• Không có kết quả nào được tìm thấy

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NHẢ CHẬM TỚI NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CHÈ KINH DOANH TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, THÁI NGUYÊN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NHẢ CHẬM TỚI NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CHÈ KINH DOANH TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, THÁI NGUYÊN "

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NHẢ CHẬM TỚI NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CHÈ KINH DOANH TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, THÁI NGUYÊN

Trần Quốc Toàn1*, Nguyễn Thanh Tùng2, Nguyễn Trung Đức2 Đỗ Công Hoan2, Nguyễn Thu Hương3

1Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

2Viện Hoá học - Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam

3Công ty TNHH Công nghệ và dịch vụ thương mại Lạc Trung

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân NPK nhả chậm đến năng suất và hiệu quả kinh tế của cây chè kinh doanh tại huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Thí nghiệm được thực hiện trên giống chè LDP1 trong năm 2015 với bốn mức bón khác nhau và công thức đối chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy phân bón NPK nhả chậm đã ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và hiệu quả kinh tế cây chè kinh doanh LDP1. Khi bón phân nhả chậm với liều lượng 180kg N/ha, 60kg P2O5/ha, 60kg K2O/ha (tương đương 60% lượng thông thường), chè LDP1 cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất so với công thức đối chứng.

Từ khóa: Chè kinh doanh, phân bón nhả chậm, NPK, năng suất, hiệu quả kinh tế

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Cây chè (Camellia sinensis O. Kuntze) là cây công nghiệp có chu kì kinh tế dài, hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Sản xuất chè là một trong những ngành có thế mạnh ở trung du và miền núi nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng [5]. Đồng Hỷ là một trong những huyện có nghề trồng chè phát triển và nổi tiếng ở Thái Nguyên, chỉ đứng sau huyện Đại Từ.

Cây chè đã và đang chiếm vị thế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện và thu nhập của người dân trong huyện. Theo số liệu thống kê, tổng diện tích trồng chè của huyện năm 2010 là 2200 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 2100 ha với năng suất 96,3 tạ/ha, sản lượng búp tươi đạt 20223 tấn. Tuy nhiên sản xuất chè ở đây vẫn còn những tồn tại, bất cập như cơ cấu giống còn nghèo nàn nên năng suất còn thấp, chất lượng không đảm bảo, sản lượng không đồng đều giữa các tháng, các vụ…[7].

Một yếu tố quan trọng bậc nhất trong thâm canh để phát huy tiềm năng giống và chất lượng sản phẩm là sử dụng phân bón hợp lý [1]. Sử dụng các loại phân bón nhả chậm là

một phương pháp hữu hiệu nhằm giảm thất thoát dinh dưỡng. Ưu điểm chính của các loại phân này là chất dinh dưỡng được cung cấp từ từ cho cây, tránh được hiện tượng rửa trôi phân bón, tiết kiệm sức lao động và chi phí sản xuất, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường [8]. Mặc dù tiềm năng sử dụng các loại phân này trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn, tuy nhiên ứng dụng phân nhả chậm ở Việt Nam chưa nhiều. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của một loại phân NPK nhả chậm tới năng suất và hiệu quả kinh tế của cây chè kinh doanh tại Đồng Hỷ, Thái Nguyên.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu và hoá chất

- Phân bón NPK (30:10:10) nhả chậm được sản xuất tại Viện Hoá học – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam theo công nghệ bọc polyme. Phân ở dạng viên tròn, kích thước trung bình 5 - 6 mm, thời gian phóng thích dinh dưỡng ~ 9 tháng.

- Cây chè kinh doanh giống LDP1 6 năm tuổi.

Được trồng hàng cách hàng 1,2 - 1,3 m, cây

(2)

Phương pháp nghiên cứu

- Địa điểm và thời gian: Thí nghiệm được tiến hành tại xóm Phúc Thành, xã Hoá Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên từ 10/3/2015 đến 15/12/2015.

- Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 05 công thức, 03 lần lặp lại. Các công thức bao gồm:

Công thức 1 (CT1 - đối chứng): phân đơn 300 kg N/ha,100 kg P2O5/ha, 100 kg K2O/ha Công thức 2 (CT2): phân NPK nhả chậm, 300 kg N/ha,100 kg P2O5/ha, 100 kg K2O/ha (100% mức thông thường)

Công thức 3 (CT3): phân NPK nhả chậm, 240 kgN/ha, 80 kg P2O5/ha, 80 kg K2O/ha (80%

mức thông thường)

Công thức 4 (CT4): phân NPK nhả chậm, 180 kgN/ha, 60 kg P2O5/ha, 60 kg K2O/ha (60%

mức thông thường)

Công thức 5 (CT5): phân NPK nhả chậm, chứa 120 kg N/ha, 40 kg P2O5/ha, 40 kg K2O/ha (40% mức thông thường)

Thí nghiệm có nền 20 tấn phân hữu cơ vi sinh/ha.

