• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 25 + 26

(Sau nghỉ phòng dịch COVID - 19) NS: 12 / 3 / 2021

NG: 15 / 3 / 2021 Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2021

TOÁN

TIẾT 124: TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cách giải bài toán dạng: Tìm phân số của một số.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Vẽ sẵn hình minh hoạ như phần bài học trong SGK lên bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (4')

- Y/c phát biểu về các tính chất: t/c giao hoán, tính chất kết hợp phép công p/s ….

- Nhận xét-đánh giá.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1') - GV ghi tựa lên bảng.

2. HD tìm hiểu bài.

HĐ1. Ôn tập về tìm 1 phần mấy của 1 số. 4’

- GV nêu bài toán: Lớp 4A có 36 học sinh, số học sinh thích học toàn bằng

3 1

số học sinh cả lớp. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh thích học toán.

HĐ2. Hdẫn tìm phân số của 1 số. 8’

- GV nêu: Một rổ cam có 12 quả. Hỏi 32 số cam trong rổ là bao nhiêu quả?

- GV treo hình minh hoạ đã chuẩn bị yêu cầu HS quan sát và hỏi HS:

+ 32 số cam trong rổ ntn so với

3 1 số cam trong rổ?

+ Nếu biết được

3

1 số cam trong rổ là bao nhiêu quả thì làm thế nào để biết tiếp được 32 số cam trong rổ là bao nhiêu quả?

+ 3

1 số cam trong rổ là bao nhiêu quả?

+ 32 số cam trong rổ là bao nhiêu quả ?

- 1hs thực hiện và nêu cách thực hiện

- 1hs nêu lại nội dung bài

- HS đọc lại đề bài và trả lời:

Số học sinh thích học toán của lớp 4A là: 36 : 3 = 12 (học sinh)

- HS đọc lại bài toán.

- HS q/sát hình minh hoạ và trả lời:

+ 32 số cam trong rổ gấp đôi

3 1 số cam trong rổ.

+ Ta lấy

3

1 số cam trong rổ x với 2.

+ 3

1 số cam trong rổ là 12: 3 = 4 (quả) + 32 số cam trong rổ là 4x2 = 8 (quả)

(2)

* Vậy 32của 12 quả cam là bao nhiêu quả?

- Em hãy điền dấu phép tính thích hợp vào chỗ chấm: 12 … 32 = 8

- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính.

* Vậy muốn tính 32 của 12 ta làm ntn?

- Hãy tính 32 của 15.

- Hãy tính

4

3 của 24.

3. Luyện tập Bài 1

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.

- GV gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.

- GV nhận xét.

Bài 2

- GV tiến hành tương tự như bài tập 1.

- Nhận xét-đánh giá.

Bài 3 (Trên chuẩn)

- GV tiến hành tương tự như bài tập 1.

- Nhận xét-đánh giá.

3. Củng cố, dặn dò (3')

-Tiết học cung cấp cho ta kiến thức gì?

- Nêu cách tìm phân số của 1 số?

- Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

- 32 của 12 quả cam là 8 quả.

- Điền dấu nhân (x)

- HS thực hiện 12 x 32 = 8

- Muốn tính 32 của 12 ta lấy số 12 x với 32 .

- Là 15 x

3

2 = 10.

- Là 24 x

4

3 = 18.

- HS đọc đề bài, sau đó áp dụng phần bài học để làm bài:

Bài giải:

Số học sinh được xếp loại khá là:

35 x

5

3 = 21 (học sinh)

Đáp số: 21 học sinh - 1 HS đọc bài làm của mình, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.

- HS tự làm bài vào vở ...

Bài giải

Chiều rộng của sân trường là:

120 x 65 = 100 (m)

Đáp số: 100m - HS tự làm bài vào vở.

Bài giải

Số học sinh nữ của lớp 4A là:

16 x 89 = 18 (học sinh)

Đáp số: 18 học sinh - Cả lớp lắng nghe ghi nhớ về nhà thực hiện..

TẬP ĐỌC

TIẾT 50: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng nhịp thơ, biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc vui, hóm hỉnh, thể hiện tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe.

(3)

2. Kĩ năng: Hiểu ý nghĩa của bài thơ: qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính vì bom giật bom rung, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết khổ thơ luyện đọc diễn cảm.

- Tranh ảnh về đường Trường Sơn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (4’)

Khuất phục tên cướp biển

? Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển?

? Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì?

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

Gọi 3 HS đọc phân vai bài Khuất phục tên cướpbiển.

+ Xem h/a xe không kính 2. Hdẫn HS luyện đọc - tìm hiểu bài:

HĐ 1. Hướng dẫn luyện đọc (10’) - Gọi HS đọc bài thơ, chia đoạn.

? Bài chia làm mấy đoạn ? - Gọi HS đọc nối tiếp.

+ Lần 1: Sửa phát âm.

Sửa phát âm: giật, đột ngột, sa.

+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ khó.

? Tiểu đội như thế nào?

- Hướng dẫn đọc đoạn, câu dài

Không có kính/không phải vì xe không có kính

- Đọc bài theo nhóm bàn (Cặp đôi).

- Đọc mẫu toàn bài.

HĐ 2. Tìm hiểu bài. (12’)

? Những Hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?

- 1 HS đọc toàn bài.

+ 4 khổ thơ (4 đoạn)

- Nối tiếp đọc bài. - HS sửa sai

- HS giải nghĩa các từ như trong SGK - HS nhẩm bài, tìm cách ngắt nghỉ cho đúng và đọc lại.

- HS luyện đọc nối tiếp - HS lắng nghe.

- HS đọc thầm 3 khổ thơ đầu và suy nghĩ câu hỏi:

+ ... bom giật, bom rung, kính vở đi rồi, ung dung buồng lái ta ngồi, nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng, không có kính, ừ thì ướt áo, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời, chưa cần thay, lái trăm cây số nữa ...

? Còn mưa xối là mưa như thế nào ?

? Em hiểu nghĩa của câu: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng như thế nào?

ý1: Tâm thế bình thản, ung dung của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.

+ ... mưa xối: Nước mưa từ trên dội xuống với cường độ mạnh và số lượng nhiều.

+ Do lái những chiếc xe không có kính nên khi lái xe người chiến sĩ bị gió lùa

(4)

làm cho mắt cay xè, nước mắt chảy ra.

-> Ý chính 3 khổ thư đầu

? Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào?

- Những câu thơ của tác giả Phạm Tiến Duật đã đưa ta trở về với âm hưởng của Trường Sơn năm xưa, của tình đồng chí, đồng đội thắm thiết giữa những người chiến sĩ lái xe trên con đường Trường Sơn huyền thoại đầy khói lửa đạn bom.

