• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 4

Khối 2

Ngày soạn : Ngày 28/9/2018

Ngày giảng : 2A, 2B ngày 01 tháng 10 năm 2018

Bài 4: VẼ TRANH ĐỀ TÀI VƯỜN CÂY

(Giáo dục BVMT) I. Mục tiêu

- Kiến thức: HS nhận biết được một số loại cây trong vườn.

- Kĩ năng: Tập vẽ hai hoặc ba cây đơn giản và vẽ màu theo ý thích (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

- Thái độ: Yêu mến thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng.

* GDBVMT: Yêu mến thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng (Hoạt động 4:

Nhận xét, đánh giá) II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: - Một số tranh, ảnh về các loại cây khác nhau.

- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ vườn cây.

- Tranh vẽ vườn cây của học sinh các lớp trước.

2. Học sinh: - Vở tập vẽ.

- Bút chì, màu và tẩy.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

3. Bài mới

*Giới thiệu bài: (1p)

Xung quanh chúng ta có rất nhiều cây cối mỗi cây đều có vẻ đẹp riêng của nó. Làm thế nào để vẽ được một bức tranh đẹp về cây, bài học hôm nay cô sẽ cùng các em đi tìm hiểu bài 4: Vẽ tranh đề tài Vườn cây.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài (6p) - GV cho HS xem tranh trong VTV 2 trang 12 và đặt câu hỏi:

? Có những hình ảnh nào trong tranh?

? Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ?

? Các hình ảnh được sắp xếp như thế nào?

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- Cây, cỏ, người, chim.

- Cây là hình ảnh chính.

- Cây được vẽ to, trọng tâm trong tranh. Hoa, cỏ, mây, người vẽ nhỏ.

- Màu xanh lục.

(2)

? Màu nào được vẽ nhiều trong tranh?

? Em có nhận xét gì về hình ảnh và màu sắc trong từng bức tranh?

- GVKL: Vườn cây có rất nhiều loại cây hoặc chỉ có một loại cây, loại cây có quả hoặc loại cây chỉ có hoa. Mỗi loại cây đều có hình dáng, đặc điểm khác nhau và có vẻ đẹp riêng.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh (7p)

- Để vẽ được vườn cây đẹp, các em cần nhớ lại hình dáng, màu săc loại cây định vẽ.

- GV vẽ minh hoạ lên bảng cho học sinh quan sát.

+ Vẽ hình dáng các loại cây khác nhau.

+ Vẽ thêm một số chi tiết cho vườn cây sinh động như: hoa, quả.

+ Vẽ màu theo ý thích

- GV cho HS xem một số bài HS năm trước.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- GV yêu cầu HS vẽ một bức tranh Vườn cây có hai hoặc ba cây đơn giản (điều chỉnh).

- GV gợi ý HS cách vẽ.

? Em định vẽ vườn cây gì? Nhiều cây hay ít cây?

? Em thích vườn cây có nhiều quả hay ít quả?

? Hình ảnh nào sẽ là chính, hình ảnh nào là phụ?

? Các hình ảnh được sắp xếp như thế nào?

? Em sẽ dùng những màu gì cho bức tranh nổi bật và sinh động?

- GV nhắc HS vẽ vườn cây vừa với phần giấy trong VTV, đến từng bàn quan sát, hướng dẫn, bổ sung.

+ Vẽ hai đến ba cây.

+ Vẽ màu theo ý thích.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p)

- GV thu một số bài của HS dán lên bảng cho HS nhận xét

- 2 HS nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- HS quan sát GV vẽ mẫu.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài cá nhân vào VTV2/ 13.

- HS quan sát, nhận xét theo các tiêu chí GV đưa ra.

(3)

? Bố cục (hình vẽ cân đối với khổ giấy chưa)?

? Màu sắc (phù hợp chưa)?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- HS nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS có bài vẽ đẹp.

*GDBVMT

? Theo em cây có tác dụng gì đối với con người?

? Em phải làm gì để chăm sóc cây xanh?

- GVKL: Xung quanh chúng ta có rất nhiều cây cối, cây trong sân trường, cây ngoài đường, cây trong vườn nhà. Cây cho ta bóng mát, quả cho chúng ta ăn cung cấp ô xi. Vì vậy các em phải biết chăm sóc cho cây, bảo vệ cây thì mình sẽ có một vườn cây ăn quả thật tuyệt vời.

* Dặn dò

- Quan sát hình dáng, màu sắc một số loại con vật.

- Chuẩn bị VTV, đất nặn, giấy màu, bút chì, màu vẽ.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- Cung cấp khí ô xi, bóng mắt, quả...

- Tưới cây, bón phân, không cho người khác bẻ cành, chặt cây...

- Hs lắng nghe.

- HS nghe dặn dò chuẩn bị bài sau.

Khối 4

Ngày soạn: Ngày 28 tháng 9 năm 2018

Ngày giảng: 4A, 4B ngày 01 tháng 10 năm 2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 3: Vẽ trang trí

Tiết 4: CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC

I. Mục tiêu

- Kiến thức: HS tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc.

- Kĩ năng: Tập chép một họa tiết đơn giản (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Chép được họa tiết cân đối, gần giống mẫu, tô màu đều, phù hợp.

- Thái độ: HS yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- SGK, SGV

- Sưu tầm một số hình ảnh họa tiết dân tộc.

- Hình gợi ý cách vẽ.

- Bài vẽ của học sinh lớp trước.

2. Học sinh:

- SGK, VTV.

- Bút chì, tẩy, màu vẽ.

- Họa tiết trang trí dân tộc

(4)

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.

- GV nhận xét, tuyên dương học sinh.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài (2p)

- GV cho HS quan sát một số hoạ tiết trang trí dân tộc, tranh vẽ hoa lá thật.

? Nêu tên các họa tiết trên?

- Hình con hạc, hoa hồng, hoa sen.

? Theo em đâu là họa tiết trang trí dân tộc? Tại sao em biết?

- HS: Hình 1,3 là họa tiết dân tộc vì hình vẽ đơn giản hơn.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Để hiểu rõ hơn thế nào là họa tiết trang trí dân tộc và cách chép ra sao, hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 4: Chép họa tiết trang trí dân tộc.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (6p) - GV cho HS quan sát một số họa tiết trang trí dân tộc.

? Các hoạ tiết trang trí là những hình gì?

? Hình hoa lá, con vật ở các hoạ tiết trang trí có đặc điểm gì ?

? Đường nét, cách sắp xếp hoạ tiết trang trí như thế nào?

? Hoạ tiết đó dùng để trang trí ở đâu?