Phân đơn được trộn đều bón 1 lần/lứa, sau khi hái 10 ngày. Phân NPK nhả chậm được bón 1 lần/7 lứa, tính từ thời gian sinh trưởng của lứa đầu tiên (ngày 10/3/2015).

Cách bón phân: phân được bón sâu 6-8 cm, giữa 2 hàng và lấp đất kín.

Cách thu hái: hái từng lứa sau 35-40 ngày sinh trưởng.

- Diện tích ô thí nghiệm là 200m2.

- Phương pháp phân tích, theo dõi được thực hiện theo "Sổ tay phân tích đất – nước – phân bón và cây trồng" của Viện Thổ nhưỡng Nông hoá.

- Số liệu được tổng hợp và xử lý thống kê bằng phần mềm Excel và IRRISTAT 5.0

Các chỉ tiêu theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây chè:

- Mật độ búp (búp/m2): Sử dụng khung 25 x 25 cm, đặt trên tán chè đại diện cho thí nghiệm theo phương pháp đường chéo 5 điểm sau đó đếm số búp đủ tiêu chuẩn hái.

- Khối lượng búp 1 tôm 2 lá (g/búp): Theo dõi theo phương pháp đường chéo 5 điểm.

Mỗi điểm hái 100 g. Chỉ hái những búp theo yêu cầu của các thí nghiệm. Toàn bộ lượng búp ở các điểm trộn đều với nhau, cân 100 g, đếm tổng số búp có trong 100 g đó. Khối lượng búp được tính bằng tỷ số 100/tổng số búp có trong 100 g búp.

- Chiều dài búp (cm): Mỗi công thức thí nghiệm lấy 150 g mẫu ở cả 3 lần nhắc sau đó trộn đều. Đo chiều dài từ cuộng hái đến đỉnh tôm của 15 búp được lấy ngẫu nhiên, thực hiện 3 lần. Chiều dài búp hái là bình quân chiều dài một búp của các lần nhắc.

- Tỉ lệ búp mù xòe (%): Búp mù xòe là loại búp không có tôm hoặc tôm không rõ, đỉnh sinh trưởng đang ở trạng thái ngủ nghỉ. Xác định bằng cách cân ngẫu nhiên 100g búp chè tươi, đếm tổng số búp, số búp có tôm và số búp không có tôm rồi quy ra phần trăm số búp theo mỗi lứa hái.

- Năng suất búp tươi thực thu trong mỗi lứa hái (tấn/ha): là lượng búp thu hái được thực tế trên 1 ha.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Ảnh hưởng của phân bón nhả chậm đến các yếu tố cấu thành năng suất chè

Các yếu tố cấu thành năng suất chè bao gồm:

mật độ búp, chiều dài búp, khối lượng búp.

Với cây chè kinh doanh, tán chè đã phát triển ổn định thì mật độ búp và khối lượng búp là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chè.

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của phân bón nhả chậm đến các yếu tố cấu thành năng suất chè được trình bày ở bảng 1.

(3)

Bảng 1. Ảnh hưởng của phân bón nhả chậm đến các yếu tố cấu thành năng suất chè (tính trung bình 7 lứa hái)

Công thức Mật độ búp (búp/m2)

Chiều dài búp (cm)

Khối lượng búp (g/búp)

Tỉ lệ búp mù xòe (%)

CT1 776,36d 6,95c 0,45c 11,25a

CT2 882,05c 7,03bc 0,50ab 9,92c

CT3 956,62b 7,10ab 0,51ab 9,11d

CT4 1023,73a 7,18a 0,53a 8,54e

CT5 745,29e 6,90c 0,47bc 10,88b

LSD 0,05 6,34 0,13 0,05 0,07

CV% 0,40 1,01 5,20 0,39

Kết quả cho thấy các công thức bón phân nhả chậm cho mật độ búp, chiều dài búp, khối lượng búp đều cao hơn công thức đối chứng (trừ CT5). Trong đó CT4 là công thức cho các yếu tố cấu thành năng suất cao nhất so với công thức đối chứng. CT5 cho các yếu tố cấu thành năng suất tương đương hoặc thấp hơn một chút so với công thức đối chứng do lượng dinh dưỡng cung cấp thấp hơn nhu cầu phát triển của cây. Số liệu trong bảng 1 cũng cho thấy tỉ lệ búp mù xòe ở công thức đối chứng là cao nhất và thấp nhất là ở CT4 (bón 60%

lượng thông thường). Trong quá trình sinh trưởng của cây, sự hình thành búp mù là do các vị trí trên cành chè có sự phát dục khác nhau, cành phía trên hoặc trên ngọn cành thường có độ phát dục già. Vì vậy, sau khi lá thật xuất hiện búp chè không phát triển tiếp mà ở trạng thái ngừng hoạt động trở thành

"búp mù xòe". Sự hình thành búp mù xòe do nhiều nguyên nhân như: đặc tính giống, điều kiện đất đai, khí hậu... Điều này cho thấy phân nhả chậm đã tác động đến quá trình sinh trưởng của cây chè, cụ thể là giảm sự phát dục già ở những vị trí như cành phía trên hoặc ngọn cành. Xử lí thống kê cho thấy, sự khác biệt có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.

Ảnh hưởng của phân bón nhả chậm đến năng suất chè

Năng suất thực thu là yếu tố cuối cùng có vai trò quyết định trong việc đánh giá sự tác động của các biện pháp kĩ thuật canh tác như cách bón phân, liều lượng phân bón... Kết quả ở bảng 3 cho thấy các công thức bón phân nhả

công thức đối chứng trừ công thức bón với lượng dinh dưỡng thấp như CT5. Trong đó CT4 (bón 180 kg N/ha, 60 kg P2O5/ha, 60 kg K2O/ha) là công thức cho năng suất cao nhất so với đối chứng (bón 300 kg N/ha, 100 kg P2O5/ha, 100 kg K2O/ha). Điều này chứng tỏ CT4 đã cung cấp chất dinh dưỡng cho cây chè một cách cân đối, phù hợp, giúp cây chè phát triển tốt cho năng suất búp cao.

Bảng 2. Ảnh hưởng của phân bón nhả chậm đến năng suất chè (tính trong 7 lứa hái) Công

thức Năng suất thực thu

(tấn/ha)

Năng suất TB lứa hái (tấn/ha)

% Năng suất so với đối chứng

CT1 59,50 8,50d 100

CT2 64,96 9,28c 109,18

CT3 69,51 9,93b 116,82

CT4 76,33 10,90a 128,23

CT5 50,57 7,22e 84,94

LSD 0,05 1,15 0,05

CV% 2,4 0,29

Ảnh hưởng của phân bón nhả chậm đến hiệu quả kinh tế

Trên cơ sở tính toán tổng chi phí đầu tư và tổng thu nhập tính theo năng suất chè trên một đơn vị diện tích (ha), lãi thuần thu được từ các công thức phân bón trong 7 lứa hái (9 tháng) được trình bày ở bảng 3. Kết quả tính toán cho thấy các công thức CT3 và CT4 cho lãi thuần thu được cao hơn công thức đối chứng trừ công thức CT2 (bón phân NPK nhả chậm ở mức cao) và công thức CT5 (bón phân NPK nhả chậm ở mức thấp). Công thức CT4 (bón 180 kg N/ha, 60 kg P2O5 /ha, 60 kg KO/ha) mang lại lãi thuần cao nhất (232,02

(4)

Bảng 3. Hiệu quả kinh tế thu được của mô hình khảo nghiệm phân bón NPK nhả chậm

cho cây chè (tính trong 7 lứa hái) Công

thức Tổng thu (triệu đồng/ha)

Tổng chi (triệu đồng/ha)

Lãi thuần (triệu đồng/ha)

CT1 297,50 136,67 160,83

CT2 324,80 189,79 135,01

CT3 347,55 168,69 178,86

CT4 381,65 149,63 232,02

CT5 252,85 101,24 151,61

Chú ý: Giá bán chè búp tại thời điểm nghiên cứu là 5.000 đồng/kg búp tươi

KẾT LUẬN

Cây chè kinh doanh LDP1 ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên phát triển tốt, cho năng suất cao khi bón phân NPK nhả chậm (30:10:10) với mức bón 600 kg NPK nhả chậm/ha (tương ứng với 180N: 60P2O5: 60K2O) cây chè cho năng suất thực thu cao nhất (76,33 tấn/ha) và hiệu quả kinh tế cao nhất (232,02 triệu đồng/ha) trong 7 lứa.