- GV g/t con đường Trường Sơn (chỉ lược đồ) cho HS hiểu thêm về đường Trường Sơn.

? Bức tranh vẽ cảnh gì?

- Qua tìm hiểu bài và quan sát tranh các em thảo luận nhón đôi câu hỏi 3 ở SGK.

? Qua hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì?

ý2: Tinh thần dũng cảm, lạc quan, lòng hăng say của các chiến sĩ.

- HS đọc thầm khổ thơ thứ 4 và suy nghĩ câu hỏi?

+ Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.

ý3: Tình đồng chí, đồng đội thắm thiết.

- HS quan sát tranh.

+ Đoàn xe đang trèo đèo đi giữa rừng núi trơ trọi, đầy khói lửa đạn bom. ....

- 1 HS đọc câu hỏi.

+ ... Các chú bộ đội lái xe rất vất vả, rất dũng cảm. / Các chú bộ đội lái xe thật dũng cảm, lạc quan./ Các chú bộ đội lái xe coi thường khó khăn, bất chấp bom đạn của kẻ thù. ...

GV: Đây cũng chính là ý nghĩa của bài.

HĐ 3. Đọc diễn cảm: 10’

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.

- GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc của mỗi đoạn.

- Hdẫn HS đọc diễn cảm khổ thơ 1 và 3.

- GV đọc mẫu.

? Bạn đọc như thế nào?

? Để đọc được diễn cảm 2 khổ thơ này ta cần lưu ý điều gì?

- Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Thi đọc thuộc lòng .

- GV nhận xét, đánh giá.

- 2 HS đọc ý nghĩa.

- Ý nghĩa: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước.

- 4 HS đọc bài nối tiếp.

- HS nêu nhận xét.

- 1 HS đọc khổ thơ 1 và 3.

- HS nêu nhận xét.

- ... Ngắt đúng nhịp thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ, hình ảnh đẹp, gây ấn tượng mạnh mẽ.

- 3 HS đọc diễn cảm khổ thơ 1 và 3.

- HS luyện đọc diễn cảm nhóm đôi.

- HS thi đọc diễn cảm.

- HS luyện đọc thuộc lòng.

- HS đọc theo cặp.

- HS đọc thuộc lòng (từng khổ thơ - cả bài thơ).

(5)

3. Củng cố – dặn dò. 3’

? Em thích nhất h/ả nào trong bài? Vs?

? Qua bài giúp em hiểu được điều gì?

- GV cho HS xem ảnh đường Trường Sơn hiện nay. Giáo dục HS biết chăm sóc bảo vệ con đường huyền thoại này.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau: Thắng biển.

CHÍNH TẢ ( nghe viết)

TIẾT 26:

THẮNG BIỂN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai chính tả: l/ n, in / inh.

2. Kĩ năng: Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Thắng biển.

3. Thái độ: Giáo dục Hs ý thức luyện viết và giữ vở sạch

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (4')

- Yêu cầu hs viết các từ sau:lanh lảnh, lặng lẽ, leo núi, lăn tăn, nõn lá, lần lượt, làng xóm.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Gtb (1'): Nêu yêu cầu tiết học.

2. Hướng dẫn HS nghe - viết:

HĐ1. Hướng dẫn chính tả (7’)

- GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn văn cần viết chính tả, lớp đọc thầm.

+ Đoạn này nói lên điều gì?

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết và cho biết những từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài.

- GV nhận xét đánh giá.

*Hướng dẫn viết từ khó.

- Cho HS luyện viết từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- GV nhận xét đánh giá.

HĐ 2: Nghe – viết chính tả. (12’) - GV HD HS cách trình bày.

- Gv đọc từng cụm từ, câu cho HS viết.

HĐ3. Nxét, đánh giá bài chính tả: (5’)

- 2 hs lên bảng viết bài.

Lớp viết nháp - Lớp nhận xét.

1 HS đọc to, lớp đọc thầm: "Từ đầu

…đến quyết tâm chống giữ".

+ Đoạn văn nói về sự hung hãn dữ dội của biển cả, tinh thần dũng cảm chống lại sóng, gió của con người.

- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết.

- HS nhận xét.

- HS nêu những từ ngữ mình dễ viết sai: lan rộng, vật lộn, dữ dội, ...

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe..

- HS viết chính tả.

(6)

- Gv đọc lại, HS soát lỗi.

- Nhận xét, đánh giá 7 bài viết - Gv nhận xét, chữa lỗi cho học sinh.

- GV đọc lại bài chính tả để HS soát lỗi.

- Yêu cầu HS đổi vở soát lỗi cho nhau.

3. Hướng dẫn làm bài tập (10').

Bài 2a: Điền vào chổ trống: l hoặc n.

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu BT .

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn và tự làm bài vào vở.

- Gv yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

4. Củng cố, dặn dò (3').

- Lưu ý khi viết l/n - Nhận xét tiết học.

- Về nhà luyện viết, nhớ lỗi chính tả đã sửa để không còn mắc.

- Chuẩn bị bài sau.

- HS soát lại bài.

- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả.

Bài 2a:

1 HS nêu yêu cầu BT .

- HS thảo luận nhóm, làm bài vào vở.

- Thứ tự cần điền: nhìn lại, khổng lồ, lửa hồng, búp nõn, ánh nến, lóng lánh, lung linh trong nắng, lũ lũ, lên lượn xuống.

- HS nhận xét, chữa bài.

.

TẬP ĐỌC

TIẾT 51

:

THẮNG BIỂN

I. MỤC TIÊU:

1. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả.

2. Kiến thức: Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học

* Giáo dục TNMTBĐ: HS hiểu thêm môi trường biển, thiên tai mà biển mang lại cho con người và các biện pháp phòng tránh

II. GDKNS:

- Giao tiếp: Bày tỏ suy nghĩ, mong muốn của bản thân trước việc làm...

- Ra quyết định, ứng phó: trước mỗi việc làm cần có quyết định kịp thời, đúng đắn.

- Đảm nhận trách nhiệm: Có trách nhiệm về viẹc làm của mình

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc diễn cảm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ (4'):

- Đọc thuộc 2 khổ thơ trong bàiBài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi 2, 3 của bài.

- Gv nhận xét, đánh giá

- 2 Hs lên trả bài.

- Lớp nhận xét.

(7)

B. Bài mới:

1. Gtb (1'):

2. Hdẫn HS luyện đọc - tìm hiểu bài:

HĐ 1. Hướng dẫn luyện đọc (10’) - Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài.

- GV kết hợp sửa phát âm, ngắt giọng.

+ Bài được chia làm mấy đoạn?

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS (nếu có).

- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

- HD HS đọc câu dài:

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- GV tổ chức cho HS thi đọc.

