• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 20 Ngày soạn: T6/25/01/2019

Ngày giảng :Thứ hai, ngày 28 tháng 1 năm 2019 TOÁN

TIẾT 96: ĐIỂM Ở GIỮA, TRUNG ĐIỂM CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước; trung điểm của một đoạn thẳng.

2.Kĩ năng;Làm BT 1; 2. (HS khá, giỏi làm cả 3 BT).

3.Thái độ: GD tính cẩn thận, chính xác II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- GV chấm 1 số VBT cho HS, nhận xét.

2/ Dạy bài mới: ( 30 phút )

a, Giới thiệu điểm giữa: ( 6 phút )

- Vẽ hình trong SGK . GV nhấn mạnh: O, A, B là ba điểm thẳng hàng. Theo thứ tự:

điểm A, rồi đến điểm O, đến điểm B (hướng từ trái sang phải).

- O là điểm giữa 2 điểm A và B. Khái niệm điểm ở giữa được xác định vị trí điểm O ở trên, ở trong đoạn thẳng AB hoặc hiểu là: A là điểm ở bên trái điểm O, B là điểm ở bên phải điểm O, nhưng với điều kiện trước tiên 3 điểm phải thẳng hàng.

- Nên cho ví dụ khác để củng cố khái niệm trên.

b, Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng:

- Vẽ hình tròn trong SGK . GV nhấn mạnh 2 điều kiện để điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

- M là điểm ở giữa 2 điểm A và B.

- AM = AB ( độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB và cùng bằng 3cm).

- Nên cho HS nêu vài ví dụ để củng cố khái niệm trên.

3/ Thực hành: ( 18 phút ) Bài 1: Yêu cầu

- Nghe giới thiệu.

- HS theo dõi.

- HS nêu một vài ví dụ.

- Vài HS nêu.

(2)

A B M

C N D

O

A B

O

2cm 2cm

M

D NM

2cm 2cm

E H G

2cm 3cm

Bài 2: GV yêu cầu HS trả lời-

- Nên cho HS giải thích:

- O là trung điểm của đoạn thẳng AB vì:

- A, O, B thẳng hàng.

- OA = OB = 2cm

- M không là trung điểm của đoạn thẳng CD và M không là điểm ở giữa hai điểm C và D vì C, M, D không thẳng hàng. (tuy có CM = MD = 2cm)

- H không là trung điểm của đoạn thẳng EG vì EH không bằng HG (EH = 2cm ; HG = 3cm), tuy E, H, G thẳng hàng.

- Từ đó khẳng định câu đúng là a), e) ; câu sai là b), d).

4/ Củng cố - dặn dò: ( 8 phút ) - Như thế nào là trung điểm?

- Như thế nào là điểm giữa của đoạn thẳng?

- Nhận xét tiết học. CB bài sau.

a. Chỉ ra được 3 điểm thẳng hàng là: A, M, B ; M, O, N ; C, N, D b. Chỉ ra được :

- M là điểm giữa hai điểm A và B.- N là điểm giữa hai điểm C và D - O là điểm giữa hai điểm M và N - Lớp nhận xét.

- Câu a, e là đúng.

- Câu b, c, d là sai.

- HS giải thích .

(3)

- HS trả lời TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

TIẾT 58,59: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU I/ MỤC TIÊU

A. Tập đọc:

1.Kĩ năng: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật ( người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi).

2,Kiến thức: Hiểu nội dung của truyện : Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.( TL được các câu hỏi trong SGK)

3.Thái độ:Yêu thích môn học

* HS Khá: - Giỏi bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm 1 đoạn trong bài.

- GD học sinh noi gương các chiến sĩ “ Yêu quê hương, đất nước không ngại khó”

B. Kể chuyện:

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý.

* HSKG: kể lại được toàn bộ câu chuyện.

- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Đảm nhận trách nhiệm

- Tư duy sáng tạo.: bình luận nhận xét.

- Lắng nghe tích cực - Thể hiện sự tự tin - Giao tiếp

*QTE: Quyền được tham gia ( yêu nước và chống thực dân Pháp, hi sinh vì Tổ quốc)

III/ CHUẨN BỊ

- Tranh minh họa,Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

(4)

IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của HS

1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) - 2HS đọc lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua…, trả lời các câu hỏi về nội dung bài.

