu bài.

- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.

- Nghe lời 2 của bài - Đọc đồng thanh.

- Tập hát từng câu

- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.

- Hát theo hướng dẫn của giáo viên.

- Hát theo tổ, nhóm…

- Theo dõi.

(11)

2 tay sang ngang bằng vai làm động tác nhún mềm

* ĐT3: “Bầy chim….cây xanh xanh ” Các đầu ngón tay chụm vào nhau làm loa trước miệng

* ĐT4: “ Chào đón ….… tới trường "

Tay phải giơ cao làm động tác chào

* ĐT5: “ Trường em xa … cao cao’’

2 tay chụm trước ngực rồi đưa dần lên cao tạo thành vòng cung 2 lòng bàn tay ngửa lên

* ĐT6: “ Ngày tháng…. thương yêu”

2cánh tay đan chéo ôm trước ngực

* ĐT7: “ Đùa nô tung… vui ca vang”

2 bàn tay vỗ đều vào nhau theo nhịp

* ĐT8:“Nhịp bước ….em tới trường”

đưa 2 tay nâng uốn cong từ dưới lên cao chạm 2 bàn tay vào nhau tạo hình vòng tròn.

3.Củng cố-Dặn dò: 3p

- Cho HS lên tập biểu diễn trước lớp.

* HS năng khiếu hát diễn cảm và phụ hoạ.

* HS chậm tiến bộ hát đúng và thuộc lời ca (Nhận xét và đánh giá )

- GV cho HS hát ôn bài hát 1vài lần - Nhận xét: Khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn chưa đúng yêu cầu.

- Dặn HS về tập biểu diễn lại bài hát

- Từng nhóm, cá nhân trình bày.

- Thực hiện theo nhóm - Cá nhân trình bày.

- Ghi nhớ.

- Hát ôn.

- Thực hiện theo nhóm

- Hát kết hợp vỗ tay theo phách.

- Theo dõi.

- Hát ôn.

- Theo dõi.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Khối 4

Ngày soạn: Ngày 26/9/2020

Ngày giảng: 4A chiều ngày 29/9/2020 4B chiều ngày 2/10/2020

Âm nhạc

Tiết 4: - HỌC HÁT BÀI: BẠN ƠI LẮNG NGHE

- KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: TIẾNG HÁT ĐÀO THỊ HUỆ I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: Biết đây là bài dân ca của dân tộc Ba-na Tây nguyên.

- Biết nội dung câu chuyện Tiếng hát Đào Thị Huệ.

- Kĩ năng: Biết hát theo giai điệu và lời ca.

- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách cho bài hát.

- Thái độ: Yêu thích, hứng thú và trân trọng đối với các làn điệu dân ca.

II. ĐỒ DÙNG

(12)

1. Giáo viên: Đài ,Băng nhạc, máy nghe, bảng phụ chép sẳn lời ca.

2. Học sinh: Sách tập hát

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Ổn định tổ chức: 1p

? Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn,kt sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: 2p

- GV cho HS hát lại bài hát ôn ở tiết trước.

- GV nhận xét.

3. Bài mới: 27p

1. Hoạt động 1: Dạy bài hátBạn ơi lắng nghe (10p)

-GVgiới thiệu tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát.

- Cho HS nghe băng hát mẫu.

- Hướng dẫn HS tập đọc lời ca theo tiết tấu bài hát

- Dạy hát từng câu và nối tiếp cho đến hết bài.

- Chú ý hướng dẫn HS biết những chỗ khó hát.Chỗ nửa cung trong bài.

- Sau khi tập xong lời 1, cho HS hát tiếp lời 2 dựa trên giai điệu và tiết tấu lời 1 bài hát.

Sau đó cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời, giai điệu và tiết tấu bài hát. GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát ( sửa những em hát chưa đúng )

- GV nhận xét.

2. Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm (10p)

-GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, nhip

Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe - Phách x x x x - Nhịp x x

- Hướng dẫn HS vận động nhịp nhàng theo nhịp

(Nhún chân, nghiêng người sang phải, trái ).

- HS trật tự ổn định chỗ ngồi.

- Cá nhân, cả lớp hát theo nhạc.

- HS nghe nhận xét.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS nghe băng mẫu hoặc nghe GV hát mẫu.

- HS đọc lời ca theo tiết tấu.