- GV đọc mẫu toàn bài.

HĐ 2: Tìm hiểu bài. (12’) - Y/c HS đọc thầm đoạn 1, TLN

+ Cuộc chiến đấu giữa con nguời với cơn bãa biển đuợc miêu tả theo trình tự ntn?

+ Tìm từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe doạ của cơn bão biển?

+ Em hiểu con ‘Mập” là gì?

-> Đoạn 1: Cho ta thấy điều gì?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, TLN + Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển

được miêu tả như thế nào ở đoạn 2?

+ Em hiêủ "cây vẹt" là cây như thế nào?

+ Trong đoạn 1 và 2 tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

+ Các biện pháp nghệ thuật này có tác

3 HS nối tiếp đọc, cả lớp đọc thầm.

- HS lắng nghe.

+ Bài được chia làm 3 đoạn.

- Đoạn 1: Từ đầu... đến nhỏ bé.

- Đoạn 2: Tiếp theo... chống giữ.

- Đoạn 3: Phần còn lại

- HS đánh dấu từng đoạn. (SGK).

3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, nêu chú giải: Mập, cây vẹt, xung kích, chão.

- HS luyện đọc câu dài.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS thi đọc.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu.

- HS đọc thầm đoạn 1, thảo luận nhóm + Cuộc chiến đấu đuợc miêu tả theo

trình tự: Biển đe doạ (đoạn 1) Biển tấn công (đoạn 2) Ngưòi thắng biển (đoạn 3).

+ Những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển: gió bắt đầu mạnh-nước biển càng dữ-biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé + Mập là cá mập

1. Sự hung hãn thô bạo của cơn bão biển.

- HS đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm + Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão

biển được miêu tả rất rõ nét, sinh động. …

+ Cây vẹt: sống ở rừng nước mặn lá dài và nhẵn.

+ Tác giả sử dụng biện pháp so sánh:

như con mập đớp con cá chim – như một đàn cá vôi lớn. Biện pháp nhân hoá: biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh; biển, gió giận dữ, điên cuồng.

+ Tạo nên những hình ảnh rõ nét, sinh

(8)

dụng gì?

-> Đoạn 2: Cho biết điều gì?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, TL

+ Những từ ngữ hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển ?

-> Đoạn 3: Cho biết điều gì?

- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và nêu nội dung chính của bài.

- Gọi 2 HS nhắc lại nội dung của bài.

HĐ 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm. (8’) - GV giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc

diễn cảm.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi.

- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 3 (ngắt, nghỉ, nhấn giọng).

- GV nhận xét đánh giá, tuyên dương bạn đọc hay nhất.

4. Củng cố, dặn dò (3'):

- Bài cho em cảm nhận được điều gì ? Gd Quyền, bổn phận

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài.

động gây ấn tượng mạnh mẽ.

2. Nói lên sự tấn công của biển đối với con đê.

- HS đọc thầm đoạn 3, thảo luận nhóm + Vì bác sĩ Ly đứng về phía lẽ phải,

dựa vào pháp luật để đấu tranh với tên côn đồ và đã đấu tranh một cách quyết liệt, với thái độ cứng rắn, với tinh thần tiến công, không lùi bước trước sự hăm doạ của tên cướp biển.

3. Nội dung đoạn 3 nói lên tinh thần và sức mạnh của con người đã thắng biển.

- ND: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yêu.

2 HS nhắc lại.

- HS theo dõi.

- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi.

- HS thi đọc diễn cảm theo hướng dẫn của GV.

- HS nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay nhất.

KỂ CHUYỆN

TIẾT 25: NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung câu chuyện, trao đổi với các bạn về ý nghĩa truyện (Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ tổ quốc); biết đặt tên khác cho truyện.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng nghe: Biết chăm chú lắng nghe kể chuyện; nghe bạn kể và nhận xét, kể tiếp được…

- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại được câu chuyện đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.

3. Thái độ: Rèn HS ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- ảnh minh họa, ND truyện (SGV)

(9)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. KTBC (4’)

- 2 HS kể lại việc em đã làm gì để góp phần giữ xóm làng

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- Những chú bé không chết.

2. HD tìm hiểu bài

HĐ1. GV kể chuyện (8’)

- Lần 1: Kể cả chuyện: Giọng hồi hộp, phân biệt lời các nhân vật

- GV kể lần 2 và chỉ tranh minh họa trên bảng kết hợp giải nghĩa từ: Sĩ quan, tra tấn, phiên dịch

HĐ2. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (7’)

- 1 HS đọc rõ 3 y/c trong SGK (70,71) - Kể từng đoạn chuyện?

- Kể toàn bộ câu chuyện?

* Kể chuyện trong nhóm

- HS theo nhóm 4 người tập kể từng đoạn của c/c theo những tranh đã có - Từng HS kể cả câu chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện, TLCH (3) HĐ3. Thi kể chuyện trớc lớp (15’) - Mời 3-4 nhóm lên bảng thi kể chuyện theo đoạn, kết hợp chỉ tranh minh hoạ - 2 HS thi kể chuyện: toàn bộ chuỵện

? C/c ca ngợi phẩm chất gì ở các chú bé?

? Tại sao tên truyện lại là Những chú bé không chết?

?Thử đặt tên khác cho câu chuyện này?

- HS khác nhận xét, nêu ý kiến: Bình chọn nhóm, HS kể chuyện hay nhất.

3. Củng cố, dặn dò (3’) - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về tập kể lại chuyện cho mọi người xung quanh nghe và chuẩn bị trước bài sau.

- Hs trả lời.

- Hs nghe.

- Đoạn 1: Bọn phát xít tấn công vào 1 làng quê ở LX.

- Đoạn 2: Chú bé dũng cảm hi sinh.

- Đoạn 3: Chú bé tiếp theo làm tên chỉ huy sợ hãi….

- Đoạn 4: Tên chỉ huy vô cùng….

+ Sự dũng cảm, gan dạ

+ 3 cậu bé ăn mặc giống nhau, rất dũng cảm, …

+ Vì tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chú bé du kích sẽ sống mãi trong tâm trí mọi ngời.

- Những thiếu niên dũng cảm.

- Những thiếu niên bất tử.

TOÁN

TIẾT 125: PHÉP CHIA PHÂN SỐ

(10)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS biết thực hiện phép chia phân số ( lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược).

2. Kĩ năng: Giải các bài toán có liên quan 3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ: Phấn màu, thước III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (4')

- Muốn tìm phân số

8

9 của 120 ta làm thế nào?

- Nhận xét-đánh giá.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1')

2. Giới thiệu phép chia phân số (12') - Hình chữ nhật ABCD có diện tích

15 7

m2, chiều rộng

3

2m. Tính chiều dài của hình đó.