2/ Bài mới: ( 50 phút ) a, Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b, Hướng dẫn HS luyện đọc:(30 phút )

- GV đọc diễn cảm toàn bài : - Hướng dẫn luyện đọc

- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.

- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.

+ Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. Theo dõi HS đọc bài để chỉnh sửa lỗi ngắt giọng.

+ Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.

- Yêu cầu HS cả lớp đọc ĐT cả bài.

3/ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :( 8p )

- Gv yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời:

- Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ?

- Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ ai cũng thấy cái cổ họng mình nghẹn lại ?

- Thái độ của các bạn sau đó thếù nào?

- Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà ?

- HS thực hiện theo YC của GV

- Nghe GV giới thiệu bài.

- Theo dõi GV đọc mẫu.

- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết đoạn 1. Đọc 2 vòng.

- HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm.

- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.

+ 4 HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn.

Lớp theo dõi- nhận xét.

+ Thực hiện yêu cầu của GV.

- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.

- HS cả lớp đọc ĐT cả bài.

- HS đọc thầm từng đoạn và trả lời:

- Ông đến để thông báo ý kiến trung đoàn : cho các chiến sĩ nhỏ trở về sống với gia đình.

- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm lại, trả lời :

- Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu.

- Lượm, Mừng và tất cả các bạn đều tha thiết xin ở lại.

- Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu ăn đói, sống chết với chiến khu, không muốn bỏ chiến khu về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian.

- Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đòan cho em ăn ít đi, miễn là

(5)

-Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động ?

- Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn?

- Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ Vệ quốc đoàn nhỏ tuổi

?

* KL : Qua câu chuyện này các em thấy các chiến sĩ Vệ quốc đoàn nhỏ tuổi rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.

4/ Luyện đọc lại : ( 8 phút )

- GV đọc lại đoạn 2. Hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn : giọng xúc động thể hiện thái độ sẵn sàng chịu đựng gian khổ, kiên quyết sống chết cùng chiến khu của các chiến sĩ nhỏ tuổi : Trước ý kiến đột ngột của người chỉ huy,/ bọn trẻ lặng đi.// Tự nhiên,/ ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại.//

Lượm bước tới gần đống lửa.// Giọng em rung lên : //

- Em xin được ở lại./ Thà em chết trên chiến khu/ còn hơn về ở chung,/ ở lộn với tụi Tây,/ tụi việt gian…//

Cả đội nhao nhao ://

- Chúng em xin ở lại.//

Mừng nói như van lơn ://

- Chúng em còn nhỏ,/ chưa làm được chi nhiều / thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được./ Đừng bắt chúng em phải về, / tội chúng em lắm, anh nờ…//

- HS thi đọc đoạn văn.

- Một HS đọc cả bài.

đừng bắt các em phải trở về.

- Trung đoàn cảm động rơi nước mắt trước những lời van xin thống thiết, van xin được chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ. Ông hứa sẽ về báo cáo lại với Ban chỉ huy nguyện vọng của các em.

- Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đem rừng lạnh tối.

- HS trả lời.

- HS đọc đoạn 2.

- HS đọc

- 4 nhóm cử đại diện đọc bài, cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay.

Kể chuyện: ( 20 phút ) - GV nêu nhiệm vụ:

- Dựa theo các câu hỏi gợi ý, các em - Nghe GV nêu nhiệm vụ.

(6)

sẽ tập kể câu chuyện Ở lại với chiến khu.

Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể câu chuyện theo gợi ý :

- HS đọc yêu cầu.

- HS đọc gợi ý.

- GV nhắc HS : Các câu hỏi chỉ là điểm tựa giúp các em nhớ nội dung chính của câu chuyện. Kể chuyện không phải là trả lời câu hỏi. Cần nhớ các chi tiết trong truyện để làm cho mỗi đoạn kể hoàn chỉnh, sinh động.

- Gọi HS kể mẫu đoạn 2

- Chia HS thành các nhóm nhỏ và yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.

- Yêu cầu 4 HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau kể toàn bộ câu chuyện.

- Gọi HS Khá- Giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.

- 1 HS đọc yêu cầu . - HS đọc gợi ý.

- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét - Mỗi nhóm 4 HS. Mỗi HS kể lại một đoạn. HS trong nhóm theo dõi góp ý cho nhau.

- HS Khá- Giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện

- Cả lớp theo dõi và nhận xét.

5/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Qua câu chuyện này, các em hiểu điều gì về các chiến sĩ nhỏ tuổi ?

*QTE: Quyền được tham gia ( yêu nước và chống thực dân Pháp, hi sinh vì Tổ quốc)

- GD học sinh noi gương các chiến sĩ

“ Yêu quê hương, đất nước không ngại khó”

- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

- Rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.

- HS chú ý nghe.

CHÍNH TẢ ( NGHE – VIẾT) TIẾT 39: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức:Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

2.Kĩ năng: Làm đúng BT2a.

3.Thái độ:GD ý thức rèn chữ giữ vở sạch đẹp.

II/ CHUẨN BỊ - Bảng phụ.

(7)

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau : Liên lạc, nhiều lần, ném lựu đạn.

2/ Bài mới: ( 35 phút ) a, Giới thiệu bài: ( 1 phút )

- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

b, Hướng dẫn viết chính tả: ( 7 phút ) - GV đọc đoạn văn 1 lượt.

- Giúp HS nắm nội dung đoạn văn.

- Lời hát trong đoạn văn nói lên điều gì ? - Giúp HS nhận xét :

- Lời hát trong đoạn văn viết ntn ?

- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa ?

- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được.

c) Viết chính tả: ( 15 phút ) - GV đọc cho HS viết bài vào vở:

d) Soát lỗi: ( 3 phút )

- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi e) Đánh giá bài: ( 5 phút )

- GV thu từ 5 – 7 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày 3/ HD làm bài tập chính tả: ( 5 phút ) Bài 2a: Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS đọc thầm 2 câu đố, quan sát tranh minh hoạ gợi ý giải câu đố.

- Yêu cầu HS tự làm.

- GV lấy một số bảng đúng và một số bảng sai cho HS xem để các em nhận xét.

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

4. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.

- Dặn HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên

- HS thực hiện theo YC của GV

- Nghe GV giới thiệu bài.

- Theo dõi sau đó 2 HS đọc lại.

- Tinh thần quyết tâm chiến đấu, không sợ hy sinh gian khổ của các chiến sĩ vệ quốc quân

- Được đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng trong dấu ngoặc kép.

- Chữ đầu từng dòng thơ

- Bảo tồn, bay lượn, bùng lên, rực rỡ...

- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.

- HS viết bài vào vở

- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.

- Các HS còn lai tự đánh giá bài cho mình.

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.

- HS đọc thầm 2 câu đố, quan sát tranh minh hoạ gợi ý giải câu đố.

- HS dưới lớp làm bảng con.

- Nhận xét bảng con.

- Đọc lại lời giải và chữa bài vào vở : sấm và sét ; sông

(8)

phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài

sau. - HS chú ý nghe.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

LUYỆN TIẾNG VIỆT TIẾT 1 TUẦN 20 I/ MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Đọc đúng, rành mạch,trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ có âm, vần,thanh Hs điạ phương dễ phát âm sai. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

2.Kĩ năng: Trả lời được các câu hỏi /11. Đ,S.(BT2) Nối Câu với mẫu câu tương ứng. (BT3)

3.Thái độ;Yêu thích môn học II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

* GV: Tranh minh họa. Bảng phụ * HS: Sách thực hành TV 3.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1,Khởi động: Hát.(1’ ) 2,Bài mới:35’

Hoạt động 1: Luyện đọc.

Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cách đọc và đọc đúng

- GV đọc mẫu tồn bài

+ Yêu cầu Hs đọc từng câu. - Luyện đọc từ khó.

+ Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn.

- Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trong nhóm.

- Gọi hs thi đọc từng đoạn.

- Lớp đọc ĐT cả bài.

- 1 -2 HSKG đọc cả bài.- GV nhận xét.

Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.

- Mục tiêu: Giúp Hs hiểu nội dung của bài, trả lời câu hỏi Đ,S.

