• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
34
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21

Ngày soạn 17/01/2022

Ngày giảng: Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2022

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG( Trang 137)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.

- Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo + Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point

- Học sinh: Máy tính( điện thoại); Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS hát.

GV mở nhạc.

- Giới thiệu bài.

- HS đứng tại chỗ nhún nhẩy theo nhạc và hát.

- HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(20 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu HS tự làm bài và chia sẻ

- GV nhận xét và kết luận, củng cố về cách cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.

Bài 2a: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu bài

- Cho HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong mỗi biểu thức.

- HS tự làm bài.

+ Yêu cầu HS so sánh hai dãy tính trong mỗi phần cho biết vì sao kết quả lại khác nhau?

- GV nhận xét và chốt kết quả đúng

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- HS làm bài vào vở, sau đó HS lên bảng làm bài, chia sẻ

a) 17 giờ 53 phút + 4 giờ 15 phút = 22 giờ 8 phút

b) 45 ngày 23 giờ – 24 ngày 17 giờ = 21 ngày 6 giờ

6 giờ 15 phút x 6 = 37 giờ 30 phút c) 21 phút 15 giây : 5 = 4 phút 15 giây - 1 HS đọc

- HS nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính trong mỗi biểu thức.

- HS làm bài vào vở, chia sẻ cách làm - HS so sánh và nêu (…vì thứ tự thực hiện các phép tính trong mỗi dãy tính là khác nhau)

a) (2 giờ 30 phút + 3 giờ 15 phút ) x 3 = 5 giờ 45 phút x 3

(2)

Bài 3: HĐ cá nhân

- Yêu cầu HS đọc đề bài

- Cho HS nêu cách làm. Khuyến khích HS tìm nhiều cách giải khác nhau.

- GV nhận xét chữa bài

Bài 4(dòng 1, 2): HĐ cá nhân - HS nêu yêu cầu

- Yêu cầu HS đọc thời gian đến và đi của từng chuyến tàu.

- Cho HS tìm cách làm sau đó chia sẻ - GV chốt lại kết quả đúng

= 15 giờ 135 phút hay 17 giờ 15 phút 2 giờ 30 phút + 3 giờ 15 phút x 3

= 2 giờ 30 phút + 9 giờ 45 phút

= 11 giờ 75 phút hay 12 giờ 15 phút

- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

- HS làm bài, trình bày kết quả.

Hẹn : 10 giờ 40 phút

Hương đến : 10 giờ 20 phút Hồng đến : muộn 15 phút Hương chờ Hồng: …? phút A. 20 phút B. 35phút C. 55 phút D. 1giờ 20 phút

Đáp án B: 35 phút - HS đọc

- Cả lớp theo dõi

- Đại diện HS chia sẻ kết quả Bài giải

Thời gian đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là:

8 giờ 10 phút - 6 giờ 5 phút = 2 giờ 5 phút

Thời gian đi từ Hà Nội đến Lào Cai là:

(24 giờ – 22 giờ) + 6 giờ = 8 giờ.

Đáp số: 8 giờ 3. Hoạt động vận dụng : (5 phút)

- Cho HS làm bài sau:

Chú Tư làm chi tiết máy thứ nhất làm hết 1 giờ 45 phút, chi tiết máy thứ hai làm hết 1 giờ 35 phút, chi tiết máy thứ ba làm hết 2 giờ 7 phút. Hỏi chú Tư làm cả ba chi tiết máy hết bao nhiêu thời gian?

- HS nghe

Giải

Hai chi tiết đầu chú Tư làm hết là:

1 giờ 45 phút + 1 giờ 35phút = 3 giờ 20 phút

Cả ba chi tiết chú Tư làm hết thời gian là:

3 giờ 20 phút + 2 giờ 7 phút = 5 giờ 27 phút

Đáp số: 5 giờ 27 phút

* Củng cố - dặn dò:

- Vận dụng các phép tính với số đo thời gian trong thực tế.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

(3)

...

...

...

TẬP ĐỌC

Tiết 51: NGHĨA THẦY TRÒ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Hiểu và ghi lại được nội dung của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cùng giữ gìn và phát triển truyền thống tốt đẹp đó.

CV 3799: Cho HS nghe ghi ND chính của bài; bôt sung thêm câu hỏi: câu hỏi 4:

Hãy nói ý kiến của em về lòng kính trọng của học sinh đối với thầy cô giáo?

- Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn: Sáng sớm,cuối làng, sáng sủa, sưởi nắng, nặng tai, một lần nữa, lần lượt,.. Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện lời của thầy giáo Chu. Hiểu các từ ngữ khó trong bài:

Cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, cụ đồ, vỡ lòng...

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực văn học

+ Giáo dục cho học sinh lòng kính trọng, sự lễ phép trong giao tiếp, ứng xử với thầy cô

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1. Hoạt động mở đầu (3p)

- Cho HS nghe bài hát bài Bụi phấn Bài hát cho em biết điều gì?

- Gọi HS nhận xét.

- Nhận xét, giới thiệu bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức(20p)

a. Luyện đọc

- Gọi 1HS đọc toàn bài.

- Gọi HS chia đoạn.

- GV chốt cách chia đoạn:

Đ1: Từ sáng sớm … mang ơn rất nặng.

Đ2: Các môn sinh … tạ ơn thầy.

Đ3: Các cụ già tóc bạc ... nghĩa thầy trò.

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài:

+ Lần 1: GV kết hợp sửa phát âm, ngắt nghỉ hơi, hướng dẫn đọc các từ khó, phát

- Hs nghe.

- HS nêu, lớp nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc toàn bài.

- 1HS chia đoạn.

- Theo dõi.

- 3HS đọc nối tiếp từng đoạn.

+ HS đọc kết hợp sửa phát âm.

(4)

âm sai.

+ Lần 2: Yêu cầu HS giải nghĩa các từ khó.

- YC HS tự luyện đọc.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc + Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng trang trọng.

Lời thầy giáo Chu nói với học trò: ôn tồn thân mật, nói với cụ đồ già: kính cẩn.

b. Tìm hiểu bài

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi

+ Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ?

+ Việc làm đó thể hiện điều gì ?

+ Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.

+ Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình thuở học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?

+ Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu:

+ Em hiểu nghĩa của các câu thành ngữ.

tục ngữ trên như thế nào ?

+ Em còn biết những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nào có nội dung như vậy?

+ Qua phần tìm hiểu, em hãy cho biết bài văn nói lên điều gì?

- GV nhận xét chốt ý đúng

- GV yêu cầu lớp ghi lại nội dung chính

+ HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- HS đọc tự luyện - Đại diện 2 bạn đọc.

- 1HS đọc toàn bài.

- Theo dõi.

- HS suy trả lời câu hỏi.

+ Các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy.

+ Việc làm đó thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy.

+ Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy. Họ dâng biếu thầy...cùng theo sau thầy.

+ Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đó đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng. Những chi tiết biểu hiện tình cảm đó: Thầy mời học trò cùng tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng. Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ. Thầy cung kính thưa với cụ : "Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy"

+ Các câu thành ngữ. tục ngữ : a, Tiên học lễ, hậu học văn.

b, Uống nước nhớ nguồn.

c, Tôn sư trọng đạo.

d, Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

+ Nối tiếp nhau giải thích.

+ Không thầy đó mày làm nên.

+ Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

+ Kính thầy yêu bạn.

+ Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

- HS viết vào vở.

(5)

của bài vào vở

- Gọi HS nhắc lại nội dung bài

* VHƯX: Khi em gặp khách lạ đến trường mình em sẽ làm gì?

- GV giáo dục thêm HS về cách ứng xử lễ phép, chào hỏi và thể hiện lòng biết ơn và kính trong đối với các thầy cô giáo trong và ngoài nhà trường … 3. Hoạt động luyện tập thực hành (5p)

* Luyện đọc diễn cảm - Nêu giọng đọc toàn bài

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp toàn bài, nhắc HS theo dõi tìm cách đọc phù hợp.

- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1.

+ chiếu đoạn văn.

+ Đọc mẫu đoạn văn.

+ Yêu cầu HS tìm cách ngắt, nghỉ, những từ ngữ cần nhấn giọng.

+ Yêu cầu HS luyện đọc - Tổ chức thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét đánh giá từng HS.

4. Hoạt động vận dụng(2p)

+ Hãy nói ý kiến của em về lòng kính trọng của học sinh đối với thầy cô giáo.

+ Nêu các câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo mà em đã tìm đọc và dựa vào sổ ghi chép, kể tóm tắt lại một câu chuyện.

- Hệ thống lại kiến thức của bài.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

- HS nêu lại - HS trả lời

- HS thực hiện

- HS nối tiếp đọc từng đoạn, sau đó HS nêu cách đọc

- Theo dõi GV đọc mẫu.

- 1HS nêu, lớp theo dõi, bổ sung.

- HS luyện đọc.

- 3 đến 5 HS đọc diễn cảm đoạn văn trên.

HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS trả lời.

- Lắng nghe.

- HS chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

CHÍNH TẢ

Tiết 26: ÂM VẦN TUẦN 25+26

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Hướng dẫn HS nghe - ghi đúng chính tả, biết trình bày đẹp bài viết : “Ai là thủy tổ loài người” ở nhà.

+ Hướng dẫn HS nghe - ghi chính xác, trình bày đúng hình thức bài “ Lịch sử ngày Quốc tế lao động ở nhà” .

- Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được qui tắc viết hoa tên riêng (BT2)/ 80.

(6)

+ Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của BT2 và nắm vững qui tắc viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực văn học

+ Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận khi viết chính tả ở nhà

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - Học sinh: Vở bài tập; vở ô li chính tả .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (3p)

- Gv chiếu BT có khuyết sẵn các vần ia, iê điền vào chỗ trống: t... lên, nước b..., bụi m..., tấm b... YC HS điền các vần vào chỗ trống.

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV nêu mục tiêu tiết học, giới thiệu bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (7p) 2.1. Hướng dẫn viết bài “Ai là thuỷ tổ loài người?”

a. Trao đổi về nội dung bài văn - Gọi HS đọc bài văn.

+ Dáng vẻ của người ngoại quốc này có gì đặc biệt?

b. Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

c. GV hướng dẫn HS viết bài tại nhà.

2.2. Hướng dẫn viết bài “Lịch sử ngày quốc tế lao động ”

a. Trao đổi về nội dung bài văn - Gọi HS đọc đoạn thơ cần viết.

+ Em có cảm nhận gì về hành động dũng cảm của chú Mo-ri-xơn?

b. Hướng dẫn viết từ khó

- Y/c HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

c. GV hướng dẫn HS viết bài tại nhà.

- Lưu ý HS cách trình bày thể thơ tự do, cách viết tên riêng nước ngoài.

3. HĐ luyện tập, thực hành (15p) Bài tập 2 trang 70( SGK):

- HS điền

* Kết quả: tiến lên, nước biển, bụi mía, tấm bìa.

- Lắng nghe.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng đoạn văn trước lớp.

- 1 HS trả lời.

- HS tìm và nêu các từ: khung cửa, buồng máy, ngoại quốc, tham quan, công trường, khoẻ, chất phác, giản dị...

- 1 HS đọc.

- 1 HS trả lời.

- HS tìm và nêu các từ.: Ê-mi-li, Oa- sinh-tơn, sáng bùng...

(7)

- Gạch chân tên riêng trong bài “Dân chơi đồ cổ” SGK- T.70 và giải thích vì sao lại viết hoa các tên đó.( ALTT) - GV chốt kết quả đúng.

+ Nêu cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam

Bài tập 2 trang 81( SGK)

- Gọi HS đọc yêu cầu và bài viết “Tác giả bài Quốc tế ca.”

- Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.

- Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn.

- Yêu cầu HS tự làm bài theo cặp. Nhắc HS dùng bút chì gạch chân dưới các tên riêng trong bài, giải thích cách viết hoa tên riêng.

- Gọi HS làm vào bảng nhóm dán lên bảng, giải thích cách viết hoa.

- Nhận xét kết luận lời giải đúng.

4. HĐ vận dụng, trải nghiệm (2p)

+ Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà luyện viết, rèn chữ, giữ vở sạch đẹp.

- 1 HS đọc ND BT2, một HS đọc đoạn văn.

- HS làm vào vở. 1 HS làm bảng phụ.

Cả lớp nhận xét

- HS lắng nghe để thực hiện cho tốt.

- 1HS nêu.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.

- 2 HS nối tiếp nhau trả lời.

- Nhận xét bạn trả lời.

- 2 HS làm vào bảng nhóm, HS lớp làm việc theo cặp.

- Làm việc theo yêu cầu của GV.

- 2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

KHOA HỌC

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.

- Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

+ Giáo dục ý thức tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường.

* KNS: Giáo dục hs biết sử dụng các công cụ sử dụng điện một cách an toàn tại gia đình.

* GD SDNLTK&HQ: (HĐ Ứng dụng) - Dòng điện mang năng lượng

- Một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện Cần sử dụng tiết kiệm năng lượng điện…

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(8)

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS : SGK, VBT

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu:(2phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi:

+ Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì?

+ Con người sử dụng năng lượng của nước chảy trong những công việc gì?

- GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(17 phút) Hoạt động 1:

+ Hãy kể tên những đồ dùng sử dụng điện mà em biết?

+ Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy ra từ đâu?

Hoạt động 2: Ứng dụng của dòng điện - GV cho HS làm việc cá nhân

- Trình bày kết quả

+ Bóng điện, bàn là, ti vi, đài, nồi cơm điện, đèn pin, máy sấy tóc, chụp hấp tóc, máy tính, mô tơ, máy bơm nước

+ Được lấy từ dòng điện của nhà máy điện, pin, ác- quy, đi- a- mô.

- HS suy nghĩ

- HS trình bày kết quả Tên đồ dùng sử dụng

điện

Nguồn điện cần sử dụng Tác dụng của dòng điện

Bóng điện Nhà máy điện Thắp sáng

Bàn là Nhà máy điện Đốt nóng

Ti vi Nhà máy điện/ ắc quy Chạy máy

Đài Nhà máy điện/ ắc quy/ pin Chạy máy

Tủ lạnh Nhà máy điện Chạy máy

Máy bơm nước Nhà máy điện Chạy máy

Nồi cơm điện Nhà máy điện Chạy máy

Đèn pin Pin Thắp sáng

Máy tính Nhà máy điện Chạy máy

Máy tính bỏ túi Nhà máy điện Chạy máy

Máy là tóc Nhà máy điện Đốt nóng

Mô tơ Nhà máy điện Chạy máy

Quạt Nhà máy điện Chạy máy

Đèn ngủ Nhà máy điện Thắp sáng

Máy sấy tóc Nhà máy điện Đốt nóng

Điện thoại Nhà máy điện Chạy máy

Máy giặt Nhà máy điện Chạy máy

(9)

Loa Nhà máy điện Chạy máy Hoạt động 3: Vai trò của điện

- GV chiếu các lĩnh vực: sinh hoạt hằng ngày, học tập, thông tin, giao thông, nông nghiệp, thể thao…

- GV cho HS kể - GV nhận xét

3. Hoạt động luyện tập: 5’

- Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện. Trong đó loại nào dùng năng lượng điện để thắp sáng, đốt nóng, chạy máy.

*Kết luận: - Điện mà các đồ dùng máy móc đó được lấy từ nhà máy điện là chủ yếu. Ngoài ra còn lấy ở những đồ vật có khả năng tích trữ điện như pin, ắc quy,

- HS kể

-2-3 HS trả lời

- Môt số loại đồ dùng, máy móc sử dụng điện:

+ Sử dụng năng lượng điện để thắp sáng: Các loại bóng đèn chạy điện như bóng đèn neon, bóng đèn sợi đốt,…

+ Sử dụng năng lượng điện để đốt nóng: Các loại ấm điện, lò vi sóng, bàn là, máy sấy, quạt sưởi, điều hòa…

+ Sử dụng năng lượng điện để chạy máy: Máy tính, quạt điện, đồng hồ, tivi, đài, máy bơm nước, máy đẩy.

4.Hoạt động ứng dụng:(3 phút)

- GV gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 93, SGK

*Kể những việc làm tiết kiệm điện?

- HS đọc -2-3 HS trả lời 5. Hoạt động sáng tạo:(2 phút)

- Tìm hiểu một số đồ vật, máy móc dùng điện ở gia đình em.

- HS nghe và thực hiện Ngày soạn 17/01/2022

Ngày giảng: Thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2022

TOÁN

VẬN TỐC( Trang 138)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.

- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo + Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

(10)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point

- Học sinh: Máy tính( điện thoại); Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu kết quả tính thể tích của hình lập phương có độ dài cạnh lần lượt là : 2cm; 3cm; 4cm; 5cm; 6cm..

- GV nhận xét - Giới thiệu bài.

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(10 phút)

* Giới thiệu khái niệm về vận tốc.

Bài toán 1: HĐ cá nhân

- Cho HS nêu bài toán 1 SGK, thảo luận theo câu hỏi:

+ Để tính số ki-lô-mét trung bình mỗi giờ ô tô đi được ta làm như thế nào?

- HS vẽ lại sơ đồ

+ Vậy trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km?

- GV giảng: Trung bình mỗi giờ ô tô đi đợc 42,5 km . Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là 42,4 km trên giờ: viết tắt là 42,5 km/giờ.

- GV cần nhấn mạnh đơn vị của bài toán là: km/giờ.

- Qua bài toán yêu cầu HS nêu cách tính vận tốc.

- GV giới thiệu quy tắc và công thức tính vận tốc.

Bài toán 2:

- Yêu cầu HS đọc bài và tự làm bài.

- Chúng ta lấy quãng đường ( 60 m ) chia cho thời gian( 10 giây ).

- HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe + Ta thực hiện phép chia 170 : 4 - HS làm nháp, 1 HS chia sẻ trước lớp.

Bài giải

Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là:

170 : 4 = 42,5 (km) Đáp số: 42,5 km

+ Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5km

- HS lắng nghe

- 1 HS nêu.

- HS nêu: V = S : t

- HS tự tóm tắt và chia sẻ kết quả S = 60 m

t = 10 giây

(11)

- Gv chốt lại cách giải đúng.

V = ?

- HS cả lớp làm bài vào vở, 1 HS chia sẻ kết quả trước lớp.

Bài giải

Vận tốc của người đó là:

60 : 10 = 6 (m/giây)

Đáp số: 6 m/giây 3. HĐ thực hành: (10 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, vận dụng trực tiếp công thức để tính.

- GV nhận xét chữa bài

Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài - Cho HS phân tích đề - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài.

Bài 3: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài, tóm tắt rồi giải sau đó chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, kết luận

- Cả lớp theo dõi

- HS áp dụng quy tắc và tự làm bài, 1 HS chia sẻ cách làm

Bài giải

Vận tốc của người đi xe máy đó là:

105 : 3 = 35 (km/giờ) Đáp số: 35 km/giờ

- HS đọc yêu cầu của bài - HS phân tích đề

- HS làm bài

Bài giải

Vận tốc của máy bay là:

1800 : 2,5 = 720 (km/giờ) Đáp số: 720 km/giờ - HS đọc bài, tóm tắt rồi giải sau đó chia sẻ trước lớp.

Bài giải

1 phút 20 giây = 80 giây Vận tốc chạy của người đó là 400 : 80 = 5 (m/giây)

Đáp số: 5 m/giây 4. Hoạt động vận dụng : (5 phút)

* Củng cố - dặn dò:

- Muốn tính vận tốc của một chuyển động ta làm như thế nào?

- Tìm cách tính vận tốc của em khi đi học.

- Muốn tìm vận tốc của một chuyển động ta lấy quãng đường đi được chia cho thời gian đi hết quãng đường đó.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

(12)

...

...

... TẬP ĐỌC

Tiết 52: HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Hiểu và ghi lại được nội dung của bài: Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.

CV 3799: Cho HS nghe ghi ND chính của bài.

*Lồng ghép về kĩ năng đọc mở rộng. Cho HS tóm tắt lại câu chuyện em đã đọc trên báo, sách, internet…về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc VN ghi lại được về ý nghĩa câu chuyện.

- Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn : lấy lửa, leo lên, lấy nước, cái nồi, nấu cơm, lần lượt,... Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả. Đọc diễn cảm toàn bài. Hiểu được các từ ngữ khó trong bài: làng Đồng Vân, sông Đáy, đình, trình,...

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực văn học

+ Giáo dục cho học sinh lòng yêu nét đẹp văn hóa cổ truyền của đân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1. Hoạt động mở đầu(3p)

- Tổ chức trò chơi Ai nhanh, ai đúng: Kể tên các lễ hội truyền thống mà em biết.

- Nhận xét, đánh giá tổng kết trò chơi và giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức (20p)

a. Luyện đọc

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Gọi HS chia đoạn.

- GV chốt cách chia đoạn:

Đ1: Hội thổi cơm ... sông Đáy xưa.

Đ2: Hội thi bắt đầu ... bắt đầu thổi cơm.

Đ3: Mỗi người nấu cơm ... người xem hội.

Đ4: Sau độ một giờ rưỡi ... đối với dân làng.

- Gọi 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài:

- HS tham gia chơi - Nhận xét.

- Lắng nghe

- 1HS đọc toàn bài.

- 1HS chia đoạn.

- Theo dõi.

- 4HS đọc nối tiếp từng đoạn.

(13)

+ Lần 1: GV kết hợp sửa phát âm, ngắt nghỉ hơi, hướng dẫn đọc các từ khó, phát âm sai.

+ Lần 2: Yêu cầu HS giải nghĩa các từ khó.

- YC HS luyện đọc - Gọi HS đọc toàn bài.

- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu toàn bài.

b. Tìm hiểu bài

Đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi:

+ Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ?

+ Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm.

+ Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau.

+ Tại sao nói việc giật giải trong hội thi là "niềm tự hào khó có gì sánh nổi" đối với dân làng ?

+ Qua bài văn, tác giả thể hiện tình cảm gì đối với một nét đẹp cổ truyền trong văn hoá dân tộc ?

- GV nhận xét chốt ý đúng

- GV yêu cầu lớp ghi lại nội dung chính của bài vào vở

- Gọi HS nhắc lại nội dung bài 3. Hoạt động luyện tập thực hành (5p)

- GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn, nêu giọng đọc toàn bài.

- Chiếu đoạn 2. Đọc mẫu.

- Yêu cầu HS nêu cách đọc

- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm - Nhận xét đánh giá từng HS.

4. Hoạt động vận dụng, (2p)

+ Qua bài tập đọc trên, em có cảm nhận

+ HS đọc kết hợp sửa phát âm.

+ HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- HS tự luyện đọc - Đại diện 2 HS đọc - 1HS đọc toàn bài.

- Theo dõi.

- HS thực hiện

+ Hội bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.

+ Mỗi đội cần phải cử người leo lên cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm trên ngọn mang xuống châm vào ba que diêm để hương cháy thành ngọn lửa.

+ Khi một thành viên của đội lo việc lấy lửa, những người khác, mỗi người một việc... trong sự cổ vũ của người xem.

+ Vì giật giải trong cuộc thi là bằng chứng cho thấy đội thi rất tài giỏi, khéo léo, phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau.

+ Tác giả thể hiện: tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.

- Lắng nghe.

- HS cả lớp ghi vào vở, nêu lại

- 4 HS nối tiếp đọc từng đoạn.

- Theo dõi GV đọc mẫu.

- HS nêu cách đọc.

- HS luyện đọc

- 3 đến 5 HS đọc diễn cảm đoạn văn trên.

HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Lắng nghe.

(14)

gì?

+ Cho HS tóm tắt lại câu chuyện em đã đọc trên báo, sách, internet…về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc VN ghi lại được về ý nghĩa câu chuyện.

- GV nhận xét

- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài sau.

+ HS nêu: Em cảm thấy cha ông ta rất sáng tạo, vượt khó trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

+ HS kể tóm tắt

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

Ngày soạn 17/01/2022

Ngày giảng: Thứ tư ngày 26 tháng 1 năm 2022

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 52: LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Hiểu và nêu được những từ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương và những từ dùng để thay thế trong BT1.

- Thay thế được những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn theo yêu cầu của BT2.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+Rèn cho HS năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+Yêu thích môn học

*Giảm tải: Không làm bài tập 3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - Học sinh: Vở viết, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1. Hoạt động mở đầu:(3phút)

- Cho HS trả lời một số câu hỏi sau:

+ Nêu cách liên kết câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.

+ Lấy VD về cách liên kết câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.

- GV nhận xét

- Qua phần trả lời cô thấy lớp mình đã biết cách liên kết câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ. Tiết học này chúng ta sẽ được luyện tập thêm về thay thế từ ngữ để liên kết câu.

2. Hoạt động luyện tập thực hành:

(25 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân

- HS trả lời

- HS nhận xét - HS lắng nghe

(15)

- Cho HS đọc yêu cầu và nội dung bài - Gợi ý HS đánh số thứ tự câu văn, dùng bút chì gạch chân dưới những từ ngữ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương.

- Cho HS trình bày kết quả

- Việc dùng các từ ngữ khác thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?

- GV nhận xét và kết luận:

Chú ý: Liên kết câu bằng cách dùng đại từ thay thế, có tác dụng tránh làm trùng lặp và rút gọn văn bản. Còn việc dùng từ đồng nghĩa hoặc dùng từ ngữ cùng chỉ về một đối tượng để liên kết (như đoạn trên) có tác dụng tránh lặp, cung cấp thêm thông tin phụ (làm rõ thêm về đối tượng).

Bài 2: Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong 2 đoạn văn sau bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa:

- HS đọc yêu cầu của bài - Bài có mấy yêu cầu?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS phát biểu nêu nhận xét về 2 đoạn văn.

- GV nhận xét, kết luận

- Các con đã tìm từ thay thế ở bài tập 2 theo nhóm đôi tương đối tốt. Để giúp các con vận dụng tốt hơn trong viết văn chúng ta cùng đến với hoạt động vận dụng.

3. Hoạt động vận dụng(2 phút)

- Gv yêu cấu HS sẽ viết một đoạn văn (3 – 5 câu) có sử dụng thay thế từ ngữ để liên kết câu.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- HS suy nghĩ: tìm những từ ngữ nói về Phù Đổng Thiên Vương.

- Phù Đổng Thiên Vương, trang nam nhi, tráng sĩ ấy, người con trai làng Phù Đổng

+ Tác dụng: tránh lặp từ, làm cho diễn đạt sinh động hơn.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm - 2 yêu cầu:

+ Xác định từ lặp lại

+ Thay thế những từ ngữ đó bằng đại từ hoặc từ đồng nghĩa.

- HS làm bài

- HS trao đổi so sánh cách diễn đạt của 2 đoạn văn và nêu kết quả.

VD: (1) Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên ( Thanh Hoá ). ( 2 ) Triệu Thị Trinh xinh xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ ...

Có thể thay: (2 ) Người thiếu nữ họ Triệu ... (3 ) Nàng ...

- HS lắng nghe

- HS nghe và thực hiện.

(16)

- GV nhận xét, chia sẻ thêm về cách thay thế từ ngữ để liên kết câu.

- Về nhà viết lại đoạn văn có dùng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu.

- Chuẩn bị bài sau:

IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

TẬP LÀM VĂN

Tiết 52: TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Hiểu được nhận xét chung của giáo viên và kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.

- Sửa được lỗi cho bạn và lỗi của mình trong đoạn văn.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+Rèn cho HS năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1. Hoạt động mở đầu(3p)

- Cho HS nghe bài hát: Em yêu trường em

+ Bài hát trên nói đến những đồ vật nào?

GV nhận xét, giới thiệu bài.

2. Hoạt động luyện tập thực hành(25p)

a. Nhận xét chung bài làm của HS.

- Gọi HS đọc lại đề bài.

- Nhận xét chung

* Ưu điểm

+ HS hiểu đề bài, viết đúng yêu cầu của đề bài.

+ Bố cục của bài văn.

+ Trình tự miêu tả.

+ Diễn đạt câu, ý.

+ Dùng từ để làm nổi bật lên hình dáng, công dụng của đồ vật.

+ Thể hiện sự sáng tạo trong cách quan sát, dùng từ miêu tả hình dáng, công

- HS nghe - HS nêu

- 1 HS đọc.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

(17)

dụng của đồ vật.

+ Hình thức trình bày bài làm văn.

- GV đọc một số bài làm tốt.

* Nhược điểm:

+ GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả.

+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến.

Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện các sửa lỗi.

- Trả bài cho HS

b. Hướng dẫn chữa bài - Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.

+ Yêu cầu chọn đoạn nào để viết lại đoạn văn mình chọn. GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS gặp khó khăn.

- Gọi HS đọc đoạn văn mình viết lại.

- Nhận xét, khen ngợi HS viết tốt.

- GV đọc đoạn văn hay sưu tầm được.

3. Hoạt động vận dụng(2p)

- Chia sẻ với mọi người về cấu tạo của bài văn tả đồ vật.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà đọc lại bài văn, ghi nhớ các lỗi GV đã nhận xét và chuẩn bị bài sau.

- Xem lại bài của mình.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

+ Nối tiếp nhau trả lời.

- Sửa lỗi.

- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

TOÁN

LUYỆN TẬP(Trang 139)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.

- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo + Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point

- Học sinh: Máy tính( điện thoại); Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

(18)

- Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện"

nêu quy tắc và công thức tính vận tốc.

- GV nhận xét - Giới thiệu bài.

- HS chơi trò chơi - HS nghe

- HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(20 phút)

Bài 1:

- GV gọi HS đọc đề toán:

+ Để tính vận tốc của con đà điểu chúng ta làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét HS

Bài 2: HĐ cá nhân

- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK, chia sẻ yêu cầu bài toán:

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Cho 1 HS làm vở - GV nhận xét HS

Bài 3: HĐ cá nhân

- Yêu HS đọc đề bài toán - Cho HS chia sẻ kết quả

- GV cùng HS nhận xét bài làm trên bảng.

- Chốt lời giải đúng.

Bài 4: HĐ cá nhân

- HS đọc to đề bài cho cả lớp cùng nghe + Ta lấy quãng đường nó có thể chạy chia cho thời gian cần để đà điểu chạy hết quãng đường đó.

- HS làm bài, 1 HS chia sẻ kết quả - Lớp theo dõi, nhận xét.

Bài giải

Vận tốc chạy của đà điểu là:

5250 : 5 = 1050 (m/phút) Đáp số: 1050 m/phút

- 1HS đọc đề bài, chia sẻ yêu cầu bài toán + Bài tập cho quãng đường và thời gian, yêu cầu chúng ta tìm vận tốc.

- HS làm vở, chia sẻ kết quả

S 130km 147km 210m

t 4 giờ 3 giờ 6 giây

V 32,5km/ giờ 49km/giờ 35m/giây

- HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.

- HS chữa bài, chia sẻ kết quả Bài giải

Quãng dường người đó đi bằng ô tô là:

25 – 5 = 20 (km)

Thời gian người đó đi bằng ô tô là: 0,5 giờ Vận tốc của ô tô là:

20 : 0,5 = 40 (km/giờ) Đáp số: 40km/giờ

(19)

- Cho HS đọc bài và tự làm bài

- GV giúp đỡ HS khi cần thiết - HS đọc bài và làm bài, báo cáo giáo viên Bài giải

Thời gian đi của ca nô là:

7 giờ 45 phút - 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ

Vận tốc của ca nô là:

30 : 1,25 = 24(km/giờ)

Đáp số: 24 km/giờ 3. Hoạt động vận dụng : (5 phút)

- Cho HS giải bài toán sau:

Một người đi xe đạp trên quãng đường dài 25km hết 1 giờ 40 phút.

Tính vận tốc của người đó ?

- HS giải

Giải Đổi 1 giờ 40 phút = 13

2

giờ = 3

5

giờ Vận tốc của người đó là:

25 :3

5

= 15 ( km/giờ)

ĐS : 15 km/giờ

* Củng cố - dặn dò:

- Chia sẻ với mọi người cách tính vận tốc của chuyển động khi biết quãng đường và thời gian.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

KHOA HỌC

LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.

- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

+ Giáo dục học sinh lòng say mê khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS : SGK, VBT

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(2phút)

- Cho HS ttrả lờicác câu hỏi sau:

+ Hãy nêu vai trò của điện?

- HS trả lời

(20)

+ Kể tên một số đồ dùng điện mà bạn biết?

+ Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu?

- GV nhận xét, đánh giá

- Giới thiệu bài - HS nghe

- HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25phút)

Hoạt động 1: Thực hành: Kiểm tra mạch điện

- GV yêu cầu HS quan sát các hình vẽ mạch điện ở hình minh họa 5

- GV gọi HS phát biểu ý kiến

- GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn

+ Dự đoán xem bóng đèn nào có thể sáng. Vì sao?

+ Nêu điều kiện để mạch điện thắp sáng đèn?

Hoạt động 2: Thực hành lắp mạch điện đơn giản

- GV kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của HS

- GV yêu cầu HS quan sát làm mẫu - GV yêu cầu HS thực hành lắp mạch điện trong nhóm và vẽ lại cách mắc mạch điện vào giấy.

- Gọi HS trình bày cách lắp mạch điện của nhóm mình

- GV nhận xét, kết luận về cách lắp mạch điện của HS

- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 94 SGK

+ HS quan sát hình minh họa

+ 5 HS tiếp nối nhau phát biểu và giải thích theo suy nghĩ

+ Hình a: bóng đèn sáng vì đây là một mạch kín.

+ Hình b: bóng đèn không sáng vì 1 đầu dây không được nối với cực âm.

Hình c: bóng đèn không sáng vì mạch điện bị đứt.

+ Hình d: bóng đèn không sáng.

+ Hình e: bóng đèn không sáng vì 2 đầu dây đều nối với cực dương của pin.

+ Nếu có một dòng điện kín từ cực dương của pin, qua bóng đèn đến cực âm của pin.

- Báo cáo việc chuẩn bị đồ dùng ở nhà - HS quan sát

- Mỗi HS lắp mạch điện 1 lần, vẽ sơ đồ mạch điện của nhóm vào giấy.

- HS tiếp nối nhau vẽ sơ đồ mạch điện lên bảng và nói lại cách lắp mạch điện của nhóm mình.

- HS nghe - HS đọc

(21)

- Yêu cầu 2 HS chỉ cho cả lớp thấy rõ:

Đâu là cực dương? Đâu là cực âm? Đâu là núm thiếc? Đâu là dây tóc?

+Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng?

+ Dòng điện trong mạch kín được tạo ra từ đâu?

+ Tại sao bóng đèn lại có thể sáng?

- HS tiếp nối nhau cầm cục pin, bóng đèn chỉ cho cả lớp.

+ Phải lắp thành một mạch kín để dòng điện từ cực dương của pin qua bóng đèn đến cực âm của pin.

+ Dòng điện trong mạch kín được tạo ra từ pin.

+ Vì dòng điện từ pin chạy qua dây tóc bóng đèn nóng tới mức phát ra ánh sáng.

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Chia sẻ về kinh nghiệm sử dụng các thiết bị điện ở nhà.

- HS nghe và thực hiện 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Tìm hiểu và kể thêm một số chất dẫn điện, cách điện.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

Ngày soạn 17/01/2022

Ngày giảng: Thứ năm ngày 27tháng 1 năm 2022

TẬP ĐỌC

Tiết 53: TRANH LÀNG HỒ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). Ghi chép được những chi tiết quan trọng vào vở. CV 3799: Cho HS nghe ghi ND chính của bài.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+Rèn cho HS năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+ GD học sinh biết quý trọng và gìn giữ những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - Hs: Sách giáo khoa Tiếng việt, vở ghi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (3 phút):

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": Kể tên các làng nghề truyền thống của nước ta.

- GV nhận xét - Giới thiệu bài

- HS chơi trò chơi

(22)

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (20p)

a) Luyện đọc:

- Gọi HS đọc bài - GV phân đoạn:

+ Đ1: ...tươi vui + Đ2: ....gà mái mẹ + Đ3: Còn lại.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn

+ GV kết hợp sửa phát âm, ngắt nghỉ hơi: sáng sớm, sáng sủa, sưởi nắng, nặng tai, một lần nữa, lần lượt ….

+ Yêu cầu HS xác định cách đọc và luyện đọc câu:

“ - Phải yêu mến cuộc đời....bên gà mái mẹ.

- Cái màu trắng điệp....trong hội hoạ.”

+ Yêu cầu HS giải nghĩa các từ: làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp....

- Yêu cầu HS tự luyện đọc

- GV nêu khái quát cách đọc và đọc mẫu toàn bài.

b) Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 của bài, trả lời câu hỏi:

+ Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam?

- GV tiểu kết, chuyển ý

- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3 của bài.

+ Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?

+ Tìm những từ ngữ thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ ở đoạn 2 và đoạn 3?

+ Vì sao tác giả lại biết ơn những người nghệ sĩ dân gian?

- 1 HS năng khiếu đọc bài.

- HS đánh dấu đoạn.

- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài, kết hợp sửa lỗi phát âm, luyện đọc câu khó.

- HS giải nghĩa các từ.

- HS tự luyện đọc - HS lắng nghe.

- HS đọc thầm trả lời câu hỏi - Tranh vẽ lợn, gà, chuột....

1. Giới thiệu những vật phẩm văn hoá dân tộc.

- HS đọc đoạn còn lại, trả lời:

- Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu lá tre mùa thu. Màu trắng điệp…

- Tranh lợn ráy có khoáy âm dương – rất có duyên.

- Tranh vẽ đàn gà con- tưng bừng như ca múa bên gà mẹ.

- Vì những người nghệ sĩ đã tạo ra những bức tranh rất đẹp, lành mạnh, hóm hỉnh và khuyên chúng ta phải biết quý trọng những truyền thống văn hoá

(23)

- GV tiểu kết, chốt ý.

+ Qua phần tìm hiểu, em hãy cho biết bài văn nói lên điều gì?

- GV nhận xét chốt ý đúng.

- Giáo viên yêu cầu lớp ghi lại nội dung chính của bài vào vở.

- Gọi HS nhắc lại ND bài

* KL: Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa Việt Nam. Những người tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng – những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

3. Hoạt động luyện tập (5 phút)

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp và yêu cầu HS nêu giọng đọc, cách đọc từng đoạn.

- Gv chiếu đoạn 1.

- Gọi HS đọc mẫu, yêu cầu HS tìm từ cần nhấn giọng.

- Gọi HS nêu, GV gạch chân các từ: đã thích, thấm thía, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, đậm đà, lành mạnh, hòm hỉnh, tươi vui.

- Yêu cầu HS luyện đọc - Gọi 3 HS thi đọc.

- Nhận xét, tuyên dương.

4. Hoạt động vận dụng (2 phút) - Gọi HS nhắc lại nội dung bài văn.

+ Em có suy nghĩ gì về những nét đẹp truyền thống của dân tộc?

- Dặn HS về nhà sưu tầm tìm hiểu các bức tranh làng Hồ mà em thích.

của dân tộc.

2. Những bức tranh làng Hồ đẹp và quý.

- 2, 3 HS nêu.

- HS tự ghi nội dung vào vở

* Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo

- 3, 4 HS nhắc lại.

- HS đọc và nêu giọng đọc của từng đoạn.

- HS lắng nghe và dùng bút chì gạch chân các từ cần nhấn giọng.

- HS luyện đọc

- HS thi đọc diễn cảm, lớp nhận xét.

- Bình chọn bạn đọc hay nhất.

- HS nêu

- 2 HS phát biểu

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

TOÁN

(24)

QUÃNG ĐƯỜNG( Trang 140)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.

- HS vận dụng kiến thức vào làm các bài tập theo yêu cầu.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo + Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point

- Học sinh: Máy tính( điện thoại); Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" tính vận tốc khi biết quãng đường và thời gian(Trường hợp đơn giản)

- Ví dụ: s = 70km; t = 2 giờ s = 40km, t = 4 giờ s = 30km; t = 6 giờ s = 100km; t= 5 giờ - GV nhận xét trò chơi - Giới thiệu bài

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(10 phút) Hình thành cách tính quãng đường

* Bài toán 1:

- Gọi HS đọc đề toán

- GV cho HS nêu cách tính quãng đường đi được của ô tô

- Hướng dẫn HS giải bài toán.

- GV nhận xét và hỏi HS:

+ Tại sao lại lấy 42,5 x 4= 170 (km) ?

- Từ cách làm trên để tính quãng đường ô tô đi được ta làm thế nào?

- Muốn tính quãng đường ta làm như

- HS đọc đề toán.

- HS nêu

- HS thảo luận theo cặp, giải bài toán.

Bài giải

Quãng đường đi được của ô tô là:

42,5 x 4 = 170 (km) Đáp số: 170 km

+ Vì vận tốc ô tô cho biết trung bình cứ 1giờ ô tô đi được 42,5 km mà ô tô đã đi 4 giờ.

- Lấy quãng đường ô tô đi được trong 1giờ (hay vận tốc ô tô nhân với thời gian đi.

- Lấy vận tốc nhân với thời gian.

(25)

thế nào?

Quy tắc

- GV ghi bảng: S = V x t

* Bài toán 2:

- Gọi HS đọc đề toán

- Cho HS chia sẻ theo câu hỏi:

+ Muốn tính quãng đường người đi xe đạp ta làm ntn?

+ Tính theo đơn vị nào?

+ Thời gian phải tính theo đơn vị nào mới phù hợp?

- Lưu ý hs: Có thể viết số đo thời gian dưới dạng phân số: 2 giờ 30 phút = 2

5

giờ

Quãng đường người đi xe đạp đi được là: 12 2

5

= 30 (km)

- 2 HS nêu.

- 1 HS đọc.

- HS làm bài vào nháp 1 HS lên bảng giải - HS(M3,4)có thể làm 2 cách:

+ VËn tèc nh©n víi thêi gian

+ Vận tốc của xe dạp tính theo km/giờ.

+ Thời gian phải tính theo đơn vị giờ.

Giải

Đổi: 2giờ 30 phút = 2,5 giờ Quãng đường người đó đi được là:

12 x 2,5 = 30 (km) Đ/S: 30 km

3. HĐ thực hành: (10 phút) Bài 1: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc yêu cầu của bài - HS tự làm vào vở

- GV kết luận

Bài 2: HĐ cá nhân - Yêu cầu HS đọc đề.

- Yêu cầu HS làm bài

- HS nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài 3: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài và làm bài - GV giúp đỡ HS nếu cần

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ cách làm.

Bài giải

Quãng đường đi được của ca nô là:

15,2 x 3 = 45,6 (km) Đáp số: 45,6 km - HS đọc.

- HS làm vào vở, 1 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ cách làm

Bài giải 15 phút = 0,25 giờ

Quãng đường đi được của người đó là:

12,6 x 0,25 = 3,15 (km) Đáp số: 3,15 km - HS làm bài cá nhân

Bài giải

Thời gian đi của xe máy là 11 giờ - 8 giờ 20 phút = 2 giờ 40 phút

(26)

2 giờ 40 phút = 8/3 giờ Quãng đường AB dài là:

42 : 3 x 8 = 112( km) Đáp số: 112km 4. Hoạt động ứng dụng:(5 phút)

- Cho HS vận dụng kiến thức làm bài sau:

Một người đi bộ với vận tốc 5km/giờ.

Tính quãng đường người đó đi được trong 6 phút.

- HS giải:

Giải 6 phút = 0,1 giờ

Quãng đường người đó đi trong 6 phút là:

5 x 0,1 = 0,5(km)

Đáp số: 0,5km

* Củng cố - dặn dò:

- Chia sẻ với mọi người cách tính quãng đường của chuyển động khi biết vận tốc và thời gian.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

Ngày soạn 17/01/2022

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 28 tháng 1 năm 2022

CHÍNH TẢ (Nhớ - viết) Tiết 27: CỬA SÔNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Nhớ -viết đúng chính tả 2 khổ thơ cuối bài thơ “Cửa sông”. HS nghe GV giảng rồi ghi lại nội dung chính.

+HS trao đổi về nội dung và biện pháp nghệ thuật nhân hóa ở khổ thơ cuối

- Tìm được các tên riêng trong 2 đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT2).

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+Rèn cho HS năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+ Cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài

CV 3799: ĐC: Giảm bớt nội dung nhớ- viết (chỉ nhớ viết 2 khổ cuối),bổ sung kiến thức về nghe ghi: GV giảng về nội dung chính của bài thơ HS nghe và ghi lại.

CV 3969: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - Học sinh: Vở bài tập; vở ô li chính tả .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

(27)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động (2 phút)

- Cho HS viết tên người, tên địa lí nước ngoài vào vở nháp

VD : Ơ-gien Pô-chi-ê, Pi– e Đơ-gây–tơ, Chi–ca–gô.

- GV nhận xét - Giới thiệu bài

2. Hoạt động khám phá (10 phút )

*Trao đổi về nội dung đoạn thơ:

- Yêu cầu HS đọc lại bài thơ.

- Đọc thuộc lòng 2 khổ cuối bài thơ?

- Cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào?

GV: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn.

*Hướng dẫn viết từ khó:

- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ trên.

- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài thơ khi viết ở nhà.

3. Hoạt động luyện tập (15 phút) Bài tập 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV yêu cầu HS nêu tên riêng có trong bài và giải thích cách viết, viết đúng; sau đó nói lại quy tắc.

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

+ Nêu lại cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài?

- HS viết

- HS theo dõi

- 1HS nhìn SGK đọc lại bài thơ.

- 1 HS đọc.

- 1 HS trả lời.

- HS nghe, ghi lại nội dung

- HS nêu các từ ngữ khó:

VD: nước lợ, nông sâu, uốn cong lưỡi, sóng, lấp loá...

- HS viết nháp, 2 HS viết trên bảng lớp.

- HS theo dõi, ghi nhớ cách viết bài thơ.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- HS làm việc độc lập: Đọc lại đoạn trích vừa đọc vừa gạch mờ dưới các tên riêng tìm được, suy nghĩ, giải thích cách viết các tên riêng đó.

- HS nối tiếp nêu kết quả Lời giải:

- Các tên riêng chỉ người:

+ Cri- xtô- phô - rô Cô - lôm - bô + A - mê - ri- gô Ve- xpu -xi + Ét - mân Hin - la - ri

+ Ten - sing No- rơ - gay - Các tên địa lí:

+ I- ta- li - a; Lo- ren; A - mê - ri - ca;

Ê - vơ - rét; Hi- ma- lay- a; Niu Di - lân.

- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận

(28)

4. Hoạt động vận dụng (2 phút):

- GV nhận xét giờ học, biểu dương những HS học tốt trong tiết học.

- Tìm hiểu thêm về cách viết hoa tên tên người, tên địa lí nước ngoài.

tên riêng. Các tiếng trong bộ phận tên riêng được ngăn cách nhau bởi dấu gạch nối.

- Các tên riêng còn lại: Mĩ, Ấn Độ, Pháp, Bồ Đào Nha, Thái Bình Dương được viết hoa chữ cái đầu của mỗi chữ, vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng đọc theo phiên âm Hán Việt.

- HS nghe và thực hiện

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 51+53: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Mở rộng vốn từ về truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo yêu cầu.

- Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+Rèn cho HS năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho HS.

*Giảm tải : Không dạy bài tập 1/82 (Tuần 26)

CV 3969: MRVT: Truyền thống tuần 26, 27 ghép thành chủ đề (dạy trong 1 tiết).

Giảm bài tập 2 (tr.82), bài tập 1 (tr.90).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS: Từ điển.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (3 phút) - Lấy ví dụ về cách liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.

- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ trang 76.

- Nhận xét, giới thiệu bài.

2. Hoạt động Luyện tập(22 phút) Bài 3 (trang 82)Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ chỉ người và

- 2 HS làm trên bảng lớp.

- 2 HS đứng tại chỗ đọc thuộc lòng.

- Nhận xét bài bạn, nếu sai thì sửa lại.

- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

(29)

sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.

- Yêu cầu HS làm bài: HS làm bài cá nhân, đọc các từ mình tìm được.

GV cùng HS cả lớp bổ sung, nhận xét.

- Nhận xét kết luận lời giải đúng:

+ Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc

+ Những từ ngữ chỉ sự vật, gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc.

+ Con biết gì về các nhân vật lịch sử?

- Liên hệ giáo dục HS nhớ đến các anh hùng, học giỏi để đền đáp công ơn của các anh hùng.

Bài 2 (trang 90)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Tổ chức cho HS làm bài tập dưới dạng trò chơi hái hoa dân chủ theo hướng dẫn sau:

+ Mỗi HS xung phong lên trả lời bốc thăm một câu ca dao hoặc câu thơ.

+ Đọc câu ca dao hoặc câu thơ.

+ Tìm chữ còn thiếu và ghi vào ô chữ.

+ Trả lời đúng 1 từ hàng ngang được nhận một phần thưởng

+ Trả lời đúng ô hình chữ S là người đạt giải cao nhất.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 HS làm bài

- Nhận xét bài làm của bạn đúng/ sai nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- Chữa bài

+ Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc : các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản

+ Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa...

- Nối tiếp nhau trả lời.

- HS lắng nghe.

- 1HS đọc thành tiếng trước lớp - Nghe GV hướng dẫn.

- HS chơi trò chơi, giải các câu tục ngữ, ca dao, thơ.

- Ô chữ hình chữ S: Uống nước nhớ nguồn

- Hs trả lời theo hiểu biết.

+ Biết được dân tộc ta có rất nhiều truyền thống quý báu...

+ HS trả lời: học tập tốt, phát huy những truyền thống tốt đẹp đó...

- HS nghe và ghi nhớ.

c ầ u k i ề u

k h á c g i n g

n ú i n g ồ i

x e n g h i ê n g

t h ư ơ n g n h a u

c á ư ơ n

n h k ẻ c h o

n ư ớ c c ò n

l ạ c h n à o

v ữ n g n h ư c â y

n h t h ư ơ n g

t h ì n ê n

ă n g ạ o

u ố n c â y

c ơ đ

n h à c ó n ó c

(30)

+ Em hiểu câu Uống nước nhớ nguồn là ntn ?

GV tương tự hỏi HS nghĩa của các ca dao, tục ngữ, câu thơ trong các ô chữ hàng ngang. GV kết luận lại ý nghĩa của các câu đó.

3. Hoạt động Vận dụng(5 phút) + Bài học giúp em hiểu được điều gì ?

+ Các em sẽ làm gì để tiếp nối và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó ?

- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.

- Yêu cầu HS về nhà học thuộc câu ca dao, tục ngữ, sưu tầm thêm các câu ca dao, tục ngữ thuộc chủ đề trên và chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

TOÁN

LUYỆN TẬP(Trang 141)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.

- HS vận dụng kiến thức vào làm các bài tập theo yêu cầu.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo + Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point

- Học sinh: Máy tính( điện thoại); Vở, SGK

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Language focus: - Sentence patterns: Good morning/Good afternoon/Good evening and Nice to see you again.. - Vocabulary: good morning, good afternoon, good evening, good night,

- Tell pupils that they are going to listen to three dialogues about school subjects and tick the correct pictures.. - Have them look at

- Tell pupils that they are going to revise what they have learnt in Lesson 1 and Lesson 2 - Have them work in pairs: one pupil asks the questions What time is it?. and What time do

- Tell pupils that they are going to look at the pictures and questions and write the answersb. Check comprehension and

- Tell pupils that they are going to listen to four dialogues about what the children do ondifferent days of the week and number the pictures.. - Ask Ss to open the books on page 21

Teacher’s aids: student book and teacher’s book, class CDs, flashcards, IWB software, projector/interactive whiteboard/TV.. Students’ aids: Student book,

Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.. Hội thi bắt đầu bằng việc

Nãi viÖc giËt gi¶i trong cuéc thi lµ niÒm tù hµo khã cã g× s¸nh næi ®èi víi d©n lµng:Vì việc giật được giải trong cuộc thi là.. bằng chứng cho thấy đội thi rất tài