- Muốn tính chiều dài của hình chữ nhật khi biết diện tích và chiều rộng ta làm thế nào?

* Gv ghi bảng:

15 7 :

3 2

- Em nào có cách tính?

- Gv nêu cách chia 2 phân số:

- KL:

15 7 :

3 2 =

15 7 :

2 3 =

30 21

- Chiều dài của HCN là

30 21 m - Yêu cầu hs thử lại bằng phép nhân - Kết luận: Qua ví dụ trên em nào có thể nêu được cách chia phân số?

3 Thực hành Bài 1: (5')

- Quan sát giúp HS.

- Gv chốt

- Nhận xét-đánh giá.

Bài 2: (5')

- Gv yêu cầu hs giỏi nêu cách làm

- Gv quan sát hướng dẫn hs yếu

- 1hs thực hiện và nêu cách thực hiện

- 1hs nêu lại nội dung bài

- Hs nhắc lại cách tính

- Hs phát biểu

- Hs thử lại - Hs nêu - Lấy ví dụ

- 2 hs đọc yêu cầu của bài - Hs làm bài vào vở

- Vài hs lên bảng làm - nêu cách làm - 2 hs đọc yêu cầu của bài

- Hs làm vào vở

- 3 hs lên bảng làm bài a, 7

3 :

8 5 =

7 3 x

5 8 =

35 24

b, 7 8 :

4 3 =

7 8 x

3 4 =

21 32

(11)

- Nhận xét-đánh giá.

Bài 3: (5')

- Gv quan sát giúp HS yếu.

- Gv chốt

- Nhận xét-đánh giá.

Bài 4: (5')

- Gv gợi ý phân tích đề

3. Củng cố, dặn dò (3')

- Muốn chia một phân số cho một phân số ta làm thế nào?

- Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

c, 3 1 :

2 1 =

3 1 x

1 2 =

3 2

- Hs nêu cách làm

- 2 hs đọc yêu cầu của bài - Hs làm vào vở

- 1 số hs làm bài trên bảng nhóm a, 3

2 x

7 5 =

21 10;

21 10 :

7 5 =

5 21

7 10

x x =

3 2

21 10 :

3 2 =

2 21

3 10

x x =

7 5

- 1 hs đọc đề bài

- 1hs lên bảng tóm tắt và giải - Cả lớp làm vào vở

Chiều dài của hình chữ nhật là:

3 2 :

4 3 =

9 8 (m) Đáp số:

9 8 m

KHOA HỌC

TIẾT 50: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp.

- Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người; nhiệt độ của hơi nước đang sôi; nhiệt độ của nước đá đang tan.

2.Kĩ năng:

- Biết sử dụng từ “ nhiệt độ” trong diễn tả sự nóng lạnh.

- Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng hiệt kế.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, nước đá đang tan, 4 cái chậu nhỏ.

- Chuẩn bị theo nhóm: nhiệt kế, 3 chiếc cốc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 4’

+ Nên làm gì để không gây hại mắt khi đọc và viết?

- GV nhận xét, cho điểm.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

- GV ghi đề

- Không nên học và đọc sách dưới ánh sáng quá yếu…

+ HS đọc bài học.

(12)

2. Tìm hiểu bài:

HĐ1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt: 10’

- GV nêu: Nhiệt độ là đại lượng chỉ độ nóng, lạnh của một vật.

- GV yêu cầu: Em hãy kể tên những vật có nhiệt độ cao (nóng) và những vật có nhiệt độ thấp (lạnh) mà em biết.

- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và trả lời câu hỏi:

+ Cốc a nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào? Vì sao em biết?

- GV giảng và hỏi tiếp: Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng lại là vật lạnh so với vật khác. Điều đó phụ thuộc vào nhiệt độ ở mỗi vật. Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh. Trong H1, cốc nước nào có nhiệt độ cao nhất, cốc nước nào có nhiệt độ lạnh nhất?

HĐ2: Thực hành sử dụng nhiệt kế: 22’

- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm.

- GV vừa phổ biến cách làm vừa thực hiện: lấy 4 chiếc chậu và đổ một lượng nước sạch bằng nhau vào chậu A, B, C, D.

Đổ thêm một ít nước sôi vào chậu A và cho đá vào chậu D. Yêu cầu HS lên nhúng 2 tay vào chậu A,D sau đó chuyển nhanh vào chậu B,C. Hỏi: Tay em có cảm giác như thế nào? Giải thích vì sao có hiện tượng đó?

- Yêu cầu HS đọc nhiệt độ ở 2 nhiệt kế trên hình minh hoạ số 3. Hỏi:

+ Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu độ?

+ Nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu độ?

- GV gọi HS lên bảng: vẩy cho thuỷ ngân tụt xuống bầu, sau đó đặt bầu nhiệt kế vào nách và kẹp vào cánh tay lại để giữ nhiệt kế. Sau khoảng 5 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.

Trong lúc chờ đợi kết quả nhiệt độ, GV có thể cho HS dự đoán nhiệt độ của cơ thể người. Những dấu hiệu khi bị sốt, bị cảm

1. Sự truyền nhiệt:

+ Vật nóng: nước đun sôi, bóng đèn, nồi đang nấu ăn, hơi nước, nền xi măng khi trời nóng.

+ Vật lạnh: nước đá, khe tủ lạnh, đồ trong tủi lạnh.

- Quan sát hình và trả lời.

- Cốc a nóng hơn cốc c và lạnh hơn cốc b, vì cốc a là cốc nước nguội, cốc b là cốc nước nóng, cốc c là cốc nước đá.

- HS nghe và trả lời câu hỏi:

Cốc nước nóng có nhiệt độ cao nhất, cốc nước đá có nhiệt độ thấp nhất, cốc nước nguội có nhiệt độ cao hơn cốc nước đá.

- HS tham gia làm thí nghiệm cùng GV và trả lời câu hỏi:

+ Em cảm thấy nước ở chậu B lạnh hơn nước ở chậu C vì do tay ở chậu A có nước ấm nên chuyển sang chậu B sẽ cảm thấy lạnh. Còn tay ở chậu D có nước lạnh nên khi chuyển sang ở chậu C sẽ có cảm giác nóng hơn.

- Lắng nghe.

- HS đọc : 300C + 1000C

+ 0 0 C

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

(13)

lạnh.

- Lấy nhiệt kế và yêu cầu HS đọc nhiệt độ.

- GV giảng: Nhiệt độ của cơ thể người lúc khoẻ mạnh vào khoảng 370 C. Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn ở mức đó là dấu hiệu cơ thể bị bệnh , cần phải đi khám và chữa bệnh.

- GV tổ chức cho HS tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm.