Bài 2: - Gv, yêu cầu hs đọc thầm tồn bài và đánh dấu vào trước câu TL đúng, sai.

- GV nhận xét, chốt lại.

- Nội dung bài nói lên điều gì? -GV Nhận xét.

Bài 2: Nối Câu với mẫu câu tương ứng tạo thành câu theo mẫu:Ai thế nào? Ai làm gì? Ai là gì?

- Gv yc hs làm bt vào vở.

- Gv mời 3 HS nối tiếp nhau lên bảng làm bài.

- GV nhận xét, sửa sai

3/ (Tổng kết– dặn dò). (4’) GV gọi 2 HS đọc lại toàn bài.

Học sinh đọc thầm theo Gv.

Hs đọc nối tiếp nhau từng câu, Luyện đọc từ khĩ.

Nhận xét, sửa sai.

HS đọc đoạn nối tiếp.

Hs đọc theo nhóm.

Hs đọc thi đọc đoạn.-Lớp đọc đồng thanh cả bài.

1 -2 HSKG đọc cả bài.

Hs đọc thầm tồn bài và đánh dấu vào ơ trống trước câu TL đúng, sai.

HS nêu Kết quả bài làm.

Lớp nhận xét.HS trả lời:

Hs nhắc lại HS đọc yêu cầu hs làm bt vào vở.

- 3 HS nối tiếp nhau lên bảng làm bài. Lớp nhận xét.

(9)

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 20: TỪ NGỮ VỀ TỔ QUỐC. DẤU PHẨY I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức:Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm ( BT1)

2.Kĩ năng:

- Bước đầu biết kể về một vị anh hùng. (BT2)

- Đặt được thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ( BT3) 3.Thái độ;Yêu thích môn học

*GDTGHCM: Bác Hồ là một trong những vị anh hùng có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước.

II/ CHUẨN BỊ - GV : Bảng phụ - HS : VBT.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Gọi 2 HS trả lời : Nhân hóa là gì ? Nêu ví dụ về những con vật được nhân hóa trong bài Anh Đom Đóm.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a, Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b, Hướng dẫn HS làm bài tập: (29 phút ) Bài tập 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.

- HS tự làm bài.

- GV mở bảng phụ, mời 3 HS thi làm bài, đúng, nhanh sau đó đọc kết quả.

- HS đọc lại kết quả theo sự phân loại đúng.

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng :

Lời giải :

- HS thực hiện theo YC của Gv

- Nghe GV giới thiệu bài.

- 1 HS đọc trước lớp.

- HS tự làm bài

- 3 HS làm bài trên bảng phụ.

- HS đọc lại kết quả theo sự phân loại đúng.

- Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng.

a) Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc - Đất nước, nước nhà non sông, giang sơn

b) Những từ cùng nghĩa với bảo vệ - Giữ gìn, gìn giữ c) Những từ cùng nghĩa với xây dựng - Dựng xây, kiến thiết Bài tập 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- GV hỏi HS đã chuẩn bị trước ở nhà nội dung đã kể được về một vị anh hùng như thế nào ; nhắc HS :

+ Kể tự do, thoải mái và ngắn gọn những gì em biết về một vị anh hùng, chú ý nói về công lao to lớn của các vị đó đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước…

+ Có thể kể về vị anh hùng các em đã biết

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Báo cáo sự chuẩn bị bài và nghe GV hướng dẫn.

(10)

qua các bài tập đọc, kể chuyện. Cũng có thể kể về những vị anh hùng các em được biết qua đọc sách, báo, sưu tầm ngoài nhà trường.

+ Nếu HS kể tiếp về người anh hùng mà bạn đã kể, GV khuyến khích các em bổ sung những ý mới.

- HS thi kể, cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn hiểu biết nhiều về các vị anh hùng ; kể ngắn gọn, rõ ràng, hấp dẫn.

Bài tập 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và đoạn văn.- GV nói thêm về anh hùng Lê Lai : Lê Lai quê ở Thanh Hoá, là một trong 17 người cùng Lê Lợi tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416. năm 1419, ông giả làm Lê Lợi,phá vòng vây giặc và bị bắt. Nhờ sự hi sinh của ông, Lê Lợi cùng các tướng sĩ khác đã thoát hiểm.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng. Sau đó gọi HS đọc lại 3 câu văn đã đặt đúng dấu phẩy.

