• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐA+ Đề HSG Sử 9 lần 1 năm 18-19

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐA+ Đề HSG Sử 9 lần 1 năm 18-19"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC

TRƯỜNG THCS YÊN ĐỒNG

ĐỀ THI KSCL HSG LỚP 9 (LẦN 1) NĂM HỌC 2018-2019

MÔN THI: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày khảo sát: 3/10/2018

A. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI.

Câu 1. (2.0 điểm). Liên Xô đạt được những thành tựu gì trong công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950) và trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX)?

Câu 2. (1.5 điểm). Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa từ sau chiến tranh thế giới thứ hai chia làm mấy giai đoạn? đó là những giai đoạn nào? Em hãy trình bày giai đoạn 1 của quá trình đó?

Câu 3. (2.0 điểm). Khu vực Đông Nam Á hiện nay có bao nhiêu quốc gia? Kể tên các nước đó? Hãy nêu những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thứ hai đến nay? Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trọng nhất?

Câu 4. (2.5 điểm). Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN): Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động và sự phát triển từ “ASEAN 6” thành “ASEAN 10”? Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN?

B. LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 5 (1.0 điểm).

a. Bằng những hiểu biết về phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX, em hãy hoàn chỉnh bảng sau:

Thời gian Người lãnh đạo Địa bàn Hoạt động chính

KN Ba Đình (1886- 1887)

KN Bãi Sậy (1883-1892) KN Hương Khê (1885-1896)

b. Em hãy nhận xét phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX?

……….Hết………

(2)

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC

TRƯỜNG THCS YÊN ĐỒNG

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI KSCL HSG LỚP 9 (LẦN 1) NĂM HỌC 2018-2019

MÔN THI: LỊCH SỬ

Câu 1. (2.0 điểm). Liên Xô đạt được những thành tựu gì trong công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950) và trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX)?

1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950) (1 điểm)

- Liên Xô chịu hậu quả nặng nền do chiến tranh thế giới thứ hai gây ra: Hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 70000 làng mạc, 32000 nhà máy, xí nghiệp và 65000 km đường sắt bị tàn phá… chiến tranh đã làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm.

Các nước đế quốc phát động “chiến tranh lạnh” chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Trước tình hình đó, đầu năm 1946, Đảng và Nhà nước Xô viết vạch ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế với kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946-1950). Các tầng lớp nhân dân sôi nổi thi đua, lao động quên quên mình và đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ tư trước 9 tháng. (0,25đ)

- Thành tựu:

+ Đến năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73%, hơn 6000 nhà máy được khôi phục và xây dựng mới đi vào hoạt động. (0,25đ)

+ Một số ngành sản xuất nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. (0,25đ)

+ Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử. (0,25đ)

2. Công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX). (1 điểm)

- Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH với việc thực hiện các kế hoạch dài hạn: kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1951-1955), lần thứ sáu (1956-1960)…

Phương hướng chính: ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật, tăng cường sức mạnh quốc phòng.

(0,25đ) - Thành tựu:

+ Kinh tế: Sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp toàn thế giới. (0,25đ)

+ Khoa học – kĩ thuật: Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phòng thành công vệ tinh nhân tạo, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu

“Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất.

(0,25đ)

+ Đối ngoại: Liên Xô thực hiện chính sách chung sống hoà bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức. Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hoà bình và cách mạng thế giới. (0,25đ)

(3)

Câu 2. (1.5 điểm). Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa từ sau chiến tranh thế giới thứ hai chia làm mấy giai đoạn? đó là những giai đoạn nào? Em hãy trình bày giai đoạn 1 của quá trình đó?

- Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa từ sau chiến tranh thế giới thứ hai chia làm 3 giai đoạn.

+ Giai đoạn 1: Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.

+ Giai đoạn 2: Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.

+ Giai đoạn 3: Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.

- Nội dung giai đoạn 1:

+ Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào.

- Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).

- Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (nam châu Phi) Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.

=> Tóm lại đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ.

Câu 3. (2.0 điểm). Khu vực Đông Nam Á hiện nay có bao nhiêu quốc gia? Kể tên các nước đó? Hãy nêu những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thứ hai đến nay? Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trọng nhất?

Đông Nam Á hiện nay có 11 nước đó là: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an- ma, Ma- lai- xi a, Xing- ga- po, In- đô- nê-xi-a, Bru -nây, Phi líp-pin, Đông ti- mo (0,5 điểm)

- Biến đổi:

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai các dân tộc Đông Nam Á nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền lật đổ ách thống trị thực dân, cho đế nay hầu hết các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập…..(0.5 điểm)

+ Từ khi giành được độc lập ….. ra sức xây dựng kinh tế xã hội và đạt được hiều thành tích to lớn…(0,25 điểm)

+ Đến năm 1999 có 10 nước gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (gọi tắt là ASEAN).

Đây là một tổ chức liên minh chính trị, kinh tế, văn hoá cả khu vực Đông Nam Á…… (0.25 điểm)

- Cho đến nay các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập là biến đổi to lớn, quan trọng nhất. Vì trước chiến tranh hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của tư bản phương Tây, không có tự do, không có độc lập. Không có điều kiện để xây dựng và phát triển đất nước. (0.5 điểm)

Câu 4. (2.5 điểm). Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN): Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động và sự phát triển từ “ASEAN 6” thành “ASEAN 10”? Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN?

* Hoàn cảnh ra đời: 0.5

- Sau khi giành được độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đồng thời để hạn chế ảnh hưởng của của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực…

0.25

- Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước:

In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

0.25

(4)

* Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ

lực hợp tác chung nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực. 0.25

* Nguyên tắc hoạt động: 0.25

- Tháng 2/1976 các nước ASEAN đã kí Hiệp ước Ba-li xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên:

0.25

+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, + Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, + Hợp tác phát triển có kết quả…

* Sự phát triển từ “ASEAN 6” thành “ASEAN 10”: 1.0 - Năm 1984, sau khi giành được độc lập, Bru-nay đã tham gia và

trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN. 0.25 - Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình chính trị khu vực

được cải thiện rõ rệt, sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN được diễn ra…

0.25

- Tháng 7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Tháng 7/1997, Lào, Mi-an-ma gia nhập ASEAN. Tháng 4/1999, Cam-pu-chia được kết nạp vào tổ chức này…

0.25

- Như vậy, ASEAN từ sáu nước đã phát triển thành mười nước thành viên. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định, phát triển phồn vinh…

0.25

* Thời cơ và thách thức Việt Nam gia nhập ASEAN 0.5 - Thời cơ:

+ Có cơ hội phát triển về kinh tế, giao lưu văn hoá.

+ Thu hút vốn đầu tư, KHCN tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực.

+ Mở rộng thị trường, trao đổi hàng hoá, lao động….

0.25

- Thách thức:

+ Dễ tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực.

+ Dễ bị đánh mất những nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc (bị hoà tan về văn hoá)….

0.25

B. LỊCH SỬ VIỆT NAM

Câu 5 (1.0 điểm). Mỗi mục làm đúng, đủ cho 0.5 điểm.

Thời gian Người lãnh đạo Địa bàn Hoạt động chính

Khởi nghĩa Ba Đình (1886- 1887)

Phạm Bành và Đinh

Công Tráng Nga Sơn-Thanh Hóa - Từ 12-1886 đến 1-1887, chiến đấu quyết liệt...

-Cuối 1887, KN tan rã.

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883- 1892)

Nguyễn Thiện Thuật Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu (Hưng Yên)...

-1885-1889,chiến đấu ác liệt...

-Cuối 1889, nghĩa quân dần tan rã.

Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)

Phan Đình Phùng và

Cao Thắng Hương Khê và Hương

Sơn-Hà Tĩnh -1885-1889, xd lực lượng -1889-1895, bước vào giai đoạn quyết liệt...

(5)

b. Em hãy nhận xét phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX?

- Phong trào diễn ra khắp Bắc Trung Kì và Bắc Kì. Nhiều thành phần tham gia: sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân. Diễn ra rất quyết liệt.

- Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang.

- Tính chất: đấu tranh giải phóng dân tộc. Thể hiện ý chí đấu tranh mãnh liệt của nhân dân ta. Hết

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nằm trên lưu vực các con sông lớn Các quốc gia cổ đại phương Đông Nằm bên bờ biển Địa Trung Hải.. Có nền nông nghiệp

Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triÓn mối quan hệ giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc và thực hiện hợp tác quốc tế về

- Từ sau Chiên tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước ở khu vực này đều giành được độc lập dân tộc, họ bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước để từng bước

- Vùng chịu ảnh hưởng của bão với tần suất lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là vùng thuộc khu vực miền Trung, chủ yếu thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình với tần suất

...“Những trang sử vàng của khu vực Mỹ La-tinh đương đại đều in đậm dấu ấn của cuộc cách mạng Cu-ba - tấm gương mở đường và nguồn cảm hứng không vơi cạn trước

- Do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tình trạng thiếu việc làm là nét đặc trưng của khu vực nông

+Trước nhiều thách thức đang diễn ra trong khu vực và trên thế giới (Các thách thức về môi trường, thiên tai, thảm họa, khủng bố...) nhất là vấn đề biển Đông hiện

Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới được xác định trong Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) là..