- GVTK: Hoạ tiết trang trí dân tộc là di sản văn hóa quý báu của ông cha ta để lại, nghệ thuật đã có mặt ở hầu hết các công trình mĩ thuật cổ như: Các họa tiết trên trống đồng Đông Sơn, thạp đồng, các họa tiết chạm khắc ở những công trình kiến trúc, trang trí, trên đồ gốm ở các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn...Vì vậy chúng ta cần phải học tập, giữ gìn và bảo vệ di sản văn hoá của dân tộc ta.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- Hoa, lá, con vật.

- Đã được đơn giản và cách điệu.

- Đường nét hài hòa, cách sắp xếp cân đối, chặt chẽ.

- Đình, chùa, lăng tẩm, bia đá, đồ gốm, vải, khăn, áo...

- HS lắng nghe.

(5)

2. Hoạt động 2: Cách chép họa tiết trang trí (7p)

- GV yêu cầu HS quan sát hình gợi ý trong SGK trang 12, thảo luận nhóm đôi và nêu cách vẽ tranh trường em?

- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV vẽ mẫu trên bảng.

+ Tìm và vẽ phác hình dáng chung của họa tiết cho cân đối với khổ giấy.

+ Vẽ các đường trục dọc ngang để tìm vị trí các phần của họa tiết.

+ Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác hình bằng nét thẳng.

+ Quan sát, so sánh để điều chỉnh hình vẽ cho giống mẫu.

+ Hoàn chỉnh hình và vẽ màu theo ý thích.

- GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS năm trước.

3. Hoạt động 3:Thực hành (17)

- GV yêu cầu HS tập chép lại một họa tiết trang trí dân tộc trong VTV5

- Yêu cầu HS quan sát kĩ trước khi vẽ.

- HS vẽ theo các bước GV đã hướng dẫn, chú ý phác hình dáng chung của họa tiết cân đối giữa khổ giấy (không quá to, không quá nhỏ)

- Vẽ màu theo ý thích.

- Trong khi HS làm GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung.

4. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (4p) - GV cùng HS chọn một số bài để nhận xét:

- HS thảo luận nhóm đôi (2’)

- HS chú ý theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV5.

- HS quan sát nhận xét theo các

(6)

? Cách vẽ hình (giống mẫu hay chưa)?

? Cách vẽ nét (mềm mại, sinh động)?

? Cách vẽ màu (tươi sáng, hài hòa)?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét chung và tuyên dương HS hoàn thành tốt bài.

* Dặn dò:

- Về nhà xem trước bài 5: Xem tranh phong cảnh

- Chuẩn bị VTV, chì, màu, tẩy.

tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét bài theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS nghe dặn dò, chuẩn bị bài sau.

Khối 5

Ngày soạn: Ngày 28 tháng 9 năm 2018 Ngày giảng: 5B ngày 01 tháng 10 năm 2018

5A ngày 03 tháng 10 năm 2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 3: Vẽ tranh

Tiết 5: ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM

I. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: HS biết tìm, chọn các hình ảnh đẹp về nhà trường để vẽ tranh.

- Kĩ năng: Tập vẽ tranh đề tài Trường em (điều chỉnh).

+ HS năng khiếu: Sắp sếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

- Thái độ: Yêu mến và có ý thức giữ gìn, bảo vệ ngôi trường của mình.

2. Mục tiêu riêng:

* Em Thùy lớp 5B.

- Dạtđược các mục tiêu như HS trong lớp.

- Được phép ngồi tại chỗ trả lời.

* Em Mạnh lớp 5A

- Quan sát tranh và nhắc lại được một số câu trả lời.

- Tập vẽ hình ảnh lớp học.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Một số tranh ảnh về đề tài nhà trường.

- Tranh hướng dẫn cách vẽ.

- Bài vẽ của HS.

2. Học sinh:

- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ, tẩy.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.

1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (2p)

(7)

? Một bạn cho cô biết giờ trước lớp mình học bài gì?

- HS Chủ đề 4: Sáng tạo cùng những chiếc lá (Bài 27: Đề tài vệ sinh môi trường).

? Để tạo ra được tranh đề tài bằng những chiếc lá các em cần phải làm như thế nào?

- HS nêu.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

Vậy cách sáng tạo tranh đề tài bằng những chiếc lá có gì khác so với cách vẽ không thì hôm nay cô sẽ cùng các em đi tìm hiểu bài 3: Vẽ tranh đề tài Trường em.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

1. Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài (6p)

- Cho HS quan sát một số tranh vẽ đề tài trường học để HS nhận biết.

? Các tranh, ảnh minh họa trên có đúng với đề tài Trường em chưa?

? Các hình ảnh đã thể hiện những hoạt động gì?

? Nêu hình ảnh chính trong các bức tranh?

? Màu sắc trong tranh như thế nào?

? Còn có thể vẽ những hoạt động nào nữa về đề tài Trường em?

- GVKL: Đề tài Trường em rất phong phú, có nhiều nội dung Vui chơi sân trường, buổi học trên lớp, lao động sân trường, biểu diễn văn nghệ, phong cảnh

trường, chân dung thầy cô giáo,...

Để vẽ được tranh về đề tài nhà trường, các em cần chú ý nhớ lại

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- Đúng rồi.

- Vệ sinh lớp học, tặng hoa cô giáo ở sân trường, được vẽ ở trung tâm giữa tranh.

- Tranh 1: Các bạn HS đang vệ sinh lớp học, tranh 2 Các bạn HS đang tặng hoc cô giáo ở sân trường.

- Màu sắc trong tranh tươi sáng, có đậm nhạt.

- Phong cảnh trường em, lao động, vui chơi sân trường, biểu diễn văn nghệ, giờ học trên lớp

- HS lắng nghe.

- Em Thùy5B, Mạnh 5A ngồi tại chỗ quan sát tranh

- Em Mạnh 5A nhắc lại.

- Em Thùy 5B ngồi tại chỗ trả lời.

(8)

các hình ảnh, hoạt động nêu trên và lựa chọn nội dung yêu thích, phù hợp với khả năng, tránh chọn nội dung khó, phúc tạp.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh (7p)

- GV yêu cầu HS quan sát hình gợi ý trong SGK trang 10, thảo luận nhóm đôi và nêu cách vẽ tranh đề tài Trường em?

- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét.

- GVnhận xét và hướng vẽ lên bảng cho HS quan sát.

+ Chọn các hình ảnh tiêu biểu, phù hợp với nội dung để vẽ tranh.

+ Vẽ các hình ảnh chính cho cân đối.

+ Vẽ hình ảnh phụ, điều chỉnh các hình ảnh để bức tranh thêm sinh động.

+ Vẽ màu tươi sáng, có đậm, nhạt

* Lưu ý: Không nên vẽ quá nhiều hình ảnh.

- Hình vẽ cần đơn giản, không nhiều chi tiết rườm rà.