3/ Củng cố, dặn dò : ( 5 phút ) - Tìm từ cùng nghĩa với Tổ quốc

- Con vừa được kể về những vị anh hùng dân tộc nào?

*GDTGHCM: Bác Hồ là một trong những vị anh hùng có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước.

- Dặn dò HS về nhà tìm hiểu thêm 13 vị anh hùng đã nêu ở bài tập 2

- Nhận xét tiết học. CB bài sau.

- HS thi kể, cả lớp nhận xét, bình chọn bạn hiểu biết nhiều về các vị anh hùng ; kể ngắn gọn, rõ ràng, hấp dẫn.

- 1 HS đọc yêu cầu và đoạn văn.

- Nghe GV hướng dẫn.

- HS làm bài vào VBT, 3 HS lên bảng thi làm bài trên bảng phụ. Sau đó từng em đọc kết quả.

- HS theo dõi và tự chữa bài của mình theo lời giải đúng.

* Lời giải :

Bấy giờ, ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần, giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi.

- 1HS trả lời.

- HS nêu.

Ngày soạn: T6/25/01/2019

Ngày giảng :Thứ ba, ngày 29 tháng 1 năm 2019 TOÁN

TIẾT 97: LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU

(11)

1.Kiến thức: Biết khái niệm và xác định được trung điểm của đoạn thẳng cho trước.

2.Kĩ năng: Làm được các BT 1; 2 3.Thái độ: GD tính cẩn thận, chính xác II/ CHUẨN BỊ

- GV: Bảng phụ

- HS: bảng con, Vở, VBT.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của HS

1/ Bài cũ: ( 3 phút )

- Thế nào là điểm giữa của đoạn thẳng?

- Thế nào là trung điểm của đoạn thẳng?

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a, Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b, luyện tập: ( 29 phút ) Bài 1:

- Yêu cầu cho HS biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước (ở bài này chỉ yêu cầu xác định cách xác định trung điểm của đoạn thẳng bằng cách đo độ dài đoạn thẳng AB thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

- Nên hình thành các bước xác định trung điểm của đoạn thẳng, chẳng hạn, phần a):

+ Bước 1. Đo độ dài cả đoạn thẳng AB (đo được 4cm)

+ Bước 2. Chia độ dài đoạn thẳng AB làm thành hai phần bằng nhau (được một phần bằng 2cm)

+ Bước 3. Xác định trung điểm M của đoạn AB (xác định điểm M trên đoạn

thẳng AB sao cho AM = 1 AB (AM 2cm) 2

- Áp dụng phần a) , HS tự làm phần b)

Bài 2:

- HS trả lời

- HS nêu cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.

- HS làm phần b.

- Độ dài đoạn thẳng CD = 6 cm - Chia đôi đoạn thẳng CD: 6 : 2 = 3 (cm)

- Vậy M là trung điểm của đoạn thẳng CD.

(12)

- Cho mỗi HS chuẩn bị trước một tờ giấy hình chữ nhật rồi làm như phần thực hành như trong SGK. (Có thể gấp đoạn thẳng DC trùng với đoạn thẳng AB để đánh dấu trung điểm của đoạn thẳng AD và BC . Lưu ý:

- Có thể cho HS tìm trung điểm của 1 đoạn dây (gấp đôi đoạn dây đó), hoặc tìm trung điểm của1 thước kẻ có vạch chia 20cm (trung điểm ở vạch 10 cm.

3/ Củng cố- dặn dò: ( 5 phút ) - Nhận xét tiết học.

- Làm bài tập1,2. CB bài sau.

- HS thực hành gấp giấy.

-HS nêu cách tìm trung điểm của đoạn thẳng

TẬP VIẾT

TIẾT 20: ÔN CHỮ HOA : N (tiếp theo) I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức:Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng Ng), V, T (1 dòng).

2.Kĩ năng:Viết đúng tên riêng Nguyễn Văn Trỗi ( 1 dòng) và câu ứng dụng Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước thì thương nhau cùng ( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.

3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp.

II/ CHUẨN BỊ

- Mẫu chữ viết hoa N.

- Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của HS

1/ Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút ) - GV kiểm tra HS viết bài ở nhà

- Một HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước

- Hai, ba HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con : Nhà Rồng, Nhớ.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a, Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b, Luyện viết chữ viết hoa: ( 5 phút )

- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?

- Treo bảng chữ viết hoa N và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.

- Viết lại mẫu chữ ,vừa viết vừa nhắc lại quy

- HS thực hiện theo YC của Gv

- HS trả lời: N, V, T

- 1 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi.

- HS quan sát.

(13)

trình viết cho HS quan sát.

- Yêu cầu HS viết các chữ hoa Ng, V, T vào bảng. GV đi chỉnh sửa lỗi cho HS.

c) Luyện viết từ ứng dụng: ( 5 phút ) - Gọi HS đọc từ ứng dụng.

- GV giới thiệu : Nguyễn Văn Trỗi là anh hùng liệt sĩ thời chống Mĩ,quê ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Anh Nguyễn Văn Trỗi đặt bom trên cầu Cơng Lí (Sài Gịn), mưu giết Bộ trưởng Quốc phịng Mĩ Mắc Na-ma-ra. Việc khơng thành, anh bị địch bắt, tra tấn dã man, nhưng vẫn giữ vững khí tiết cách mạng. Trước khi bọn giạc bắn anh, anh cịn hơ to : “Việt Nam muơn năm ! Hồ Chí Minh muơn năm ! Hồ Chí Minh muơn năm ! Hồ Chí Minh muơn năm !

- Trong các từ ứng dụng các chữ cĩ chiều cao như thế nào ?

- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ? - Yêu cầu HS viết từ ứng dụng trên bảng con, GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.

d) Luyện viết câu ứng dụng: ( 5 phút ) - Gọi HS đọc câu ứng dụng.

- GV giúp HS hiểu nợi dung câu tục ngữ : Nhiễu điều là mảnh vải đỏ, người xưa thường dùng để phủ lên giá gương đặt trên bàn thơ. Đây là hai vật khơng thể tách tời.

Câu tục ngữ khuyên người trong một nước cần phải biết gắn bĩ, thương yêu, đồn kết với nhau.

- Trong câu ứng dụng các chữ cĩ chiều cao như thế nào ?

- Yêu cầu HS viết : Nhiễu, Người vào bảng.

GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.

3/ HS viết vào vở Tập viết : ( 15 phút ) - GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở Tập viết 3, tập hai, sau đĩ yêu cầu HS viết bài vào vở.

- Chấm, chữa bài

- GV chấm nhanh 5 đến 7 bài

- Sau đĩ nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.

4/ Củng cố, dặn dị: ( 3 phút )

- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.

- Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu

- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.

- 2 HS đọc : “ Nguyễn Văn Trỗi”

- Nghe GV giới thiệu

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.

- 2 HS đọc

- Nghe GV giới thiệu

- HS trả lời.

- 1 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.

- HS viết :

+ 1 dịng chữ Ng cỡ nhỏ.

+ 1 dịng chữ V,T cỡ nhỏ.

+ 1 dịng chữ Nguyễn Văn Trỗi cỡ nhỏ.

+Viết câu ứng dụng : 1 lần.

- HS chú ý nghe.

- HS chú ý nghe

(14)

ứng dụng và chuẩn bị bài sau.

TỰ NHIÊN XÃ HỘI TIẾT 39: ÔN TẬP : XÃ HỘI I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Kể tên một số kiến thức đã học về xã hội.

2.Kĩ năng: Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.

3.Thái độ: Có ý thức ôn tập tốt II/ CHUẨN BỊ

- Tranh ảnh do GV sưu tầm hoặc do HS vẽ về chủ đề Xã hội.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1/ Khởi động: ( 2 phút )

- HS hát tập thể một bài.

2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- GV gọi HS nêu tên câc bài đã học - GV nhận xét

3/ Bài mới: ( 25 phút )

Phương án: Sưu tầm những thông tin (mẩu chuyện, bài báo, tranh ảnh hoặc hỏi bố mẹ, ông bà, …) về một trong những điều kiện ăn ở, vệ sinh của gia đình, trường học, cộng đồng trước kia và hiện nay.

