• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7 Khối 5

Ngày soạn: Ngày 13/10/2017

Ngày giảng: 5A, 5B: thứ 2 ngày 16/10/2017

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 6: Vẽ trang trí

TIẾT 6: VẼ HỌA TIẾT ĐỐI XỨNG QUA TRỤC

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung:

* Kiến thức:

- HS nhận biết được các hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục.

* Kĩ năng:

- Tập vẽ một họa tiết đối xứng đơn giản (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.

* Thái độ:

- HS cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí.

2. Mục tiêu riêng:

* HS: Nguyễn Thị Lan Hương lớp 5B.

- HS nhận biết được các hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục.

- Tập vẽ một họa tiết đối xứng đơn giản (điều chỉnh).

- HS cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí.

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

- SGK,SGV

- Hình phóng to một số hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục.

- Một số bài trang trí có họa tiết đối xứng.

2. Học sinh:

- SGK, VTV, bút chì, màu vẽ.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (1p)

? Nêu cách nặn con vật?

- HS: + Nặn từng bộ phận chính của con vật: (đầu, mình, chân) + Nặn các chi tiết (mắt, tai, sừng đuôi...)

+ Gắn các bộ phận thành con vật (dùng tăm).

+ Tạo dáng con vật hoàn chỉnh và sinh động.

- HS nhận xét.

-GV nhận xét, tuyên dương.

3.Bài mới:

* Giới thiệu bài (2p)

- GV giới thiệu một số bài trang trí (hình vuông, hình tròn, cái đĩa, chậu cảnh).

? Em hãy nêu tên các họa tiết trang trí ở các bài trên?

(2)

- HS: Hoa, lá, chim, thú

? Theo em các bài trang trí trên, bài nào sử dụng họa tiết trang trí đối xứng? Taij sao em biết?

- HS: Bài 4.

- HS: Là họa tiết đối xứng nhau qua các đường trục dọc, ngang, chéo.

- GV: Để hiểu rõ hơn về họa tiết đối xứng và cách vẽ họa tiết đối xứng thì hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 6: Vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (5p)

- GV cho HS quan sát một số hoạ tiết trang trí đối xứng.

? Các hoạ tiết trên giống hình gì?

? Hoạ tiết nằm trong khung hình gì (vuông, tròn, chữ nhật, tam giác)?

? So sánh các phần của hoạ tiết được đối xứng qua đường trục?

? Màu sắc của họa tiết đối xứng qua trục như thế nào?

? Thế nào là họa tiết trang trí đối xứng qua trục?

- GVKL: Họa tiết trang trí thường là hình hoa, lá, chim, thú, côn trùng,...

- Họa tiết thường được vẽ đơn giản, cách điệu từ những hình ảnh trong thiên nhiên để làm đẹp hơn và phù hợp với yêu cầu trang trí.

- Hoạ tiết đối xứng có các phần được chia qua các đtrục đối xứng bằng nhau và giống nhau.

- Hoạ tiết có thể vẽ qua trục ngang, dọc hay nhiều trục.

- Trong thiên nhiên có nhiều hình đối xứng hoặc gần với dạng đối xứng như: Hoa sen, hoa cúc, chiếc lá, con bướm, con ong, con ca,...

- Hình đối xứng mang vẻ đẹp cân đối và thường được sử dụng làm hoạ tiết trang trí .Vậy làm thế nào để vẽ được họa tiết đối xứng đẹp

- HS quan sát và trả lời câu hỏi

- Giống hình hoa, lá,...

- Hình tròn, tam giác, hình vuông, hình chữ nhật.

- Giống nhau và bằng nhau.

- Vẽ giống nhau.

- HS lắng nghe.

- Em Hương 5B ngồi tại chỗ quan sát.

- Em Hương 5B ngồi tại trả lời.

(3)

thì cô cùng các em chuyển sang hoạt động 2.

2. Cách vẽ họa tiết đối xứng qua trục (6p).

- GV yêu cầu HS quan sát H2/SGK trang 19.

- Yêu cầu 2 nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nghe, nhận xét.

- GV: Vừa hướng dẫn, vừa vẽ lên bảng từng bước cho HS quan sát.

+ Vẽ phác hình dáng chung và kẻ

đường trục.

+ Xác định điểm đối xứng của hoạ tiết và vẽ phác những nét chính của họa tiết.

+ Vẽ chi tiết và sửa hình cho cân đối.

+ Vẽ màu vào hoạ tiết theo ý

thích (các phần của họa tiết đối xứng qua trục cần được vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt)..

- GV cho HS tham khảo một số

họa tiết đối xứng.

3. Hoạt động 3: Thực hành (18p) - GV yêu cầu HS tập vẽ một họa tiết đối xứng đơn giản tập.

- GV hướng dẫn HS vẽ hoạ tiết cân đối với khổ giấy.

- Vẽ hoạ tiết đối xứng có dạng hình vuông, tròn.

- GV đi đến từng bàn, quan sát, uốn nắn HS hoàn thành bài tập.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p)

- GV cùng HS chọn một số bài hoàn thành và chưa hoàn thành để nhận xét.

- HS thảo luận nhóm đôi (2p)

- Các nhóm cử đại diện trình bày.

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS quan sát bài vẽ của HS năm trước

- HS tập vẽ một họa tiết đối xứng đơn giản vào VTV trang 15.

- HS vẽ cá nhân.

- HS quan sát nhận xét theo bài theo các tiêu chí mà GV đa ra.

- Em Hương 5B ngồi tại chỗ thảo luận nhóm.

- Em Hương 5B ngồi tại trình bày.

- Em Hương 5B ngồi tại chỗ làm bài.

(4)

? Hình vẽ (đối xứng, cân đối) chưa?

? Màu sắc (các phần họa tiết đối xứng qua trục có cùng độ đậm, nhạt không)?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét chung và chỉ ra những bài hoàn thành tốt để cả lớp cùng học tập. Bên cạnh đó cũng động viên những em chưa hoàn thành. Tuyên dương tinh thần học tập của lớp.

*Dặn dò:

- Sưu tầm tranh ảnh về đề tài An toàn giao thông.

- Chuẩn bị SGK, VTV, chì, màu, tẩy cho bài 7: Vẽ tranh đề tài An toàn giao thông.

- HS trả lời theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe

- HS chuẩn bị bài sau.

- Em Hương 5B ngồi tại trả lời

Khối 4

Ngày soạn: Ngày 13/10/2017

Ngày giảng: 4B: thứ 2 ngày 16/10/2017 4A: thứ 4 ngày 20/10/2017

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 7: Vẽ tranh

ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG (GDBVMT)

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung:

* Kiến thức:

- HS biết quan sát các hình ảnh và nhận ra vẻ đẹp của phong cảnh quê hương.

* Kĩ năng:

- Tập vẽ tranh đề tài Phong cảnh (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

* Thái độ:

- HS thêm yêu mến quê hương.

* GDBVMT: HS Yêu quý cảnh đẹp và có ý thức giữ gìn cảnh quan thiên nhiên (hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá).

2. Mục tiêu riêng:

* Em Thùy 4B:

(5)

- HS biết quan sát các hình ảnh và nhận ra vẻ đẹp của phong cảnh quê hương.

- Tập vẽ tranh đề tài Phong cảnh (điều chỉnh).

- HS thêm yêu mến quê hương.

- Yêu quý cảnh đẹp và có ý thức giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.

II. Chuẩn bị 1. Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Một số tranh ảnh phong cảnh.

- Bài vẽ của học sinh lớp trước 2. Học sinh:

- SGK, VTV4.

- Bút chì, tẩy, màu vẽ.

- Tranh ảnh phong cảnh (nếu có).

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p) - Kiểm tra bài cũ:

? Nêu các bước vẽ quả dạng hình cầu?

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới

- GV cho HS hát bài “Việt Nam quê hương tôi’’

? Trong tranh có những cảnh đẹp nào?

- HS: Có biển, có hàng dừa...

- GVNX: Trong bài hát có rất nhiều cảnh đẹp của đất nước, mỗi vùng miền lại có cảnh đẹp riêng biệt. Các em có muốn vẽ một bức tranh phong cảnh đẹp không?

Hôm nay, cô cùng các em đi tìm hiểu bài 7: Vẽ tranh phong cảnh quê hương.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

1. Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài (5 p)

- GV cho HS quan sát tranh, ảnh và trả lời câu hỏi:

? Tranh vẽ cảnh gì?

? Trong tranh cảnh vật gì là chính?

? Theo em ảnh và tranh phong cảnh

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi

- Cảnh đồi núi, phố

phường,...

- Nhà cửa, phố phường, hàng cây, cánh đồng, đồi núi, biển cả...

- Ảnh: Chụp lại nguyên

- Em Thùy 4B ngồi tại chỗ trả lời.

(6)

có gì giống và khác nhau?

? Thế nào là tranh phong cảnh?

- GVKL: Tranh phong cảnh không phải là sự sao chụp chép lại y nguyên phong cảnhthực mà được sáng tạo dựa trên thực tế thông qua cảm xúc của người vẽ.

? Quê hương em có những cảnh đẹp nào? Hãy tả lại một cảnh đẹp mà em thích?

? Em sẽ chọn phong cảnh gì để vẽ tranh?

- GVTK: Để vẽ tranh phong cảnh đẹp các em cần chọn cảnh vật quen thuộc, gần gũi, dễ vẽ, phù hợp với khả năng của mình.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh (5p) - GV cho HS thảo luận nhóm 4, nhắc lại cách vẽ tranh đề tài.

- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- GV vừa hướng dẫn vừa vẽ lên bảng cho HS quan sát.

+ Nhớ lại hình ảnh định vẽ.

+ Vẽ hình ảnh chính, hình ảnh sao cho ccaan đối, hợp lý, rõ nội dung.

+ Vẽ màu: Vẽ màu tươi sáng, có đậm, nhạt. Vẽ kín màu. Có thể vẽ nét trước, vẽ màu sau hoặc vẽ màu trực tiếp.

- Cho HS xem tranh phong cảnh của học sinh vẽ.

3. Hoạt động 3: Thực hành (20p) - GV yêu cầu HS tập vẽ một bức tranh phong cảnh vào VTV.

phong cảnh thực.

- Tranh không vẽ lại y nguyên phong cảnh thực mà dựa trên thực tế thông qua cảm xúc của người vẽ.

- Vẽ lại cảnh đẹp của thiên nhiên.

- HS lắng nghe.

- 2 HS trả lời.

- 2HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận 2p - 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ

sung.

- HS theo dõi GV vẽ,

- HS qutham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV4, trang 17

- Em Thùy 4B ngồi tại chỗ thảo luận cùng bạn.

- Em Thùy 4B ngồi tại chỗ

(7)

+ Yêu cầu HS suy nghĩ, chọn cảnh trước, chú ý sắp xếp hình vẽ cân đối giữa khổ giấy.

+ Vẽ hình ảnh chính trước, phụ sau, luôn nhớ cảnh là trọng tâm có thể vẽ thêm người hoặc con vật cho tranh sinh động.

- Trong khi học sinh làm bài giáo viên đến từng bàn quan sát, hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng, 4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p)

- GV cùng HS chọn một số bài hoàn thành và chưa hoàn thành để nhận xét.

? Cách chọn nội dung?

? Cách sắp bố cục (hình ảnh chính, phụ)?

? Cách vẽ hình, vẽ màu?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

? Quê hương ta có rất nhiều cảnh đẹp như: Vịnh Hạ Long, đền Sinh, chùa Quỳnh Lâm,...chúng ta phải làm gì đối với những cảnh quan đó?

- GV nhận xét chung và chỉ ra những bài vẽ đẹp để cả lớp cùng học tập.

Bên cạnh đó cũng động viên những em vẽ còn yếu cố gắng hơn trong những bài sau. Tuyên dương tinh thần học tập của lớp.

* Dặn dò

- Quan sát các con vật quen thuộc.

- Chuẩn bị SGK,VTV, đất nặn.

- HS quan sát nhận xét theo các tiêu chí gv đa ra.

- HS nhận xét bài theo cảm nhận riêng

- Yêu quý các cảnh đẹp của quê hương, đất nước, biết giữ gìn cảnh quan:

không vứt rác bừa bãi, viết hay khác tên,...

- HS lắng nghe.

- HS chuẩn bị bài sau

làm bài.

- Em Thùy 4B ngồi tại chỗ nêu bài mình thích.

Khối 3

Ngày soạn: Ngày 15/10/ 2017

Ngày giảng: 3B: thứ 4 ngày 18/10/2017 3A: thứ 6 ngày 20/10/2017

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 7: Vẽ theo mẫu

(8)

Tiết 7: VẼ CÁI CHAI

I. Mục tiêu

* Kiến thức:

- Tạo cho học sinh thói quen quan sát, nhận xét hvề hình dáng các đồ vật xung quanh.

* Kĩ năng:

- Biết cách vẽ và vẽ được cái chái gần giống mẫu.

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống với mẫu.

* Thái độ:

- HS cảm nhận được vẽ đẹp của đồ vật.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Chọn một số chai có hình dáng, màu sắc, chất liệu khác để giới thiệu.

- Một số bài vẽ của học sinh lớp trước - Hình gợi ý cách vẽ.

2. Học sinh:

- Vở tập vẽ 3.

- Bút chì, tẩy, màu vẽ.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Ổn định lớp học: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS - GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới

- Giới thiệu bài: (1p)

Giờ trước lớp ta đã học bài vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình vuông. Hôm nay cô cùng các em đi học bài 7: Vẽ cái chai.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5p) - GV cho HS quan sát một số vật mẫu đã chuẩn bị yêu cần HS quan sát thảo luận nhóm đội.

? Trên bàn cô có mấy cái chai?

? Chai được làm bằng chất liệu gì?

? Chai gồm những bộ phận nào?

? So sánh tỷ lệ giữa các bộ phận?

- HS quan sát và thảo luận (3p).

- 2 cái chai.

- Thủy tinh, nhựa…

- Miệng, cổ, vai, thân, đáy chai.

- Cổ nhỏ, thân phình to.

(9)

? Màu sắc của chai?

- GV gọi đại diện 2 nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV kết luận: Có rất nhiều loại chai khác nhau, mỗi loại có một màu sắc và vẻ đẹp riêng. Muốn vẽ được những cái chai đẹp các em cần nắm chắc đặc điểm của từng loại chai.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ (6p)

- GV hướng dẫn, vẽ lên bảng cho HS quan sát.

- Bố cục hình vẽ vào khổ giấy không quá to, quá nhỏ, không lệch về một bên, hay cao hoặc thấp so với khổ giấy.

+ Vẽ khung hình, kẻ trục đối xứng.

+ Đánh dấu tỷ lệ các bộ phận.

+ Vẽ phác hình bằng nét thẳng.

+ Sửa hình cho giống mẫu.

+ Vẽ màu theo ý thích.

- GV cho HS tham hảo bài vẽ của HS năm trước

3. Hoạt động 3: Thực hành (18p) - Yêu cầu HS vẽ mẫu GV đặt trên bàn.

- Gv bao quát lớp và kịp thời hướng dẫn cho các em còn yếu, hướng dẫn nâng cao cho các em khá giỏi.

- GV quát sát, hướng dẫn kịp thời đối với HS còn lúng túng để hoàn thành bài.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV cùng HS chọn một số bài hoàn thành và chưa hoàn thành để nhận xét.

? Bài vẽ nào giống mẫu hơn?

? Bài nào có bố cục đẹp và chưa đẹp?

? Theo em bài vẽ nào đẹp nhất?

- Chiều cao gấp 3 lần chiều ngang - Cổ chai = 1/3chiều dài chai, chiều rộng = 1/3 chiều dài chai.

- Màu trắng, màu xanh.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS lắng nghe.

- HS chú ý quan sát cô hướng dẫn.

- HS tham khảo bài.

- HS vẽ bài vào VTV3.

- HS nhận xét bài theo các tiêu chí

GV đưa ra.

- HS nhận xét bài theo cảm nhận riêng.

(10)

- GV: Nhận xét chung khen ngợi HS có bài vẽ đẹp, động viên, khích lệ HS chưa hoàn thành bài.

* Dặn dò

+ Về nhà quan sát người thân: ông, bà, cha, mẹ.

- Chuẩn bị : bút chì, tẩy, màu, VTV3.

- HS lắng nghe

- HS chuẩn bị bài sau.

Khối 1

Ngày soạn: Ngày 16/10/2017

Ngày giảng: 1A: thứ 5 ngày 19/10/2017 1B: thứ 6 ngày 20/10/2017

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

BÀI 7: VẼ MÀU VÀO HÌNH QUẢ (TRÁI) CÂY

(GDBVMT) I. Mục tiêu

* Kiến thức:

- HS nhận biết màu các loại quả quen biết.

* Kĩ năng:

- Biết dùng màu để vẽ vào hình các quả.

- HS năng khiếu: Biết chọn màu phối hợp màu để vẽ vào hình các quả cho đẹp.

* Thái độ:

- HS yêu mến vẽ đẹp của hoa trái.

* GDBVMT: Yêu mến vẽ đẹp của hoa trái, biết chăm sóc cây (hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá).

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Một số quả thực (có màu sắc khác nhau).

- Tranh, ảnh về các loại quả 2. Học sinh:

- Vở tập vẽ 1, màu vẽ.

III. Hoạt động dạy- học 1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh 3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Giới thiệu quả (5p)

- GV cho HS một số loại quả thực (quả táo, cam, bưởi, chuối, xoài, khế)

? Đây là quả gì?

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- Quả táo, cam, bưởi, chuối, xoài, khế

(11)

? Quả có màu gì?

? Kể tên một số quả mà em biết?

- GVKL: Xung quanh chúng ta có nhiều loại quả dạng tròn như quả cam, bòng, táo,... Trong đó mỗi loại đều có hình dáng, đặc điểm, màu sắc khác nhau và có vẻ đẹp riêng.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ màu (5p) - GV yêu cầu HS quan sát H3, SGK/14

? Đây là quả gì?

? Quả xoài, cà có màu gì?

- GV Đây là hình vẽ quả xoài và quả cà. Có thể vẽ màu như em thấy.

*Bài vẽ màu

- GV vừa hướng dẫn vừa vẽ cho HS quan sát.

- Nên vẽ màu xung quanh trước, ở giữa sau để màu không ra ngoài hình, vẽ đều màu.

+ Vẽ hình dáng quả trước (vừa với phần giấy ở VTV1).

* Bài xé dán (có thể cho HS về nhà làm).

- GV cho HS quan sát bài xé dán H2- VTV/14.

- GV hướng dẫn cách xé dán.

+ Chọn giấy màu để xé.

+ Cách xé: Ước lượng hình quả đẻ xé giấy cho vừa (hình không to quá, không nhỏ quá so với khổ giấy làm nền).

+ Dán hình đã xé: Bôi hồ và đặt hình vào giữa nền, sau đó xoa nhẹ tay lên hình.

- GV cho HS tham khảo một số bài vẽ màu và bài xé dán.

3. Hoạt động 3: Thực hành (20p)

- GV yêu cầu HS vẽ màu vào quả xoài và quả cà vào VTV, trang 14.

- Khi HS làm bài GV xuống từng bàn quan sát, hướng dẫn HS chọn màu để vẽ hoặc xé.

- Nên vẽ màu xung quanh trước, ở giữa sau để

- Táo màu đỏ, khế màu xanh, cam màu vàng, xoài màu vàng, chuối màu xanh).

- 2 HS kể.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- Quả xoài, cà.

- Xoài chưa chín màu xanh, chín màu vàng. Quả cà màu tím.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi GV làm mẫu.

- HS quan sát.

- HS tham khảo bài.

- HS vẽ bài vào VTV1, trang 14.

(12)

màu không ra ngoài hình, vẽ đều màu.

- Cách xé, dán hình.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV chọn một số bài hoàn thành và chưa hoàn thành để nhận xét.

? Vẽ màu (có đều, ra ngoài hình không)?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần học tập của lớp.

? Theo em, quả dùng để làm gì?

? Em sẽ làm gì đối với các loại cây ăn quả trong nhà?

- GVKL: Quả có tác dụng cung cấp cho con người vitamin. Vậy chúng ta cầm phải tưới , chăm sóc cây hàng ngày.

* Dặn dò

- Quan sát màu sắc của hoa, quả.

- Chuẩn bị VTV, bút chì, tẩy, màu giờ sau học bài 8: vẽ hình vuông, hình chữ nhật.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí

GV đưa ra.

- 3HS nêu theo cảm nhận riêng.

- Để ăn, cung cấp vitamin cho con người.

- Tưới nước cho cây.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe dặn dò

Lớp 2

Ngày soạn: Ngày 17/10/2017

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 20/10/2017

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 7: Vẽ tranh

Tiết 7: ĐỀ TÀI EM ĐI HỌC

I. Mục tiêu

* Kiến thức:

- Học sinh hiểu được nội dung đề tài Em đi học.

* Kĩ năng:

- Tập vẽ tranh đề tài Em đi học (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu và vẽ màu phù hợp

* Thái độ:

- Yêu thích dòng tranh dân gian Đông Hồ.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Một số tranh, ảnh về đề tài Em đi học.

- Các bước minh hoạ hướng dẫn cách vẽ . 2. Học sinh:

- Vở tập vẽ 2.

- Bút chì màu hoặc sáp màu.

III. Các hoạt động dạy - học:

(13)

1.Ổn định lớp học: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài (2p)

- GV cho HS quan sát tranh đề tài em đi học và tranh phong cảnh.

? Hai bức tranh trên vẽ hình ảnh gì?

- HS: Tranh 1: Các bạn HS đi học, tranh 2 vẽ thuyền, biển.

? Theo em đâu là tranh vẽ đề tài đi học? Tại sao em biết?

- HS nhận xét.

- GV: Vậy các em có muốn vẽ một bức tranh đẹp về đề tài đi học không. Hôm nay cô cùng các em đi học bài 7: Vẽ tranh đề tài Đi học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HĐ1: Tìm và chọn nội dung đề tài (6p) - GV giới thiệu một số tranh về đề tài Em đi

học

? Trong tranh có những hình ảnh gì?

? Hình ảnh nào nổi bật trong tranh ?

? Cách vẽ màu trong các bức tranh (có đậm, nhạt không) ?

? Hàng ngày em thường đi học với ai?

? Khi đi học em mặc quần áo như thế nào và mang theo gì? (quần áo, cặp, mũ, sách).

? Phong cảnh hai bên đường như thế nào?

? Màu sắc cây cối, nhà cửa, đồng ruộng như thế

nào?

- GVKL: Tranh đề tài đi học: Là tranh vẽ hình ảnh các bạn học sinh đang đi học là chính, ngoài ra có thể vẽ thêm cây cối, con đường, nhà cho tranh sinh động.

2. HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ (6p)

- GV cho HS quan sát tranh hình gợi ý cách vẽ.

? Nếu cách vẽ tranh đề tài em đi học?

- GV hướng dẫn và vẽ lên bảng cho HS quan sát.

* Vẽ hình:

- HS quan sát, trả lời câu hỏi

- Các bạn HS đi học, cây cối, con đường, mây.

- Các bạn học sinh.

- Vẽ màu có đậm, nhạt, màu sắc tươi vui,…

- Em đi cùng bạn.

- Em mặc áo trắng, váy đỏ, đeo cặp,...

- Có nhà và cây.

- màu sắc của cây và nhà rực rỡ, đủ các màu.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và lắng nghe.

- 4 HS nêu.

- HS quan sát GV vẽ.

(14)

+ Chọn hình ảnh cụ thể về đề tài em đi học.

+ Vẽ hình ảnh chính là các bạn HS đi học (có thể vẽ một hoặc nhiều bạn cùng đến trường, mỗi bạn một dáng, quần áo khác nhau).

+ Vẽ thêm các hình ảnh phụ: cây, cối, nhà cửa cho tranh thêm sinh động.

* Vẽ màu:

+ Theo ý thích, có đậm, nhạt, sao cho tranh rõ nội dung.

- GV cho HS tham khảo một số bài 3. HĐ3: Thực hành (20p).

- GV yêu cầu HS tập vẽ tranh đề tài đi học.

- GV quan sát, nhắc nhở HS vẽ hình ảnh phù hợp với nội dung, hình vẽ vừa với phần giấy ở VTV không quá to, không quá nhỏ.

- Cách vẽ hình và màu thay đổi cho tranh sinh động.

4. HĐ4: Nhận xét, đánh giá (4p).

- GV chọn một số bài vẽ đẹpdán lên bảng gợi ý

HS nhận xét, đánh giá.

? Cách sắp xếp hình vẽ (người, nhà, cây ...) trong tranh?

? Cách vẽ màu (có đậm, nhạt, màu tươi sáng, sinh động ...)?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét chung và chỉ ra những bài vẽ hoàn thành tốt để cả lớp cùng học tập. Bên cạnh đó cũng động viên những em chưa hoàn thành cố gắng hơn trong những bài vẽ sau. Tuyên dương tinh thần học tập của lớp.

* Dặn dò:

- Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi.

- Chuẩn bị VTV giờ sau học bài 8: Xem tranh Tiếng đàn bầu

- HS tham khảo bài.

- HS tập vẽ bài (cá nhân) vào VTV2, trang 15.

- HS nhận xét bài theo các tiêu chí GV đưa ra.

- HS xếp loại bài theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS nghe dặn dò chuẩn bị bài.

(15)

+ Em làm gì đ tham gia giao thông được an toàn và tt nht? Hãy k mt s quy đnh khi tham gia giao thông?

Phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, trẻ em không được điều khiển xe máy khi tham gia giao thông, đi đúng phần đường quy định

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hãy quan một số tranh, ảnh sau đây và cho biết tranh, ảnh có nội dung thể hiện đề tài nào.. Đây là những bức tranh, ảnh thể hiện đề tài

Làm thế nào để vẽ được một bức tranh đẹp về cây, bài học hôm nay cô sẽ cùng các em đi tìm hiểu bài 4: Vẽ tranh đề tài Vườn cây?. HOẠT ĐỘNG CỦA

Làm thế nào để vẽ được một bức tranh đẹp về cây, bài học hôm nay cô sẽ cùng các em đi tìm hiểu bài 4: Vẽ tranh đề tài Vườn cây?. HOẠT ĐỘNG CỦA GV

[r]

Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.. Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời

Phim ho¹t

Người không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè thì không phải là người bạn tốt.. Trẻ em có quyền được hỗ trợ giúp đỡ khi gặp khó

Tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ... Bác Hồ đi