- HS tập hát từng câu chú ý chỗ lấy hơi và chú ý những chỗ khó hát.

- HS hát tổ, nhóm, cá nhân, tập thể, hoặc hát nối tiếp, phát âm rõ lời gọn tiếng.

- HS nghe nhận xét.

- HS hát kết hợp gõ đệm theo phách.

- HS hát theo kết hợp gõ đệm theo phách.

- HS vận động nhịp nhàng theo nhịp.

(13)

3. Hoạt động 3 : Kể chuyện âm nhạc tiếng hát Đào Thị Huệ (5p)

- GV đọc hoặc kể lại câu chuyện trong SGK cho HS nghe. Sau đó cho HS đọc lại một lần nữa.

- Đặt 1 số câu hỏi qua đó HS hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện.

? Nhân vật chính trong câu chuyện tên là gì?

Quê ở đâu? Có khả năng gì?

? Vì sau nhân dân lại lập đền thờ người con gái có giọng hát hay đó?

? Chuyện xảy ra ở giai đoạn nào trong lịch sừ nước ta?

- Kết luận: Tiếng hát của cô Đào thị Huệ đã góp phần cùng dân làng đánh đuổi giặc Minh, giải phóng quê hương mình.

4.Củng cố-Dặn dò: 3p

? Em hãy nêu tên bài hát , tác giả bài hát vừa học?

- Cho HS đứng lên ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.

- Tuyên dương tổ, nhóm, cá nhân thể hiện tốt tiết học.

- Động viên nhắc nhở những em chưa tập trung.

- Về nhà hát ôn bài hát vừa tập.

- Nghe kể, đọc lại để nắm lại nội dung câu chuyện.

- Nghe và trả lời câu hỏi.

- Ghi nhớ

- Bài: Bạn ơi lắng nghe.

Tác giả: Tô Ngọc Thanh.

- Cả lớp đứng lên thể hiện lại bài hát vừa học kết hợp gõ đệm theo phách.

- HS nghe và ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.

Khối 1

Ngày soạn: Ngày 28/9/2020

Ngày giảng: 1A, 1B sáng ngày 1/10/2020

Phòng học trải nghiệm

TIẾT 4: GIỚI THIỆU BỘ TOÁN HỌC 2D, 3D I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: - Biết phân loại bộ toán học 2D, 3D - Biết tác dụng của bộ toán học 2D, 3D

- Kĩ năng: - Phân biệt được bộ toán học, những chi tiết trong bộ toán học - Có các kĩ năng thực hành và rèn kĩ năng tư duy.

- Thái độ: HS có ý thức học tập và ham tìm tòi về kĩ thuật.

2. Mục tiêu riêng:

* Em tần 1B biết nhặt một số chi tiết trong bộ toán học 2D, 3D theo yêu cầu của giáo viên.

- Nhắc lại một số câu trả lời.

(14)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Phòng học trải nghiệm.

2. Học sinh: Sách trải nghiệm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA

HS

HSKT Tấn 1B 1. Ổn định tổ chức: (5’)

Tập trung lớp xuống phòng học trải nghiệm, phân chia chổ ngồi

2. Nội quy phòng học trải nghiệm (3’)

- Hát bài: vào lớp rồi

- Nêu một số nội quy của phòng học trải nghiệm?

- GV nêu lại một số nội quy, quy định khi học ở phòng học trải nghiệm:

Ngồi học trật tự, không được nghịch các thiết bị trong phòng học, không được lấy các dụng cụ, đồ dùng trong phòng học,

- Trước khi vào phòng học cần bỏ dép ra ngoài và giữ gìn vệ sinh cho phòng học.

3. Giới thiệu về bộ toán học: 2D, 3D( 25')

? Giờ trước học bài gì?

? Có mấy bộ toán học là những loại nào?

- Yêu cầu học sinh đại diện các nhóm đi lấy bộ toán học 2D, 3D

- GV cho học sinh quan sát bộ Folding 2D 3D Geometric Solids + Đây là bộ toán học 2D, 3D. Tên gọi của bộ này là: Folding 2D 3D

Geometric Solids

- HS di chuyển xuống phòng học trải nghiệm và ổn định chỗ ngồi.

- Cả lớp hát, vỗ tay - Trước khi vào phòng học bỏ dép, giữ trật tự, không nghịc, không tự ý cầm xem và đưa các thiết bị ra khỏi phòng học.