+ HS đo nhiệt độ của 3 cốc nước: nước phích, nước có đá đang tan, nước nguội.

+ Đo nhiệt độ của các thành viên trong nhóm.

+ Ghi lại kết quả đo.

- Đối chiếu nhiệt độ giữa các nhóm.

- Nhận xét, khen các nhóm biết sử dụng nhiệt kế.

3.Củng cố - Dặn dò : 3’

Muốn đo nhiệt độ của vật, người ta dùng dụng cụ gì?

+ Có những loại nhiệt kế nào?

+ Gv củng cố bài học

- Chuẩn bị bài tiết sau. Nhận xét tiết học.

- Đọc 370C - Lắng nghe.

- HS quan sát và tiến hành đo.

- HS trả lời.

+ HS đọc bài học.

===================================

NS: 12 / 3 / 2021

NG: 16 / 3 / 2021 Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2021

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 50: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm: Dũng cảm

2. Kĩ năng: Biết sử dụng các từ đã học để tạo thành những cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn, hoặc đoạn văn.

3. Thái độ: HS có thói quen dùng từ hay.

II. CHUẨN BỊ:

- 3 băng giấy viết các từ ở BT1.

- Bảng phụ viết sẵn 11 từ ngữ ở bài tập 2( mỗi từ viết một dòng).

- Sổ tay từ ngữ tiếng việt tiểu học.

- Bảng nhóm viết giải nghĩa ở cột B, 3 mảnh bìa viết các từ ở cột A (BT3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (4')

- Nêu ví dụ về 1 câu kể Ai là gì? xác định bộ phận chủ ngữ trong câu

Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? trả lời cho câu hỏi nào? Và thường được tạo thành bằng từ loại nào?

- Nhận xét - đánh giá.

- Võ Thị Sáu / là một nữ du kích.

CN

- Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? Trả lời cho câu hỏi Ai hoặc Cái gì? Con gì? và thường được tạo thành bằng danh từ hoặc cụm danh từ.

(14)

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: (1')

2. Hướng dẫn hs làm bài tập Bài tập 1: (7')

? yêu cầu chúng ta làm gì?

? Vậy để làm được bài tập này, một em hãy nhắc lại cho cô biết Từ cùng nghĩa là gì?

? Từ Dũng cảm nghĩa là gì ?

- Dùng bút lông gạch chân những từ cùng nghĩa với Dũng cảm.

- GV gọi HS trình bày.

? Ai có thể giải nghĩa cho cô từ Can đảm, gan dạ quả cảm là gì không?

- H: Em hãy đặt câu với từ “ dũng cảm”.

- Nhận xét - đánh giá.

Bài tập 2: (8')

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài 2 - GV nx, giáo dục về những tấm gương dũng cảm.

- GV: có thể thêm từ dũng cảm vào trước hoặc sau một từ. Đặt trước động từ hoặc cụm động từ và đặt sau các danh từ hoặc cụm danh từ.

Bài 3: (9')

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề.

- Yêu cầu chúng ta làm gì?

+ Tìm từ cùng nghĩa với Dũng cảm trong đoạn văn

+ Từ cùng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau.

+ Từ Dũng cảm là gan dạ, không sợ khó khăn nguy hiểm, dám đương đầu với khó khăn thử thách để làm những việc nên làm.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, làm bài- dùng bút chì gạch chân những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm.

+ Các từ cùng nghĩa với từ dũng cảm là: gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm

- Can đảm: là có sức mạnh tinh thần để không sợ nguy hiểm đau khổ.

- quả cảm: là có quyết tâm và dũng khí, dám đương đầu với nguy hiểm để làm những việc thấy cần phải làm.

- Gan dạ: có tinh thần không lùi bước trước nguy hiểm, không sợ nguy hiểm + Chú công an dũng cảm bắt cướp.

- Cả lớp nhận xét.

- 1 HS đọc yc bài tập. Cả lớp đọc thầm.

- HS làm việc cá nhân

+ tinh thần dũng cảm, hành động dũng cảm, người chiến sĩ dũng cảm, nữ du kích dũng cảm, em bé liên lạc dũng cảm, dũng cảm xông lên, dũng cảm nhận khuyết điểm, dũng cảm cứu bạn, dũng cảm chống lại cường quyền, dũng cảm trước kẻ thù, dũng cảm nói lên sự thật.

- HS nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài tập.

+ Tìm từ ở cột A phù hợp với lời giải nghĩa ở cột B

(15)

- Để làm được bài tập này, cô sẽ cho lớp thảo luận nhóm đôi trong vòng 2 phút.

- GV gọi HS nhận xét.

-H: Em hãy đặt câu với từ “ gan dạ ”.

- Nhận xét - đánh giá.

Bài tập 4: (8')

- Gợi ý: Ở mỗi chỗ trống, điền từ ngữ cho sẵn tạo ra câu có nội dung thích hợp.

- Nhận xét - đánh giá.

- GV : Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền là 1 thiểu niên người dân tộc Nùng.

Anh chính là đội trưởng đầu tiên của đội thiếu niên nhi đồng cứu quốc làng Nà Mạ. Anh rất dũng cảm và gan dạ.

3. Củng cố – dặn dò (3') - Nhận xét tiết học.

- Cbị bài: Luyện tập về câu Ai là gì?

- Cả lớp dùng bút chì làm BT + Gan dạ: không sợ nguy hiểm.

+ Gan góc: chống chọi ( kiên cường) không lùi bước.

+ Gan lì: gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì.

- HS đọc lại nghĩa các từ .

- HS đặt câu: Các chiến sĩ rất gan dạ,..

- Gọi HS đọc yêu cầu bài 4.

- 1 HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét bổ sung kết.

Anh Kim Đồng là một người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức hiểm nghèo. Anh đã hi sinh, nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn mãi mãi.

- 1- 2 HS đọc lại đoạn văn đã điền.

- HS lắng nghe .

TOÁN

TIẾT 126:

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Thực hiện được phép chia 2 phân số, phép nhân 2 phân số.

- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số.

3. Giáo dục: Giáo dục Hs tính cẩn thận, tự tin trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (4'):

+ Muốn chia hai phân số ta làm ntnào?

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới:

1. Gtb (1'):

2. Hướng dẫn luyện tập.

Bài 1: Tính.

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Gọi 6 HS lên bảng , lớp tự làm vào vở.

a)

4 : 3 5 3

10 : 3 5 2

- 2 Hs lên bảng.

- Lớp nhận xét.

Bài 1:

1 HS nêu yêu cầu bài tập.

6 HS lên bảng làm, lớp tự làm vào vở.

a)

5 4 15 12 4 :3 5

3

3 4 15 20 10 : 3 5

2

(16)

4 : 3 8 9

b)

2 :1 4 1

6 :1 8 1

10 : 1 5 1

- GV nhận xét, đánh giá.

