• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 25

Ngày soạn: 15/5/2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 5 năm 2020 Tập đọc

HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa bài văn: Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát, diễn cảm toàn bài . 3. Thái độ: HS tôn trọng bản sắc văn hoá dân tộc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Tranh ảnh lễ hội dân gian.

Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Kiểm tra bài cũ:(5')

Giáo viên gọi 2 – 3 học sinh đọc bài Nghĩa thầy trò và trả lời câu hỏi.

+ Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?

+ Tình cảm của thầy giáo Chu đối với người thầy cũ của mình như thế nào?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài:(1') b)Luyện đọc: (10')

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài.

- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng từ ngữ các em còn đọc sai, chưa chính xác.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 - Giáo viên giúp các em hiểu các từ ngữ khó trong bài.

- Cho hs luyện đọc theo cặp.

- Giáo viên hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm bài văn: giọng đọc linh hoạt, phù hợp với diễn biến hội thi và tình cảm mến yêu của tác giả gửi gắm qua bài văn.

- Học sinh đọc, trả lời.

- Nhận xét

- 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1

- Luyện đọc đúng các từ ngữ còn phát âm sai: bóng nhẫy, tụt xuống, thoải thoải.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2

-1 học sinh đọc phần chú giải – cả lớp đọc thầm.

- Học sinh có thể nêu thêm những từ ngữ mà các em chưa hiểu (nếu có).

- Hs luyện đọc theo cặp.

(2)

c.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài(12') - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, tìm hiểu nội dung bài.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đoạn 1 và nêu câu hỏi.

Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?

- Giáo viên bổ sung: Lễ hội thường được bắt đầu bằng một sự tích có ý nghĩa – lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân cũng thế – nó đã bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ nên có một nét đẹp truyền thống.

- Yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm đoạn văn còn lại trả lời câu hỏi.

-Hội thi được tổ chức như thế nào?

-Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm ?

- Tìm chi tiết trong bài cho thấy từng thành viên của mỗi đội thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau?

 Giáo viên bổ sung thêm : Không chỉ các thành viên trong từng đội phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau mà các đội cũng phối hợp hài hoà với nhau khiến cuộc thi thêm vui nhộn, hấp dẫn.

- Yêu cầu học sinh cả lớp đọc lướt toàn bài trả lời câu hỏi: Tại sao lại nói việc giật giải trong hội thi là niềm tự hào khó có gì sánh nổi với dân làng?

-Qua bài văn này, tác giả gửi gắm gì về tình cảm của mình đối với những nép đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc?

- Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi nhóm để tìm nội dung bài.

d. Luyện đọc diễn cảm(8')

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài văn.

- Giáo viên đọc mẫu đoạn một.

-1 học sinh đọc đoạn 1 – cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.

- Từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy ngày xưa.

- Học sinh đọc thầm đoạn văn còn lại.

-Hội thi được tổ chức rất vui, người tham dự chia thành nhiều nhóm họ thi đua với nhau, rất đông người đến xem và cổ vũ.

-HS tự kể dựa vào bài văn:Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội, nhanh như sóc … bắt đầu thổi cơm.

- Những chi tiết đó là:

Người lo việc lấy lửa Người cầm diêm Người ngồi vót tre Người giã thóc

Người lấy nước thổi cơm …

- Cả lớp đọc lướt bài và trả lời câu hỏi.

+ Vì đây là bằng chứng cho sự tài giỏi, khéo léo.

- Học sinh phát biểu ý kiến.

+ Tôn trọng và tự hào với một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.

*Nội dung : Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả gửi gấm niềm yêu mến, tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

- Lắng nghe.

- Nhiều học sinh rèn đọc diễn cảm đoạn văn.

- Học sinh các tổ nhóm thi đua đọc

(3)

- Cho học sinh thi đua đọc diễn cảm.

3.Củng cố, dặn dò: (4')

- Bài văn muốn nói lên điều gì ?

- Em có suy nghĩ gì khi đọc bài văn này ?

*QTE: Giáo dục hs giữ gìn và phát huy văn hóa, bản sắc dân tộc.

Chuẩn bị: “Tranh làng Hồ”.

diễn cảm.

- Em mến yêu khâm phục một loại hình sinh hoạt văn hoá truyền thống đẹp, có ý nghĩa.

Toán

QUÃNG ĐƯỜNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết cách tính quãng đường đi được của 1 chuyển động đều.

2.Kĩ năng: Vận dụng để giải các bài toán về tính quãng đường của chuyển động đều.

3.Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

2 băng giấy chép sẵn đề bài của các bài toán ví dụ, bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ (4')

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

Nêu quy tắc, công thức tính vận tốc?

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài (1')

b)Hình thành cách tính quãng đường của 1 chuyển động đều (15')

Bài toán 1.

- GV dán băng giấy có sẵn đề bài toán 1, yêu cầu hs đọc đề bài.

Em hiểu câu: vận tốc ô tô 42,5 km/ giờ như thế nào?

Ô tô đi trong thời gian bao lâu?

Biết ôtô mỗi giờ đi được 42,5 km/ giờ và đi trong 4 giờ, em hãy tính S mà ôtô đi được?

- Gv yêu cầu hs trình bày bài toán.

- GV hướng dẫn hs nhận xét để rút ra quy tắc tính quãng đường.

- GV nêu các kí hiệu và yêu cầu hs viết công thức tính quãng đường.

- Gv có thể giới thiệu:

vì v = s : t -> s = v x t Bài toán 2

- GV dán băng giấy có ghi đề bài lên bảng, yêu cầu hs đọc.

- 1 hs lên bảng chữa bài 2 (Sgk) - 1hs lên bảng chữa bài 4 (Sgk)

- 2 hs đọc trước lớp.

+ Tức là 1 giờ ô tô đI được 42,5km.

+ Ô tô đi trong 4 giờ.

+ Quãng đường ôtô đi được là:

42,5 x 4 = 170 (km)

- 1 hs trình bày lời giải của bài toán.

- Hs trả lời lần lượt các CH của gv.

- Hs lắng nghe, 1 hs lên bảng viết cả lớp viết bài ra nháp.

S = v x t

- 2 hs đọc

- 1 hs tóm tắt trước lớp:

(4)

- GV yêu cầu hs tóm tắt bài toán.

- GV hướng dẫn hs phân tích bài toán.

- yêu cầu hs làm bài. Nhắc hs nhớ đổi thời gian thành đơn vị giờ, có thể viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân hoặc phân số đều được.

c) Luyện tập

Bài tập 1:(7') Yêu cầu hs đọc đề bài toán.

- GV yêu cầu hs làm bài.

- GV nhận xét, chữa bài.

Nêu cách tính quãng đường?

Bài tập 2: (5')Yêu cầu hs đọc đề bài toán.

- GV yêu cầu hs làm bài.

Nhận xét, chữa bài

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo.

Bài tập 3:(5') : Đề bài yêu gì?

- Gv yêu cầu học sinh làm bài.

Nêu cách đổi ra phút, giờ.

-Muốn tính quãng đường ta làm như thế nào?

3.Củng cố, dặn dò (3')

- Nêu cách tính quãng đường ? - Nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.

Bài giải

2 giờ 30 phút = 2,5 giờ

Quãng đường người đó đi được là:

12 x 2,5 = 30 (km)

Đáp số: 30km

- 1 học sinh đọc - 1HS tóm tắt

Hs làm, 1 hs lên bảng làm - 3 hs đọc bài, hs nhận xét.