Bước 1: GV tổ chức cho HS trình bày trên tờ giấy Ao và có ghi chú thích nội dung tranh. Có thể phân công mỗi nhóm sưu tầm và trình bày về một nội dung:

hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc, y tế giáo dục, …

Bước 2:

- GV khen ngợi những cá nhân, những nhóm có sản phẩm đẹp, có ý nghĩa.

4. Củng cố- dặn dò: ( 5 phút )

- GD học sinh ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh .

- Nhận xét tiết học. CB bài sau.

- HS nêu

- HS trình bày tranh ảnh sưu tầm được trên tờ giấy Ao và có ghi chú thích nội dung tranh.

- Các nhóm thảo luận mô tả nội dung và ý nghĩa bức tranh quê hương.

- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung và đặt câu hỏi để nhóm trình bày trả lời.( ý thức giữ vệ sinh sinh hoạt của nội dung đó)

-HS chú ý nghe.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ

HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Ở TRƯỜNG THỂ DỤC

TIẾT 39: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ

(15)

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức:

- Ôn đội hình đội ngũ.

- Trò chơi: “Thỏ nhảy”

2. Kỹ năng:

- ĐHĐN biết cách đi theo vạch kẻ thẳng, đi hai tay chống hông, đi kiếng gót, đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải, trái đúng cách.

- Nẵm vững cách chơi và tham gia chơi đúng luật . 3.Thái độ:

- Tự giác tích cực trong tập luyện tập.

- Tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, giữ gìn trật tự, kỷ luật.

- Xây dựng thói quen luyện tập ở trường và ở nhà.

B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN - Địa điểm: Trên sân trường - Phương tiện:

+ Giáo viên: Còi, cờ, giáo án

+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện.

C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

NỘI DUNG ĐỊNH

LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC I. Phần mở đầu.

- Cán sự lớp tập chung lớp báo cáo sĩ số.

- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học

- Chạy 1 vòng sân tập - Khởi động xoay các khớp.

- Kiểm tra quay phải, quay trái, đi đều.

5 phút Đội hình nhận lớp

II. Phần cơ bản.

a, Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng đi đều theo 2 hàng dọc

- Chia học sinh thành 3 nhóm. Các nhóm trưởng điều khiển.

- Giáo viên quan sát, sửa sai

+ Thi đua tập hợp hàng ngang, dóng hàng đi đều theo một hàng dọc

- Chọn nhóm tốt nhất để biểu diễn

25 phút

Đội hình chia tổ

Tổ 1 Tổ 2

(GV)

Tổ 3

(16)

lại các động tác vừa ôn b, Chơi trò chơi: Thỏ nhảy

- Tập hợp hs theo đội hình chơi, Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy đinh chơi

- Nhận xét – Tuyên dương

- Tổ trưởng từng tổ điều khiển tổ mình tập

- Gv quan sát đánh giá kết quả Đội hình trò chơi

- Lần 1: Hs chơi thử

- Lần 2: Cả lớp chơi chính thức có thi đua

III. Phần kết thúc.

- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh - GV cùng HS hệ thống bài.

- GV nhận xét tiết học và giao bài tập về nhà.

5 phút Đội hình xuống lớp

Yên Đức ngày 25 tháng 1 năm 2019 Tổ trưởng kí duyệt

Nguyễn Thị Thìn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Hiểu nội dung câu chuyện, trao đổi với các bạn về ý nghĩa truyện (Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến

Ý nghĩa: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

+ Hiểu nghĩa từ sau bài: Trung đoàn trưởng, lán, Tây , Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn + Hiểu nội dung chuyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước,không

Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về tính chất chính nghĩa cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của nhân dân ta?. ☐ Cuộc kháng chiến nhằm bảo

Em hãy điền tiếp kiến thức phù hợp vào bảng sau khi nói về âm mưu của địch và mục đích của ta trong chiến dịch biên giới thu - đông 1950:.. Âm mưu của địch

2,Kiến thức: Hiểu nội dung của truyện : Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực

Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Có lực lượng toàn dân, tham gia mới thực

– Năm 1952: Mở cuộc vận động lao động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm; Đề ra chính sách chấn chỉnh thuế khóa, xây dựng tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.