- Lắng nghe nội quy

- Giới thiệu, làm quen và phân loại bộ toán học

- Có 3 bộ được phân làm 2 loại: bộ que lắp ghép hình học phẳng, bộ toán học 2D, 3D - Trưởng nhóm đi lấy bộ toán 2D, 3D.

- Chú ý quan sát lắng nghe

- HSNK: nhắc lại tên bộ toán học

- Em Tấn 1B ngồi ngay ngắn và lắng nghe.

- Hát theo - Thực hiện theo hướng dẫn của GV

- Lắng nghe nội quy

- Theo dõi.

- Lắng nghe

- Nhắc lại câu trả lời.

- Chú ý quan sát lắng nghe - Nhắc lại tên bộ toán học.

(15)

* Giới thiệu các chi tiết của bộ toán học 2D, 3D

- Cho HS mở bộ toán học

- Trong bộ toán học 2D, 3D gồm có những chi tiết nào?

- Giới thiệu bộ toán 2D (2D Shapes ) - hình học gấp – gồm những chi tiết là những hình được cắt, và gấp lại để

bao bên ngoài bộ toán 3D.

- Giới thiệu bộ toán 3D ( 3D Solids):

gồm những chi tiết là những dạng hình hộp như: hình trụ tròn, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình chóp nón, hình tam giác

* Tìm hiểu về tác dụng của bộ toán học 2D, 3D

? Bộ toán học 2D Shapes có tác dụng gì?

- Bộ toán học 2D Shapes sẽ giúp các con tự hình thành được cách tích diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của các dạng hình hộp, hình trụ. Các con sẽ được học khi lên lớp 5

? Bộ toán học 3D Solids có tác dụng gì?

- Bộ toán học 3D Solids có tác dụng giúp các con có biểu tượng ban đầu về hình dạng, đặc điểm của các dạng hình hộp, thể tích của các hình.

* GVKL: Bộ toán học Folding 2D 3D Geometric Solids có thể sử dụng giúp các con quan sát các dạng hình và giúp các con ghi nhớ cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của các dạng hình hộp khi các con lên lớp 5.

- Hướng dẫn HS xếp gọn đồ dùng vào đúng nơi quy định.

4. Củng cố, dặn dò (5’)

? Hôm nay học bài gì?

- Các nhóm mở bộ toán học 2D, 3D

- Hình hộp chữ nhật, hình trụ tròn...

- HS quan sát

- Chú ý quan sát lắng nghe

- Tập lấy những hình theo yêu cầu của giáo viên

- Bao bên ngoài bộ 3D - Lắng nghe

- Có biểu tượng ban đầu về hình dạng, đặc điểm của các dạng hình hộp, thể tích của các hình.

- Cất gọn các chi tiết vào hộp và cất các hộp vào đúng nơi quy định - Phân loại bộ toán học 2D, 3D

- Biết tác dụng của bộ

- Thực hiện theo nhóm - Hình hộp chữ nhật, hình trụ tròn...

- Chú ý quan sát lắng nghe - Lấy một số chi tiết trong bộ toán học GeoStix theo yêu cầu của GV

- Chú ý quan sát lắng nghe

- Lắng nghe

- Xếp đồ gọn gàng

(16)

- Nhận xét tiết học

- Dặn học sinh thực hiện đúng nội quy ở phòng học

toán học 2D, 3D

- Lắng nghe. - Chú ý quan sát lắng nghe Khối 2

Ngày soạn: Ngày 28/9/2020

Ngày giảng: 2B, 2A: ngày 1/10/2020

Phòng học trải nghiệm

GIỚI THIỆU VỀ CÁC KHỐI TƯ DUY I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết về một số khối tư duy - Kĩ năng: Giúp học sinh phân biệt có 3 loại khối tư duy - Thái độ: Sáng tạo, hứng thú học tập

2. Mục tiêu riêng:

* Em Nguyễn Trọng Dũng lớp 2A, Chu Tiến Chức lớp 2B - Nhắc lại câu trả lời.

- Nhặt được một số khối tư duy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Các hình khối tư duy 2. Học sinh: Đồ dùng học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

1. Hoạt động khởi động (5 phút) - Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu bài học

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết các khối cảm biến (5 phút)

- Gv giới thiệu có 6 loại khối tư duy

+ Khối nguồn + Khối Bluetooth + Khối truyền + Khối cản + Khối ngưỡng + Khối nghịch đảo

- Giáo viên chia 3 nhóm : Phát cho 3 nhóm bộ hình khối để HS quan sát

? Nêu đặc điểm của + Khối nguồn

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát các khối tư duy

- Học sinh quan sát và nêu đặc điểm của 6 loại khối trên

+ Khối nguồn: có hình

- Dũng 2A, Chức 2B hát theo.

- Dũng 2A, Chức 2B quan sát

- Dũng 2A, Chức 2B quan sát

- Em Dũng

(17)

+ Khối Bluetooth + Khối truyền + Khối cản + Khối ngưỡng + Khối nghịch đảo - Gọi HS nhận xét

- GVKL: Có 6 loại khối tư duy đó là:

+ Khối nguồn: có hình vuông, màu ghi xám

+ Khối Bluetooth: có hình vuông, có màu xanh da trời nhạt

+ Khối truyền: hình vuông, có màu xanh lá

+ Khối cản: có màu xanh đậm giống màu bộ đội

+ Khối ngưỡng: có màu cam, có một núm xoay

+ Khối nghịch đảo: hình vuông, có màu đỏ

- Điểm giống nhau: loại khối này đều có hình vuông

- Điểm khác: Mỗi một khối có màu sắc khác nhau và cấu tạo khác nhau

? Em hãy nêu tác dụng của từng loại khối trên

- GV chốt chức năng của 6 loại khối trên.

3. Củng cố, dặn dò (3p)

? Em hãy cho biết có mấy loại khối tư duy, đó là những khối nào? Nêu tác dụng của từng khối?

- Nhắc nhở HS về nhà học và làm bài, xem trước bài mới

vuông, màu ghi xám

+ Khối Bluetooth: có hình vuông, có màu xanh da trời nhạt

+ Khối truyền: hình vuông, có màu xanh lá

+ Khối cản: có màu xanh đậm giống màu bộ đội + Khối ngưỡng: có màu cam, có một núm xoay + Khối nghịch đảo: hình vuông, có màu đỏ

- Học sinh nghe - Học sinh nghe

+ Khối nguồn: dùng cung cấp năng lượng cho robot hoạt động

+ Khối Bluetooth: Điều khiển robot từ xa thông qua sóng Bluetooth

+ Khối truyền: Truyền tín hiệu giưã các khối. Có thể

kết hợp với tất cả các khối + Khối cản: Ngăn cản tín hiệu truyền qua giữa các khối

+ Khối ngưỡng: điều chỉnh tín hiệu được truyền tới + Khối nghịch đảo: nhận sự tác động của môi trường khi có ánh sáng

- HS nêu.

- Có 6 loại khối tư duy - Học sinh nghe

2A nhắc lại câu trả lời.

- Em Chức 2B nhắc lại.

- Dũng 2A, Chức 2B lắng nghe.

- Dũng 2A, Chức 2B nghe

- Dũng 2A, Chức 2B nghe.

- Dũng 2A, Chức 2B nghe

(18)

Khối 3

Ngày soạn: Ngày 20/9/2019

Ngày giảng: 3A: ngày 01/10/2020

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Chủ đề 8: TRÁI CÂY BỐN MÙA Bài 5: Nặn hoặc vẽ, xé dán hình quả (Tiết 2)

(Soạn: Tuần 3)

Khối 5

Ngày soạn: Ngày 28/ 9/2020

Ngày giảng: 5A chiều ngày 1/10/2020

Âm nhạc

Tiết 4: HỌC HÁT BÀI : HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH Nhạc và Lời: Huy Trân I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: Học hát bài: Hãy giữ cho em bầu trời xanh.

- Kĩ năng: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.

- Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca.

- Thái độ: Giáo dục HS yêu cuộc hoà bình, lên án chiến tranh, bạo lực.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, đĩa CD.

- Bảng phụ bài TĐN số 1.

2. Học sinh: SGK, vở, thanh phách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Ổn định tổ chức lớp: 1p

- Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn, luyện thanh.

2. Kiểm tra bài cũ: 3p

- Gọi 3 HS lên trình bày bày hát Reo vang bình minh.

3. Bài mới: 28p

1. Hoạt động 1: Học hát (17 phút)

- Giới thiệu bài hát. GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu bài hát.

