• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Hóa 10 Bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh | Giải bài tập Hóa 10

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Hóa 10 Bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh | Giải bài tập Hóa 10"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh Bài 1 trang 146 Hóa lớp 10: Cho biết phương trình hóa học:

H2SO4 (đặc) + 8HI → 4I2 + H2S + 4H2O

Câu nào diễn tả không đúng tính chất các chất?

A. H2SO4 là chất oxi hóa, HI là chất khử

B. HI bị oxi hóa thành I2, H2SO4 bị khử thành H2S.

C. H2SO4 oxi hóa hóa HI thành I2 và nó bị khử thành H2S.

D. I2 oxi hóa H2S thành H2SO4 và nó bị khử thành HI.

Lời giải:

D đúng.

6 1 0 2

2 4 2 2 2

H S O 8H I 4 I H S 4H O

+

+ → + +

6 2

1 0

2

1x S 8e S

4x 2 I I 2e

+

+ →

→ +

→ HI là chất khử (bị oxi hóa), H2SO4 là chất oxi hóa (bị khử).

Bài 2 trang 146 Hóa lớp 10: Cho các phương trình hóa học:

a) SO2 + 2H2O + Br2 → 2HBr + H2SO4

b) SO2 + H2O H2SO3

c) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4

d) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O e) 2SO2 + O2 2SO3

1. SO2 là chất oxi hóa trong các phản ứng hóa học sau:

A. a, d, e. B. b, c. C. d.

2. SO2 là chất khử trong các phản ứng hóa học sau:

A. b, d, c, e. B. a, c, e. C. a, d, e.

Hãy chọn đáp án đúng cho các trường hợp trên.

(2)

Lời giải:

Câu trả lời đúng: C và B

- SO2 là chất oxi hóa trong phản ứng:

(d) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O (

4 0

S S

+ → ) - SO2 là chất khử trong các phản ứng:

(a) SO2 + 2H2O + Br2 → 2HBr + H2SO4 (

4 6

S S

+ +

→ )

(c) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4 (

4 6

S S

+ +

→ ) (e) 2SO2 + O2 2SO3 (

4 6

S S

+ +

→ )

Bài 3 trang 146 Hóa lớp 10: Khi khí H2S và axit H2SO4 tham gia các phản ứng oxi hóa – khử, người ta có nhận xét:

- Hiđro sunfua chỉ thể hiện tính khử.

- Axit sunfuric chỉ thể hiện tính oxi hóa.

a) Hãy giải thích điều nhận xét trên.

b) Đối với mỗi chất, hãy dẫn ra một phản ứng hóa học để minh họa.

Lời giải:

a) Khí H2S và axit sunfuric đặc tham gia các phản ứng oxi hóa – khử thì khí H2S chỉ thể hiện tính khử và H2SO4 đặc chỉ thể hiện tính oxi hóa. Vì:

- Trong H2S, số oxi hóa của S là -2 (là số oxi hóa thấp nhất của S) nên chỉ có thể tăng (chỉ thể hiện tính khử).

- Trong H2SO4, số oxi hóa của S là +6 (là số oxi hóa cao nhất của S) nên chỉ có thể giảm (chỉ thể hiện tính oxi hóa).

b) Phương trình phản ứng hóa học:

2H2S + O2 to

⎯⎯→ 2H2O + 2S↓

6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Bài 4 trang 146 Hóa lớp 10: Có những chất sau: Sắt, lưu huỳnh, axit sunfuric loãng.

(3)

a) Hãy trình bày hai phương pháp điều chế hiđro sunfua từ những chất đã cho.

b) Viết các phương trình phản ứng xảy ra và cho biết vai trò của lưu huỳnh trong các phản ứng

Lời giải:

a) Hai phương pháp điều chế H2S từ những chất trên:

Phương pháp 1: Sơ đồ: S → FeS → H2S Fe + S ⎯⎯→to FeS (1)

FeS + H2SO4 → FeSO4 + H2S (2)

Phương pháp 2: Sơ đồ: Fe → H2 → H2S Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (3)

H2 + S ⎯⎯→to H2S (4)

b) Vai trò của S trong phản ứng (1), (4) là chất oxi hóa.

Bài 5 trang 147 Hóa lớp 10: Có 3 bình, mỗi bình đựng một chất khí là H2S, SO2, O2. Hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết chất khí đựng trong mỗi bình.

