• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thiết kế mô hình đa tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng cho bộ phận thương mại tại Scavi Huế - Ứng dụng mô hình Fuzzy MCDM

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Thiết kế mô hình đa tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng cho bộ phận thương mại tại Scavi Huế - Ứng dụng mô hình Fuzzy MCDM"

Copied!
83
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐA TIÊU CHÍ LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG CHO BỘ PHẬN THƯƠNG MẠI TẠI SCAVI HUẾ -

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH FUZZY MCDM

TRƯƠNG NGỌC MINH CHÂU

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐA TIÊU CHÍ LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG CHO BỘ PHẬN THƯƠNG MẠI TẠI SCAVI HUẾ -

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH FUZZY MCDM

Sinh viên thực hiện

Trương Ngọc Minh Châu Lớp: K50 Thương mại điện tử Niên khóa: 2016-2020

Giảng viên hướng dẫn Ths. Phạm Phương Trung

Huế, tháng 12 năm 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

cung ứng cho bộ phận thương mại tại Scavi Huế - Ứng dụng mô hình Fuzzy MCDM”

là đề tài của riêng tôi. Mọi dẫn chứng, số liệu, thông tin,… đều có trích dẫn rõ ràng, không sao chép từ bất kì tài liệu, thông tin nào khác.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Huế, tháng 12 năm 2019 Sinh viên kí tên Trương Ngọc Minh Châu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

Tôi xin cám ơn quý thầy, cô giảng viên đã tận trình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành khóa luận này.

Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lời cám ơn chân thành đến Ths. Phạm Phương Trung đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi cũng xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý công ty Scavi đã cho tôi có cơ hội được học hỏi, phát triển bản thân tại Quý công ty. Đồng thời tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các anh, chị bộ phận thương mại của công ty Scavi đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ, quan tâm, giúp đỡ để tôi có thể có được nền tảng kiến thức vững chắc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi muốn gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè đã hỗ trợ và giúp đỡ trong khoảng thời gian vừa qua.

Do thời gian thực tế và vốn kiến thức có hạn, mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực nhưng đề tài này không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Kính mong Quý công ty, thầy, cô giảng viên cùng các bạn sinh viên có thể đóng góp ý kiến để đề tài này có thể hoàn thiện hơn.

Chân thành cám ơn!

Huế, tháng 12 năm 2019 Sinh viên thực hiện Trương Ngọc Minh Châu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

MỤC LỤC

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lý do chọn đề tài ...1

2.1. Mục tiêu chung ...2

2.2. Mục tiêu cụ thể ...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ...3

3.1. Đối tượng nghiên cứu:...3

3.2. Phạm vi nghiên cứu: ...3

4. Phương pháp nghiên cứu ...3

4.1. Phương pháp thu thập thông tin: ...3

4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: ...3

5. Bố cục: ...4

1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu...5

1.1.1. Khái niệm về hoạt động mua sắm nguyên vật liệu...5

1.1.2. Vai trò của hoạt động mua sắm nguyên vật liệu ...5

1.1.3. Các hình thức mua sắm nguyên vật liệu...7

1.1.4. Quy trình mua sắm nguyên vật liệu...8

1.2. Cơ sở thực tiễn...11

1.2.1. Hoạt động mua sắm nguyên vật liệu tại công ty Scavi Huế...11

1.2.2. Vai trò hoạt động mua sắm nguyên vật liệu tại công ty Scavi Huế ...14

1.2.3. Các tiêu chí quyết định việc mua sắm nguyên vật liệu tại công ty Scavi Huế....15

1.2.4. Quy trình mua sắm nguyên vật liệu tại công ty Scavi Huế ...16

1.3. Phương pháp toán ...18

1.3.1. Phương pháp nghiên cứu Fuzzy ...18

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu MCDM ...19

1.3.3. Phương pháp nghiên cứu Fuzzy MCDM ...21

1.3.4. Ứng dựng của phương pháp nghiên cứu Fuzzy MCDM...23

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG TẠI BỘ PHẬN THƯƠNG MẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DECATHLON - PHÁP ...24

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...24

2.1.2. Các thông tin cơ bản về công ty ...24

2.1.3. Trách nhiệm của công ty ...26

2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ...26

2.1.5. Các chủng loại sản phẩm ...27

2.1.6. Các khách hàng chính của công ty Scavi Huế……….28

2.1.7. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Scavi Huế: ...30

2.1.8. Tình hình lao động ở công ty: ...32

2.1.9. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Scavi Huế năm 2016 - 2018...34

2.1.10. Giới thiệu sơ lược về khách hàng Decathlon ...35

2.2. Tình hình mua sắm nguyên vật liệu tại bộ phận Thương mại công ty Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon – Pháp năm 2016 - 2018...38

2.2.1 Tình hình mua sắm tại bộ phận Thương mại - khách hàng Decathlon: ...38

2.2.2. Tình hình đơn hàng mua nguyên phụ liệu tại bộ phận Thương mại Scavi Huế - khách hàng Decathlon năm 2016-2018 ...40

2.2.3. Tình hình thanh toán tại bộ phận Thương mại Scavi Huế - khách hàng Decathlon năm 2016-2018 ...41

2.3. Đánh giá quy trình lựa chọn nhà cung ứng của bộ phận Thương mại công ty Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon – Pháp năm 2016 - 2018 ...43

2.3.1. Quy trình lựa chọn nhà cung ứng của bộ phận Thương mại công ty Scavi Huế đối với khách hàng Decathon – Pháp ...43

2.3.2. Đánh giá quy trình lựa chọn nhà cung ứng của bộ phận Thương mại công ty Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon – Pháp năm 2016 - 2018 ...49

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP FUZZY MCDM VÀO VIỆC ĐÁNH GIÁ NHÀ CUNG ỨNG CỦA BỘ PHẬN THƯƠNG MẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DECATHLON – PHÁP ...51

3.1. Cơ sở đề ra giải pháp: ...51

3.1.1. Định hướng phát triển công ty:...51

3.1.2. Nhược điểm phương pháp đánh giá nhà cung ứng của bộ phận thương mại tại Scavi Huế...53

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

3.2. Đề xuất mô hình đa tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng cho bộ phận thương mại tại

Scavi huế - Ứng dụng mô hình Fuzzy MCDM ...54

3.2.1 Đề xuất mô hình đánh giá nhà cung ứng ...54

3.2.1.1. Xác định tiêu chí đánh giá và mức độ đánh giá của từng tiêu chí...54

3.2.1.2. Đề xuất mô hình đánh giá nhà cung ứng ...55

3.2.2. Xây dựng mô hình Fuzzy MCDM đánh giá nhà cung ứng ...56

3.2.2.1. Xây dựng tiến trình đánh giá nhà cung ứng ...56

3.2.2.2. Xác định mức độ quan trọng của từng tiêu chí và mức độ đánh giá cho từng tiêu chí ...61

3.3. Ví vụ số minh họa cho mô hình...63

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...71

1. Kết luận...71

2. Kiến nghị ...72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...73

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ khóa Tên tiếng Anh Chú thích

1 AQL Acceptable quality limit Bộ phận kiểm tra chất lượng thành phẩm

2 AW Autumn Winter Mùa thu đông

3 CIF Cost, Insurance, Freight Giá thành, bảo hiểm và cước

4 CPTPP Comprehensive and

Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

5 EVFTA Europe and Vietnam for

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu

6 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

7 FOB Free on board Miễn trách nhiệm trên Boong tàu nơi đi

8 Fuzzy Fuzzy Phương pháp toán mờ

9 Hóa đơn

Pro-forma

Pro-forma Invoice Hóa đơn chiếu lệ, hóa đơn có tính hình thức không dùng để thanh toán

10 KPI Key Performance Indicator Chỉ số hiệu quả 11 MCDM Multi criteria decision

making

Phương pháp ra quyết định đa tiêu chí

12 MDS Market development stage Bộ phận phát triển thị trường 13 MS Manufacturing stage Bộ phận phát triển đơn hàng

14 NPL Nguyên phụ liệu

15 SS Spring Summer Mùa xuân hạ

16 TPP Trans-Pacific Partnership Agreement

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

17 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Danh mục sản phẩm của công ty ...27

Bảng 2.2 Tình hình lao động công ty Scavi Huế từ năm 2016 – 2018 ...33

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Scavi Huế năm 2016 – 2018....34

Bảng 2.4 Đánh giá hiệu quả kinh doanh giữa Scavi Huế và Decathlon năm 2016 – 2018 ...38

Bảng 2.5 Tình hình mua sắm tại bộ phận Thương mại Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon từ năm 2016 – 2018 ...39

Bảng 2.6 Tình hình đơn hàng mua nguyên phụ liệu tại bộ phận Thương mại Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon từ năm 2016 – 2018...41

Bảng 2.7 Tình hình thanh toán tại bộ phận Thương mại Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon từ năm 2016 – 2018 ...42

Bảng 2.8 Các tiêu chí lựa chọn chủ hàng vào danh sách trắng ...45

Bảng 2.9 Các tiêu chí đánh giá nhà cung ứng ...47

Bảng 3.1 Mức độ quan trọng của các tiêu chí ...54

Bảng 3.2 Các tiêu chí đánh giá nhà cung ứng ...55

Bảng 3.3 Biến ngôn ngữ cho mức độ quan trọng ứng với số mờ tam giác ...61

Bảng 3.4 Biến ngôn ngữ cho mức độ đánh giá nhà cung ứng với tập số mờ tam giác .62 Bảng 3.5 Trọng số từng tiêu chí ...62

Bảng 3.6 Xếp loại nhà cung ứng bằng biến ngôn ngữ do người quyết định (D1) xếp loại ...64

Bảng 3.7 Xếp loại nhà cung ứng bằng biến ngôn ngữ do người quyết định (D2) xếp loại ...64

Bảng 3.8 Tiêu chuẩn hóa điểm đánh giá trung bình của từng nhà cung ứng ...65

Bảng 3.9 Điểm số mờ nhà cung ứng có tính đến trọng số các tiêu chí ...67

Bảng 3.10: Hàm thành viên tổng hợp điểm mờ ...69

Bảng 3.11: Điểm số đánh giá nhà cung ứng...69

Bảng 3.12: Xếp hạng điểm số 10 nhà cung ứng theo thứ tự từ thấp đến cao...70

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Logo của công ty Scavi ...25

Hình 2.2 Logo tập đoàn Decathlon...35

Hình 2.3 Một số các nhãn hàng của Decathlon ...36

Hình 2.4 Cách thức đánh giá nhà cung ứng của bộ phận Thương mại Scavi Huế...49

Hình 3.1: Hàm thành viên của mức độ quan trọng các tiêu chí ...61

Hình 3.2 Bảng đánh giá nhà cung ứng ...63

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Phân loại phương pháp ra quyết định đa tiêu chí MCDM ...20

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty Scavi Huế ...30

Sơ đồ 2.2 Tiến tình đánh giá nhà cung ứng của bộ phận thương mại Scavi Huế ...43

Sơ đồ 2.3 Quy trình đánh giá nhà cung ứng của bộ phận Thương mại – khách hàng Decathlon...46

Sơ đồ 3.1 Mô hình đề xuất việc đánh giá nhà cung ứng ...56

Sơ đồ 3.2 Tiến trình đánh giá nhà cung ứng ...57

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng trở nên hội nhập và phát triển, với việc trở thành thành viên của các sân chơi lớn như: Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ngày 11/1/2007; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) ngày 2/12/2015; Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngày 5/10/2015 và gần đây nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bố xuyên Thái Bình Dương (CPTPP);… đã tạo ra không ít những thay đổi trong việc phát triển nền kinh tế của nước nhà. Cùng với sự vận động không ngừng của nền kinh tế, vị thế của ngành Dệt may Việt Nam đang ngày một nâng cao, trở thành một trong những ngành mũi nhọn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế ngành một phát triển, đồng thời cũng đóng góp phần lớn giá trị kinh tế nước ta, cải thiện cán cân thương mại Việt Nam.

Công ty cổ phần Scavi được biết đến như một trong những tập đoàn có giấy phép thành lập công ty FDI số 1 tại Việt Nam. Sau 31 năm hoạt động trên lĩnh vực sản xuất nội y, đồ thể thao, đồ bơi,… thì Scavi đã có hơn 126 nhãn hàng và 126 nhóm khách hàng khác nhau, trong đó có hơn 50 khách hàng lớn đang hợp tác với tập đoàn này. Một số đối tác chiến lược quan trọng của Scavi như: Decathlon; Nike; HBI;

Dobotex … Công ty cổ phần Scavi nói chung và công ty Scavi Huế nói riêng là một trong những doanh nghiệp có uy tín và chất lượng trong ngành may mặc, khả năng sản xuất có thể đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu hàng hóa đi các nước. Công ty đã không ngừng đưa ra những chiến lược về việc đào tạo và phát triển công nhân viên, đầu tư hệ thống thiết bị máy móc năng suất cao chất lượng tốt, áp dụng những cộng nghệ hàng vượt trội trong việc sản xuất,… để có thể đảm bảo được việc phát triển bền vững.

Decathlon là một nhãn hàng may mặc Pháp và cũng là một trong những khách hàng chiến lược, chủ lực của công ty. Vì vậy, công ty rất chú trọng các hoạt động liên quan đến vị đối tác chiến lược này. Một trong những hoạt động quan trọng, tiêu biểu đáng được nhắc đến trong suốt chuỗi hoạt động kinh doanh của công ty, quyết định

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

hàng. Trong đó bộ phận Thương mại được xem như là bộ phận mấu chốt trong việc phát triển thị trường, quản lý và xử lý đơn hàng. Vì vậy có thể nói rằng trách nhiệm của bộ phận này trong chuỗi cung ứng vô cùng quan trọng.

Việc chọn lựa nhà cung ứng có tầm quan trọng vô cùng lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động sản xuất của công ty Scavi Huế nói riêng. Nhà cung ứng phải đảm bảo cung cấp vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa,…

với số lượng đầy đủ, chất lượng, ổn định, chính xác,… đáp ứng yêu cầu của sản xuất, kinh doanh với chi phí thấp và thời gian kịp thời. Vì vậy lựa chọn nhà cung cấp phù hợp và quản lý được họ là điều kiện tiên quyết giúp tổ chức sản xuất được sản phẩm có chất lượng đúng như mong muốn, theo tiến độ quy định, giá cả hợp lý, đủ sức cạnh tranh trên thương trường. Bên cạnh đó còn nhận được sự hỗ trợ của nhà cung cấp, để tiếp tục đạt được thành tích cao hơn. Vì vậy, việc chọn lựa nhà cung ứng phù hợp là một trong những bài toán quan trọng mà Scavi phải giải quyết trước khi đưa vào hệ thống xử lý số liệu, lên kế hoạch sản xuất, … Tuy nhiên, thông qua khoảng thời gian dài tìm hiểu, tôi nhận thấy việc lựa chọn nhà cung ứng của bộ phận này vẫn chưa thực sự hiệu quả và còn gặp nhiều vấn đề trở ngại làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm,... Nhận thức được vấn đề nêu trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài

“Thiết kế mô hình đa tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng cho bộ phận thương mại tại Scavi Huế - Ứng dụng mô hình Fuzzy MCDM”.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Tìm hiểu quy trình mua sắm nguyên vật liệu của công ty Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon – Pháp, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của quy trình này từ đó đề xuất một quy trình mua sắm nguyên vật liệu hoàn thiện hơn.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Phân tích cách thức lựa chọn nhà cung ứng và hiệu quả khi lựa nhà cung ứng chọn của bộ phận thương mại Scavi Huế.

- Phân tích làm rõ tầm quan trọng của các tiêu chí trong hệ thống những tiêu chí quan trọng lựa chọn nhà cung ứng phù hợp nhất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

- Đánh giá được mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí, từ đó thiết kế được mô hình các tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng phù hợp nhất.

- Ứng dụng phương pháp Fuzzy MCDM vào việc thiết kế mô hình đa tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng phù hợp nhất cho bộ phận thương mại Scavi Huế.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình, phương pháp chọn lựa nhà cung ứng của bộ phận thương mại Scavi Huế.

- Khách thể nghiên cứu: nhân viên quản lý đơn hàng nhóm Decathlon thuộc bộ phận thương mại Scavi Huế.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: nghiên cứu được tiến hành tại bộ phận thương mại, nhóm Decathlon, Scavi Huế, khu công nghiệp Phong Điền, thị trấn Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Về thời gian: Thu thập thông tin, số liệu hoạt động kinh doanh, số liệu mua hàng từ năm 2016 – 2018. Thời gian nghiên cứu đề tài diễn ra từ ngày 1/10/2019 đến ngày 12/12/2019.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập thông tin:

Tiếp cận thông tin về các tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng thông qua thông tin nhân viên cung cấp, tài liệu công ty cung cấp, số liệu do trưởng phòng bộ phận thương mại cung cấp.

Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các nhân viên để đưa ra được số liệu cụ thể.

4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:

Sử dụng các phương thức đánh giá, phân tích những thông tin mà công ty, bộ phận cung cấp, các nguồn dữ liệu thứ cấp từ thức tiễn và lý thuyết thu thập được khi thực tập tại công ty.

Thu thập thông tin số liệu thứ cấp từ các phòng, ban của công ty: Số liệu phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh công ty từ năm 2016 đến nắm 2018; Số liệu phản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

ánh cơ cấu lao động công ty từ năm 2016 đến năm 2018; Số liệu mua hàng của bộ phận Thương mại nhóm Decathlon từ năm 2016 đến năm 2018.

Phương pháp toán kinh tế: Ứng dụng phương pháp Fuzzy MCDM (Fuzzy Multi createria decision making - Lý thuyết mập mờ lựa chọn đa tiêu chí) vào mô hình nghiên cứu.

5. Bố cục:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Đánh giá về công tác lựa chọn nhà cung ứng tại bộ phận thương mại công ty Scavi huế đối với khách hàng Decathlon – Pháp

Chương 3: Ứng dụng phương pháp Fuzzy MCDM vào việc đánh giá nhà cung ứng của bộ phận Thương mại công ty Scavi huế đối với khách hàng Decathlon – Pháp

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

PHẦN II

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Khái niệm về hoạt động mua sắm nguyên vật liệu

Hoạt động mua sắm nguyên vật liệu mô tả quá trình mua hàng của một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,... Đó là việc tìm hiểu nhu cầu của thị trường, từ đó xác định và lựa chọn một hoặc một nhóm nhà cung cấp, đàm phán thương lượng giá cả và các dịch vụ đi kèm. Hoạt động mua sắm nguyên vật liệu là một khái niệm rộng hơn trong việc thu mua và nó bao gồm nhiều hoạt động như đặt hàng, xúc tiến, nhận hàng và thanh toán. Hoạt động mua sắm nguyên vật liệu có vai trò quan trọng trong việc thu mua các vật liệu, bộ phận, vật tư và các dịch vụ cần thiết để sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ nào đó. Hoạt động mua sắm phụ liệu được chia thành hai hình thức, đó là mua số lượng lớn và mua số lượng nhỏ. Việc phân loại hai hình thức này dựa trên bảy nhân tố: Khối lượng; Tính đặc hiệu; Độ phức tạp công nghệ; Tính thiết yếu; Chất lượng; Sự đa dạng và giá trị kinh tế.

1.1.2. Vai trò của hoạt động mua sắm nguyên vật liệu

Một doanh nghiệp muốn kinh doanh, sản xuất hiệu quả thì phải chú trọng tới nhiều yếu tố. Nhóm yếu tố quan trọng đầu tiên là nhóm yếu tố đầu vào.

Trong đó nguyên vật liệu là yếu tố đáng chú ý nhất vì nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp cấu tạo nên thực thể sản phẩm. Thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn hoặc không tiến hành được. Nguyên vật liệu là từ tổng hợp dùng để chỉ chung nguyên liệu và vật liệu. Trong đó, nguyên liệu là đối tượng lao động, nhưng không phải mọi đối tượng lao động đều là nguyên liệu. Tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa nguyên liệu và đối tượng lao động là sự kết tinh lao động của con người trong đối tượng lao động.

Nguyên vật liệu trong quá trình hình thành nên sản phẩm được chia thành nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Nguyên vật liệu chính tạo nên thực thể sản phẩm, ví dụ như bông tạo thành sợi để từ sợi tạo nên thực thể vải hay kim loại tạo

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

vào nguyên liệu chính để làm thay đổi tính chất của nguyên liệu chính nhằm tạo nên tính chất mới phù hợp với yêu cầu của sản phẩm. Có loại lại dùng để tạo điều kiện cho sự hoạt động bình thường của tư liệu lao động và hoạt động của con người,...

Việc phân chia như thế này không dựa vào đặc tính hoá học hay khối lượng tiêu hao mà căn cứ vào sự tham gia của chúng vào quá trình tạo ra sản phẩm. Vì vậy, mỗi loại nguyên vật liệu lại có vai trò khác nhau dựa vào đặc tính của từng sản phẩm.

Là một yếu tố trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm, chính vì vậy, chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu được đảm bảo đầy đủ về số lượng chất lượng chủng loại,... có tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Để đảm cho chất lượng của sản phẩm làm ra thì phải đảm bảo được chất lượng của nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất.

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố liên quan trực tiếp tới kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời nó cũng là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc cung ứng nguyên vật liệu kịp thời với giá cả hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Xét cả về mặt hiện vật lẫn về mặt giá trị, nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu trong bất kì quá trình sản xuất nào, là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động. Chính vì vậy, một trong các hoạt động quản lý vốn sản xuất kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp chính là quản lý nguyên vật liệu.

Phân loại nguyên vật liệu.

Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều loại phụ liệu khác nhau. Để có thể quản lý nguyên vật liệu một cách chặt chẽ thì nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp cần thiết phải phân loại theo những tiêu thức phù hợp. Phân loại nguyên vật liệu là sắp xếp nguyên vật liệu thành từng loại, từng nhóm khác nhau căn cứ vào tiêu chuẩn phân loại nhất định. Căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp thì nguyên vật liệu được chia thành:

Nguyên vật liệu chính (bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài). Đối với các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu chính là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

nên thực thể chính của sản phẩm. Ví dụ cụ thể, để sản xuất một chiếc áo thì nguyên vật liệu chính cấu thành nên chiếc áo này là vải, vải lót, vải tulle,… Đối với bán thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, gia công sản phẩm, ví dụ như sợi mua ngoài trong các doanh nghiệp dệt còng được gọi là nguyên vật liệu chính.

Nguyên vật liệu phụ: cũng được xem như là đối tượng lao động nhưng chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất được sử dụng cùng với nguyên vật liệu chính để làm thay đổi một số tính chất lí hoá của nguyên vật liệu chính (hình dáng, màu sắc, mùi vị,...) hoặc phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động, phục vụ cho lao động của công nhân viên chức, phục vụ cho công tác quản lý.

Nguyên vật liệu khác: là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Cụ thể trong ngành dệt may, một số nguyên phụ liệu khác thường được loại ra trong quá trình sản xuất là các loại vải vụn, phụ liệu thừa hay phế liệu thu nhặt, thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định.

Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý mà từng loại nguyên vật liệu lại được chia thành từng nhóm, từng thứ quy cách một cách chi tiết, cụ thể hơn. Việc phân loại cần lập thành sổ điểm danh cho từng loại nguyên vật liệu, trong đó mỗi nhóm được sử dụng một ký hiệu riêng để người quản lý dễ dàng nhận biết và kiểm soát.

1.1.3. Các hình thức mua sắm nguyên vật liệu

Dựa trên bảy yếu tố mua hàng, hoạt động mua sắm nguyên vật liệu được chia thành hai hình thức, đó là mua số lượng lớn và mua số lượng nhỏ:

Trong trường hợp mua số lượng lớn, doanh nghiệp, tổ chức,… mua một khối lượng lớn, số lượng lớn nguyên vật liệu nhằm phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa của họ. Mua hàng loạt được xử lý trong các tổ chức lớn và các tổ chức đa quốc gia với quá trình thu mua theo một hệ thống tiêu chuẩn hóa chung. Trong khi đó, một số khác tổ chức sử dụng quy trình mua riêng. Nếu không có quy trình, tiêu chuẩn mua hàng phù hợp chặt chẽ thì việc mua số lượng lớn thường xuyên bị lạm dụng và thiếu kiểm soát trong quá trình mua hàng ở các tổ chức. Thực tế, việc mua sắm nguyên vật liệu số lượng lớn thường diễn ra trong thời gian dài và không khẩn cấp.