- Vẽ màu cần có độ đậm, nhạt,

- HS thảo luận nhóm đôi (2p)

- Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả.

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS lắng nghe.

- Em

Thùy5B ngồi tại chỗ thảo luận cùng bạn.

- Em Mạnh 5A quan sát GV vẽ mẫu.

.

(9)

phù hợp với các mảng hình

- GV cho HS xem một số tranh vẽ về đề tài trường em.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- GV yêu cầu HS tập vẽ một bức tranh về đề tài Trường em (điều chỉnh).

- Trong khi HS vẽ, GV đến từng bàn để hướng dẫn thêm.

- Luôn nhắc HS sắp xếp hình ảnh sao cho cân đối, có chính, có phụ.

- Khen ngợi HS vẽ nhanh, động viên HS vẽ chậm.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p)

- GV cùng HS chọn một số bài để

nhận xét:

? Cách chọn nội dung (phù hợp chưa)?

? Sắp xếp hình vẽ cân đối chưa?

? Cách vẽ màu có đậm nhạt chưa, rõ trọng tâm chưa?

? Em thích bài nào nhất ? Vì sao ?

? HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương những học sinh có bài tốt.

* Dặn dò

- Quan sát khối hộp và khối cầu.

- Mang đầy đủ dụng cụ học vẽ chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV5.

- HS làm bài theo GV hướng dẫn.

- HS quan sát, nhận xét theo các tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng

- HS lắng nghe.

- HS nghe dặn dò để chuẩn bị bài học sau.

- Em Thùy 5B ngồi tại chỗ làm bài.

- Em Mạnh 5A tập vẽ hình ảnh lớp học.

- Em

Thùy5B ngồi tại chỗ nhận xét bài của bạn.

Khối 3

Ngày soạn: Ngày 30 tháng 9 năm 2018 Ngày giảng: 3A ngày 03 tháng 10 năm 2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 4: Vẽ tranh

Tiết 4: ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM

I. Mục tiêu

- Kiến thức: HS biết tìm, chọn nội dung phù hợp.

- Kĩ năng: Tập vẽ tranh về đề tài Trường em (điều chỉnh).

+ HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

(10)

- Thái độ: HS thêm yêu mến trường lớp.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: - Tranh về đề tài nhà trường.

- Tranh vẽ về các đề tài khác - Hình gợi ý cách vẽ.

2. Học sinh: - Vở tập vẽ 3

- Bút chì, màu vẽ, tẩy.

III. Các hoạt động dạy học chủ - yếu 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài (2p)

- GV cho HS quan sát một số tranh (đề tài trường em, bộ đội).

? Tranh trên vẽ nội dung gì?

- HS: Tranh đề tài Trường em, Bộ đội.

? Theo em tranh nào vẽ về đề tài trường học? Tại sao em biết?

- HS trả lời.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV: Vậy cách vẽ tranh đề tài Trường em như thế nào, hôm nay cô sẽ cùng các em đi tìm hiểu bài 3: Vẽ tranh đề tài Trường em.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài (6p)

- GV cho HS quan sát tranh trong VTV, trang 12.

? Bạn vẽ nội dung gì? em có thể đặt tên cho từng bức tranh là gì?

? Các hình ảnh nào thể hiện được nội dung bức tranh?

? Em có nhận xét gì về cách vẽ hình, vẽ màu của bạn?

? Đề tài về nhà trường có thể vẽ những gì ?

? Em thích bức tranh nào?

- HS quan sát tranh.

- Trường học.

+ Tranh 1: Ngôi trường thân yêu.

+ Tranh 2: Cô giáo kính yêu.

+ Tranh 3: Tặng hoa cô nhân ngày 20/11.

+ Tranh 4: Vui chơi sân trường.

- Cô giáo, học sinh, lớp học.

- Hình ảnh sinh động. Mỗi người một dáng khác nhau, hình ảnh chính được vẽ trọng tâm, to ở giữa thể hiện rõ nội dung tranh. Màu sắc tươi sáng, rực rỡ, có đậm, có nhạt.

- Phong cảnh trường em, lao động, vui chơi sân trường, biểu diễn văn nghệ, giờ học trên lớp - 2HS nêu.

(11)

? Em sẽ chọn nội dung nào để vẽ tranh?

- GVKL: Tranh vẽ về đề tài Trường em là tranh vẽ những gì liên quan đến trường lớp, đến HS và mọi hoạt động ở trường. Vậy muốn vẽ tranh về đề tài trường em, các em hãy nhớ lại hoạt động của HS với nhà trường để chọn chủ đề cho tranh của mình.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ (7p)

? Theo em vẽ tranh đề tài trường em có mấy bước? Hãy nêu các bước vẽ?

- GV vẽ minh hoạ lên bảng cho HS quan sát.

+ Chọn nội dung : Vui chơi sân trường, đi học, học nhóm, ...

+ Vẽ hình ảnh chính thể hiện rõ nội dung.

+ Vẽ hình ảnh phụ, khung cảnh.

+ Sắp xếp hình ảnh chính phụ cho cân đối, rõ nội dung.

- Vẽ màu theo ý thích (nên vẽ ít màu, màu tươi sáng, phù hợp với nội dung).

* Chú ý: Không tham vẽ nhiều hình ảnh, nhiều chi tiết quá nhỏ.

- GV cho HS xem một số tranh vẽ của HS các lớp trước để các em năm rõ hơn

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- GV yêu cầu HS tập vẽ tranh đề tài Trường em vào VTV3 trang 13.

- Trong khi học sinh làm bài giáo viên đến từng bàn quan sát, hướng dẫn bổ sung.

- Nhắc HS sắp xếp hình ảnh chính, phụ sao cho cân đối vào phần khổ giấy, hình ảnh sinh động, màu sắc tươi sáng phù hợp.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV cùng HS chọn một số bài để nhận xét:

? Cách chọn nội dung (phù hợp chưa)?

? Sắp xếp hình vẽ cân đối chưa?

- 2 HS nêu.

- HS lắng nghe.

- 2 HS nêu.

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV trang 13.

- HS quan sát, nhận xét theo các tiêu chí GV đưa ra.

(12)

? Cách vẽ màu có đậm nhạt chưa, rõ trọng tâm chưa?

? Em thích bài nào nhất ? Vì sao ? - HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương những học sinh hoàn thành tốt.

* Dặn dò.

- Quan sát các loại quả.

- Chuẩn bị: VTV, đất nặn, giấy màu.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng

- HS lắng nghe.

- HS nghe dặn dò để chuẩn bị bài học sau.