- Nghe hát mẫu:GV hát mẫu (nghe đĩa CD)

- Đọc lời ca: GV đọc mẫu.

- Dạy hát từng câu theo lối móc xích.

- Ghép lời ca toàn bài.

- GV nhắc nhở HS hát đúng nhịp độ, thể

hiện sắc thái tình cảm của bài hát.

- HS thực hiện.

- 3 HS lên bảng.

- HS quan sát và lắng nghe.

- Nghe hát mẫu.

- Đọc lời ca theo hướng dẫn của GV.

- HS học hát từng câu.

- Cả lớp ghép lời toàn bài hát.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS thực hiện theo tổ, nhóm, cá

(19)

- Luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân.

- GV nhận xét, sửa chữa.

2. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.

(10 phút)

- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.

- Luyện tập theo dãy, nhóm, cá nhân.

- GV nhận xét, bổ sung.

3. Củng cố, dặn dò: (3 phút)

- GV chia lớp thành 2 dãy hát đối đáp kết hợp gõ đệm theo nhịp.

? Bài hát chúng ta vừa học nói lên điều gì?

- Giáo dục tư tưởng tình cảm.

- Dặn HS học thuộc bài hát, tập múa phụ họa.

nhân.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện tập theo dãy, nhóm, cá nhân.

- HS thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS thực hiện.

Khối 1

Ngày soạn: Ngày 22/ 9/2020

Ngày giảng: 1A, 1B: ngày 25/9/2020

CHỦ ĐỀ 2: MÀU SẮC VÀ CHẤM BÀI 2: MÀU SẮC QUANH EM (tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.1. Mục tiêu chung:

1. Phẩm chất.

- Bài học góp phần hình thành và phát triển ở HS nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực…. , thông qua một số biểu hiện cụ thể sau:

- Yêu thiên nhiên, yêu thích nét đẹp của màu sắc.

- Biết chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập, tham gia các hoạt động nhóm.Trung thực trong nhận xét, chia sẻ, thảo luận.

- Không tự tiện sử dụng màu sắc, họa phẩm, …của bạn.

-Biết giữ vệ sinh lớp học, ý thức bảo quản đồ dùng học tập, trân trọng sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật của mình, của mọi người.

2. Năng lực

- Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau:

2.1. Năng lực mĩ thuật

- Nhận biết và gọi tên được một số màu sắc quen thuộc; biết cách sử dụng một số loại màu thông dụng; bước đầu biết được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- Sử dụng màu sắc ở mức độ đơn giản. Tạo được sản phẩm với màu sắc theo ý thích.

(20)

- Phân biệt được một số loại màu vẽ và cách sử dụng. Bước đầu chia sẻ được cảm nhận về màu sắc ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và liên hệ cuộc sống.

2.2.Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự giác thự hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận, nhận xét, phát biểu về các nội dung của bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết quan sát, nhận rasuwj khcs nhau của màu sắc.

2.3.Năng lực đặc thù khác.

- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng được ngôn ngữ diễn tả về màu sắc theo cảm nhận.

- Năng lực khoa học: biết được trong tự nhiên và cuộc sống có nhiều màu sắc khác nhau.

- Năng lực thể chất: Biểu hiện ở hoạt động tay trong các kĩ năng thao tác, sử dụng công cụ bằng tay như sử dụng kéo, hoạt động vận động.

2.2. Mục tiêu riêng:

* Em Tần 1B: Nhận biết và gọi tên được một số màu sắc có trong tranh.

II. CHUẢN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN 1. Học sinh:

- SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1;

- Các đồ dùng cần thiết như gợi ý trong bài 1 SGK Mĩ thuật 1.

- Các sản phẩm khác nhau có màu sắc phong phú.

2. Giáo viên:

- Các đồ dùng cần thiết như gợi ý trong bài 1 SGK Mĩ thuật 1.

- Minh họa giới thiệu cách sử dụng một số loại màu vẽ thông dụng.

- Phương tiện, họa phẩm chủ yếu là màu vẽ, giấy màu và đất nặn nhiều màu.

- Chuẩn bị tốt các nội dụng về màu sắc và ý nghĩa của nó.

- Một số bức tranh rõ màu chủ đạo, màu sắc khác nhau.

III. PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Phương pháp dạy học: nêu và giải quyết vấn đề, hướng dẫn thực hành, gợi mở, tích hợp.