Lời giải:

Dùng que đóm còn than hồng để nhận biết O2. Còn lại hai bình là H2S và SO2 mang đốt, khí nào cháy được là H2S, khí không cháy là SO2

2H2S + 3O2 to

⎯⎯→ 3H2O + 2SO2

Bài 6 trang 147 Hóa lớp 10: Có 3 bình, mỗi bình đựng một dung dịch sau: HCl, H2SO3, H2SO4. Có thể nhận biết dung dịch đựng trong mỗi bình bằng phương pháp hóa học với một thuốc thử nào sau đây:

a) Qùy tím.

b) Natri hiđroxit.

c) Bari hiđroxit.

d) Natri oxit e) Cacbon đioxit.

Trình bày cách nhận biết sau khi chọn thuốc thử.

Lời giải:

- Chọn thuốc thử Ba(OH)2

- Lấy mỗi dung dịch axit một ít cho vào ống nghiệm.

- Cho từng giọt dung dịch Ba(OH)2 vào các ống nghiệm chứa các axit đó, hiện tượng:

(4)

+ Có kết tủa trắng: ống đựng H2SO3 và H2SO4 (kết tủa lần lượt là BaSO3 và BaSO4).

+ Không hiện tượng gì: ống chứa HCl.

- Lấy dung dịch HCl vừa nhận biết được cho vào các kết tủa:

+ Kết tủa tan được và có khí bay ra: BaSO3 → dung dịch trong ống nghiệm ban đầu là H2SO3

+ Kết tủa không tan trong axit là BaSO4 → dung dịch trong ống nghiệm ban đầu là H2SO4.

Phương trình hóa học:

Ba(OH)2 + H2SO3 → BaSO3 ↓ + 2H2O Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H2O BaSO3 + 2HCl → BaCl2 + SO2 ↑ + H2O

Bài 7 trang 147 Hóa lớp 10: Có thể tồn tại đồng thời những chất sau trong một bình chứa được không?

a) Khí hiđro sunfua H2S và khí lưu huỳnh đioxit SO2

b) Khí oxi O2 và khí clo Cl2

c) Khí hiđro iotua HI và khí clo Cl2

Giải thích và viết phương trình phản ứng.

Lời giải:

a) Khí hiđro sunfua H2S và khí SO2 không cùng tồn tại trong một bình chứa vì H2S chất khử mạnh, SO2 là chất oxi hóa.

2H2S + SO2 → 3S↓ + 2H2O

b) Khí oxi và khí clo có thể tồn tại trong một bình vì O2 không tác dụng trực tiếp với Cl2.

c) Khí HI và Cl2 không tồn tại trong một bình vì Cl2 là chất oxi hóa mạnh và HI là chất khử mạnh

Cl2 + 2HI → 2HCl + I2

Bài 8 trang 147 Hóa lớp 10: Nung nóng 3,72g hỗn hợp bột các kim loại Zn và Fe trong bột S dư. Chất rắn thu được sau phản ứng được hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch H2SO4 loãng, nhận thấy có 1,344 lít khí (đktc) thoát ra.

a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b) Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

(5)

Lời giải:

Theo đề bài cho, bột S dư nên Fe và Zn tác dụng hết với S.

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

Zn + S ⎯⎯→to ZnS Fe + S ⎯⎯→to FeS

ZnS + H2SO4 → ZnSO4 + H2S↑

FeS + H2SO4 → H2S↑ + FeSO4

Đặt nZn = x mol; nFe = y mol.

H S2

1,344

n 0,06 mol

22, 4

= =

Ta có hệ phương trình:

65x 56y 3,72 x 0,04

x y 0,06 y 0,02

+ = =

 →

 + =  =

 

mZn = 65.0,04 = 2,6 gam mFe = 56.0,02 = 1,12 gam

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài 27.3 trang 38 Hóa học lớp 8: Điều chế oxi trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nước (có axit sunfuric), thu được 2 chất khí riêng biệt là oxi và hiđro..

Sau phản ứng để nguội, cân lại thấy khối lượng hỗn hợp giảm 25%.. Tính phần trăm khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp

Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động. Oxi có thể phản ứng với nhiều phi kim, kim loại, hợp chất.. Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy của butan.. b)

Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban

1. Viết quá trình oxi hoá, quá trình khử. Xác định chất oxi hoá, chất khử trong hai phản ứng trên. Viết quá trình oxi hoá, quá trình khử. Thí nghiệm 1: Cho đinh sắt

Hình thành kiến thức mới 5 trang 75 SGK Hóa học 10: Hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử trong chất oxi hóa và chất khử trước và sau

- Nguyên tử kim loại nhóm IA có 1 electron lớp vỏ ngoài cùng, theo quy tắc octet nguyên tử kim loại nhóm IA có xu hướng nhường đi 1 electron này để đạt được cấu

Bài 19.4 trang 47 Sách bài tập Hóa học 10: Phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử trong cùng một phân tử gọi là phản ứng oxi hóa - khử nội