Khối 1

Ngày soạn: Ngày 30 tháng 9 năm 2018

Ngày giảng: 1A, 1B ngày 03 tháng 10 năm 2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

Tiết 4 - Bài 4: VẼ HÌNH TAM GIÁC

I. Mục tiêu

- Kiến thức: HS nhận biết được hình tam giác.

- Kĩ năng: HS biếtcách vẽ hình tam giác.

+ HS năng khiếu: Từ hình tam giác,vẽ được hình tạo thành bức tranh đơn giản.

- Thái độ: Từ các hình tam giác có thể vẽ được một số hình tương tự trong thiên nhiên.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: - Tranh, ảnh trong VTV.

- Một số đồ dùng có hình tam giác(ê ke, khăn quàng).

2. Học sinh: - Vở tập vẽ, bút chì, màu.

III. Các hoạt động dạy học chủ - yếu 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh 3. Bài mới

* Giới thiệu bài (2p).

- GV tổ chức trò chơi khởi động.

- Ba HS lên bảng chọn những đồ vật có dạng hình chữ nhật, hình tam giác, hình vuông. Bạn nào chọn được nhiều bạn đó sẽ chiến thắng.

- HS cùng GV kiểm tra kết quả.

? Từ các đồ vật các bạn đã chọn, theo em đâu là hình tam giác? Tại sao em biết?

- GV nhận xét tuyên dương.

GV: Qua trò chơi cô thấy các bạn chòn hình rất đúng, vậy cách vẽ hình tam giác như thế nào, từ các hình tam giác có thể vẽ được một số hình tương tự trong thiên nhiên. Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 4: Vẽ hình tam giác.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

(13)

1. Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét (6p)

- GV cho HS quan sát hình 1,2 trong VTV trang 13.

? Tìm trong ảnh (hình 1,2) những chỗ có hình tam giác?

? Quan sát khung cảnh xung quanh em (đồ vật, nhà cửa, thiên nhiên,...), em thấy những hình ảnh nào có hình tam giác?

? Em có nhận xét gì về tranh vẽ của bạn (hình 3,4/ VTV, trang 13)?

? Qua phần vừa quan sát, con cho cô biết hình tam giác có mấy cạnh (mấy đoạn thẳng)?

- GVKL: Hình tam giác là hình có 3 cạnh khép kín. Từ hình tam giác ta có thể vẽ được nhiều hình (vật, đồ vật) từ hình tam giác như con cá, cái nón, dãy núi,...

2. Hoạt động 2: Cách vẽ hình tam giác (6p)

? Vẽ hình tam giác như thế nào?

- GV vẽ lên bảng cho HS quan sát cách vẽ.

+ Vẽ nét từ trên xuống.

+ Vẽ từ trái sang phải (vẽ theo chiều mũi tên).

- GV vẽ lên bảng một số hình tam giác khác nhau.

- GV cho HS tham khảo một số tranh vẽ có hình tam giác.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- GV yêu cầu HS vẽ một bức tranh về biển vào VTV trang 14.

- GV hướng dẫn HS chọn và vẽ hình ảnh có hình tam giác (những cánh buồm, sóng nước nhấp nhô, dãy núi phía xa,...). có thể vẽ hai hoặc ba cái thuyền to nhỏ khác nhau.

- Có thể vẽ thêm hình: cá, mây, mặt trời.

- Vẽ cân đối vào phần giấy.

- Vẽ màu theo ý thích., có thể là: Mỗi cánh

- HS quan sát.

- Mái nhà, Kim tự tháp.

- Mái nhà, e ke, cánh buồm, dãy núi, con cá, cái nón,...

- Tranh vẽ ngôi nhà có mái hình tam giác.

- Hình tam giác

- Hình tam giác có ba cạnh.

- HS quan sát.

- 3HS nêu.

- HS quan sát GV vẽ.

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài cá nhân vào VTV trang 14.

(14)

buồm một màu hoặc tất cả một màu.

- Màu buồn của mỗi thuyền khác nhau.

- Màu thuyền khác màu buồm.

- Vẽ màu của mây, trời, nước biển.

- GV đến từng bàn quan sát, hướng dẫn, bổ sung.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (3p)

- GV thu một số bài của HS dán lên bảng cho HS nhận xét

? Bạn vẽ tranh có những hình ảnh gì?

? Màu sắc trong bài vẽ của bạn như thế nào?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét bổ sung, đánh giá bài làm của HS, tuyên dương những HS hoàn thành tốt, động viên những em chưa hoàn thành.

*Dặn dò

- Chuẩn bị bài 5: Vẽ nét cong.

- Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy.

- HS quan sát, nhận xét theo các tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS nghe dặn dò chuẩn bị bài sau.

TUẦN 5 Khối 2

Ngày soạn : Ngày 28/9/2018

Ngày giảng : 2A, 2B ngày 01 tháng 10 năm 2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 5: Tập nặn tạo dáng

NẶN CON VẬT

I. Mục tiêu

- Kiến thức: HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật.

- Kĩ năng: Biết cách nặn con vật.

- HS năng khiếu : Hình nặn cân đối, biết chọn màu phù hợp . -Thái độ: HS nặn hoặc vẽ, xé dán được con vật theo ý thích.

II. Chuẩn bị 1. Giáo viên:

- Sưu tầm tranh ảnh về các con vật.

- Bài thực hành của HS năm trước - Đất nặn.

2. Học sinh: - Vở tập vẽ.

- Đất nặn.

III. Hoạt động dạy- học 1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh 3. Bài mới

(15)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Hoạt động1:Quan sát, nhận xét (6p)

- GV cho HS quan sát tranh, ảnh một số con vật.

? Tên con vật?

? Em hãy tả lại hình dáng, đặc điểm, màu sắc của từng con vật ?

? Các phần chính của con vật?

? Khi con vật đi, đứng, nằm hình dáng nó thay đổi như thế nào?

? Kể thêm một số con vật mà em biết ?

- GV cho HS xem một ssos sản phẩm nặn con vật.

? Em có nhận xét gì về sản phẩm nặn con vật của các bạn?

- GVKL: Trong cuộc sống hàng ngày các em gặp rất nhiều con vật quen thuộc như con chó, con mèo, con gà, con lợn,.. Mỗi con đều có hình dáng và màu sắc khác nhau và có vẻ đẹp riêng. Vậy làm thế nào để nặn được các con vật cô cùng các con chuyển sang hoạt động 2.

2. Hoạt động 2: Cách nặn, cách xé dán, cách vẽ con vật (7p)

- GV cho HS quan sát tranh quy trình nặn con vật.

? Em hãy quan sát tranh và nêu cách nặn con vật?

- GV nhận xét và nặn mẫu cho HS quan sát.

+ Nặn từng bộ phận chính.

+ Lắp ghép các bộ phận.

+ Nặn thêm các chi tiết.

+ Chỉnh sửa theo ý thích.

- HS quan sát tranh, ảnh.

- Con mèo, con gà, con thỏ.

- 3 HS nêu.

- Đầu, thân, chân, mắt, mũi,miệng

- Có sự thay đổi về đầu mình, chân, đuôi.

- Con trâu, con chó, con vịt...

- HS quan sát.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- 3 HS nêu cách nặn.

- HS theo dõi GV làm mẫu.

- HS tham khảo bài.

(16)

- GV cho HS tham khảo một số bài nặn con vật.

3. Hoạt động 3:Thực hành (17p)

- GV yêu cầu HS nặn con vật theo ý thích.

- GV quát gợi ý những HS còn lúng túng chưa biết cách làm bài.

- Gơi ý HS về cách nặn.

- Gợi ý HS cách tạo dáng con vật.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV cùng HS trưng bày bài nặn trên bàn GV.

- Yêu cầu HS tự giới thiệu bài nặn của mình.

? Bài nặn con vật gì ?

? Cách con vật ?

? Màu sắc nặn con vật ?

? Cách tạo dáng con vật

? Em thích bài bạn nào nhất ? Vì sao ?

- GV nhận xét chung và chỉ ra những bài vẽ đẹp để cả lớp cùng học tập. Bên cạnh đó cũng động viên những em vẽ còn yếu cố gắng hơn trong những bài sau. Tuyên dương tinh thần học tập của lớp.

*Dặn dò:

- Sưu tầm tranh, ảnh các con vật.

- Tìm và xem tranh dân gian.

- Chuẩn bị màu vẽ, VTV 2 giờ sau học bài 6:

Màu sắc và cách vẽ màu vào hình đơn giản.

- HS nặn một hoặc nhiều con.

- HS trưng bày sản phẩm.

- 4HS giới thiệu bài.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS nghe dặn dò để chuẩn bị cho bài học sau.

Khối 4

Ngày soạn: Ngày 5 tháng 10 năm 2018

Ngày giảng: 4A, 4B ngày 8 tháng 10 năm 2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 5: Thường thức Mĩ thuật

Tiết 5: XEM TRANH PHONG CẢNH

(Giáo dục BVMT) I. Mục tiêu

- Kiến thức: HS thấy được sự phong phú của tranh phong cảnh.

- Kĩ năng: Tập mô tả các hình ảnh và màu sắc trên tranh (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Chỉ ra các hình ảnh, màu sắc trên tranh mà em yêu thích.

- Thái độ: HS yêu thích tranh phong cảnh, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên.

* GDBVMT: Yêu quý cảnh đẹp và có ý thức giữ gìn cảnh quan thiên nhiên (hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá).

(17)

II. Chuẩn bị 1. Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Một số tranh phong cảnh, đề tài khác.

2. Học sinh:

- SGK, VTV4.

- Sưu tầm tranh, ảnh phong cảnh.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

? Nhắc lại cách chép họa tiết trang trí dân tộc ? - HS trả lời:

+ Tìm và vẽ phác hình dáng chung của họa tiết cho cân đối với khổ giấy.

+ Vẽ các đường trục dọc ngang để tìm vị trí các phần của họa tiết.

+ Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác hình bằng nét thẳng.

+ Quan sát, so sánh để điều chỉnh hình vẽ cho giống mẫu.

+ Hoàn chỉnh hình và vẽ màu theo ý thích.

- Yêu cầu HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới

- Giới thiệu bài mới (2p)

- GV cho HS quan sát 2 tranh (Tranh 1: phong cảnh, tranh 2: đề tài môi trường)?

? Đâu là tranh phong cảnh?

? Tranh có những hình ảnh gì?

? Màu sắc trong tranh như thế nào?

- HS trả lời

- Yêu cầu HS nhận xét.

- GVKL: Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh vật, có thể vẽ thêm người và các con vật cho sinh động nhưng cảnh vẫn là chính.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Vài nét về tranh phong cảnh (5p)

- GV yêu cầu HS đọc mục 1/SGK trang 13

? Em hiểu thế nào là tranh phong cảnh?

- GVKL: Tranh phong cảnh là loại tranh vẽ về cảnh đẹp của thiên nhiên, đất nước như đồng ruộng, nhà cửa, cây cối, sông núi,...

- tranh phong cảnh mang lại cho người xem cảm xúc thẩm mĩ thể hiện qua vẻ đẹp của màu sắc, đường nét và bố cục.

- HS đọc bài

- Loại tranh vẽ về cảnh đẹp của thiên nhiên, đất nước như đồng ruộng, nhà cửa, cây cối, sông núi,.

- HS lắng nghe.

(18)

- Nhận biết được sự khác nhau về cảnh sắc thiên nhiên, phong tục, tập quán,... của các vùng, miền, để từ đó càng yêu thiên nhiên, đất nước, con người.

2. Hoạt động 1: Xem tranh Tranh (25p) 1. Phong cảnh Sài Sơn tranh khắc gỗ màu của Nguyễn Tiến Chung 1913 -1976 (10p) - GV cho HS quan sát tranh và đặt câu hỏi

? Tên tranh, tên tác giả ?

? Tranh vẽ đề tài gì ?

? Tranh có những hình ảnh nào ?

? Hình ảnh chính trong tranh là gì ?

? Ngoài ra tranh còn có những hình ảnh nào khác nữa ?

? Đọc tên các màu có trong tranh ?

? Màu sắc trong tranh như thế nào?

? Các em thấy đường nét trong bức tranh như thế nào?

- GV yêu cầu HS lên chỉ vào tranh tập mô tả các hình ảnh và màu sắc trên tranh.

- GVKL: Tranh khắc gỗ “ Phong cảnh Sài Sơn” thể hiện vẻ đẹp miền Trung Du thuộc huyện Quốc Oai - Hà Tây, nơi có thắng cảnh Chùa Thầy nổi tiếng. Đây là vùng quê trù phú và tươi đẹp. Bức tranh đơn giản về hình, phong phú về màu, đường nét khỏe khoắn, sinh động mang nét đặc trưng riêng của tranh khắc gỗ tạo nên mét vẻ đẹp bình dị và trong sáng.

2. Phố cổ. Tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920 -1998) - 10p

- GV cho HS xem ảnh chân dung và giới thiệu về họa sĩ Bùi Xuân Phái.

- Quê hương của họa sĩ ở huyện Quốc Oai-

- HS quan sát tranh và trả lời.

- Tranh“Phong cảnh Sài Sơn” của Nguyễn Tiến Chung

- Nông thôn

- Người, cây, nhà, ao, làng, đống rơm, dãy núi…

- Phong cảnh làng quê - Các cô gái ở bên ao làng - Màu vàng đống rơm, mái nhà tranh, màu đỏ của mái ngối, màu xanh lam của dãy núi…

- Tươi sáng, nhẹ nhàng.