- 1 hs đọc.

- HS làm vở, 1HS làm bảng - Chữa bài, nhận xét.

- 1 hs đọc - 1HS tóm tắt

- Hs làm, 1 hs lên bảng làm - Nhận xét, chữa bài.

Bài giải Thời gian đi từ A đến B là :

11giờ – 8 giờ 20 phút = 2giờ40phút 2giờ 40 phút = 8

3giờ

Quãng đường từ A đến B là:

42 x 8

3= 112 (km) Đáp số: 112 km.

(5)

Chính tả (Nghe-viết)

AI LÀ THỦY TỔ LOÀI NGƯỜI I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (BT 2)

2.Kĩ năng: Nghe - viết đúng chính tả bài Ai là thủy tổ loài người ? 3.Thái độ: Ý thức giữ gìn vở sạch và viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Gi y kh to vi t quy t c vi t hoa tên ngấ ổ ế ắ ế ười, tên địa lí nước ngo ià III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- HS viết lời giải câu đố (BT3, tiết chính tả trước)

- Nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS nghe - viết

c)Hướng dẫn HS làm bài tập chính

Hoạt động của trò

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp nhận xét

(6)

tả(10')

- Gọi một HS đọc thành tiếng nội dung BT1, một HS đọc phần chú giải trong SGK.

- Cả lớp và Gv nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

Cho HS đọc lại mẩu chuyện “Dân chơi đồ cổ”

Anh chàng mê đồ cổ có tính cách như thế nào ?

3.Củng cố, dặn dò(3')

- Gọi 1HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.

- Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.

+ Kể lại mẩu chuyện Dân chơi đồ cổ cho người thân nghe.

Bài 1. Tìm các tên riêng trong mẩu chuyện vui dưới đây và cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào.

- Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện : Dân chơi đồ cổ, suy nghĩ, làm bài

- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến:

- HS đọc lại mẩu chuyện “Dân chơi đồ cổ”, suy nghĩ trả lời câu hỏi :

- Anh chàng mê đồ cổ trong mẩu chuyện là một kẻ gàn dở, mù quáng : - Hễ nghe nói một vật là đồ cổ thì anh ta hấp tấp mua liền, không cần biết đó là đồ thật hay là đồ giả. ...

Chính tả (Nghe -viết)

LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Rèn kĩ nghe- viết đúng chính tả bài Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động.

2. Kĩ năng: Củng cố, ôn lại cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài; làm đúng các bài tập.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, rèn chữ viết, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giấy khổ to viết quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí nước ngoà III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Kiểm tra bài cũ:(4')

- Giáo viên kiểm tra : cho hai học sinh lên viết trên bảng lớp : 5 tên riêng nước ngoài trong bài chính tả trước.

- Giáo viên nhận xét . 2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài:(1')

b)Hướng dẫn viết chính tả.

c.Hướng dẫn học sinh làm bt(7') Bài 2: Cho học sinh đọc yêu cầu của bài và cả bài tác giả bài “Quốc tế ca”.

- Hai học sinh lên bảng viết, học sinh viết vào giấy nháp : Sác – lơ Đác – uyn, A- đam, Ê-va, Nữ Oa, Trung Quốc, Ấn Độ.

- Một học sinh đọc, cả lớp theo dõi trong

(7)

- Giáo viên giao việc:

+ Đọc thầm lại bài văn.

+ Tìm các tên riêng trong bài văn (dùng bút chì gạch trong VBT).

+ Nêu cách viết các tên riêng đó - Cho học sinh làm bài.

+ Giáo viên giải thích thêm.

* Công xã Pa-ri: tên một cuộc cách mạng (viết hoa chữ cái đầu tạo thành..

*QTE: GV liên hệ GD HS trẻ em có quyền tham gia đấu tranh cho một thế giới công bằng.

3.Củng cố, dặn dò: (3')

- Mời học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên dịa lí nước ngoài.

- Dặn học sinh ghi nhớ qui tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài

sách giáo khoa.

- Hai học sinh làm phiếu. Cả lớp làm vào vở bài tập hoặc làm vào vở nháp.

+ Tên riêng và qui tắc viết tên riêng đó.

* Ơ-gien Pô-chi-ê, Pi-e Đơ-gây-tê, Pa-ri (viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận của tên.

Giữa các tiếng trong một bộ phận của tên được ngăn cách bởi dấu gạch nối).

* Pháp: (viết hoa chữ cái đầu vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng đọc theo âm Hán Việt).

- HS nêu quy tắc.

Ngày soạn: 16.5. 2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 19 tháng 5 năm 2020 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Luyện tập về tính quãng đường trong toán chuyển động đều.

2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm tính.

3.Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

Nêu cách tính quãng đường ? công thức tính ?

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1') b) Luyện tập

Bài 1:(8')

-Gọi hs đọc yc của bài và hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?

-GV cho HS tự làm bài. Sau đó, thống nhất kết quả.

- 1 hs lên bảng chữa bài 2 - HS nhận xét

- Hs nêu : Bài toán yc chúng ta tính quãng đường với đơn vị là Km rồi viết vào ô trống

- HS L m b i à à

v 32,5km/giờ 210 m/phút

36 km/giớ t 4 giờ 7 phút 40 phút

(8)

Bài 2: (8') Gọi HS đọc đề.

- GV hướng dẫn HS tính thời gian đi của ô tô .

- Muốn tính gian ô tô đi được, ta làm như thế nào?

- Muốn tính quãng đường ta làm như thế nào ?

- HS tự làm bài. Sau đó,

GV nhận xét, chốt kết quả đúng Bài 3 :(8')

- Gv đọc yc của bài

-Em có nhận xét gì về đơn vị vận tốc bay của ong mật và thời gian bay mà bài toán cho ?

-Vậy phải đổi các số đo theo đơn vị nào thì thống nhất ?

, GV cho HS tự giải bài toán rồi chữa bài.

- Gv nhận xét và tuyên dương Bài 4 :(8')

- Gv gọi hs đọc yc của bài

GV giải thích Kăng –gu-ru vừa chạy vừa nhảy có thể được từ 3m đến 4m một bước.

-Gv cho hs thảo luận theo nhóm - Yc 1 nhóm lên bảng trình bày

- Gọi nhóm khác nhận xét

- Gv nhận xét và chốt kết quả đúng 3.Củng cố, dặn dò (3')

s 130 km 1,47 km 24km

- HS đọc đề.

- HS tìm hiểu đề.

+ Ta lấy thời gian đến B trừ cho thời gian bắt đầu đi từ A.

+ Ta lấy vận tốc nhân với thời gian vừa tìm được.

- HS làm vở, 1 HS làm bảng - Chữa bài, nhận xét

Bài giải

Thời gian ô tô đi từ A đến B là:

12 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 45 phút = 4,75 giờ

Độ dài quãng đường AB là:

46 x 4,75 = 218,5 (km)

Đáp số: 218,5 km

- Hs đọc yc của bài

- Hs : Đơn vị chưa giống nhau, vận tốc bay của ong mật tính theo đợn vị km/giờ nhưng thời gian bay lại tính theo đơn vị phút

- hs nêu

- HS làm vào vở, 1HS khá giỏi lên bảng giải.

Bài giải 15 phút = 0,25 giờ

Quãng đường ong mật bay được trong 15 phút là: 8 x 0,25 = 2 (km)

Đáp số: 2 km

- Hs đọc yc

- HS thảo luận nhóm 4 và đại diện nhóm thi đua.

Bài giải

1 phút 15 giây = 75 giây Quãng đường Kăng-gu-ru di chuyển trong 1 phút 15 giây là:

14 x 75 = 1050 (m)

Đáp số: 1050 m

(9)

Hãy nêu cách tính quãng đường của 1 chuyển động đều?

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.

Kể chuyện VÌ MUÔN DÂN I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xoá bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang khải để tạo khối đoàn kết chống giặc. Từ đó, HS hiểu thêm một truyền thống tốt đẹp của dân tộc: truyền thống đoàn kết.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói và nghe:

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện vì muôn dân.

- Nghe thầy cô kể nhớ được câu chuyện.

- Chăm chú nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn.

3.Thái độ: - Giáo dục HS biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.

*QTE: GDHS quyền và bổn phận sống vì mọi người II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

ƯDCNTT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy

1. Kiểm tra bài cũ:(4')

- Gọi 2HS kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết.

- GV cùng HS nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài:(1') b) GV kể chuyện(5')

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu trong SGK.

- GV kể lần 1:

-Giải nghĩa một số từ khó.

Dán tờ giấy vẽ lược đồ quan hệ gia tộc giữa các nhân vật trong truyện, chỉ lược đồ, giới thiệu tên 3 nhân vật:

Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải là anh em họ: Trần Quốc Tuấn là con ông bác, Trần Quang Khải là con ông chú.

Trần Nhân Tông là cháu gọi Trần Quang Khải là chú.

- GV kể lần 2: GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa phóng to treo trên bảng

Hoạt động của trò

- 2 hs lên bảng trả lời câu hỏi

- Lắng nghe

- HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu trong SGK.

- HS lắng nghe.

- Đọc chú giải SGK: tị hiềm, Quốc công Tiết chế, Chăm-pa, Sát Thát.

(10)

lớp. HS vừa nghe GV kể vừa quan sát tranh.

- GV kể lần 3:

c) Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện(27')

*Kể chuyện trong nhóm.

- Yêu cầu HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, nêu nội dung của từng tranh.

- Gọi HS phát biểu. GV kết luận, ghi nhanh lên bảng.

- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm: 4 HS tạo thành một nhóm, khi 1 HS kể các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, sửa lỗi cho bạn.

* Thi kể chuyện trước lớp:

- GV cho HS các nhóm thi kể chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp.

- GV nhận xét, tuyên dương HS kể tốt.

- Tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện. Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.

* Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện

- GV nêu câu hỏi, HS nối tiếp nhau trả lời theo ý kiến của mình. Sau đó GV chốt lại:

+ Câu chuyện kể về ai?

+ Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì?

+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?

- Lắng nghe

+ Tranh 1: Cha của Trần Quốc Tuấn trước khi qua đời dặn con phải dành lại ngôi vua. Trần Quốc Tuấn không cho điều đó là phải, nhưng thương cha nên gật đầu.

+ Tranh 2: Năm 1284, giặc Nguyên sang xâm lược nước ta.

+ Tranh 3: Trần Quốc Tuấn mời ông Trần Quang Khải xuống thuyền của mình ở bến Đông để cùng nhau bàn kế đánh giặc.

+ Tranh 4: Trần Quốc Tuấn tự tay dội nước tắm cho Trần Quang Khải, khéo léo cởi bỏ mâu thuẩn gia tộc.

+ Tranh 5: Theo lời Trần Quốc Tuấn, vua mở hội nghị Diên Hồng triệu tập các vị bô lão từ mọi miền đất nước.

+ Tranh 6: Cả nước đoàn kết một lòng nên giặc Nguyên mới bị đánh tan.

- Kể chuyện theo nhóm 4

- HS trao đổi với nhau về ý ngfhĩa câu chuyện.

- HS các nhóm thi kể chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp.

- Hs thi kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:

HS nối tiếp nhau trả lời theo ý kiến của mình

+ Câu chuyện giúp em hiểu về truyền thống đoàn kết, hoà thuận của dân tộc ta

* Ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà

(11)

+ Em biết những câu ca dao, tục ngữ, thãnh ngữ nào nói về truyền thống của dân tộc?

*QTE: GDHS quyền và bổn phận sống vì mọi người

3.Củng cố, dặn dò: (3')

Vì sao câu chuyện có tên là “Vì muôn dân”?

- Giáo dục hs noi gương các anh hùng, luôn có lòng yêu nước.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị câu chuyện nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.

xoá bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khố....

- HS thi đua phát biểu. Ví dụ : + Máu chảy ruột mềm

+ Môi hở răng lạnh.

- Hs suy nghĩ, trả lời

Ngày soạn: 16/3/2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 20 tháng 5 năm 2020 THỜI GIAN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hình thành cách tính thời gian của 1 chuyển động đều.

2.Kĩ năng: Vận dụng giải các bài toán về tính thời gian của 1 chuyển động đều.

3.Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Băng giấy viết sẵn đề bài của 2 bài toán 1 và 2.Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

Nêu quy tắc, công thức tính quãng đường, vận tốc?

- GV nhận xét,.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hình thành cách tính thời gian của 1 chuyển động đều(12')

Bài toán 1.

- Gv treo bảng phụ và mời hs đọc.

- Gv hướng dẫn hs phân tích bài toán.

Em hiểu câu : Vận tốc ôtô 42,5km/giờ là như thế nào?

Ôtô đi được S dài bao nhiêu km?

Em hãy tính thời gian để ô tô đi hết quãng

- 1 hs lên bảng chữa bài 2 HS nêu

- HS nhận xét

- 2 hs đọc đề bài

+ Tức là mỗi giờ ôtô đi được 42,5km.

+ Ôtô đi được quãng đường dài 170km.

+ Thời gian để ôtô đi hết quãng đường đó là:

(12)

đường đó?

- Yêu cầu hs trình bày bài toán.

- GV nhận xét bài làm của hs, sau đó hướng dẫn hs nhận xét để rút ra quy tắc tính quãng đường.

- Gv nêu các kí hiệu, yêu cầu hs viết công thức tính thời gian.

- Gv có thể giảng lại:

Vì v = s : t -> t = s : v Bài toán 2.

- Gv dán băng giấy ghi sẵn đề bài lên bảng - yêu cầu hs tóm tắt bài toán.

- GV hướng dẫn hs phân tích bài toán để tìm phép tính.

- Yêu cầu hs tự làm bài. Nhắc các em khi tính được thời gian của ca nô đi, nhớ đổi thời gian thành đơn vị giờ, phút như cách nói trong cuộc sống hàng ngày.

- Gọi hs nhận xét bài bạn làm trên bảng.

c) Luyện tập Bài 1(6')

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

-Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng Bài 2: (6')

- Yêu cầu HS đọc bài toán ,tóm tắt - Gọi HS lên bảng làm

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 3: (7')

- Gọi 1 HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài

+Gọi HS đọc bài làm và giải thích cách làm của mình.

170 : 42,5 = 4 (giờ)

- 1 hs lên bảng làm bài, hs cả lớp làm bài ra nháp.

- 1 hs lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp.

t = s : v

- 2 hs đọc

- 1 hs tóm tắt trước lớp.

- 2 hs ngồi cạnh nhau cùng trao đổi, thảo luận tìm cách cộng.

- 1 Hs lên bảng, hs cả lớp làm bài Bài giải

Thời gian đi của ca nô là:

42 : 36 =

6

7 (giờ)

6

7 giờ = 1

6

1giờ = 1 giờ 10 phút Đáp số: 1 giờ 10 phút

- HS nêu yêu cầu - HS làm bài.