2. Kĩ thuật dạy học: Bể cá, động não.

3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

(Tần 1B) 1. Hoạt động 1: Ổn định lớp và

giới thiệu nội dung tiết học - Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học

- Giới thiệu nội dung tiết học.

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn cho HS tìm hiểu nội dung Vận dụng.

Yêu cầu HS quan sát các tranh

- Suy nghĩ, chia sẻ, bổ sung.

- HS quan sát.

- Lắng nghe - Lắng nghe - Quan sát.

(21)

trang 13 SGK .

- Cho HS trả lời một số câu hỏi:

? Em nhìn thấy gì trong tranh?

? Các màu sắc có trên tín hiệu đèn?

? Lần lượt các hình người bên dưới đang làm gì?

? Em hãy tìm các hình ảnh bên dưới phù hợp với tín hiệu đèn giao thông?

? Khi tín hiệu đèn giao thông có màu đỏ, chúng ta phải làm gì?

? Khi tín hiệu đèn giao thông có màu vàng, chúng ta phải làm gì?

? Khi tín hiệu đèn giao thông có màu xanh, chúng ta phải làm gì?

- GV chốt lại:

+ Màu sắc để làm đẹp hơn cho cuộc sống.

+ Liên hệ màu sắc để nhận biết tín hiệu giao thông.

3. Hoạt động 3: Tổng kết bài học.

- GV chốt lại:

+ Màu sắc có ở xung quanh ta.

+ Một số loại màu vẽ thông dụng.

+ Những đồ dùng vẽ màu, vật liệu môn mĩ thuật có màu. Tên gọi một số màu sắc quen thuộc.

+ Những ý nghĩa cơ bản ban đầu của màu sắc trong môn Mĩ thuật và trong cuộc sống.

? Em nào có thể sử dụng tiếng Anh để nói tên một số màu?

- Cho HS chơi trò chơi đèn giao thông. Gợi ý:

? Đèn giao thông có mấy màu?

? Màu nào các phương tiện được di chuyển? Màu nào các phương tiện giao thông phải dừng lại?

+Chơi trò chơi, ai làm sai sẽ bị phạt múa bài Một con vịt.

4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo.

- Tóm tắt nội dung chính của bài học

- HS vận dụng hiểu biết suy đoán, trả lời. HS khác nhận xét bổ sung.

- Dừng lại - Đi chậm lại - Được đi

- HS lắng nghe.

- HS kể ra

- HS thực hiện.

- HS trả lời

- HS tham gia trò chơi.

- 3 màu: Đỏ - xanh- vàng.

- Màu xanh di chuyển.

- Màu đỏ dừng lại.

- HS lắng nghe

- Theo dõi

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Theo dõi.

- HS lắng nghe.

(22)

- Nhận xét kết quả học tập

- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo: xem trước bài 3 SGK, chuẩn bị các đồ dùng, vật liệu theo yêu cầu ở mục chuẩn bị trong Bài 3, trang 14 SGK.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Câu hỏi: Trong phần mềm Mouse Skills, để chuyển sang mức tiếp theo mà không cần thực hiện đủ 10 thao tác thì cần nhấn phím:.. Nhấn

Ở khối lập phương A: mặt trước tô màu đỏ, mặt trên tô màu xanh, mặt bên phải tô màu vàng2. Em cho biết ở khối lập phương B, mặt trước tô

Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng ngôn ngữ để mô tả những phong tục truyền trong ngày Tết cổ truyền. Rèn trẻ nói đủ câu, sửa ngọng

Dưới ánh sáng trắng, vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta (trừ vật màu đen). Thí nghiệm và quan sát 2)..

Tuy nhiên, dù là nước máy hay nước thu được bằng cách lọc thì đều phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn

-Nhận biết và gọi tên được một số màu sắc quen thuộc; biết cách sử dụng một số loại màu thông dụng; bước đầu biết được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên,

-Nhận biết và gọi tên được một số màu sắc quen thuộc; biết cách sử dụng một số loại màu thông dụng; bước đầu biết được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên,

™Nöôùc laø moät thaønh phaàn raát quan troïng vaø khoâng theå thieáu ñöôïc trong heä sinh thaùi moâi tröôøng ñeå duy trì söï soáng, söï trao ñoåi chaát, caân