- Nêu cách thực hiện phép chia p/ số?

Bài 2: Tìm x:

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Gọi 2 HS làm bảng , lớp làm vào vở.

*Tìm một thừa số hoặc tìm số chia chưa biết được tiến hành như đối với số tự nhiên.

- GV hướng dẫn HS cách tìm thừa số và số chia trong phép tính.

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài 3: Tính:

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

* Tích của hai phân số đảo ngược luôn bằng 1.

- Gọi 3 HS làm bảng, lớp tự làm vào vở rồi nêu kết quả.

a)

2 3 3 2

b)

4 7 7 4

c)

1 2 2 1

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài 4:

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

+ Muốn tính độ dài đáy của hình bình hành ta làm sao?

- Cho HS tự làm vào vở rồi nêu cách làm và kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gv gợi ý học sinh tự điền các chữ và số vào công thức tính, từ đó rút ra cạnh đáy của hình bình hành.

- Gv củng cố bài: Muốn tìm độ dài đáy của hình bình hành ta làm ntnào ? 3. Củng cố, dặn dò (3'):

- Muốn thực hiện phép chia phân số ta

2 3 24 36 4 :3 8

9

b)

2 1 4 2 2 :1 4

1

4 3 8 6 6 :1 8

1

5 2 10 10 : 1 5

1

- HS nhận xét, chữa bài.

Bài 2:

1 HS nêu yêu cầu bài tập.

2 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.

a)

21 20

5 :3 7 4

7 4 5

3

X X

X b)

8 5

5 :1 8 1

5 1 8

1

X X

X

- HS nhận xét, chữa bài.

Bài 3:

1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS nhắc lại cách diện tích hình chữ nhật.

3 HS làm bảng, lớp tự làm vào vở rồi nêu kết quả.

a) 1

6 6 2 3

3 2 2 3 3

2

b) 1

21 21 4 7

7 4 4 7 7

4

c) 1

2 2 1 2

2 1 1 2 2

1

- HS nhận xét, chữa bài.

Bài 4:

1 HS nêu yêu cầu bài tập.

+ Ta lấy diện tích chia cho chiều cao.

- HS tự làm vào vở, nêu cách làm và kquả.

Giải:

Độ dài đáy của hình bình hành là:

2 2: 1 5 5 (m)

Đáp số: 1m - HS nhận xét, chữa bài.

+ Ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số

(17)

làm như thế nào ?

- GV nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Luyện tập.

thứ hai đảo ngược.

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 26: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.

2. Kĩ năng: Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.

- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.

3.Thái độ: Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi tham gia các hoạt động nhân đạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.

- Phiếu điều tra (theo mẫu bài tập 5) IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC: 5’

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:2’

… Chúng ta cùng tìm hiểu bài: “Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo”GV ghi đề

2. Tìm hiểu bài:

HĐ1: Thảo luận nhóm (thông tin- SGK/37- 38):10’

+ Em suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải chịu đựng do thiên tai, chiến tranh gây ra?

+ Em có thể làm gì để giúp đỡ họ?

- GV kết luận:

Trẻ em và nhân dân các vùng bị thiên tai, lũ lụt và chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Chúng ta cần cảm thông, chia sẽ với họ, quyên góp tiền của để giúp đỡ họ. Đó là một hoạt động nhân đạo.

HĐ2: Làm việc theo nhóm đôi:(BT1- SGK/38) 10’

- GV giao cho từng nhóm HS thảo luận bài tập 1.

- Các nhóm HS thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp trao đổi, tranh luận.

+ Khó khăn và thiệt thòi trong cuộc sống như ăn, ở, đi lại, học tập và làm việc,…

- Cảm thông, chia sẻ, quyên góp tiền của để giúp đỡ họ,…

- HS lắng nghe.

+ HS đọc các tình huống trong bài tập 1.

- Các nhóm HS thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến

(18)

- GV kết luận:

+ Việc làm trong các tình huống a, c là đúng.

+ Việc làm trong tình huống b là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân.

HĐ 3: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 3- SGK/39): 10’

- GV lần lượt nêu từng ý kiến của BT 3.

- GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.

- GV kết luận:

Ý kiến a :đúng Ý kiến b :sai

Ý kiến c :sai Ý kiến d :đúng 3. Củng cố - Dặn dò:3’

- Tổ chức cho HS tham gia một hoạt động nhân đạo nào đó, ví dụ như: quyên góp tiền giúp đỡ bạn HS trong lớp, trong trường bị tàn tật (nếu có) hoặc có hoàn cảnh khó khăn; Quyên góp giúp đỡ theo địa chỉ từ thiện đăng trên báo chí … - HS sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ … về các hoạt động nhân đạo.

trước lớp.

+ Việc làm trong các tình huống a, c là đúng.

+ Việc làm trong tình huống b là sai - Cả lớp nhận xét bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS biểu lộ thái độ theo quy ước ở hoạt động 3, tiết 1- bài 3.

- HS giải thích lựa chọn của mình.

- HS lắng nghe.

- HS cả lớp thực hiện.

KHOA HỌC

TIẾT 51: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (TT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

2. Kĩ năng: Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên;

vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt nên lạnh đi.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc chậu, 1 chiếc cốc, lọ có cắm ống thuỷ tinh, nhiệt kế, Phích đựng nước sôi.

- Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi thảo luận.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 4’

+ Muốn đo nhiệt độ của vật, người ta dùng dụng cụ gì?

- Nhận xét B. Bài mới:

+ Ta dùng nhiệt kế đo độ cơ thể.

- Đọc bài học

- Lớp nhận xét, bổ sung.

(19)

1. Giới thiệu băi: 1’

2. Tìm hiểu băi:

HĐ1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt:

14’

- Thí nghiệm: GV yíu cầu HS lăm TN vă yíu cầu HS dự đoẫn xem mức độ nóng lạnh của cốc nước có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế năo?

- Tổ chức cho HS lăm thí nghiệm trong nhóm. ** Hướng dẫn HS đo vă ghi nhiệt độ của cốc nước, chậu nước trước vă sau khi đặt cốc nước nóng văo chậu nước rồi so sânh nhiệt độ.

- Gọi 2 nhóm HS trình băy kết quả.

+ Tại sao mức nóng lạnh của cốc nước vă chậu nước thay đổi?

- Do có sự truyền nhiệt từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn nín trong thí nghiệm trín, sau một thời gian lđu, nhiệt độ của cốc nước vă của chậu sẽ bằng nhau.

- GV yíu cầu:

+ Hêy lấy câc ví dụ trong thực tế mă em biết về câc vật nóng lín hoặc lạnh đi.