Lời cảm ơn: Các tác giả xin chân thành cảm ơn Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên đã hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu này thông qua dự án KN-12-2014.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Bộ (2013), Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam, Hội thảo quốc gia Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón tại Việt Nam, Cần Thơ, 28/3/2013.

2. Hoàng Văn Chung (2013), Quy trình Kỹ thuật trồng, thâm canh chè an toàn.

http://tuaf.edu.vn/khoanonghoc/bai-viet/quy-trinh- ky-thuat-trong-tham-canh-che-an-toan-1837.html 3. Đường Hồng Dật (2004), Cây chè và các biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, Nxb Lao động – Xã hội.

4. Nguyễn Hữu La (2014), Kết quả nghiên cứu bón phân cho một số giống chè mới giai đoạn 2000 – 2012.

http://iasvn.org/chuyen-muc/Kết quả nghiên cứu phân bón cho một số giống chè mới giai đoạn 2000-2012-4601.html

5. Sở NN & PTNT Thái Nguyên (2011). Quy hoạch vùng nông nghiệp chè an toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

6. Phan Huy Thông, Lương Văn Vượng, Lê Văn Đức, Lê Hồng Vân (2013), Kỹ thuật sản xuất và chế biến chè xanh quy mô hộ và nhóm hộ gia đình, Nxb Nông nghiệp.

7. UBND thành phố Thái Nguyên (2009). Quy hoạch vùng chè đặc sản Tân Cương- thành phố Thái Nguyên theo hướng an toàn giai đoạn 2008 – 2010 và định hướng đến 2020.

8. Trenkel M.E (2010), Slow-and Controlled - release and Stabilized Fertilisers: An Option for Enhancing Nutrient Use Efficiency in Agriculture.

International Fertilizer Industry Association, Paris.

(5)

SUMMARY

EFFECTS OF SLOW-RELEASE FERTILIZER ON THE YIELD AND ECONOMIC EFFICIENCY OF COMMERCIAL TEA PLANTATION IN DONG HY DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE

Tran Quoc Toan1*, Nguyen Thanh Tung2, Nguyen Trung Duc2 Do Cong Hoan2, Nguyen Thu Huong3

1College of Education – TNU

2Institute of Chemistry – Vietnam Academy of Science and Technology

3Lactrung Technology and Trading Services Limited Company

This study was carried out to evaluate the effect of slow - release NPK fertilizer on the yield and economic efficiency of the tea plantation in Dong Hy district, Thai Nguyen province.

The experiment was performed on LDP1 tea varieties in 2015 with four different levels of fertilizer and control. The abtained results showed that slow - release NPK fertilizer with dose of 180 kg N/ha, 60 kg P2O5/ha, 60 kg K2O/ha (60% recommended dose) was the best treatment, highest yield and economic efficiency.

Keywords: Commercial tea, slow-release fertilizer, NPK, yield, economic efficiency

Ngày nhận bài: 22/8/2016; Ngày phản biện: 29/8/2016; Ngày duyệt đăng: 24 /01/2017 Phản biện khoa học: TS. Đỗ Hoàng Chung- Trường Đại học Nông Lâm- ĐHTN

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài luận đã giải đáp được các câu hỏi nghiên cứu đặt ra về ảnh hưởng của năng lực động tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Huế bao

Do vậy để đánh giá một cách đầy đủ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì phải sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, vì nó biểu hiện mối

Thông qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh có thể biết được những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, xác định rõ ràng kết quả hoạt động để

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa nếp cạn đặc sản Đổng Đẹo Bụt (Đẩy Đẹo Bụt) canh tác trên đất cạn không chủ động nước

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón đến số lượng sinh vật hại chè và các loài thiên địch nhằm giảm thiểu hay hạn chế sự phát sinh và

Qua kết quả bảng 1 cho thấy, ảnh hưởng của thời điểm trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây thạch đen tại các công thức thí nghiệm qua các giai đoạn sinh

ĐỘNG HỌC NHẢ CHẤT DINH DƯỠNG VÀ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY SINH HỌC TRONG ĐẤT CỦA PHÂN BÓN URE NHẢ CHẬM VỚI VỎ BỌC POLYME.. Trần Quốc Toàn 1* , Đặng

Trong 50 người được phỏng vấn, đại đa số cho rằng khai thác khoáng sản là nguyên nhân chính gây nên các vấn đề về môi trường đất tại địa bàn và những tồn tại