- Đơn giản, sinh động và thay đổi phù hợp với từng hình ảnh như:

dáng người, dãy núi, cây cối…

- 3 HS lên bảng chỉ vào tranh tập mô tả các hình ảnh và màu sắc trên tranh

- HS lắng nghe

- HS quan sát, lắng nghe.

(19)

Hà Tây

- Ông say mê vẽ về Phố cổ Hà Nội và rất thành công ở đề tài này.

- Phong cách thể hiện của họa sĩ có cách nhìn, cảm, và thể hiện rất riêng.

- Ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học -Nghệ thuật năm 1996.

- GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh Phố cổ rồi chia lớp làm 4 nhóm để thảo luận

- GV phát phiếu thảo luận (4p)

? Tranh vẽ những hình ảnh gì?

? Dáng vẻ các ngôi nhà như thế nào?

? Màu sắc của tranh như thế nào?

- Yêu cầu HS nhóm 1trình bày ý kiến của nhóm mình, nhóm 2,3,4 nhận xét, bổ sung.

- GVKL: Tranh vẽ với hòa sắc ghi xám, nâu trầm. Vàng nhẹ đã thể hiện sinh động các hình ảnh: Những mảng tường nhà rêu phong, những mái ngói đá đã chuyển thành nâu sẫm, những ô cửa xanh đã bạc màu. Những hình ảnh này cho thấy dấu ấn thời gian đã in đậm nét trong phố cổ. Cách vẽ kháe khoắn diễn tả sinh động dáng vẻ của những ngôi nhàđã có hàng trăm tuổi. Hình ảnh người phụ nữ, em bé gợi cho ta cảm nhận về cuộc sống bình yên.

3. Cầu thê húc. Tranh của Tạ Kim Chi (HS tiểu học)

- GV cho HS quan sát tranh

? Tranh có những hình ảnh gì ?

? Màu sắc trong tranh như thế nào?

? Tranh vẽ bằng chất liệu gì?

? Cách thể hiện tranh như thế nào?

- GV lấy tờ giấy trắng che một số hình ảnh trong tranh và hỏi.

- HS bầu trưởng nhóm, thư kí để

ghi chép.

- HS thảo luận nhóm

- Đường phố có những ngôi nhà.

- Nhấp nhô, cổ kính.

- Trầm ấm, giản dị.

- Đại diện nhóm 1 trình bày.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi

- Cầu Thê Húc, cây phượng, hai em bé, Hồ Gươm và đàn cá.

- Tươi sang, rực rỡ.

- Màu bột

- Ngộ nghĩnh, hồn nhiên, trong sang.

- HS quan sát.

(20)

? Nếu thiếu những hình ảnh này bức tranh sẽ như thế nào?

? Qua bài học em hãy cho cô biết thế nào là tranh phong cảnh?

* Giáo dục BVMT:

? Quê hương em có những cảnh đẹp nào?

? Em sẽ làm gì với quang cảnh xung quanh?

- GVKL: Phong cảnh đẹp thường gắn với môi trường xanh - sạch - đẹp, không chỉ giúp cho con người có sức khỏe tốt mà còn là nguồn cảm hứng để vẽ tranh.Các em cần có ý thức giữ gìn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và vẽ được nhiều tranh đẹp về quê hương mình.

3. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá (2p) - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS hăng hái xây dựng bài.

*Dặn dò:

- Quan sát các loại quả dạng hình cầu.

- Chuẩn bị SGK, VTV, chì, màu.

- Hình ảnh trong tranh không cân đối,...

- Vẽ cảnh vật là chính, có thể vẽ thêm người, con vật cho cây sinh động nhưng cảnh vẫn là chính (cây cối, nhà cửa, con đường, dòng sông,...)

- Vịnh Hạ Long, chùa Ngọa Vân,...

- Giữ gìn, bảo vệ quang cảnh thiên nhiên…..

- HS lắng nghe.

.

- HS lắng nghe.

- HS nghe dặn dò, chuẩn bị bài sau.

Khối 5

Ngày soạn: Ngày 5 tháng 10 năm 2018 Ngày giảng: 5B ngày 8 tháng 10 năm 2018

5A ngày 10 tháng 10 năm 2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 4: Vẽ theo mẫu

Tiết 4: KHỐI HỘP VÀ KHỐI CẦU

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: HS hiểu cấu trúc của khối hộp và khối cầu, biết quan sát, so sánh nhận xét hình dáng chung của mẫu và hình dáng của từng vật mẫu.

- Kĩ năng: HS biết cách vẽ và vẽ được mẫu khối hộp và khối cầu.

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu.

- Thái độ: HS quan tâm tìm hiểu các đồ vật có dạng khối hộp và khối cầu.

2. Mục tiêu riêng:

* Em Thùy lớp 5B.

(21)

- Đạt được các mục tiêu như HS trong lớp.

- Được phép ngồi tại chỗ trả lời.

* Em Mạnh lớp 5A

- Biết quan sát mẫu và nhắc lại một số câu trả lời.

- Tập vẽ khối hộp và khối cầu.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Mẫu khối hộp và khối cầu.

- Bài vẽ của HS năm trước.

2. Học sinh:

- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, tẩy.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- Lớp trưởng báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh.

- GV nhận xét.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

- Giờ trước các em đã học bài vẽ tranh đề tài, hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 4: Vẽ khối hộp và khối cầu.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (6p)

- GV đặt mẫu ở trên bàn GV cho HS quan sát.

? Khối hộp có mấy mặt ?

? Các mặt của khối hộp giống nhau hay khác nhau?

? Khối cầu có đặc điểm gì?

? Bề mặt của khối hộp có giống bề mặt của khối cầu không?

? So sánh độ đậm nhạt của khối

- Hs quan sát hình mẫu

- Gồm có 6 mặt: Mặt trên, dưới và 4 mặt xung quanh.

- Các mặt khối cầu đều phẳng.

- Có bề mặt cong đều khi quan sát từ mọi phía luôn thấy có dạng hình tròn.

- Bề mặt khối hộp được phân biệt rõ, khối cầu có bề mặt cong.

- 2 HS nhận xét.

- Em Mạnh 5A quan sát mẫu.

- Em Thùy 5B ngồi tại chỗ trả lời.

- Em Mạnh 5A nhắc lại câu trả lời.

(22)

hộp và khối cầu?

? Tỷ lệ giữa hai vật mẫu?

? Hai vật mẫu nằm trong khung hình gì?

? Nêu tên một vài đồ vật có hình dáng giống khối hộp và khối cầu?

- GVKL: Khối hộp gồm có 6 mặt:

mặt trên, dưới và 4 mặt xung quanh. Tùy vào vị trí quan sát ta sẽ nhìn thấy 1 hay 2 hoặc 3 mặt.

+ Khối cầu không có mặt phân biệt rõ như khối hộp mà có bề mặt công đều, quan sát từ mọi phía ta luôn thấy có dạng hình tròn.

+ Khi có ánh sáng chiếu từ một phía thì các độ đậm nhạt sẽ phân biệt rõ ràng, còn khối cầu độ đậm nhạt nhẹ sẽ biến chuyển nhàng.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ (7p) - GV yêu cầu HS quan sát

H2/SGK trang 13, thảo luận nhóm đôi và nêu cách vẽ khối hộp và khối cầu.

- GV yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GVKL và hướng dẫn cách vẽ.

+ Nhìn mẫu ước lượng tỉ lệ và vẽ khung hình chung trên khổ giấy cho cân đối.

+ Vẽ khung hình riêng của từng vật mẫu.

+ Tìm vị trí, tỉ lệ các mặt của khối hộp. Vẽ phác bằng nét thẳng.

Khối cầu, cần vẽ các trục ngang, dọc, chéo của khung hình riêng,

- Khối cầu cao bằng khối hộp, chiều rộng của khối cầu to hơn khối hộp.

- Hình chữ nhật nằm ngang, tỉ lệ 2/3

- Hộp phấn, hộp bánh, quả bóng,...

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi (2p)

- 1HS đại diện trình bày.

- HS nhận xét bạn trả lời.

- HS theo dõi GV vẽ mẫu.

- Em Thùy 5B ngồi tại chỗ thảo luận cùng bạn.

- Em Hương 5B ngồi tại chỗ trả lời.

.

(23)

sau đó lấy các điểm đối xứng qua tâm, dựa vào các điểm đó, phác hình bằng nét thẳng rồi sửa hình thành nét cong đều.

+ Sửa chữa, hoàn chỉnh hình.

+ Vẽ đậm nhạt bằng chì (vẽ đưn giản ở ba độ: đậm, đậm vừa, nhạt).

- GV cho HS quan sát một số bài vẽ về khối hộp và khối cầu để tìm ra bài vẽ đẹp.

3. Hoạt động 3:Thực hành (17p) - GV hướng dẫn các HS làm bài vào VTV 5, trang 13.

- Nhắc HS chú ý sắp xếp hình ảnh sao cho cân đối, có chính, có phụ.

- Yêu cầu HS hoàn thiện bài tại lớp.

- Trong khi học sinh làm bài giáo viên đến từng bàn hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng, uốn nắn những sai sót kịp thời của học sinh.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p)

- GV thu một số bài của HS dán lên bảng, gợi ý HS nhận xét.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài cá nhân.

- HS quan sát, nhận xét theo các tiêu chí gv đa ra.

- Em Mạnh 5A tập vẽ khối hộp và khối cầu.

(24)

? Hình vẽ (cân đối hay chưa cân đối, gần giống mẫu chưa) ?

? Hình vẽ g

? Độ đậm (có đủ độ đậm, nhạt chưa) ?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao ? - GV nhận xét, và tuyên dương những HS hăng hái xây dựng bài và hoàn thành bài tốt.

*Dặn dò:

- Về nhà quan sát các con vật quen thuộc.

- Chuẩn bị đất nặn để giờ sau học bài 5: Nặn con vật quen thuộc

- 4 HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- Nghe dặn dò để chuẩn bị cho bài học sau.

- Em Thùy 5B ngồi tại nhận xét bài của các bạn.

Khối 3

Ngày soạn: Ngày 7/10/ 2018

Ngày giảng: 3A: thứ 4 ngày 10/10/ 2018

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

Bài 5: Tập nặn tạo dáng

Tiết 5 : TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO

I. Mục tiêu

- Kiến thức: HS nhận biết hình, khối của một số bài nặn.

- Kĩ năng: HS nặn được một vài hình theo ý thích.

- HS năng khiếu: Hình nặn cân đối.

- Thái độ: HS cảm nhận được vẻ đẹp của bài nặn.

II. Chuẩn bị 1. Giáo viên:

- Sưu tầm một số bài nặn (con vật, quả, người,...) - Đất nặn.

2. Học sinh:

- Vở vẽ.

- Đất nặn

III. Hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

? Nhắc lại cách vẽ tranh trường em?

- HS trả lời.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài (2p)

(25)

- GV vẽ lên bảng một số loại quả + Trên bảng cô vẽ những quả gì?

- HS trả lời.

- HS nhận xét.

- GV giới thiệu bài: Tập nặn tạo dáng tự do.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động1:Quan sát, nhận xét (6p) - GV cho HS xem một số bài nặn.

? các bạn đã nặn những sản phẩm gì ?

? vì sao em nhận ra sản phẩn đó?

? Hình dáng, màu sắc của các sản phẩm có gì khác nhau?

? Theo em, vì sao cần sắp xếp các sản phẩm theo chủ đề?

? Em thích sản phẩm nào của bạn nhất?

? Theo em thế nào tập nặn tạo dáng tự do?

- GVKL: Tập nặn tự do là chúng ta có thể lựa chọn và nặn một sản phẩm theo ý thích như:

các loại quả, các con vật, các đồ vật, cây cối,...

2. Hoạt động 2: Cách nặn quả (7p)

? Theo em, muốn nặn được một sản phẩm ta phải làm như thế nào?

- GV hướng dẫn HS cách nặn.

+ Nhào đất nặn cho dẻo, mềm.

+ Tạo khối đất có hình dáng cơ bản của sản phẩm sẽ nặn (phần chính).

+ Tạo hình chi tiết cho sản phẩm.

+ Gắn dính các bộ phận của sản phẩm.

+ Lồng ghép, chỉnh sửa hình (tạo dáng hoạt động nếu nặn người, con vật).

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- GV yêu cầu HS nặn theo ý thích (tạo hình quả, con vật, đồ vật) theo trí tưởng tượng.

- Từng cá nhân nặn sản phẩm của mình sau đó sắp xếp theo nhóm và nặn bổ sung để hoàn thiện chủ đề.

- Yêu cầu HS dùng bảng con đặt trên bàn để

nhào nặn đất, không làm rơi đất, không bôi bẩn

- HS quan sát.

- Quả chuố, táo, ô tô, con thỏ, người.

- Em thấy nó giống về hình và màu sắc.

- Các loại quả khác nhau về hình, màu sắc : quả ót nhỏ, dài màu đỏ, quả ổi tròn màu xanh, con thỏ màu xanh, đỏ, trắng,...

- sắp xếp theo chủ đề bài sẽ sinh động hơn.

- 3 HS trả lời :

- Tập nặn một sản phẩm theo ý thích như con gà, quả cam, ô tô,...

- HS lắng nghe.

- 3 HS nêu.

- HS theo dõi GV nặn.

- HS làm bài cá nhân sau đó sắp xếp theo chủ đề.

(26)

lên bàn hoặc quần áo.

- GV đến từng bàn gợi ý, hướng dẫn, bổ sung.

- GV gợi ý hướng dẫn thêm cho HS một số HS còn lúng túng trong cách nặn.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - YC các nhóm trình bày sản phẩm sắp xếp theo nhóm, theo chủ đề.

? Hình dáng (rõ đặc điểm quả chưa) ?

? Màu sắc (phù hợp) ?

? Em thích bài nào nhất ? Vì sao ?

- GV nhận xét, tuyên dương lớp học những bạn có sản phẩm tốt, động viên những HS chưa hoàn thành sản phẩm

*Dặn dò:

- Về nhà tập nặn sản phẩm theo ý thích.

- Chuẩn bị VTV, bút chì, tẩy, màu cho bài 6:

Vẽ tiếp học tiết và vẽ màu vào hình vuông.

- HS trưng bày sản phẩm, nhận xét bài theo theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng .

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe dặn dò

Khối 1

Ngày soạn: Ngày 7 tháng 10 năm 2018

Ngày giảng: 1A, 1B thứ 4, ngày 10 tháng 10 năm 2018 Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

Bài 5: VẼ NÉT CONG

I. Mục tiêu

- Kiến thức: Nhận biết nét cong.

- Kĩ năng: Tập vẽ hình có nét cong và tô màu (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Vẽ được một tranh đơn giản có nét cong và tô màu theo ý thích.

- Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị 1. Giáo viên:

- Một số đồ vật có dạng hình tròn.

- Một vài hình vẽ có nét cong (cây, dòng sông, con vật).

2. Học sinh:

- Vở tập vẽ, bút chì, sáp màu.

III. Hoạt động dạy- học 1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (1p)

? Giờ trước lớp ta học bài gì?

? Cách vẽ hình tam giác?

3. Bài mới

* Giới thiệu bài (2p)

- GV cho HS xem tranh vẽ dòng sông

? Con thấy dòng sông được vẽ như thế nào

(27)

- Dòng sông uốn lượn, cong.

- GV vậy cách vẽ nét cong như thế nào? Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 5: Vẽ nét cong.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động1: Giới thiệu các nét cong (5p) - GV cho HS quan sát một số tranh, ảnh (trong VTV trang 15)

? Tìm những chỗ có nét cong trong 2 bức ảnh (hình 1,2)

? Em có nhận xét gì về tranh vẽ của các bạn?

? Em hãy kể 1 số đồ vật có nét cong?

- GVKL: tron cuộc sống có rất nhiều đồ vật có nét cong như cái nón, cái mũ, cái bát, ấm chén,... Vậy cachs vẽ nét cong như thế nào, cô cùng các em đi tìm hiểu hoạt động 2

2. Hoạt động 2: Cách vẽ nét cong (7p) - GV vẽ lên bảng để HS nhận ra:

+ Cách vẽ nét cong.

+ Các hình hoa, quả được vẽ từ nét cong.

- GV cho HS tham khảo một số bài vẽ.

3. Hoạt động 3: Thực hành (20p)

- GV yêu cầu HS tập vẽ hình có nét cong và tô màu.

- GV gợi ý HS vẽ vào phần giấy ở VTV 1 trang 16 những gì HS thích như:

+ Vườn hoa.

+ Vườn cây ăn quả.

- HS quan sát.

- H1: Nét cong ở vòng xoắn.

- H2: Nét cong ở nửa vòng tròn trên cầu.

- H3: tranh vẽ cổng làng có các bạn đang chơi, vẽ nét cong ở cổng, tán lá, đầu người.

- H4: Tranh vẽ cảnh đua thuyền có các nét cong ở vành nón, thuyền, sóng nước.

- Cái nón, cái mũ, váy, vòng tay,...

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

- HS tập vẽ hình có nát cong và tô màu vào VTV trang 16.

(28)

+ Thuyền và biển.

+ Núi và biển.

- Yêu cầu HS vẽ hình to vừa với phần giấy ở VTV1.

- Vẽ màu theo ý thích, vẽ màu tơi sáng, gọn gàng, sạch sẽ.

- GV đến từng bàn quan sát, hướng dẫn các em còn lúng túng.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV cùng HS nhận xét một số bài hoàn thành tốt về hình và màu sắc.

? Bài bạn vẽ hình ảnh gì? Dùng nét gì để vẽ?

? Hình vẽ (cân đối hay chưa cân đối)?

? Màu sắc (tươi sáng, tô màu gọn chưa)?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét chung và chỉ ra những ưu điểm để cả lớp cùng học tập. Bên cạnh đó cũng động viên những em chưa hoàn thành bài cần cố gắng hơn trong những bài sau. Tuyên dương tinh thần học tập của lớp.

* Dặn dò:

- Quan sát hình dáng, màu sắc của cây, hoa, quả.

- Chuẩn bị Bút chì, màu vẽ, tẩy, đất nặn.

- HS nhận xét theo các tiêu chí GV đa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS nghe dặn dò để chuẩn bị cho bài học sau.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bức tranh vẽ cô giáo đang dẫn các em học sinh tham quan trường học?. Hoạt động 1: Tham quan

Hôm nay, cô cùng các em đi tìm hiểu bài 7: Vẽ tranh phong cảnh quê hương.. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA

Làm thế nào để vẽ được một bức tranh đẹp về cây, bài học hôm nay cô sẽ cùng các em đi tìm hiểu bài 4: Vẽ tranh đề tài Vườn cây?. HOẠT ĐỘNG CỦA GV

SINH HOẠT LỚP: EM VÀ CÁC BẠN ĐÃ LÀM GÌ ĐỂ TỎ LÒNG BIẾT ƠN THẦY CÔ. Hát bài: bông hồng

Cô sẽ phỏng vấn nhanh các bạn tham gia trò chơi về thói quen học tập, sinh hoạt hằng ngày của mình. Ví dụ: Sau giờ học, em thường

Vậy làm thế nào để vẽ được các họa tiết đó vào trong bài trang trí cân đối và đẹp.. Hôm nay, cô sẽ cùng các em đi tìm hiểu bài 10: Trang trí

Lầm thế nào để vẽ được những bức tranh về trường học rõ nội dung, cô cùng các em đi tìm hiểu hoạt động 2?. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh

- Phát triển năng lực của học sinh: Quan sát, thực hành, so sánh, phân tích, tổng hợp, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, thuyết trình, báo cáo, hoạt động nhóm, hoạt động