+ Trong câc ví dụ trín thì vật năo lă vật thu nhiệt? Vật năo lă vật toả nhiệt?

+ Kết quả sau khi thu nhiệt vă toả nhiệt của câc vật như thế năo?

- Kết luận: Câc vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lín. Câc vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt, sẽ lạnh đi. Vật nóng lín do thu nhiệt, lạnh đi vì nó toả nhiệt. …

- Yíu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 102.

HĐ2: Nước nở ra khi nóng lín, vă co lại khi lạnh đi: 13’

- Tổ chức cho HS lăm thí nghiệm trong

1. Sự truyền nhiệt:

+ HS lăm thí nghiệm trang 102 theo nhóm.

- Nghe GV phổ biến câch lăm thí nghiệm

- Tiến hănh lăm thí nghiệm.

+ Bâo câo kết quả.

- Kết quả thí nghiệm: Nhiệt độ của cốc nứơc nóng giảm đi, nhiệt độ của chậu nước tăng lín.

+ Mức nóng lạnh của cốc nước vă chậu nước thay đổi lă do có sự truyền nhiệt từ cốc nước nóng hơn sang chậu nước lạnh.

- Lắng nghe.

- Tiếp nối nhau lấy ví dụ:

+ Câc vật nóng lín: rót nước sôi văo cốc, khi cầm văo cốc ta thấy nóng;

Múc canh nóng văo bât, ta thấy muôi, thìa, bât nóng lín; Cắm băn lă văo ổ điện, băn lă nóng lín, …

+ Câc vật lạnh đi: Để rau, củ quả văo tủ lạnh, lúc lấy ra thấy lạnh; Cho đâ văo cốc, cốc lạnh đi; Chườm đâ lín trân, trân lạnh đi, …

+ Vật thu nhiệt: câi cốc, câi bât, thìa, quần âo, băn lă,…

+ Vật toả nhiệt: nước nóng, canh nóng, cơm nóng, băn lă, …

+ Vật thu nhiệt thì nóng lín, vật toả nhiệt thì lạnh đi.

- Lắng nghe.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc.

2. Nước nở ra khi nóng lín, vă co lại khi lạnh đi

(20)

nhóm.

- Hướng dẫn: Đổ nước nguội vào đầy lọ.

Đo và đánh dấu mức nước. Sau đó lần lượt đặt lọ nước vào cốc nước nóng, nước lạnh, sau mỗi lần đặt phải đo và ghi lại xem mức nước trong lọ có thay đổi không.

- Gọi HS trình bày. Các nhóm khác bổ sung nếu có kết quả khác.

- Hướng dẫn HS dùng nhiệt kế để làm thí nghiệm: Đọc, ghi lại mức chất lỏng trong bầu nhiệt kế. Nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm, ghi lại cột chất lỏng trong ống. Sau đó lại nhúng bầu nhiệt kế vào nước lạnh, đo và gho lại mức chất lỏng trong ống.

- Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm.

+ Em có nhận xét gì về sự thay đổi mức chất lỏng trong ống nhiệt kế?

+ Hãy giải thích vì sao mức chất lỏng trong ống nhiệt kế thay đổi khi ta nhúng nhiệt kế vào các vật nóng lạnh khác nhau?

+ Chất lỏng thay đổi như thế nào khi nóng lên và khi lạnh đi?

+ Dựa vào mực chất lỏng trong bầu nhiệt kế ta thấy được điều gì?

- Kết luận: Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng, lạnh khác nhau, chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại khác nhau nên mực chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng khác nhau. ….

HĐ 3: Những ứng dụng thực tế: 5’

+ Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm?

- Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV(trang 103).

- Nghe GV hướng dẫn cách làm thí nghiệm.

+ Báo cáo kết quả.

- Kết quả thí nghiệm: Mức nước sau khi đặt lọ vào nước nóng tăng lên, mức nước sau khi đặt lọ vào nước nguội giảm đi so với mực nước đánh dấu ban đầu.

- Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV.

- Kết quả làm thí nghiệm: Khi nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm, mực chất lỏng tăng lên và khi nhúng bầu nhiệt kế vào nước lạnh thì mực chất lỏng giảm đi.

+ Mức chất lỏng trong ống nhiệt kế thay đổi khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào nước có nhiệt độ khác nhau.

+ Khi dùng nhiệt kế để đo các vật nóng lạnh khác nhau thì mức chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng thay đổi khác nhau vì chất lỏng trong ống nhiệt kế nở ra khi ở nhiệt độ cao, co lại khi ở nhiệt độ thấp.

+ Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

+ Dựa vào mực chất lỏng trong bầu nhiệt kế ta biết được nhiệt độ của vật đó.

- Lắng nghe.

3. Ứng dụng trong thực tế - Thảo luận cặp đôi và trình bày:

+ Khi đun nước không nên đổ đầy nước vào ấm vì nước ở nhiệt độ cao

(21)

+ Tại sao khi sốt người ta lại dùng túi nước đá chườm lên trán?

+ Khi ra ngoài trời nắng về nhà chỉ còn nước sôi trong phích, em sẽ làm như thế nào để có nước nguội uống nhanh?

3. Củng cố- dặn dò: 3’

- Lưu ý: Khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C thì nước co lại mà không nở ra.

- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị: 1 chiếc cốc hoặc 1 thìa nhôm hoặc thìa nhựa.

- Nhận xét tiết học.

thì nở ra. Nếu nước quá đầy ấm sẽ tràn ra ngoài có thể gây bỏng hay tắt bếp, chập điện.

+ Khi bị sốt, nhiệt độ ở cơ thể trên 370C, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Muốn giảm nhiệt độ ở cơ thể ta dùng túi nước đá chườm lên trán. Túi nước đá sẽ truyền nhiệt sang cơ thể, làm giảm nhiệt độ của cơ thể.

+ Rót nước vào cốc và cho đá vào.

+ Rót nước vào cốc và sau đó đặt cốc vào chậu nước lạnh.

===================================

NS: 12 / 3 / 2021

NG: 17 / 3 / 2021 Thứ tư ngày 17 tháng 3 năm 2021

TẬP ĐỌC

TIẾT 52:

GA – VRỐT NGOÀI CHIẾN LŨY

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga–vrốt.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tên riêng người nước ngoài (Ga–vrốt, ăng–giôn–ra, Cuốc-phây- rắc), lời đối đáp giữa các nhân vật và phân biệt với lời người dẫn chuyện.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học

II. GDKNS:

- Tự nhận thức: nhận thức được lòng dũng cảm cần thiết như thế nào trong cuộc sống

- Ra quyết định: trước mỗi việc làm cần có quyết định kịp thời, đúng đắn.

- Đảm nhận trách nhiệm: Có trách nhiệm về việc làm của mình

III. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to nếu có ).

- Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (4'):

- Đọc bài: Thắng biển

? Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả trình tự như thế nào?

? Em hiểu thế nào là xung kích?

- 2 hs đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Miêu tả theo trình tự: Biển đe dọa, biển tấn công con đê, con người thắng biển ngăn được dòng nước lũ - Đi đầu làm những nhiệm vụ khó khăn, gay go nhất

(22)

? Nêu nội dung chính của bài?

- Gv nhận xét, đánh giá

- Nội dung chính: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên

- Lớp nhận xét.

B. Bài mới:

1. Gtb: (1')

2. Hdẫn HS luyện đọc - tìm hiểu bài:

HĐ 1. Hướng dẫn luyện đọc (10’) - Gọi 1 HS đọc toàn bài.

+ Bài có mấy đoạn?

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn.

- GV kết hợp sửa phát âm cho từng HS, luyện đọc đúng tên riêng: Ga-vrốt, Ăng- giôn-ra, Cuốc-phây-rắc.

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó.

- Hướng dẫn đọc đoạn, câu dài - Cho HS đọc theo nhóm.

- GV đọc mẫu bài, đọc diễn cảm cả bài.

HĐ 2. Tìm hiểu bài. (12’)

* Đọc lướt phần đầu truyện trả lời:

- Ga – vrốt ra ngoài chiến lũy để làm gì ? - Vì sao Ga- vrốt lại ra ngồi chiến lũy trong lúc mưa đạn như vậy?

-> Đoạn 1 cho biết điều gì?

* Đọc đoạn 2 trả lời:

- Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga – vrốt ?

-> Ý chính đoạn là gì?

* Đọc đoạn 3 trả lời:

- Vì sao tác giả lại nói Ga – vrốt là một thiên thần ?

1 HS đọc lại toàn bài.

+ Có 3 đoạn.

Đ1: Ăng-giôn-ra ... đến gần chiến luỹ.

Đ2: Cậu làm trò ... đến Ga-vrốt nói.

Đ3: Ngoài đường ... đến thật ghê rợn.

3 HS đọc nối tiếp từng đoạn.

- HS lắng nghe và luyện đọc cá nhân.

- HS đọc phần chú giải: Chiến lũy, nghĩa quân, thiên thần, ú tìm.

- HS luyện đọc theo nhóm đôi.

- HS theo dõi tìm ra giọng đọc của bài.

+ ... để nhặt đạn giúp nghĩa quân + Vì em nghe thấy Ăng-giơn-ra nói chỉ còn 10 phút nữa thì chiến lũy không còn quá 10 viên đạn

Ý1: Lý do Ga- vrốt ra ngồi chiến lũy - Ga – vrốt không sợ nguy hiểm, ra ngoài chiến lũy để nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn của địch ..

Ý2: Lòng dũng cảm cùa Ga- vrốt - Vì Ga- vrốt giống như các thiên thần có phép thuật, không bao giờ chết

+ Vì bóng cậu nhỏ bé lúc ẩn, lúc hiện trong kho đạn như thiên thần lúc ẩn, lúc hiện.

+ Vì chú không sợ chết, đạn đuổi theo Ga- vrốt, chú chạy nhanh hơn đạn, chơi trò ú tim với cái chết

(23)

- Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga – vrốt ?

-> Nêu ý chính đoạn 3?

- Nêu nội dung chính của bài Ghi ý chính

HĐ 3. Đọc diễn cảm: 10’

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.

- Luyện đọc đoạn : “Ga- vrốt dốc bảy, tám bao đạn . . . một cách ghê rợn”

- Gạch dưới từ nhấn mạnh: nằm xuống, đứng lên, ẩn, phốc ra, tới lui, dốc cạn, không rời, bắn, nhanh hơn, ú tim, ghê rợn.

- Tổ chức cho HS đọc.

- Nhận xét từng HS đọc tốt.

3. Củng cố, dặn dò (3'):

- Em có cảm nghĩ gì về nhân vật Ga vrốt ? - Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài.

- Chuẩn bị bài sau.

- Ga-vrốt là một thiếu niên anh hùng, không sợ nguy hiểm đến thân mình lo cho nghĩa quân không còn đạn để tiếp tục chiến đấu

- Em rất khân phục lòng dũng cảm của Ga- vrốt

Ý3: Ga- vrốt là một thiên thần mà đạn giặc không tể đụng tới

=> Chuyện ca ngợi chú bé Ga – vrốt dũng cảm

- 3 HS đọc bài.

- Cách đọc như đã hướng dẫn.

- Luyện đọc nhóm đôi – đọc trước lớp

- Đọc theo cách phân vai

-

KỂ CHUYỆN

TIẾT 26: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE - ĐÃ ĐỌC

Đề bài: Kể lại một c/c nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe, được đọc.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kể được truyện, hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về ý nghĩa câu chuyện (hoặc đoạn truyện).

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện (Hoặc đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩ, nói về lòng dũng cảm của con người.

- Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

3.Thái độ: Giáo dục Hs mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Đề bài viết sẵn trên bảng lớp.

- Một số truyện thuộc đề tài của bài kể chuyện như: truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện danh nhân, có thể tìm ở các sách báo dành cho thiếu nhi, hay những câu chuyện về người thực, việc thực.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên A. Kiểm tra bài cũ: (4')

- kể đoạn 1 + 2 truyện: Những chú bé không chết và trả lời:

Hoạt động của học sinh - 2 học sinh kể chuyện.

- Lớp nhận xét.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Language focus: - Sentence patterns: Good morning/Good afternoon/Good evening and Nice to see you again.. - Vocabulary: good morning, good afternoon, good evening, good night,

- Tell pupils that they are going to listen to three dialogues about school subjects and tick the correct pictures.. - Have them look at

- Tell pupils that they are going to revise what they have learnt in Lesson 1 and Lesson 2 - Have them work in pairs: one pupil asks the questions What time is it?. and What time do

- Tell pupils that they are going to look at the pictures and questions and write the answersb. Check comprehension and

NộI DUNG: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự

Tiểu đội Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bom giật, bom rung, Buồng lái, Mưa

Ngoâ Quyeàn ñaïi phaù quaân Nam Haùn Khôûi nghóa Khôûi nghóa Hai Baø Tröng Hai Baø Tröng Söùc coâng phaù bom nguyeân töû Söùc coâng phaù bom nguyeân töû

NỘI DUNG: CA NGỢI TINH THẦN YÊU NƯỚC KHÔNG QUẢN NGẠI KHÓ KHĂN, GIAN KHỔ CỦA CÁC CHIẾN SĨ NHỎ TUỔI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN