• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 4

Khối 2

Ngày soạn : Ngày 27/09/2019

Ngày giảng : 2A, 2B ngày 30/9/ 2019

Bài 4: VẼ TRANH ĐỀ TÀI VƯỜN CÂY

(Giáo dục BVMT) I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: HS nhận biết được một số loại cây trong vườn.

- Kĩ năng: Tập vẽ hai hoặc ba cây đơn giản và vẽ màu theo ý thích (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

- Thái độ: Yêu mến thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng.

* GDBVMT: Yêu mến thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng (Hoạt động 4:

Nhận xét, đánh giá) 2. Mục tiêu riêng:

* Em Vũ Đình Thắng lớp 2B

- Quan sát tranh và nhắc lại được một số câu trả lời.

- Tập vẽ một cây đơn giản và màu theo ý thích.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Một số tranh, ảnh về các loại cây khác nhau.

- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ vườn cây.

- Tranh vẽ vườn cây của học sinh các lớp trước.

2. Học sinh: - Vở tập vẽ.

- Bút chì, màu và tẩy.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

3. Bài mới

*Giới thiệu bài: (1p)

Xung quanh chúng ta có rất nhiều cây cối mỗi cây đều có vẻ đẹp riêng của nó. Làm thế nào để vẽ được một bức tranh đẹp về cây, bài học hôm nay cô sẽ cùng các em đi tìm hiểu bài 4: Vẽ tranh đề tài Vườn cây.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

1. Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài (6p)

- GV cho HS xem tranh và đặt câu hỏi:

? Có những hình ảnh nào trong tranh?

? Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- Cây, cỏ, người, chim.

- Cây là hình ảnh chính, mây, trời, ong bướm là

- Em Thắng 2B quan sát tranh

- Em Thắng 2B nhắc lại

(2)

là phụ?

? Các hình ảnh được sắp xếp như thế nào?

? Màu nào được vẽ nhiều trong tranh?

? Em có nhận xét gì về hình ảnh và màu sắc trong từng bức tranh?

- GVKL: Vườn cây có rất nhiều loại cây hoặc chỉ có một loại cây, loại cây có quả hoặc loại cây chỉ có hoa. Mỗi loại cây đều có hình dáng, đặc điểm khác nhau và có vẻ đẹp riêng.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh (7p) - GV cho HS quan sát hình gợi ý cách vẽ cây.

? Em hãy nêu các bước vẽ cây?

- Để vẽ được vườn cây đẹp, các em cần nhớ lại hình dáng, màu săc loại cây định vẽ.

- GV vẽ minh hoạ lên bảng cho học sinh quan sát.

+ Vẽ hình dáng các loại cây khác nhau.

+ Vẽ thêm một số chi tiết cho vườn cây sinh động như: hoa, quả.

+ Vẽ màu theo ý thích

- GV cho HS xem một số bài HS năm trước.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p) - GV yêu cầu HS vẽ một bức tranh Vườn cây có hai hoặc ba cây đơn giản (điều chỉnh).

- GV gợi ý HS cách vẽ.

? Em định vẽ vườn cây gì? Nhiều cây hay ít cây?

? Em thích vườn cây có nhiều quả hay

hình ảnh phụ.

- Cây được vẽ to, trọng tâm trong tranh. Hoa, cỏ, mây, người vẽ nhỏ.

- Màu xanh lục.

- 2 HS nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- HS quan sát.

- 3 HS nêu.

- HS nghe.

- HS quan sát GV vẽ mẫu.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài cá nhân vào VTV2/ 13.

câu trả lời.

- Em Thắng 2B nhắc lại.

- Em Thắng 2B quan sát GV vẽ mẫu.

- Em Thắng 2B quan sát bài.

- Em Thắng 2B tập vẽ một cây và vẽ màu theo ý thích.

(3)

ít quả?

? Hình ảnh nào sẽ là chính, hình ảnh nào là phụ?

? Các hình ảnh được sắp xếp như thế nào?

? Em sẽ dùng những màu gì cho bức tranh nổi bật và sinh động?

- GV nhắc HS vẽ vườn cây vừa với phần giấy trong VTV, đến từng bàn quan sát, hướng dẫn, bổ sung.

+ Vẽ hai đến ba cây.

+ Vẽ màu theo ý thích.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p)

- GV thu một số bài của HS dán lên bảng cho HS nhận xét

? Bố cục (hình vẽ cân đối với khổ giấy chưa)?

? Màu sắc (phù hợp chưa)?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- HS nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS có bài vẽ đẹp.

*GDBVMT

? Theo em cây có tác dụng gì đối với con người?

? Em phải làm gì để chăm sóc cây xanh?

- GVKL: Xung quanh chúng ta có rất nhiều cây cối, cây trong sân trường, cây ngoài đường, cây trong vườn nhà.

Cây cho ta bóng mát, quả cho chúng ta ăn cung cấp ô xi. Vì vậy các em phải biết chăm sóc cho cây, bảo vệ cây thì mình sẽ có một vườn cây ăn quả thật tuyệt vời.

* Dặn dò

- Quan sát hình dáng, màu sắc một số loại con vật.

- Chuẩn bị VTV, đất nặn, giấy màu, bút chì, màu vẽ.

- HS quan sát, nhận xét theo các tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- Cung cấp khí ô xi, bóng mắt, quả...

- Tưới cây, bón phân, không cho người khác bẻ cành, chặt cây...

- HS lắng nghe.

- HS nghe dặn dò chuẩn bị bài sau.

- Em Thắng 2B quan sát và nghe nhận xét bài.

- Em Thắng 2B nghe cô dặn dò để

chuẩn bị bài học sau.

Khối 4

(4)

Ngày soạn: Ngày 27/9/2019 Ngày giảng: 4A, ngày 30/9/2019

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 3: Vẽ trang trí

Tiết 4: CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc.

- Kĩ năng: Tập chép một họa tiết đơn giản (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Chép được họa tiết cân đối, gần giống mẫu, tô màu đều, phù hợp.

- Thái độ: HS yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- SGK, SGV

- Sưu tầm một số hình ảnh họa tiết dân tộc.

- Hình gợi ý cách vẽ.

- Bài vẽ của học sinh lớp trước.

2. Học sinh:

- SGK, VTV.

- Bút chì, tẩy, màu vẽ.

- Họa tiết trang trí dân tộc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.

- GV nhận xét, tuyên dương học sinh.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài (2p)

- GV cho HS quan sát một số hoạ tiết trang trí dân tộc, tranh vẽ hoa lá thật.

? Nêu tên các họa tiết trên?

- Hình con hạc, hoa hồng, hoa sen.

? Theo em đâu là họa tiết trang trí dân tộc? Tại sao em biết?

- HS: Hình 1,3 là họa tiết dân tộc vì hình vẽ đơn giản hơn.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Để hiểu rõ hơn thế nào là họa tiết trang trí dân tộc và cách chép ra sao, hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 4: Chép họa tiết trang trí dân tộc.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (6p) - GV cho HS quan sát một số họa tiết trang trí dân tộc.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

(5)

? Các hoạ tiết trang trí là những hình gì?

? Hình hoa lá, con vật ở các hoạ tiết trang trí có đặc điểm gì ?

? Đường nét, cách sắp xếp hoạ tiết trang trí như thế nào?

? Hoạ tiết đó dùng để trang trí ở đâu?

- GVTK: Hoạ tiết trang trí dân tộc là di sản văn hóa quý báu của ông cha ta để lại, nghệ thuật đã có mặt ở hầu hết các công trình mĩ thuật cổ như: Các họa tiết trên trống đồng Đông Sơn, thạp đồng, các họa tiết chạm khắc ở những công trình kiến trúc, trang trí, trên đồ gốm ở các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn...Vì vậy chúng ta cần phải học tập, giữ gìn và bảo vệ di sản văn hoá của dân tộc ta.

2. Hoạt động 2: Cách chép họa tiết trang trí (7p)

- GV yêu cầu HS quan sát hình gợi ý trong SGK trang 12, thảo luận nhóm đôi và nêu cách vẽ tranh trường em?

- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV vẽ mẫu trên bảng.

+ Tìm và vẽ phác hình dáng chung của họa tiết cho cân đối với khổ giấy.

+ Vẽ các đường trục dọc ngang để tìm vị trí các phần của họa tiết.

+ Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác hình bằng nét thẳng.

+ Quan sát, so sánh để điều chỉnh hình vẽ cho giống mẫu.

+ Hoàn chỉnh hình và vẽ màu theo ý thích.

- Hoa, lá, con vật.

- Đã được đơn giản và cách điệu.

- Đường nét hài hòa, cách sắp xếp cân đối, chặt chẽ.

- Đình, chùa, lăng tẩm, bia đá, đồ gốm, vải, khăn, áo...

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi (2’)

- HS chú ý theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

(6)

- GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS năm trước.

3. Hoạt động 3:Thực hành (17)

- GV yêu cầu HS tập chép lại một họa tiết trang trí dân tộc trong VTV5

- Yêu cầu HS quan sát kĩ trước khi vẽ.

- HS vẽ theo các bước GV đã hướng dẫn, chú ý phác hình dáng chung của họa tiết cân đối giữa khổ giấy (không quá to, không quá nhỏ) - Vẽ màu theo ý thích.

- Trong khi HS làm GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung.

4. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (4p) - GV cùng HS chọn một số bài để nhận xét:

? Cách vẽ hình (giống mẫu hay chưa)?

? Cách vẽ nét (mềm mại, sinh động)?

? Cách vẽ màu (tươi sáng, hài hòa)?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét chung và tuyên dương HS hoàn thành tốt bài.

* Dặn dò:

- Về nhà xem trước bài 5: Xem tranh phong cảnh

- Chuẩn bị VTV, chì, màu, tẩy.

- HS làm bài vào VTV5.

- HS quan sát nhận xét theo các tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét bài theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS nghe dặn dò, chuẩn bị bài sau.

Khối 5

Ngày soạn: Ngày 27/9/2019 Ngày giảng: 5B, ngày 30/9/2019 5A, ngày 01/10/2019

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 3: Vẽ tranh

Tiết 5: ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS biết tìm, chọn các hình ảnh đẹp về nhà trường để vẽ tranh.

- Kĩ năng: Tập vẽ tranh đề tài Trường em (điều chỉnh).

+ HS năng khiếu: Sắp sếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

- Thái độ: Yêu mến và có ý thức giữ gìn, bảo vệ ngôi trường của mình.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Một số tranh ảnh về đề tài nhà trường.

(7)

- Tranh hướng dẫn cách vẽ.

- Bài vẽ của HS.

2. Học sinh:

- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ, tẩy.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (2p)

? Một bạn cho cô biết giờ trước lớp mình học bài gì?

- HS Chủ đề 4: Sáng tạo cùng những chiếc lá (Bài 27: Đề tài vệ sinh môi trường).

? Để tạo ra được tranh đề tài bằng những chiếc lá các em cần phải làm như thế nào?

- HS nêu.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

Vậy cách sáng tạo tranh đề tài bằng những chiếc lá có gì khác so với cách vẽ không thì hôm nay cô sẽ cùng các em đi tìm hiểu bài 3: Vẽ tranh đề tài Trường em.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài (6p) - Cho HS quan sát một số tranh vẽ đề tài trường học để HS nhận biết.

? Các tranh, ảnh minh họa trên có đúng với đề tài Trường em chưa?

? Các hình ảnh đã thể hiện những hoạt động gì?

? Nêu hình ảnh chính trong các bức tranh?

? Màu sắc trong tranh như thế nào?

? Còn có thể vẽ những hoạt động nào nữa về đề tài Trường em?

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- Đúng rồi.

- Vệ sinh lớp học, tặng hoa cô giáo ở sân trường, được vẽ ở trung tâm giữa tranh.

- Tranh 1: Các bạn HS đang vệ sinh lớp học, tranh 2 Các bạn HS đang tặng hoc cô giáo ở sân trường.

- Màu sắc trong tranh tươi sáng, có đậm nhạt.

- Phong cảnh trường em, lao động, vui chơi sân trường, biểu diễn văn nghệ, giờ học

(8)

- GVKL: Đề tài Trường em rất phong phú, có nhiều nội dung Vui chơi sân trường, buổi học trên lớp, lao động sân trường, biểu diễn văn nghệ, phong cảnh trường, chân dung thầy cô giáo,... Để vẽ được tranh về đề tài nhà trường, các em cần chú ý nhớ lại các hình ảnh, hoạt động nêu trên và lựa chọn nội dung yêu thích, phù hợp với khả năng, tránh chọn nội dung khó, phúc tạp.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh (7p)

- GV yêu cầu HS quan sát hình gợi ý trong SGK trang 10, thảo luận nhóm đôi và nêu cách vẽ tranh đề tài Trường em?

- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét.

- GVnhận xét và hướng vẽ lên bảng cho HS quan sát.

+ Chọn các hình ảnh tiêu biểu, phù hợp với nội dung để vẽ tranh.

+ Vẽ các hình ảnh chính cho cân đối.

+ Vẽ hình ảnh phụ, điều chỉnh các hình ảnh để

bức tranh thêm sinh động.

+ Vẽ màu tươi sáng, có đậm, nhạt

* Lưu ý: Không nên vẽ quá nhiều hình ảnh.

- Hình vẽ cần đơn giản, không nhiều chi tiết rườm rà.

- Vẽ màu cần có độ đậm, nhạt, phù hợp với các mảng hình

trên lớp

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi (2p)

- Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả.

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS lắng nghe.

(9)

- GV cho HS xem một số tranh vẽ về đề tài trường em.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- GV yêu cầu HS tập vẽ một bức tranh về đề tài Trường em (điều chỉnh).

- Trong khi HS vẽ, GV đến từng bàn để hướng dẫn thêm.

- Luôn nhắc HS sắp xếp hình ảnh sao cho cân đối, có chính, có phụ.

- Khen ngợi HS vẽ nhanh, động viên HS vẽ chậm.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV cùng HS chọn một số bài để nhận xét:

? Cách chọn nội dung (phù hợp chưa)?

? Sắp xếp hình vẽ cân đối chưa?

? Cách vẽ màu có đậm nhạt chưa, rõ trọng tâm chưa?

? Em thích bài nào nhất ? Vì sao ?

? HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương những học sinh có bài tốt.

* Dặn dò

- Quan sát khối hộp và khối cầu.

- Mang đầy đủ dụng cụ học vẽ chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV5.

- HS làm bài theo GV hướng dẫn.

- HS quan sát, nhận xét theo các tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng

- HS lắng nghe.

- HS nghe dặn dò để chuẩn bị bài học sau.

Khối 1

Ngày soạn: Ngày 28/9/2019

Ngày giảng: 1A, 1B: ngày 01/10/2019

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

Tiết 4 - Bài 4: VẼ HÌNH TAM GIÁC

I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: HS nhận biết được hình tam giác.

- Kĩ năng: HS biết cách vẽ hình tam giác.

- HS năng khiếu: Từ hình tam giác,vẽ được hình tạo thành bức tranh đơn giản.

- Thái độ: Từ các hình tam giác có thể vẽ được một số hình tương tự trong thiên nhiên.

2. Mục tiêu riêng:

* Em Nguyễn Trọng Dũng lớp 1A.

- Quan sát tranh và nhắc lại được một số câu trả lời.

- Tập vẽ hình tam giác để tạo dãy núi.

(10)

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Tranh, ảnh trong VTV.

- Một số đồ dùng có hình tam giác(ê ke, khăn quàng).

2. Học sinh: - Vở tập vẽ, bút chì, màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh 3. Bài mới

* Giới thiệu bài (2p).

- GV tổ chức trò chơi khởi động.

- Ba HS lên bảng chọn những đồ vật có dạng hình chữ nhật, hình tam giác, hình vuông. Bạn nào chọn được nhiều bạn đó sẽ chiến thắng.

- HS cùng GV kiểm tra kết quả.

? Từ các đồ vật các bạn đã chọn, theo em đâu là hình tam giác? Tại sao em biết?

- GV nhận xét tuyên dương.

GV: Qua trò chơi cô thấy các bạn chòn hình rất đúng, vậy cách vẽ hình tam giác như thế nào, từ các hình tam giác có thể vẽ được một số hình tương tự trong thiên nhiên. Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 4: Vẽ hình tam giác.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

1. Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét (7p)

- GV cho HS quan sát hình 1,2 trong VTV trang 13.

? Tìm trong ảnh (hình 1,2) những chỗ có hình tam giác?

? Quan sát khung cảnh xung quanh em (đồ vật, nhà cửa, thiên nhiên,...), em thấy những hình ảnh nào có hình tam giác?

? Em có nhận xét gì về tranh vẽ của bạn (hình 3,4/ VTV, trang 13)?

? Qua phần vừa quan sát, con cho cô biết hình tam giác có mấy cạnh (mấy đoạn thẳng)?

- GVKL: Hình tam giác là hình có 3 cạnh khép kín. Từ hình tam giác ta có thể vẽ được nhiều hình (vật, đồ vật) từ hình tam giác như con cá, cái nón, dãy núi,...

2. Hoạt động 2: Cách vẽ hình tam giác (7p)

? Vẽ hình tam giác như thế nào?

- GV vẽ lên bảng cho HS quan sát cách

- HS quan sát.

- Mái nhà, Kim tự tháp.

- Mái nhà, e ke, cánh buồm, dãy núi, con cá, cái nón,...

- Tranh vẽ ngôi nhà có mái hình tam giác.

- Hình tam giác

- Hình tam giác có ba cạnh.

- HS nghe.

- 3HS nêu.

- HS quan sát GV vẽ.

- Em Dũng 1A quan sát

- Em Dũng 1A nhắc lại câu trả lời.

- Em

(11)

vẽ.

+ Vẽ nét từ trên xuống.

+ Vẽ từ trái sang phải (vẽ theo chiều mũi tên).

- GV vẽ lên bảng một số hình tam giác khác nhau.

- GV cho HS tham khảo một số tranh vẽ có hình tam giác.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p) - GV yêu cầu HS vẽ một bức tranh về biển vào VTV trang 14.

- GV hướng dẫn HS chọn và vẽ hình ảnh có hình tam giác (những cánh buồm, sóng nước nhấp nhô, dãy núi phía xa,...). có thể vẽ hai hoặc ba cái thuyền to nhỏ khác nhau.

- Có thể vẽ thêm hình: cá, mây, mặt trời.

- Vẽ cân đối vào phần giấy.

- Vẽ màu theo ý thích., có thể là: Mỗi cánh buồm một màu hoặc tất cả một màu.

- Màu buồn của mỗi thuyền khác nhau.

- Màu thuyền khác màu buồm.

- Vẽ màu của mây, trời, nước biển.

- GV đến từng bàn quan sát, hướng dẫn, bổ sung.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (3p)

- GV thu một số bài của HS dán lên bảng cho HS nhận xét

? Bạn vẽ tranh có những hình ảnh gì?

? Màu sắc trong bài vẽ của bạn như thế nào?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài cá nhân vào VTV trang 14.

- HS quan sát, nhận xét theo các tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

Dũng 1A quan sát tranh.

- Em Dũng 1A tập vẽ hình tam giác để

tạo dãy núi.

- Em Dũng 1A quan sát.

(12)

- GV nhận xét bổ sung, đánh giá bài làm của HS, tuyên dương những HS hoàn thành tốt, động viên những em chưa hoàn thành.

*Dặn dò

- Chuẩn bị bài 5: Vẽ nét cong.

- Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy.

- HS lắng nghe.

- HS nghe dặn dò chuẩn bị bài sau.

- Em Dũng 1A lắng nghe

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài 4 – SGK 55: Em hãy vẽ một bức tranh có chủ đề Các thành viên trong gia đình rồi tô màu cho bài vẽ và lưu lại trên máy tính của mình nhéB. HOẠT

Hôm nay, cô cùng các em đi tìm hiểu bài 7: Vẽ tranh phong cảnh quê hương.. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA

Làm thế nào để vẽ được một bức tranh đẹp về cây, bài học hôm nay cô sẽ cùng các em đi tìm hiểu bài 4: Vẽ tranh đề tài Vườn cây?. HOẠT ĐỘNG CỦA

SINH HOẠT LỚP: EM VÀ CÁC BẠN ĐÃ LÀM GÌ ĐỂ TỎ LÒNG BIẾT ƠN THẦY CÔ. Hát bài: bông hồng

Cô sẽ phỏng vấn nhanh các bạn tham gia trò chơi về thói quen học tập, sinh hoạt hằng ngày của mình. Ví dụ: Sau giờ học, em thường

Vậy làm thế nào để vẽ được các họa tiết đó vào trong bài trang trí cân đối và đẹp.. Hôm nay, cô sẽ cùng các em đi tìm hiểu bài 10: Trang trí

Lầm thế nào để vẽ được những bức tranh về trường học rõ nội dung, cô cùng các em đi tìm hiểu hoạt động 2?. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh

Hãy cùng chia sẻ cách xếp đồ của mình với cả lớp nhé.. Ba lô ngang Ba