- Báo cáo, nhận xét, bổ sung - HS đọc và tóm tắt bài toán - 1 HS làm bảng.

- Lớp làm vở, chữa bài, nhận xét.

Bài giải

a) Thời gian đi của người đó là:

23,1 : 13,2 = 1,75 (giờ) b) Thời gian chạy của người đó là:

2,5 : 10 = 0,25 (giờ)

Đáp số: a) 1,75 giờ b) 0,25 giờ - HS đọc bài toán

-HS làm bài, 1 HS làm bảng -Chữa bài nhận xét, bổ sung

Bài giải:

Thời gian bay hết quãng đường là:

2150 : 860 = 2,5(giờ)

Đổi :2,5 giờ = 2 giờ 30 phút Máy bay đến nơi vào lúc : 8 giờ 45 phút +2 giờ 30 phút

= 10 giờ 75 phút = 11 giờ 15 phút

(13)

+ GV nhận xét, đánh giá.

3.Củng cố, dặn dò (4')

- Hãy nêu cách tính thời gian của chuyển động?

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà: chuẩn bị bài giờ sau.

Đáp số: 11 giờ 15 phút - Hs nhận xét.

Tập đọc

TRANH LÀNG HỒ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền văn hoá dân tộc.

2.Kĩ năng: Đọc đúng các tiếng, từ: tranh, lành mạnh, trồng trọt, chăn nuôi, lợn ráy, trang trí, đen lĩnh, luyện, lá tre, ... Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài.

- Hiểu các từ ngữ: làng Hồ, tranh tố nữ, khoáy, ..

3.Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi hs đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi nội dung bài.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Luyện đọc(10') - GV chia đoạn: 3 đoạn - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi hs kết hợp giải nghĩa từ.

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp - GV đọc mẫu.

c) Tìm hiểu bài (13')

Hãy kể tên 1 số bức tranh làng Hồ đã lấy đề tài trong cuộc sống?

Nêu nội dung chính đoạn 1.

Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?

- 3 HS đọc bài và trả lời.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 Hs đọc.

- 3 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc kết hợp luyện phát âm + Lần 2: HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- Luyện đọc theo cặp.

- Cặp báo cáo.

+ Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.

1. Đề tài tranh làng Hồ.

+ Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt: Màu đen … mùa thu. Màu trắng điệp được làm bằng … ngàn hạt phấn".

2. Kĩ thuật tạo màu.

(14)

Nêu nội dung chính đoạn 2.

Tìm những từ ngữ ở 2 đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ?

Tại sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ?

Nêu nội dung chính đoạn 3.

Hãy nêu nội dung chính của bài?

Qua bài em học được điều gì.

*QTE: Chúng ta có quyền tự hào về văn hoá dân tộc

d) Đọc diễn cảm (8')

- Tổ chức cho hs đọc diễn cảm đoạn 3.

+ GV treo bảng phụ có đoạn 3.

+ Gv đọc mẫu.

+ Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.

- Gv nhận xét tuyên dương.

3.Củng cố, dặn dò (4')

Bài văn ca ngợi ai, ca ngợi điều gì?

- Gv nhận xét tiết học

- Về nhà đọc bài, chuẩn bị bài sau: Đất nước.

+ Những từ ngữ: phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm, rất có duyên, kĩ thuật đạt tới sự …

+ Vì các nghệ sĩ đã đem vào cuộc sống 1 cái nhìn thuần phác, … .

3. Tình cảm của tác giả…

Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ...

- Hs nhắc lại

+ Theo dõi tìm cách đọc hay.

- Luyện đọc theo cặp.

- 3 đến 5 hs thi đọc, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

Địa lí CHÂU MĨ

I. MỤC TIấU

1. Kiến thức: Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Mĩ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.

-Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:

2. Kĩ năng: Sử dụng quả địa cầu, lược đồ, bản đồng nhận biết vị trí, giới hạn , lãnh thổ châu Mĩ.

-Chỉ và đặt tên các dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ.

+ Giải thích nguyên nhân châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: lãnh thổ kéo dài từ phần cực Bắc tới cực Nam.

+ Quan sát bản đồ nêu được: khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ và khí hậu nhiệt đới ẩm ở Nam Mĩ chiếm diện tích lớn nhất ở châu Mĩ

Dựa vào lược đồ trống ghi tên các đại dương giáp với châu Mĩ.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học thích tìm hiểu địa lí châu Mĩ

*BVMT: Khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí,sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng. Xử lí chất thải công nghiệp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Quả địa cầu, bản đồ tự nhiên thế giới.

- ƯDCNTT, PHTM, Máy tính bảng

(15)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài :

+ Dân cư châu Phi chủ yếu thuộc chủng tộc nào ?

+ Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác với châu Âu và châu Á ?

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Vị trí địa lí và giới hạn(15')

- Giáo viên giới thiệu trên quả địa cầu về sự phân chia hai bán cầu Đông, Tây.

- Quan sát hình 1, cho biết châu Mĩ giáp với những đại dương nào?

-Dựa vào bảng số liệu bài 17, cho biết châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong các châu lục trên thế giới ?

* Kết luận: Châu Mĩ gồm các phần đất : Bắc Mĩ, Nam Mĩ và Trung Mĩ, là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, có vị trí trải dài trên cả 2 bán cầu Bắc và Nam, vì thế châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, .... Châu Mĩ có diện tích l 42 triệu km2, đứng thứ hai trên thế giới trong các châu lục trên thế giới.

c)Đặc điểm tự nhiên(16')

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để thực hiện yêu cầu sau:

- Quan sát các ảnh trong hình 2, rồi tìm trên lược đồ tự nhên châu Mỹ, cho biết ảnh đó được chụp ở Bắc Mỹ, Trung Mỹ hay Nam Mỹ.

- Nhận xét về địa hình châu Mĩ.

- Nêu tên và chỉ trên hình 1:

- Các dãy núi cao ở phía Tây châu Mĩ.

- Hai đồng bằng lớn của châu Mĩ.

- Các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía đông châu Mĩ.

- Hai con sông lớn của châu Mĩ.

GV nhận xét, kết luận :

- Địa hình Chu Mĩ gồm 3 bộ phận chính:

- Ở giữa là các đồng bằng lớn như đồng

Hoạt động của trò

HS trả lời bài Nhận xét.

- Học sinh quan sát quả địa cầu và trả lời các câu hỏi ở mục 1 trong SGK.

- Đại diện các nhóm học sinh trả lời câu hỏi.

- Phía Đông giáp Đại Tây Dương, phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Tây giáp Thái Bình Dương.

- Châu Mỹ có diện tích 42 triệu km2, đứng thứ 2 trên thế giới, sau châu Á.

.

-HS quan sát trên phông chiếu Hoạt động nhóm 4.

-Hình b: chụp ở Bắc Mĩ -Hình c: chụp ở Bac Mĩ.

-Hình g: Chụp ở Trung Mĩ.

-Hình d: chụp ở Nam Mĩ, …

-Địa hình không bằng phẳng: nhiều đồi núi và cao nguyên

+ HS nêu tên và lên chỉ bản đồ:

-Dãy Cooc- đi-e; dãy An- đét

-Đồng bằng trung tâm và đồng bằng Pam-pa

-Dãy A-pa-lat,cao nguyên Guy-an, cao nguyên Bra-xin.

(16)

bằng trung tâm Hoa Kỳ, đồng bằng A-ma- dôn.Sông A-ma-dôn,Phía đông là các cao nguyên và các dãy núi thấp có độ cao từ 500 đến 2000m như cao nguyên Bra-xin, cao nguyên Guy-an, dãy A-pa-lat

Châu Mĩ có những đới khí hậu nào? Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu?

* PHTM: Yêu cầu Hs vảo mạng tìm hình ảnh về rừng A-ma-dôn.

-GV nhận xét, đánh giá.

- Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn?

-GV cho HS xem thêm một số hình ảnh về rừng rậm nhiệt đới.

- Chỉ trên lược đồ từng đới khí hậu trên.

*BVMT: Khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng. Xử lí chất thải công nghiệp.

3.Củng cố, dặn dò (4')

Hãy giải thích vì sao thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú ?

Nhận xét chung giờ học Dặn HS về chuẩn bị bài sau.

-Sông Mi-xi-xi-pi, sông A-ma-dôn - Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả hai bán cầu bắc và Nam, vì thế châu Mĩ có đủ các đới khí hậu

- HS sử dụng máy tính mảng vào mạng tìm hình ảnh, gửi bài

- HS nêu, nhận xét

- HS quan sát trên phông chếu.

- HS chỉ trên lược đồ.

Lịch sử

HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

I. MỤC TIÊU. Sau bài học, học sinh nêu được:

- Những nét chính về cuộc bầu cử và những kì họp đầu tiên của Quộc hội khoá VI (Quốc hội thống nhất).

- Kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI đánh dấu sự thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Các hình minh hoạ như sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Bài cũ:(5’)

- Kể lại sự kiện xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập?

- Tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng?

2.Bài mới:(30’) a. Giới thiệu bài:

b. Giảng bài:

*Hđ 1: Cuộc tổng tuyển cử ngày 25- 4- 1976 ( 18’)

+ Ngày 25- 4- 1976 trên đất nước ta diễn ra sự kiện lịch sử gì?

+ Quang cảnh Hà Nội, Sài Gònvà khắp

- 2 học sinh trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.

- Đọc SGK từ đầu....cử tri đi bầu cử tra lời câu hỏi:

+ Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước + Tràn ngập cờ, hoa, biểu ngữ.

(17)

nơi trên đất nước trong ngày này như thế nào?

+ Tinh thần của nhân dân ta trong ngày này ra sao?

+ Kết quả cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung ngày 25- 4- 1976 như thế nào?

+ Vì sao ngày 25- 4- 1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta?

*Hđ 2: Nd của kì họp thứ nhất, Qh khoá VI .ý nghĩa của cuộc b.cử Q. hội thống nhất 1976(12’)

+ Kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI đã quyết định điều gì?

+ Sự kiện bầu cử Quốc hội khoá VI gợi cho ta nhớ tới sự kiện nào trước đó?

+ Những quyết định của kì họp đầu tiên thể hiện điều gì?

3.Củng cố- Dặn dò: (5’)

- Em biết gì về việc bầu cử Quốc hội ở địa phương mình? Hs đọc ghi nhớ SGK- 60.

- C.bi bài: Xd nhà máy …Hoà Bình.

+ Phấn khởi thực hiện quyền công dân của mình. Các cụ già tuổi cao, sức yếu vẫn đến tận trụ sở bầu cử...

+ Chiều 25- 4- 1976, cuộc bầu cử kết thúc tốt đẹp, cả nước có 98,8% tổng số cử tri đi bầu cử.

+ Vì ngày này là ngày dân tộc ta hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước ..

- Đọc đoạn còn lại trong SGK tìm hiểu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên....

+ Tên nước là: Cộng hoà xã hội chủ ...

Quy định quốc huy.Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng. Quốc ca là bài Tiến quân ca Thủ đô là Hà Nội. Đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định là thành phố HCM.

+ Nhớ đến ngày CM tháng Tám thành công, Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VNDCCH, năm 1946..

+ Thể hiện sự thống nhất đất nước cả về mặt lãnh thổ và nhà nước.

Ngày soạn: 16.6. 2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 21 tháng 5 năm 2020 Tập đọc

ĐẤT NƯỚC

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.

2.Kĩ năng: Đọc đúng các tiếng, từ: năm xưa, chớm lạnh, xao xác, nắng lá, phù sa, rì rầm, ... Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài.

- Hiểu từ ngữ khó: đất nước, hơi may, chưa bao giờ khuất, ...

- HS học thuộc lòng bài thơ.

3.Thái độ: Hs tự giác, say mê học tập.

(18)

* GD QTE: - Quyền được giáo dục về truyền thống lao động cần cù và đấu tranh anh dũng của dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi 2 hs lên đọc và trả lời các câu hỏi về nội dung bài Tranh làng Hồ.

- GV nhận xét . 2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1') b) Luyện đọc(10')

- GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Yêu cầu hs đọc giải nghĩa từ.

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp - GV đọc mẫu.

c) Tìm hiểu bài (13')

Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ nào?

Hai khổ thơ đầu tác giả muốn nói gì.

Nêu một hình ảnh đẹp và vui vẻ về mùa thu mới trong khổ thơ thứ 3?

Khổ thơ 3 muốn nói điều gì.

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để tả thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của kháng chiến?

Nêu một, hai câu thơ nói về lòng tự hào về đất nước tự do, về truyền thống bất khuất của dân tộc trong khổ thơ thứ 4 và thứ 5?

Hai khổ thơ cuối muốn nói điều gì.

- Em hãy nêu nội dung chính của bài.

- Qua bài em học được điều gì.

* GD QTE:

- Quyền được giáo dục về truyền thống lao động cần cù và đấu tranh anh dũng của dân tộc.

Hoạt động của trò

- 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu.

- Hs nhận xét

- 1 Hs đọc bài.

- 5 Hs nối tiếp nhau đọc theo đoạn ( 2 lần)

- Luyện đọc theo cặp.

- Cặp báo cáo.

Đọc thầm toàn bài Khổ thơ 1 và 2

1. Những ngày thu đẹp và buồn Đọc thầm khổ thơ thứ 3

Cảnh đất nước trong mùa thu mới rất đẹp: rừng tre phấp phới, … phấp phới, trời thu nói cười thiết tha.

2. Cảnh mùa thu mới.

+ Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá làm …rộn ràng của thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Đoc thầm 2 khổ thơ cuối Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất 3. Lòng tự hào về….

Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với - Hs nối tiếp nhau nhắc lại.

- 5 hs nối tiếp nhau đọc

(19)

d) Đọc diễn cảm (9') - Gọi hs đọc bài theo đoạn.

- GV treo bảng phụ có nội dung luyện đoc khổ thơ 3, 4.

+ GV đọc mẫu đoạn văn.

+ Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.

- GV nhận xét.

3.Củng cố, dặn dò (3')

Dựa vào tranh minh hoạ và bài thơ em hãy tả lại cảnh đất nước tự do bằng lời của mình?

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.

- Về nhà: đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.

+ Hs theo dõi GV đọc mẫu để rút ra cách đọc hay.

+ 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng.

- 3 hs tham gia thi đọc diễn cảm.

Chính tả

Bà cụ bán hàng nước chè

I/. MỤC TIÊU

1. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn tả Bà cụ bàn hàng nước chè .

2. Kiến thức: Viết được một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) tả ngoại hình của một cụ già mà em biết..

3. Thái độ : HS có ý thức tự giác ôn bài, và rèn chữ giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Một số tranh ảnh về các cụ già.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C.Ạ Ọ

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

- Y/c HS đọc bài : Ca dao về lao động sản xuất

- Nêu một chi tiết mà em thích trong bài.

2. Bài mới.(30’) a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học.

b) Hướng dẫn HS luyện đọc (10’).

- GV tiếp tục kiểm tra 1 số em đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi.

c) Hướng dẫn HS viết chính tả(20’) . - GV đọc bài viết.

- HS đọc thầm lại nội dung bài và nêu tóm tắt nội dung bài.

- Hướng dẫn HS luyện viết tiếng khó:

tuổi giời; tuồng chèo; bảy chục;….

- GV đọc cho HS viết bài.

- GV đọc cho HS soát lỗi..

3. Bài tập.

Một HS nêu yêu cầu bài.

- 3 HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi.

- HS đọc cá nhân.

- HS đọc thầm nội dung bài và tóm tắt nội dung bài.

-Bài văn tả gốc bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng.

- HS luyện viết nháp và bảng lớp.

- HS luyện viết bài vào vở.

- HS thảo luận trả lời.

+Tả ngoại hình .

(20)

- Đoạn văn các em vừa viết tả ngoại hình hay tính cách bà cụ?

- Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình?

- Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào?

* GV hướng dẫn HS viết bài.

- HS đọc đoạn văn mình vừa viết.

- GV và HS nhận xét chữa bài.

3 . Củng cố dặn dò.(5’)

- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em tích cực tham gia hoạt động.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập tiết 3.

- Luyện viết thường xuyên để rèn chữ , giữ vở.

+Tả tuổi của bà cụ.

+Bằng cách so sánh với cây bàng già, tả đặc điểm mái tóc bạc trắng.

- Hs viết bài.

- HS đọc đoạn văn vừa viết.

Tập làm văn

ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Qua việc phân tích bài văn mẫu Chim hoạ mi hót, HS được củng cố hiểu biết về văn tả con vật (cấu tạo của bài văn tả con vật, nghệ thuật quan sát và các giác quan được sử dụng khi quan sát, những chi tiết miêu tả, biện pháp nghệ thuật-so sánh hoặc nhân hoá).

2. Kĩ năng: HS viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật mình yêu thích.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ đã ghi cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật.

- Giấy khổ to viết sẵn lời giải BT 1a.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1.Kiểm tra bài cũ(5')

HS đọc lại đoạn văn hoặc bài văn đã được viết lại sau tiết Trả bài văn tả cây cối tuần trước.

- GV nhận xét.

2.Dạy bài mới a.Giới thiệu bài(1')

b.Hướng dẫn HS làm bài tập

*Bài tập 1(5')

- Mời 2 HS đọc yêu cầu của bài.

- GV treo bảng phụ đã ghi cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật ; mời 1 HS đọc lại.

- Cả lớp đọc thầm lại bài, suy nghĩ làm bài cá nhân, 3 HS làm vào bảng nhóm.

*Lời giải:

a) Bài văn gồm 4 đoạn:

- Đoạn 1(câu đầu) – (Mở bài tự nhiên):

GT sự xuất hiện của hoạ mi vào các b.chiều.

- Đoạn 2 (tiếp cho đến cỏ cây): Tả tiếng hót đặc biệt của hoạ mi vào buổi chiều.

(21)

-Mời những HS làm vào bảng nhóm treo lên bảng, trình bày.

-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải.

*Bài tập 2(25') - GV lưu ý HS

+Đề bài yêu cầu mỗi em chỉ viết một đoạn văn ngắn, chọn tả hình dáng hoặc tả hoạt động của con vật.

+Cần chú ý cách thức miêu tả, cách quan sát, so sánh, nhân hoá,

- GV giới thiệu tranh, ảnh: một số con vật để HS quan sát, làm bài.

- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.

- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.

* GD QTE: - Bổn phận yêu quý, bảo vệ các loài vật.

3.Củng cố, dặn dò(4')

- Nêu cấu tạo của một bài văn tả con vật ?

- GV nhận xét giờ học.

- HS về chuẩn bị viết bài.

- Đoạn 3 (tiếp cho đến đêm dày): Tả cách ngủ rất đặc biệt của hoạ mi trong đêm.

- Đoạn 4 (kết bài không mở rộng): Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của hoạ mi.

b)Tác giả quan sát chim hoạ mi hót bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác c) HS phát biểu.

- HS đọc yêu cầu.

- HS lắng nghe.

- HS nói con vật em chọn tả.

-HS viết bài.

- HS nối tiếp đọc đoạn văn

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố cách tính thời gian của một chuyện động đều.

2. Kĩ năng: Vận dụng để giải bài toán về tính thời gian của chuyển động đều.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ ghi bài tập 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

+ HS nhắc lại công thức tính thời gian của 1 chuyển động

+ HS trình bày cách rút ra công thức tính vận tốc, quãng đường từ công thức tính thời gian và giải thích.

Nhận xét 2. Bài mới

Hoạt động của trò Bài 1: 1 HS làm

Nhận xét

(22)

a)Giới thiệu bài(1') b)Luyện tập

Bài 1(8'): Viết số thích hợp vào ô trống + Cho 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở

* GV nhận xét.

Bài 2(8'): Yêu cầu HS đọc đề bài -Bài toán cho biết gì ?

-Bài toán hỏi gì ? - Nhận xét.

+ Vì sao phải đổi 1,08m ra 108cm?

Bài 3(8'): Yêu cầu HS đọc đề bài.

-Bài toán cho biết gì ? -Bài toán hỏi gì ?

-GV hướng dẫn: Khi tính xong, ghi tên đơn vị thời gian chính xác vào kết quả.

-Nêu lại công thức tính thời gian ? - Nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 4(8'): Yêu cầu HS đọc đề bài.

-Bài toán cho biết gì ? -Bài toán hỏi gì ?

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

3.Củng cố, dặn dò (3')

- Muốn tính thời gian ta làm thế nào?

-Về nhà học bài và chuẩn bị bài: Luyện tập chung

HS đọc yêu cầu

+ 1 HS làm bảng, lớp làm vào vở + Yêu cầu HS đổi ra cách gọi thời gian thông thường

+ HS nh n xétậ

S (km) 261 78 165 96

V(km/giờ) 60 39 27,5 40

T (giờ) 4,35 giờ

2

giờ 6giờ 2,4 giờ - HS đọc đề bài , tìm hiểu đề.

+ HS làm vở, 1 HS làm bảng + HS nhận xét, chữa bài

Đổi 1,08 m = 108 cm

Thời gian ốc bò đoạn đường đó là:

108 : 12 = 9 ( phút) Đáp số: 9 phút - Vì đơn vị vận tốc là cm/ phút HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.

+ 1 HS lên bảng, HS làm vở + HS chữa bài, nhận xét

Giải

Thời gian để đại bàng bay hết quãng đường 72 km là:

72 : 96 = 0,75 (giờ) hay 45 phút HS đọc đề bài

- HS làm bài vào vở 1 cách, 2 HS làm bảng 2 cách.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

Bài giải Cách 1:

Đổi 10,5 km = 10500 m

Thời gian để rái cá bơi quãng đường 10,5km là: 10500 : 420 = 25 (phút) Đáp số: 25 phút Cách 2: Bài giải

Đổi 420 m/ phút = 0,42 km/ phút Thời gian để rái cá bơi quãng đường 10,5km là : 10,5 : 0,42 = 25 (phút) Đáp số: 25 phút

(23)

Ngày soạn: 16.5. 2020

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 22 tháng 5 năm 2020 TẬP ĐỌC

MỘT VỤ ĐẮM TÀU

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của bài : Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu- li- ét-ta; sự ân cần, dịu dàng của Giu- li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri- ô.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn, đọc đúng các từ phiên âm nước ngoài: Li-vơ-pun; Ma-ri-ô; Giu- li-ét-ta.

3. Thái độ: HS biết tôn trọng và giữ gìn tình bạn trong học tập và cuộc sống.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- KN tự nhận thức - KN ra quyết định

- KN giao tiếp, ứng xử phự hợp - KN kiểm soát cảm xúc

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV:Tranh minh họa chủ điểm và bài đọc SGK.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ:(5’)

Gv nx đánh giá tiết ôn tập các bài Tập đọc.

2. Bài mới.(30’)

a) Giới thiệu bài- Giới thiệu chủ điểm.

- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học

b) Hướng dẫn HS luyện đọc .(10’) - Y/c 1 em đọc bài.

- Mời 5 em nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến về quê sống với họ hàng.

+ Đoạn 2: Tiếp đến băng cho bạn.

+ Đoạn 3: Tiếp đến Quang cảnh thật hỗn loạn. + Đoạn 4: Tiếp đến tuyệt vọng

+ Đoạn 5: Còn lại.

- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp.

- Yc HS đọc nối tiếp , GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong phần giải thích SGK.

- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng

- HS theo dõi.

- 1 em đọc bài. Lớp theo dõi.

- 5HS đọc, lớp theo dõi.

- HS đọc nối tiếp ( mỗi em 1 đoạn), luyện phát âm: Li- vơ- pun; Ma- ri- ô;

Giu- li- et- ta.

- HS đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.

- HS chú ý theo dõi.

(24)

nhẹ nhàng, diễn cảm toàn bài.

c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.(12’) - Y/c HS đọc thầm đọạn 1 và tl các câu hỏi.

+ Giu- li- et- ta và Ma- ri- ô gặp nhau ở đâu?

+ Hoàn cảnh mỗi người như thế nào?

+ Đoạn 1 giới thiệu cho ta biết điều gì?

- Đọc thầm đoạn 2; 3 và trả lời câu hỏi:

+ Đêm ấy, chuyện gì đã xảy ra trên tàu?

+ Giu-li-ét-ta chăm sóc bạn như thế nào khi bạn bị thương?

+ Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào?

+ Qua phần vừa tìm hiểu con thấy cơn bão xuất hiện như thế nào?

- Đọc thầm phần còn lại và trả lời câu hỏi:

+ Thái độ của Giu-li-ét-ta như thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa nhỏ hơn xuống xuồng là Ma- ri-ô?

+ Lúc đó Ma-ri-ô đã phản ứng như thế nào?

+ Con thấy Ma-ri-ô là cậu bé như thế nào?

+ Nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật trong chuyện

- Gv giảng : Ma-ri-ô mang những nét tính cách điển hình của nam giới, Giu- li-ét-ta có những nét tính cách của nữ giới. Là HS ngay từ nhỏ, các em cần có ý thức rèn luyện để làm nam phải mạnh mẽ, cao thượng, là nữ phải dịu dàng, nhân hậu.

- Mời 1 số em nêu nd chính của bài.

+ Trên chiếc tàu thủy ở cảng Li- vơ- pun nước Anh.

+ Giu- li- ét- ta đang trên đường về nhà với bố mẹ còn Ma- ri- ô bố mới mất về quê sống với họ hàng.

*Ý 1: Hoàn cảnh, mục đích chuyến đi

+ Cơn bão bất ngờ ập đến làm Ma- ri- ô ngã dúi đầu bị chảy máu còn Giu-li- et- ta hoảng hốt.

+ Cô quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn,dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.

+ Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên, những đợt sóng lớn phá thủng thân tàu, phun nước vào khoang, con tàu chìm dần giữa biển khơi ...

*Ý 2: Sự xuất hiện bất ngờ của cơn bão.

+ Giu-li-ét-ta sững sờ, buông thõng hai tay, đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng.

+ Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô quyết định nhường chỗ cho bạn, hi sinh bản thân mình vì bạn.

*Ý 3: Đức hy sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.

+ Ma-ri-ô là 1 bạn trai kín đáo cao thượng...Giu-li-ét-ta là 1 bé gái tốt bụng giàu tình cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác..

*Ý chính: Ca ngợi tình bạn giữa Ma-

(25)

- GV tóm tắt ý chính ghi bảng.

d) Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm(8’) - Nêu giọng đọc cả bài- 5 HS nối tiếp đọc 5 đoạn.

- GV tổ chức hd HS đọc diễn cảm bài văn.

- Tổ chức thi đọc diễn cảm một đoạn.

( Từ Chiếc xuồng cuối cùng ....Vĩnh biệt Ma-ri-ô)

- GV và HS cùng nx đánh giá và bình chọn nhóm bạn đọc tốt.

* Trong cuộc sống, chúng ta có nên chỉ sống vì bản thân mình, vì lợi ích riêng cuả mình hay không ?

3. Củng cố, dặn dò.(5’)

- Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài.

- Liên hệ gd HS thể hiện tốt tình yêu thương giúp đỡ nhau giữa bạn bè với nhau trong mọi hoạt động.

- Dặn HS về tìm đọc một số câu chuyện kể nói về tình bạn bè ...GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Con gái.

ri-ô và Giu-li-ét-ta.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của từng bạn.

- HS thi đọc giữa các tổ. Mỗi tổ đại diện 2 em tham gia đọc.

* Trong cuộc sống chúng ta không nên chỉ vì lợi ích của bản thân mình mà cần phải sống vì cả mọi người. Có như vậy thì cuộc sống của chúng ta mới ngày một tốt đẹp hơn.

- 1, 2 hs nêu.

- Hs lắng nghe.

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Củng cố giải bài toán về chuyển động.

- Chuyển đổi các đơn vị đo quãng đường, thời gian, vận tốc trong toán.

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng giải toán về chuyển động.

3. Thái độ: - HS yêu thích môn học.

II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ

II. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế 1. Kiểm tra bài cũ: (4')

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3 và 4 của tiết trước.

- GV chữa bài, nhận xét.

2. Dạy học bài mới a. Giới thiệu bài(1') b. Hướng dẫn luyện tập Bài 1(9')

- GV mời 1 HS đọc đề toán trước lớp.

-Quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét ?

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm nháp, nhận xét.

- 1 HS đọc đề bài, lớp đọc lại đề bài trong SGK.

+ Quãng đường dài 135km.

(26)

-Ô tô đi hết quãng đường đó trong bao lâu?

-Xe máy đi hết quãng đường đó trong bao lâu ?

-Bài toán yêu cầu tính gì ?

- Muốn biết được mỗi giờ ô tô đi nhanh hơn xe máy bao nhiêu ki-lô-mét chúng ta phải biết được những gì ?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn.

- GV nhận xét, chữa bài cho HS.

Bài 2(7')

- Để tính vận tốc của xe máy ta làm ntn?

- Bài tập yêu cầu em tính vận tốc của xe máy theo đơn vị nào ?

-Với quãng đường và thời gian phải tính theo đơn vị nào mới phù hợp ?

- Hãy đổi đơn vị phù hợp rồi tính vận tốc của xe máy.

- GV mời HS nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét.chốt kết quả đúng.

Bài 3(8')

- Quãng đường được tính bằng gì ? - Thời gian được tính bằng gì ?

- Yêu cầu của bài tính vận tốc bằng gì ? - Vậy muốn tính vận tốc bằng m/phút ta phải làm gì ?

- GV tổ chức hướng dẫn HS làm bài

+ Ô tô đi hết quãng đường trong 3 giờ.

+ Xe máy đi hết quãng đường trong 4 giờ 30 phút.

+ Bài toán yêu cầu tính xem mỗi giờ ô tô đi nhanh hơn xe máy bao nhiêu ki-lô- mét ?

+ Chúng ta phải biết được vận tốc của xe máy.

- 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở . Bài giải

Vận tốc của ô tô là:

135 : 3 = 45 (km/giờ) 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ Vận tốc của xe máy là:

135 : 4,5 = 30 (km/giờ)

Mỗi giờ ô tô chạy nhanh hơn xe máy là:

45 - 30 = 15 (km/giờ)

Đáp số : 15km/giờ - 1 HS nhận xét,

- 1 HS đọc đề bài, lớp đọc lại đề bài trong SGK.

- Ta lấy quãng đường chia cho thời gian đi.

- Bài tập yêu cầu chúng ta tính vận tốc của xe máy theo đơn vị là km/giờ.

- Quãng đường đi phải tính theo ki-lô- mét và thời gian đi phải tính theo đơn vị giờ.

- 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.

Bài giải 1250m = 1,25km

2 phút = 1

30 giờ Vận tốc của xe máy là:

1,25 : 1

30 = 3,75 (km/giờ) Đáp số : 3,75 km/giờ - HS nhận xét, bổ sung.

- Quãng đường được tính bằng km.

- Thời gian được tính bằng giờ.

- Tính bằng m/phút

- Đổi đơn vị giờ ra phút và km ra mét .

(27)

- GV lưu ý HS cũng có thể tính vận tốc theo đơn vị km/giờ sau đó mới đổi về đơn vị m/phút.

Bài 4(8')

- GV gọi HS đọc đề toán.

- Bài toán yêu cầu chúng ta tính gì ?

- Bài cho vận tốc của cá heo là bao nhiêu ? - GV hướng dẫn: Bài toán cho đơn vị vận tốc của cá heo tính theo đơn vị km/giờ, nhưng lại cho quãng đường tính theo đơn vị mét. Trước khi tính toán thời gian cá heo đi cần đổi vận tốc về đơn vị m/giờ hoặc đổi đơn vị quãng đường từ mét thành đơn vị ki-lô-mét.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng 3. Củng cố - dặn dò: (3')

- Nêu cách chuyển đổi các đơn vị đo thời gian?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

Bài giải

1giờ 45 phút 105 phút 15,75km 15750m Vận tốc của xe ngựa là:

15750 : 105 150 (m/phút) Đáp số: 150 m/phút - 1 HS đọc bài toán

+ Bài toán yêu cầu tính xem cá heo bơi 2400m hết bao nhiêu thời gian.

+ Bài toán cho biết vận tốc của cá heo là 75km/giờ.

- HS nghe GV hướng dẫn cách làm bài.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải 2400m = 2,4km Thời gian bơi của cá heo là:

2,4 : 72 = 1/30 giờ

1/30 giờ = 60 phút : 30 = 2 phút Đáp số : 2 phút - HS nhận xét, chữa bài

Đạo đức

EM YÊU HOÀ BÌNH( TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS hiểu sự cần thiết phải yêu chuộng hoà bình.

2.Kĩ năng: Biết quý trọng và ủng hộ các hoạt động đấu tranh cho hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa.

3.Thái độ: Hs tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Kĩ năng xác định giá trị(nhận thức được giá trị của hoà bình,yêu hoà bình) - Kĩ năng hợp tác với bạn bè.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiẹm.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Mô hình cây hoà bình.

IV. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

(28)

1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi:

Thế nào là yêu hoà bình?

Em đã làm gì để thể hiện tình yêu hoà bình của mình?

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hoạt động 1: (16')Triển lãm về chủ đề "Em yêu hoà bình".

- Yêu cầu hs trưng bày kết quả đã sưu tầm và làm việc ở nhà.

- Căn cứ vào thể loại sản phẩm mà hs tìm được để chia lớp thành các góc:

+ Góc vẽ tranh về chủ đề hoà bình.

+ Góc hình ảnh.

+ Góc báo chí.

+ Góc âm nhạc.

- ở mỗi góc gv chọn 3 hs làm người phụ trách: nhận các sản phẩm và trình bày trong góc cho đẹp mắt. GV phát giấy rô ki, bút, băng dính, hồ cho mỗi góc. Các hs khác sẽ đưa sản phẩm đã sưu tầm được đến các nhóm, các góc để trưng bày.

- Gv theo dõi hướng dẫn sau đó nhận xét sự chuẩn bị và làm việc của hs.

* Hoạt động 2:(15') Vẽ cây hoà bình.

- GV treo hình vẽ cây hoà bình lên bảng.

- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm: Các nhóm quan sát hình vẽ trên bảng.

- GV giới thiệu: Chúng ta sẽ xây dựng gốc rễ cây hoà bình bằng cách gắn các việc làm, hoạt động thể hiện lòng yêu hoà bình, vì hoà bình và bảo vệ hoà bình.

+ Phát cho hs các băng giấy nhỏ để ghi ý kiến vào đó.

*GD Quốc phòng và An ninh :Yêu cầu các nhóm thảo luận kể tên những hoạt động và việc làm để gìn giữ và bảo vệ hoà bình và ghi các ý kiến vào băng giấy.

-Để gìn giữ và bảo vệ nền hoà bình chúng ta cần phải làm gì? Là HS em có thể làm gì?

- 2 học sinh lần lượt nêu.

- Các hs trưng bày các kết quả đã làm việc ở nhà.

- Hs lắng nghe hướng dẫn.

- Các hs làm việc theo hướng dẫn của gv.

- Đại diện các trưởng nhóm giới thiệu về góc của mình.

- Hs lắng nghe.

- Học sinh quan sát hình vẽ trên bảng.

- Hs kể những việc làm và hoạt động thể hiện lòng yêu hoà bình, vì hoà bình và bảo vệ hoà bình.viết các ý này vào băng giấy được phát.

- Lần lượt các nhóm lên gắn băng giấy.

- Hs đọc các ý gắn ở rẽ cây.

- hs nhìn qua các việc làm, hoạt động và chọn các việc làm hoạt động phù hợp.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kĩ năng: Biết chuyển một phần trong dàn ý đã lập thành đoạn văn hoàn chỉnh (thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét đặc sắc của cảnh; cảm xúc của người

Kiến thức: - Nhận biết những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn (BT1, BT2); quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những

Kĩ năng: Biết chuyển một phần trong dàn ý đã lập thành đoạn văn hoàn chỉnh (thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét đặc sắc của cảnh; cảm

- Hiểu các từ ngữ trong bài, nắm được nội dung chính của bài: Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào

- Thấy được những nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây (lá, thân, gốc cây) ở một số đoạn văn mẫuI.

- Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn (BT1, BT2); quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ

trong bài hiện lên sinh động và rõ nét thể hiện sự quan sát kĩ lưỡng và tỉ mỉ của tác giả cho con vật mà mình miêu tả, qua đó cũng thể hiện tình cảm mến yêu với các

Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa bài văn: Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