Trong trường hợp mua sắm nguyên vật liệu số lượng nhỏ, quy mô nhỏ có mặt

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

cao và độ phức tạp kỹ thuật thấp. Hoạt động mua này chủ yếu bao gồm việc mua sắm phụ tùng máy móc, linh kiện điện tử, các dụng cụ sửa chữa máy móc, thường xuyên ở văn phòng và các mặt hàng phụ khác. Thực tế, các trường hợp mua sắm với số lượng nhỏ thường là các trường hợp mua khẩn cấp, yêu cầu giao hàng trong thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, có hai loại mua cơ bản trong kinh doanh: mua để bán lại hoặc mua để tiêu thụ, sản xuất. Mua để bán lại chủ yếu được thực hiện dưới hình thức bán lẻ hoặc bán buôn.

Hình thức mua để tiêu thụ, sản xuất được gọi là mua công nghiệp. Những người mua công nghiệp thường phải đối mặt với các vấn đề phức khác nhau khi so sánh, đánh giá các nhà cung ứng. Chẳng hạn, doanh nghiệp phải dành thời gian để dự đoán những sản phẩm nào nên được sản xuất hoặc họ nên sản xuất những gì, số lượng bao nhiêu cùng với vô vàn những vấn đề khác nhau.

1.1.4. Quy trình mua sắm nguyên vật liệu

Mua sắm nguyên liệu là một quá trình trong quy trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Quá trình mua của từng doanh nghiệp, tổ chức có thể khác nhau, nhưng vẫn có một số yếu tố quan trọng chung trong quá trình mua hàng giữa các doanh nghiệp, tổ chức này.

Đơn đặt hàng thường đi kèm với các điều khoản và điều kiện hình thành thỏa thuận hợp đồng giao dịch. Sau khi nhà cung cấp giao sản phẩm hoặc dịch vụ và khách hàng ghi lại việc giao hàng (trong một số trường hợp trước khi nhận hàng về kho, nguyên liệu phải trải qua quá trình kiểm tra hàng hóa). Một hóa đơn được gửi bởi nhà cung cấp được kiểm tra chéo với đơn đặt hàng và các tài liệu chỉ định hàng hóa nào đã được nhận. Cuối cùng, doanh nghiệp thực hiện thanh toán theo đúng thỏa thuận cho nhà cung cấp.

Quy trình mua sắm chiến lược tại các doanh nghiệp, tổ chức thường diễn ra theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu mua hàng nội bộ.

Trước khi bắt đầu mua sắm nguyên vật liệu, doanh nghiệp cần phải xác định họ cần mua những nguyên vật liệu nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào, có

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

đặc tính gì,… Đây chính là bước thu thập dữ liệu ban đầu để đánh giá tài nguyên được sử dụng, cách hoạch địch chi phí trong việc mua sắm có hiệu quả hay không,…

Bước 2: Tiến hành tìm kiếm, đánh giá các nhà cung ứng.

Trong bước này, nhóm thương mại, nhóm mua sắm chiến lược của tổ chức, doanh nghiệp cần phải thiết lập nhiều tiêu chí như: Quốc gia cung ứng tiềm năng; Các chứng nhận đạt chuẩn chất lượng mà chủ hàng sở hữu; Các chính sách phát triển an sinh xã hội mà chủ hàng đề ra; Giá cả cạnh tranh; Các dịch vụ đi kèm như kho bãi và bảo hành nguyên vật liệu;… để tiến hành đánh giá nhà cung ứng.

Bước 3: Thu thập thông tin, thiết lập quan hệ với các nhà cung ứng.

Để lựa chọn được nhóm các nhà cung ứng khả thi, các doanh nghiệp cần phải sàng lọc, đánh giá các thông tin mà các nhà cung ứng cung cấp một cách cẩn thận. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp không có khả năng kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu trước khi nhập kho thì đây là điều đáng lưu ý. Bởi nếu nhà cung ứng không thể đáp ứng các tiêu chí về chất lượng, dịch vụ,… cũng có thể gây ra tổn thất cho doanh nghiệp. Danh tiếng và hiệu quả kinh doanh của nhà cung ứng phải được đánh giá thông qua báo cáo tài chính, báo cáo tín dụng và tài liệu tham khảo về chủ hàng phải được kiểm chứng cẩn thận.

Bên cạnh đó, các tổ chức có thể chọn nhiều hơn một nhà cung ứng để giảm thiểu đi sự rủi ro không mong muốn, đồng thời cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh.

Bước 4: Xây dựng chiến lượng tìm nguồn cung cấp/ thuê ngoài.

Dưa trên những thông tin thu thập được trong ba bước đầu tiên, doanh nghiệp có thể phát triển chiến lược tìm nguồn cung ứng/ thuê ngoài.

- Mua trực tiếp: Gửi yêu cầu đề xuất hoặc yêu cầu báo giá để lựa chọn nhà cung cấp.

- Mua lại: Mua từ một nhà cung cấp mong muốn.

- Quan hệ đối tác chiến lược: Tham gia và thỏa thuận với các nhà cung ứng khả thi.

Việc xác định chiến lược phù hợp với doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của thị trường nhà cung ứng, khả năng chịu rủi ro của tổ chức tìm nguồn cung/ thuê ngoài.

Bước 5: Thực hiện chiến lược tìm nguồn cung ứng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Chiến lược tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu có liên quan đến mua lại hoặc chủ trương chính là quan hệ đối tác chiến lược.

Các tổ chức nên bắt đầu bằng việc chuẩn bị các yêu cầu đề xuất hoặc yêu cầu báo giá và tiến hành mời thầu từ các nhà cung ứng tiềm năng. Yêu cầu đề xuất nên bao gồm: Tài liệu chi tiết; Thông số kỹ thuật sản phẩm hoặc dịch vụ; Yêu cầu giao hàng và dịch vụ; Tiêu chí đánh giá; Cơ cấu giá cả; Điều khoản tài chính.

Bước 6: Đàm phán với các nhà cung cấp và chọn giá trúng thầu.

Nhóm thương mại hoặc nhóm mua sắm chiến lược phải đánh giá các phản hồi từ nhà cung ứng đồng thời cũng đánh giá dựa trên các tiêu chí được đề ra. Nhóm thương mại tiến hành đám phán với các nhà cung ứng tiềm năng, khả thi về việc thay đổi các tiêu chí như: giá cả cạnh tranh, năng lực sản xuất; tiến độ giao hàng,… từ đó đi đến thống nhất với các nhà cung ứng, trúng thầu hoặc không trúng thầu.

Bước 7: Thực hiện kế hoạch chuyển đổi hoặc cải tiến chuỗi cung ứng theo hợp đồng.

Nhà cung ứng trúng thầu nên được mời tham gia thực hiện cải tiến. Đối với việc cải tiến chuỗi cũng ứng theo hợp đồng, khi thêm vào các nhà cung ứng mới, tổ chức cần phải chuyển thông tin và thiết lập mối quan hệ liên kết với các hệ thống hậu cần, truyền thông. Kỳ vọng trong khoảng thời gian này nên được thỏa thuận trong quá trình đàm phán hợp đồng với khung thời gian giao hàng đầy đủ. Đối với kế hoạch chuyển đổi, việc chuyển đổi từ lựa chọn nhà cung cấp nội bộ sang dịch vụ thuê ngoài có thể là một trong nhứng rủi ro lớn mà tổ chức cần phải lường trước.

Hoạt động mua sắm nguyên phụ liệu thường bắt đầu với việc người mua nhận ra nhu cầu, sự cần thiết của một sản phẩm và chuẩn bị các thông số kỹ thuật về hàng hóa họ muốn mua. Từ đó tìm nguồn cung ứng thị trường, thông qua quá trình lựa chọn hoặc đấu thầu, hỗ trợ xác định một sản phẩm và nhà cung cấp phù hợp. Sau đó, người mua và người bán thương lượng các điều khoản và điều kiện bán hàng cho hàng hóa được mua, tức là cách thức và thời điểm chúng được vận chuyển và bảo hiểm, và cách thức thanh toán được thực hiện. Sau khi đạt được thỏa thuận, người mua đưa ra một đơn đặt hàng, hóa đơn pro-forma được chấp nhận hoặc hợp đồng. Tiếp đến, việc vận chuyển hàng hóa được bố trí theo các điều khoản giao hàng ghi trong hợp đồng mua

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

bán. Khi chấp nhận giao hàng (hoặc theo cách khác được sắp xếp để tạo thuận lợi cho giao dịch, ví dụ: thông qua thanh toán nâng cao), người bán chuẩn bị hóa đơn thương mại để thanh toán. Người mua xử lý thanh toán theo hợp đồng.

Mua hàng liên quan đến hai bên chính: người mua và nhà cung cấp hoặc người bán. Các thực thể khác có thể trở thành một phần của quá trình như là trung gian. Họ là các bên liên quan thứ cấp, ví dụ, các đại lý mua, thương mại và tín dụng. Đại lý mua hàng, thay mặt người mua (và đôi khi là người bán), được sử dụng đặc biệt bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ để đấu thầu, cung cấp, đánh giá, lập hóa đơn và thủ tục thanh toán, có thể được kết hợp với các trách nhiệm khác, như như đóng gói, đánh dấu, giao hàng, cấp phép xuất khẩu và theo dõi hải quan

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Hoạt động mua sắm nguyên vật liệu tại công ty Scavi Huế

Để sản xuất ra được một sản phẩm hoàn thiện và đưa ra thị trường tiêu thụ bắt buộc phải trải qua một quy trình từ khi phát triến đến khi sản xuất một đơn hàng gồm 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Giai đoạn phát triển đơn hàng.

- Trước một mùa sản xuất, khách hàng sẽ gởi bộ hồ sơ kỹ thuật cơ bản và gửi thông tin đến các chủ hàng, đối tác của mình để tiến hành các bước phát triển tiếp theo.

- Sau khi nhận hồ sơ kỹ thuật từ khách hàng, Bộ phận MDS cùng bộ phận kỹ thuật phát triển và các bộ phận liên quan để tiến hành chào giá, may các loại mẫu để gửi khách hàng.

- Bộ phận MDS tính toán số lượng chào giá phù hợp với năng lực và mục tiêu phát triển của tập đoàn. Hồ sơ chào giá dịch vụ bao gồm các yếu tố chính:

1. Giá bán.

2. Năng lực sản xuất.

3. Khung thời gian sản xuất.

4. Khả năng đáp ứng sự tăng giảm của đơn hàng.

5. Sự linh hoạt trong sản xuất.

Giai đoạn 2: Giai đoạn chọn lựa.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

- Dựa trên các yếu tố của hồ sơ chào giá dịch vụ: giá cả, khung thời gian và năng lực đã chào của Scavi, khách hàng sẽ quyết định cung cấp cho Scavi số lượng đơn hàng bao nhiêu cho cả mùa.

- Sau khi có kết quả số lượng thắng thị trường, khách hàng sẽ gửi thông tin đến nhà máy để chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật chuẩn xác cho sản xuất cũng như khách hàng cũng có thể gửi đơn hàng chính thức ngay khi thông tin kết quả thắng thị trường đến chủ hàng.

Giai đoạn 3: Cập nhật hồ sơ kỹ thuật chính thức sản xuất đơn hàng.

- Sau khi nhận được kết quả thắng trị trường, khách hàng sẽ gởi hồ sơ kỹ thuật chính thức cũng như đơn hàng chính thức cho Scavi cùng với mục tiêu xuất hàng.

Scavi chỉ có thể đi mua nguyên vật liệu sau khi có hồ sơ kỹ thuật (trong đó có hóa đơn mua hàng, là căn cứ để nhân viên quản lý đơn hàng tiến hành lên nhu cầu cần đặt hàng đến nhà cung cấp) đồng thuận từ khách hàng.

- Bộ phận MS cần kiểm tra với Bộ phận MDS xem hóa đơn mua hàng đã được đồng thuận hay chưa để tính toán mua nguyên phụ liệu, không để ảnh hưởng đến ngày xuất hàng của đơn hàng.

- Ở giai đoạn này rất quan trọng, cần phối hợp với Bộ phận MDS và Bộ phận Kỹ thuật kiểm tra hóa đơn mua hàng kỹ lưỡng, bởi giai đoạn đầu mùa hóa đơn mua hàng thường có bị nhập sai thông tin, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khi mua nguyên phụ liệu.

- Bộ phận MS nhận các thông tin chuyển giao về đơn hàng trong quá trình phát triển.

Giai đoạn 4: Giai đoạn sản xuất.

Scavi chỉ có thể được sản xuất đơn hàng khi đủ các điều kiện:

- Hồ sơ kỹ thuật, tác nghiệp màu được duyệt và có chữ ký của khách hàng.

- Mẫu được duyệt và có chữ ký của khách hàng. Thành phẩm sản xuất phải có thông số, quy cách may đúng như mẫu.

- Bộ phận MS cũng cần phải kiểm tra những mục tiêu kể trên để cung cấp được thông tin đầu vào hợp lý cho nhà máy. Cùng nhà máy theo dõi bám sát tiến độ sản xuất và xử lý các trở ngại trong quá trình để đảm bảo sản xuất được liên tục

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Giai đoạn 5: Giai đoạn xuất hàng.

Đơn hàng được sản xuất và hoàn thiện đúng theo tiến độ cũng kết quả đã đạt từ đợt kiểm tra cuối cùng của khách. Đối với một số khách hàng, cần phải có mẫu đầu chuyền được kiểm duyệt đã đạt từ khách hàng hoặc đơn vị kiểm tra được khách hàng ủy nhiệm mới được xuất hàng.

Tổ chức phối hợp với bộ phận Xuất nhập khẩu để đảm bảo đơn hàng được giao cho khách đúng như Scavi đã cam kết.

Tại công ty Scavi Huế, nguyên vật liệu được phân chia thành 3 nhóm:

Nguyên liệu chính là các loại nguyên liệu sử dụng ở tổ cắt để cắt bán thành phẩm bao gồm: Vải chính, vải lót, tulle, ren,…

Phụ liệu may là các loại sử dụng ở chuyền may ví dụ:

 Đối với hàng quần thì phụ liệu may thường chỉ có thun (thun lưng, thun đùi); dây luồn; chỉ, các loại nhãn,…

 Đối với hàng áo thì phụ liệu may phức tạp hơn bao gồm các loại như:

 Dây viền gọng có hai loại:

- Dây viền gọng đúc sẵn.

- Dây viền gọng được cắt từ Bias.

 Thun lưng, thun nách: kích cở, loại thun tùy thuộc vào mỗi khách hàng.

 Thun dây treo bao gồm dây treo trước, dây treo sau, kích cở thun dây treo lớn hay nhỏ tùy thuộc vào từng cup/ kích thước…

 Móc gài.

 Dây ribbon, satin dung để thắt nơ.

 Mouldcup có nhiều tên khác nhau phụ thuộc vào mỗi khách hàng.

 Các loại khoen như khoen vuông, khoen tròn, khoen móc có kích thước lớn hay nhỏ phụ thuộc vào kích cở thun dây treo mà mã hàng đó sử dụng.

 Cây gọng thay đổi theo kích cỡ.

Phụ liệu đóng gói: Được sử dụng ở bộ phận hoàn thành để đóng gói hoàn chỉnh sản phẩm trước khi xuất hàng. Bao gồm các loại: Bao nhựa chống ố vàng, giấy

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

lót chống loang màu, các loại móc, nhãn barcode dán ở bao nhựa và thùng giấy, kẹp cá sấu, băng keo, thùng giấy,…

1.2.2. Vai trò hoạt động mua sắm nguyên vật liệu tại công ty Scavi Huế

Tập đoàn Scavi nói chung và công ty Scavi Huế nói riêng là một doanh nghiệp lớn hàng đầu tại Pháp trong ngành công nghiệp trang phục Lingerie, bao gồm bốn nhà máy đóng tại Việt Nam là Biên Hòa, Bảo Lộc, Đà nẵng, Huế và một nhà máy đóng tại Lào. Được thành lập vào năm 1988 và là công ty có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam, trụ sở chính đặt tại Biên Hoà – trung tâm quản lý tại Pháp Tập đoàn Scavi chuyên cung cấp dịch vụ sản xuất trọn gói trong ngành nội y, đồ bơi, đồ thể thao cho các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Tập đoàn Scavi đối tác với hơn 50 nhãn hàng nổi tiếng trên thế giới từ thị trường Châu Âu truyền thống đến Bắc Mỹ và Châu Á (đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc). Năm 2016 Tập đoàn Scavi lọp Top 500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam về lĩnh vực may mặc.

Vì vậy có thể nói việc quản lý mua sắm nguyên vật liệu là một giai đoạn quan trọng trong mô hình chuỗi cung của tập đoàn này. Có thể nói nguyên vật liệu là một yếu tố trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm, do vậy, chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu được đảm bảo đầy đủ về số lượng chất lượng chủng loại... có tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu cho sản xuất còn là một biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm. Nếu không có nguyên vật liệu, nguyên vật liệu không đủ, toàn bộ chuyền trong ngày hôm đó của công ty Scavi Huế sẽ phải dừng hoạt động. Công nhân có nhiều thời gian rảnh, trống chuyền, gây chậm trễ tiến độ sản xuất, cứ khoảng một giờ không làm việc tại nhà máy của một chuyền gây hao hụt cho công ty lên tới hàng trăm triệu. Công ty Scavi Huế sẽ chịu hao tổn một số lượng tiền tài lớn trong việc không có nguyện phụ liệu đưa vào sản xuất.

Nguyên vật liệu liên quan trực tiếp tới kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Scavi. Do đó, cung ứng nguyên vật liệu kịp thời với giá cả hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Xét cả về mặt hiện vật lẫn về mặt giá trị,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu trong bất kì quá trình sản xuất nào, là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động. Chính vì vậy, quản lý nguyên vật liệu chính là quản lý vốn sản xuất kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp này.

1.2.3. Các tiêu chí quyết định việc mua sắm nguyên vật liệu tại công ty Scavi Huế Bộ phận MS chỉ được phép mua hàng sau khi kiểm soát kỹ tình hình tồn kho, nếu thiếu sẽ ra nhu cầu mua hàng gửi đến nhóm mua sắm để ra đơn hàng mua hàng đến chủ hàng.

Trước khi ra thông tin nhu cầu mua hàng, cần có thông tin về điều khoản mua, giao hàng giữa Scavi và chủ hàng để tính toán đầu vào, theo dõi nguyên phụ liệu về:

 Năng lực nhà máy.

 Nhu cầu của khách hàng.

- Khung thời gian chưa kể quá trình nhuộm màu: thời gian sản xuất của chủ hàng nếu Scavi không đặt mộc trước (vải, thun, ở dạng mộc tức là chưa được nhuộm màu).

- Khung thời gian sản xuất: thời gian sản xuất của chủ hàng khi Scavi đã đặt mộc trước.

Thời gian vận chuyển nguyên phụ liệu từ chủ hàng đến Scavi (Biên Hòa hoặc Huế). Đối với chủ hàng trong nước: thời gian vận chuyển ngắn, thường một đến hai ngày, tùy vị trí của chủ hàng mà quyết định giao tại Biên Hòa hay Huế.

Đối với chủ hàng ngoài nước: phải giao hàng bằng tàu thủy, thời gian có thể lên đến một đến hai tuần hoặc dài hơn. Ngoài ra nếu gặp trở ngại trễ nhịp tàu thì thời gian còn có thể kéo dài hơn nữa.

- Các điều khoản FOB (Free on board – Miễn trách nhiệm trên Boong tàu nơi đi) hay CIF (Cost, Insurance, Freight – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí) áp dụng với chủ hàng nước ngoài.

FOB: Chủ hàng chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển đến hãng tàu của Scavi. Scavi chịu trách nhiệm vận chuyển từ cảng nước của chủ hàng về Việt Nam.

CIF: Chủ hàng chịu trách nhiệm vận chuyển đến cảng Việt Nam theo quy định

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

- Số lượng đơn hàng tối thiểu, nếu đặt hàng nhỏ hơn thì Scavi phải chịu phí thuế phụ.

- Số lượng đơn hàng tối thiểu của mỗi đợt giao hàng.

Trước khi ra thông tin về nhu cầu mua hàng, cần kiểm tra lại hóa đơn mua hàng, hóa đơn mua hàng đã được đồng thuận mới có thể ra được thông tin nhu cầu mua hàng.

Chọn các dòng thông tin đơn hàng và các nguyên liệu cần mua, hệ thống sẽ tự động liên kết ra nhu cầu mua dựa trên số lượng chi tiết size đã nhập lên hệ thống trước đó.

Nguyên liệu trên một dòng thông tin đơn hàng đã từng ra thông tin nhu cầu mua hàng thì không thể ra lại nhu cầu mua hàng để mua cho nguyên liệu đó theo cách thông thường.

Nhóm mua sắm sẽ ra đơn hàng mua hàng, sau khi được trưởng nhóm thương mại ký duyệt và duyệt của bộ phận kiểm soát, nhóm mua sắm sẽ gửi đến chủ hàng với các thông tin như trong nhu cầu mua hàng.

Sau khi lấy xác nhận từ chủ hàng, nhóm mua sắm nhập lên hệ thống hoặc chuyển tiếp thư điện tín đến bộ phận quản lý đơn hàng, trong trường hợp chưa có thông tin, cần đẩy nhóm mua sắm để có thông tin giao hàng. (theo quy trình thì một ngày sau khi gởi đơn hàng đến chủ hàng, nhóm mua sắm phải lấy được thời gian giao hàng ước tính từ chủ hàng để nhập lên hệ thống).

Cập nhật vào tập tin theo dõi các thông tin quan trọng: Ngày ra nhu cầu mua hàng, số nhu cầu mua hàng, số đơn hàng, thời gian giao hàng ước tính chủ hàng xác nhận để theo dõi.

Tùy vào đơn hàng thực tế nhận được và thực tế kế hoạch sản xuất của nhà máy, làm việc với buyer hoặc trực tiếp với chủ hàng để điều chuyển nguyên phụ liệu về kho, tránh phình kho khi chưa có nhu cầu hoặc trễ không đáp ứng được đầu vào.

1.2.4. Quy trình mua sắm nguyên vật liệu tại công ty Scavi Huế

Khi nhận được đơn hàng thực tế của khách hàng, bộ phận kế hoạch chiến lược sẽ chuyển thông tin đơn hàng đến nhóm MDS thuộc Bộ phận thương mại để thiết lập các thông tin cơ bản của đơn hàng trên hệ thống, tạo hóa hơn mua nguyên vật liệu để

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

mua hàng. Bên cạnh đó, nhóm MDS chuyển giao đầy đủ các thông tin liên quan cần chú ý của đơn hàng trong giai đoạn phát triển đã được khách hàng đồng thuận đến bộ phận kế hoạch sản xuất bộ phận quản lý đơn hàng.

Bộ phận MS cần kiểm soát các thông tin như sau:

- Tuần/ Ngày nhận đơn hàng: dựa vào khung thời gian chung đã đồng thuận với khách hàng, tính toán được thời gian ước tính vận chuyển đồng thuận chung, từ đó so sánh thời gian ước tính vấn chuyện mà khách yêu cầu cho đơn hàng đó có phù hợp không. Đây là một trong những cơ sở để xác nhận thời gian ước tính vận chuyển với khách.

- Loại đơn hàng: Cập nhật xem đây là đơn hàng mới hay đơn hàng tái sản xuất.

Tùy từng loại đơn hàng mà thời gian cũng dài ngắn khác nhau.

- Các thông tin để xác định đơn hàng: Đơn hàng, chủ đề, màu sắc, mùa, số lượng, thời gian giao hàng ước tính (thời gian khách hàng yêu cầu, thời gian nhà máy xác nhận, thời gian chốt cuối cùng), kích cỡ chi tiết.

- Giá trong đơn hàng phải chính xác với giá mà nhóm MDS đã chào với khách hàng.

- Kích cỡ chi tiết của đơn hàng phù hợp với tỷ lệ kích cỡ đã chào hàng với khách hàng trong giai đoạn một.

Dựa vào bảng phân bổ năng lực của tập đoàn, có tên là kế hoạch dài hạn, bộ phận quản lý đơn hàng kiểm soát số lượng và đơn hàng đó được phân bổ sản xuất tại nhà máy nào để lên kế hoạch điều động nguyên phụ liệu và phân bổ năng lực hợp lý.

Một số các thông tin bộ phận quản lý đơn hàng cần xác nhận từ phía khách hàng trước khi lập hóa đơn mua hàng:

- Tên khách hàng: Decathlon, Fruit, Larut, Arena, HBI,…

- Theme/ Brand: Bộ. Ví dụ cụ thể, khách hàng Decathlon có các bộ: Nabaiji, Tribord, Kalenji, Domyos, Kipsta,...

- Reference/ Iman: Mã. Cụ thể bộ Nabaiji có các mã 76931, 4431, 78310;

Domyos có các mã 110113, 113280, 113365,…

- Color/ Decription: Màu sắc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

- Số đơn hàng: Tùy từng khách hàng sẽ có những đơn hàng khác nhau, có thể một chuỗi ký tự hoặc một seri số. Ví dụ một đơn hàng của Decathlon có số đơn hàng là: 4508236328.

- Season: mùa. Mùa khác nhau có thể có những thay đổi trong nguyên phụ liệu, quy cách may, đóng gói.

- Số lượng hợp đồng của một đơn hàng.

1.3. Phương pháp toán

1.3.1. Phương pháp nghiên cứu Fuzzy

Phương pháp nghiên cứu Fuzzy logic hay còn gọi là phương pháp lôgic mờ (tiếng Anh: Fuzzy logic) được phát triển từ lý thuyết tập mờ để thực hiện lập luận một cách xấp xỉ thay vì lập luận chính xác theo lôgic vị từ cổ điển. Lôgic mờ có thể được coi là mặt ứng dụng của lý thuyết tập mờ để xử lý các giá trị trong thế giới thực cho các bài toán phức tạp (Klir 1997).

Lôgic mờ cho phép các hàm thành viên có giá trị trong khoảng [0,1], khi được biểu diễn dưới dạng ngôn ngữ nó thể hiện các khái niệm về mức độ không thể định tính như “rất tệ”, “tệ”, “bình thường”, “tốt”, “rất tốt” hoặc các biến ngôn ngữ khác. Cụ thể, nó cho phép quan hệ thành viên không đầy đủ giữa các biến thành viên và tập hợp.

Tính chất này có liên quan đến tập mờ và lý thuyết xác suất. Lôgic mờ đã được đưa ra lần đầu vào năm 1965 bởi giáo sư Lotfi Zadeh tại Đại học California, Berkeley.

Gọi X là một tập cổ điển. Một tập con mờ Ã của X được xem như là một hàm thành viên của tập X:

Ã: A0,1

Điều đó gán cho mỗi phần tử x X một số thực Ã(x) trong khoảng [0, 1] và

Ã(x) đại diện cho cấp hàm thành viên của x trong tập mờ A.

Trường hợp chung cho việc sử dụng số tam giác mờ:

Tập số mờ = , , ℎặ = , , được chỉ ra dưới

đây.

( ) ( − )/( − ) ≤ ≤ ( − )/( − ) ≤ ≤

0 = 0 (1)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Trong đó, a2và a3 đóng vai trò như giới hạn dưới và giới hạn trên của tập số mờ Ã, tương tự đối với tập số mờ khác. Một số phép toán đơn gian giữa hai tập số mờ

A = , , à = , , :

Phép cộng giữa hai tập số mờ

, ,  , , = ( + , + , + )

Phép trừ giữa hai tập số mờ

, ,  , , = ( − , − , − )

Phép nhân giữa hai tập số mờ

, ,  , , = ( × , × , × )

Phép chia giữa hai tập số mờ

, ,  , , = ( / , / , / )

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu MCDM

Phương pháp ra quyết định đa tiêu chí MCDM (Multiple Criteria Decision Making) là từ viết tắt nổi tiếng với phương pháp ra quyết định dựa trên nhiều tiêu chí và phân tích quyết định đa tiêu chí. MCDM quan tâm đến cấu trúc vấn đề và giải quyết các vấn đề liên quan đến việc ra quyết định và lập kế hoạch dựa trên nhiều tiêu chí.

Mục đích là để hỗ trợ ra quyết định phải đối mặt với vấn đề như vậy. Thông thường, MCDM sẽ trả lời cho câu hỏi liệu có hoặc không tồn tại một giải pháp tối ưu cho những vấn đề mà các doanh nghiệp, tổ chức gặp phải và việc sử dụng phương pháp MCDM như một giải pháp cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến,...

Cách thức "giải quyết" có thể được diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể tương ứng với việc chọn phương án "tốt nhất" từ một tập hợp các lựa chọn thay thế khả thi có sẵn (trong đó lựa chọn "tốt nhất" có thể được hiểu là "lựa chọn thay thế phù hợp nhất" của người ra quyết định). Một cách giải thích khác về "giải quyết" có thể là chọn một nhóm nhỏ các lựa chọn thay thế khả thi, hoặc nhóm các lựa chọn thay thế vào các nhóm ưu tiên khác nhau.

Khó khăn của vấn đề lựa chọn bắt nguồn từ sự hiện diện của nhiều hơn một tiêu chí. Không còn có một giải pháp tối ưu duy nhất cho vấn đề MCDM có thể thu được

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

thay thế bằng tập hợp các giải pháp không phổ biến. Một giải pháp không phổ biến có đặc tính là không thể di chuyển từ nó sang bất kỳ giải pháp nào khác mà không hy sinh trong ít nhất một tiêu chí. Do đó, thật hợp lý khi người ra quyết định chọn giải pháp từ tập hợp không phổ biến. Tuy nhiên, nói chung, tập hợp các giải pháp không phổ biến là một vấn đề quá lớn để trình bày cho người ra quyết định cho sự lựa chọn cuối cùng.

Do đó, cần các công cụ giúp người ra quyết định tập trung vào các giải pháp ưa thích (hoặc giải pháp thay thế). Thông thường người ta phải "đánh đổi" các tiêu chí nhất định cho người khác.

MCDM có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực bao gồm:

 Toán học

 Phân tích quyết định

 Kinh tế học

 Công nghệ máy tính

 Kỹ thuật phần mềm

 Hệ thông thông tin

Sơ đồ 1.1: Phân loại phương pháp ra quyết định đa tiêu chí MCDM

(Nguồn: https://wikipedia.org) Phương pháp quyết

định đa tiêu chí (MCDM)

Phương pháp ra ra quyết định đa mục tiêu (MODM) Phương pháp ra quyết định

đa thuộc tính (MADM)

Lý thuyết đa thuộc tính

(MAUT) Quy trình phân

cấp phân tích (AHP) ELETRE

PROMTHEE

Trường Đại học Kinh tế Huế

OMDM
(31)

1.3.3. Phương pháp nghiên cứu Fuzzy MCDM

Trong một doanh nghiệp lớn, việc lựa chọn nhà cung ứng có tầm quan trọng vô cùng lớn. Đòi hỏi nhà quản lý phải có quyết định đúng đắn dựa trên những tiêu chí cần thiết, phù hợp với sự phát triển, sứ mệnh của doanh nghiệp.

Dựa trên những tiêu chí đó, mục tiêu của nghiên cứu này là vượt qua những khó khăn của việc đánh giá các tiêu chí định tính bằng cách khám phá các trọng số tương đối của các tiêu chí cần đánh giá bằng cách đo lường mức độ quan trọng của từng tiêu chí càng chính xác càng tốt.

Hiện nay, doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam đang áp hệ thống đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên của mình theo phương pháp cho điểm đa tiêu chí và phương pháp loại trừ. Phương pháp cho điểm đa tiêu chí vẫn tồn tại nhiều nhược điểm như: trọng số các tiêu chí được quyết định trước và không đổi; nhiều tiêu chí định tính khó chuyển đổi sang hệ điểm số tương ứng; nhiều khi các tiêu chí này xung đột nhau… Vì vậy, việc ứng dụng lý thuyết tập mờ để mô tả dữ liệu mờ trong đánh giá tỏ ra hiệu quả hơn so với lý thuyết tập cổ điển. Hơn nữa, lý thuyết tập mờ phản ánh tốt hơn các biến ngôn ngữ được sử dụng trong đánh giá các tiêu chí định tính. Nghiên cứu này kết hợp lý thuyết tập mờ và lý thuyết quyết định đa tiêu chí để xây dựng mô hình tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng tối ưu cho bộ phận thương mại tại công ty Scavi Huế khắc phục được nhược điểm mà các công ty dệt may Việt Nam hiện nay vẫn còn gặp phải.

Giả sử một hội đồng ra quyết định gồm l người ra quyết định (Dt, t = 1,...,l) chịu trách nhiệm cho việc đánh giá (Ai, i = 1,…,n) m nhà cung ứng nguyên phụ liệu dựa trên n tiêu chí khác nhau (Cj, j = 1,…,m), trong đó, tỷ lệ đánh giá các nhà cung ứng nguyên phụ liệu dựa trên mỗi tiêu chí đánh giá và trọng số của các tiêu chí được biểu diễn dưới dạng biến ngôn ngữ và trình bày dưới dạng các biến số mờ tam giác.

Bước 1: Xác định bộ tiêu chí đánh giá và phân nhóm nhà cung cấp

Dựa trên các thông tin khách hàng yêu cầu, nhóm thương mại và nhóm mua sắm sẽ tiến hàng lập nên một danh sách các tiêu chí như: Giá cả cạnh tranh, các chứng nhận đạt chuẩn chất lượng của nhà cung ứng, tiến độ giao hàng, năng lực sản xuất,…

sau đó đối chiếu với thông tin nhà nhóm các nhà cung ứng cung cấp, tiến hành phân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Bước 2: Xác định trọng số của từng tiêu chí trong danh sách các tiêu chí đánh giá. Từ đó xác định trọng số của từng tiêu chí khác nhau, nghiên cứu sử dụng phương pháp AHP mờ mở rộng của Chang (1996) bởi tính phổ biến và sự đơn giản của phương pháp này. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức hoặc tập đoàn lớn có một hội đồng đánh giá riêng, họ cho đã chỉ định trọng số cho từng tiêu chí để lựa chọn nhà cung ứng, như vậy ta có thể sử dụng trọng số có sẵn rồi tiến hành đánh giá.

Bước 3: Xác định trung bình tỷ lệ của các lựa chọn dựa trên từng tiêu chuẩn

Đặt = ( , , ),

= 1, , , = 1, , , = 1, , là tỷ lệ thích hợp được xác định cho nhóm các nhà cung ứng nguyên phụ liệu Ai, bởi nhóm người ra quyết định Dt, cho mỗi tiêu chuẩn Cj. Giá trị trung bình các tỷ lệ = ( , , ), có thể được tính như sau:

= × ( + + ⋯ + ) (2)

Trong đó:

= ∑ ,

= ∑ ,

= ∑ .

Bước 4: Tiêu chuẩn hóa cách biểu thị của các lựa chọn với các tiêu chuẩn khách quan. Để đảm bảo tính tương hợp giữa các giá trị và đơn vị của các tỷ lệ và trọng số, các giá trị này cần được chuẩn hóa vào các khoảng có thể so sánh được. Giả sử,

= ( , , ), là giá trị trung bình của nhà cung cấp xanh cho tiêu chuẩn . Giá trị chuẩn hóa có thể được tính như sau:

= , , , ∈ (3)

= , , , ∈ (4)

Bước 5: Xác định giá trị tỷ lệ - trọng số đã được chuẩn hóa.

Do mỗi tiêu chí đánh giá nhà cung ứng có trọng số khác nhau, giá trị tỷ lệ - trọng số đã được chuẩn hóa và được tính bằng cách nhân giá trị trọng số của các tiêu chuẩn với giá trị tỷ lệ của nhà cung ứng nguyên phụ liệu. Giá trị tỷ lệ - trọng số đã

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

được chuẩn hóa = , ℎ, cho các tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng , = 1,2, … , .

= 1

= 1

× (5) Trong đó: là trọng số được xác định từ bước 4.

Bước 6: Phân nhóm, xếp hạng các lựa chọn.

Dựa trên các tập giá trị mờ của từng nhà cung ứng sau khi tính toán, nhóm mua sắm có thể tiến hành phân nhóm hoặc xếp hạng các lựa chọn theo giá trị mờ tính được.

Sau khi đã có bảng xếp hạng, nhóm mua sắm cùng trưởng bộ phận mua sắm có thể tiến hành lựa chọn một hoặc một nhóm nhà cung ứng mà họ cho là khả thi dựa trên số điểm đã tính trên bảng xếp hạng.

1.3.4. Ứng dựng của phương pháp nghiên cứu Fuzzy MCDM

Nhiều trường hợp đã từng ứng dụng phương pháp nghiên cứu Fuzzy MCDM:

Áp dụng phương pháp tiếp cận AHP mờ để đánh giá hiệu quả tài chính của ngành hóa dầu Iran của Meysam Shaverdi, Mohammad Rasoul Heshmati và Iman Ramezani. Bài viết đã đánh giá hiệu suất của bảy công ty hoạt động trong các ngành công nghiệp hóa dầu được đánh giá bằng phương pháp kết hợp quy trình phân cấp mờ và phân tích hiệu suất của bảy công ty này.

Đánh giá chất lượng dịch vụ hải quan bằng cách sử dụng MCDM SERQUAL và MCDM Fuzzy của Mohammad Ali Abdolvand và Mohammad Javad Taghipouryan.

Bài viết chỉ ra một cái nhìn sâu sắc mới về kỹ thuật ra quyết định đa tiêu chí định tính để đánh giá chất lượng dịch vụ có sử dụng ba kỹ thuật (Entropy, Fuzzy Servqual, Topsis).

Bên cạnh đó, nhóm các nhà nghiên cứu Lưu Quốc Đạt, Bùi Hồng Phượng, Nguyễn Thị Phan Thu, Trần Thị Lan Anh cũng tiến hành đánh giá các nhà cung ứng xanh dựa trên việc ứng dụng phương pháp phân tích thứ bậc trên hệ số mờ (Fuzzy AHP) và phương pháp điểm lý tưởng (TOPSIS). Họ đề xuất một mô hình cho phép giá trị tỷ lệ của các lựa chọn và trọng số của các tiêu chuẩn đánh giá được biểu diễn dưới

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG TẠI BỘ PHẬN THƯƠNG MẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

DECATHLON - PHÁP 2.1. Tổng quan về công ty Scavi Huế

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tập đoàn Scavi thuộc Tập đoàn Pháp CORELE International, là một trong 05 công ty hàng đầu tại Pháp trong ngành công nghiệp trang phục Lingerie, bao gồm bốn nhà máy đóng tại Việt Nam là Biên Hòa, Bảo Lộc, Đà nẵng, Huế và một nhà máy đóng tại Lào. Tập đoàn Scavi là tập đoàn đầu tiên tiên phong đầu tư vào Việt Nam ngay sau khi Việt Nam có chính sách hội nhập mở cửa. Đây là tập đoàn dẫn đầu trong ngành công nghiệp nội y tại Pháp và nằm trong top 7 công ty kinh doanh dịch vụ toàn diện cho ngành nội y toàn cầu.

Năm 1988: Thành lập tại Pháp, chủ tịch Trần Văn Phú đầu tư vào Việt Nam, thành lập Scavi tại thành phố Hồ Chí Minh. Tập đoàn nước ngoài có giấy phép kinh doanh đầu tiên tại Việt Nam.

Năm 20

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan