• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hiểu được hôn nhân là gì

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hiểu được hôn nhân là gì"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHIẾU HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN GDCD: KHỐI LỚP 9 TUẦN 21, TIẾT 21

BÀI 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN (TIẾT 2) HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC TÀI LIỆU VÀ THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu được hôn nhân là gì?

- Nêu được các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta.

- Kể được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.

- Tác hại của việc kết hôn sớm

I/ Đặt vấn đề: GV hướng dẫn Học sinh tự học II/ NỘI DUNG BÀI HỌC

- Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định như thế nào về tuổi kết hôn?

- Pháp luật quy định như thế nào về quan hệ giữa vợ và chồng.

- Mỗi người cần có thái độ như thế nào đối với tình yêu và hôn nhân?

- Nơi em ở có trường hợp nào vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân không?

Nêu hậu quả của nó?

- Để đảm bảo hạnh phúc gia đình, mỗi công dân cần có trách nhiệm gì?

HOẠT ĐỘNG 2: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TỰ HỌC

Sau khi trả lời các câu hỏi phần đặt vấn đề học sinh ghi ra được nội dung bài học gồm các nội: mục II/ Nội dung bài học và hoàn thành các bài tập phần III/ Bài tập.

II/ Nội dung bài học:

2/ Những qui định của pháp luật nước ta về hôn nhân:

a. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt nam hiện nay.

b. Quyền và nghĩa vụ công dân tronh hôn nhân:

- Được kết hôn: Nam từ đủ 20 tuổỉ trở lên, nữ từ đủ 18 tuổỉ trở lên, nam nữ tự nguyện, phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Cấm kết hôn trong 1 số trường hợp:

+ Người đang có vợ, chồng

+ Người mất năng lực hành vi dân sự.

+ Người cùng dòng máu trực hệ, những người có họ trong phạm vi 3 đời.

+ Bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

(2)

+ Những người cùng giới tính.

- Vợ chồng bình đẳng với nhau có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt; phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.

3/ Trách nhiệm của công dân:

- Thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân.

- Không vi phạm qui định cuả pháp luật về hôn nhân.

III/ Bài tập:

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Yêu cầu học sinh làm các bài tập sau:

Câu 1: Pháp luật Việt Nam không cấm kết hôn những trường hợp nào dưới đây?

A. Người đã từng có vợ, có chồng B. Người mất năng lực hành vi dân sự.

C. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

D. Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi.

Câu 2: Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?

A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình.

B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.

C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.

D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Câu 3: Hành vi nào dưới đây không vi phạm quy định của pháp luật trong hôn nhân?

A. Kết hôn giả, li hôn giả.

B. Cản trở việc tảo hôn.

C. Yêu sách của cải trong kết hôn.

D. Cản trở việc li hôn.

Câu 4: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về hôn nhân?

A. Vợ chồng phải bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

B. Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.

C. Muốn hôn nhân hạnh phúc phải có sự môn đăng hộ đối.

(3)

D. Nam, nữ có quyền kết hôn, li hôn theo quy định của pháp luật.

Câu 5: Câu thành ngữ "Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn" có ý nghĩa gì?

A. Vợ chồng không thống nhất được quan điểm chung.

B. Vợ chồng đưa ra được thống nhất chung, cùng nhau giải quyết được công việc.

C. Chồng không đồng ý với lời tham gia của vợ.

D. Tự ý giải quyết vấn đề không nghe theo lời khuyên của vợ (hoặc chồng).

Câu 6: Nhận định nào sau đây sai?

A. Vợ chồng phải có trách nhiệm với nhau trong công việc gia đình B. Chỉ có cha mẹ mới có quyền dạy dỗ con cái

C. Cha mẹ nuôi phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái như con ruột.

D. Ông bà, người thân có trách nhiệm nuôi dạy con cháu cho đến khi trưởng thành nếu mồ côi cha mẹ.

Câu 7: Hiện tượng lấy vợ, lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật gọi là A. Tái hôn B. Tảo hôn C. Li hôn. D. Kết hôn.

Câu 8: Hôn nhân hạnh phúc là gì?

A. Một vợ, một chồng.

B. Một chồng, hai vợ.

C. Đánh nhau, cãi nhau.

D. Một vợ, hai chồng.

Câu 9: Bài ca dao sau lên án hủ tục nào dưới đây?

Thân em mười sáu tuổi đầu, Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người.

Nói ra sợ chị em cười,

Năm ba chuyện thảm, chín mười chuyện cay.

A. Cướp vợ

B. Trọng nam khinh nữ.

C. Tảo hôn

D. Mê tín dị đoan.

Câu 10: Kết hôn là

(4)

A. Xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn

B. Xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý và đăng ký kết hôn

C. Xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về sự tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự và đăng ký kết hôn

D. Xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, sự tự nguyện và đăng kí kết hôn

Câu 11: M đang học lớp 9 thi bị mẹ bắt nghỉ học và ép gả cho một người nhà giàu, M không đồng ý thì bị mẹ mắng buộc M phải làm đám cưới. Dựa vào kiến thức bài Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, em hãy khuyên M cần làm gì trong trường hợp này?

A. Chấp nhận sự sắp đặt của bố mẹ.

B. Bỏ nhà đi để trốn tránh cuộc hôn nhân đó.

C. Đến thắng gia đình nhà giàu kia để yêu cầu họ huỷ hôn.

D. Làm cho bố mẹ hiểu như thế là vi phạm pháp luật.

Câu 12: Anh H và chị T yêu nhau, khi về ra mắt anh chị bị cả hai bên gia đình phản đối vì lí do bà anh H và bà chị T là hai chị em họ xa. Trong trường hợp này, anh H và chị T cần làm gì?

A. Gây áp lực cho hai bên gia đình để được đồng ý.

B. Chấp nhận chia tay theo yêu cầu của hai gia đình.

C. Bỏ qua sự phản đối, hai người vẫn tự tổ chức đám cưới.

*Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi chép:

Học sinh trả lời các câu hỏi vào vỡ theo yêu cầu gồm:

I/ Đặt vấn đề: SGK trang 40, 41 (Học sinh tự đọc) II/ Nội dung bài học:

2/ Những qui định của pháp luật về hôn nhân 3/

Trách nhiệm công dân III/ Bài tập:

Học sinh làm bài tập.

Lưu ý: học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, trở ngại của học sinh sau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

(5)

Trường:

Lớp:

H tên h c sinh:

Môn học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

GDCD Mục I:

Mục II:

2/

3/

Chuẩn bị nội dung Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

Học sinh trả lời các câu hỏi sau đây:

- Hãy kể tên một số hoạt động kinh doanh mà em biết.

- Thế nào là quyền tự do kinh doanh. Thuế là gì? Nêu 1 số loại thuế mà em biết.

Liên hệ giáo viên bộ môn: Nguyễn Thị Kim Loan Môn dạy: Sử - GDCD. Điện thoại: 0385957581

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Điều 12 của Luật quy định người thành lập doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp,

+ Giải thích được cơ sở di truyền học của “hôn nhân một vợ một chồng” và những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với nhau.. + Hiểu được

Kết quả này tương đương với ghi nhận của Đỗ Thị Bích Thuỷ (2012) trên đối tượng Bacillus amyloliquefaciens N1.. Sự giảm hoạt độ enzym trong môi trường nuôi cấy có

nhận trong hệ thống pháp luật, đối với công ty đối vốn điển hình, thời điểm xác định tư cách thành viên của người được tặng, cho, được nhận thừa kế hoặc

Tại Hội nghị của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế vào ngày 11/4/1980 tại Viên (Áo), khái niệm “vi phạm cơ bản hợp đồng” đã được Ủy ban sửa đổi,

Qua so sánh và phân tích các quy định về chế tài thương mại quy định trong pháp luật Việt Nam và trong Công ước, có thể thấy rằng các chế tài mà CISG cho phép sử dụng

Nắm bắt rõ được điểm này, bên bán luôn cố gắng “gài thêm” các điều kiện bất lợi, gây ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng..Vốn là các chủ thể yếu thế về thông tin và

Đối với người khuyết tật (NKT), quyền tham gia giao thông không chỉ dừng lại ở việc quy định và đảm bảo quyền di chuyển cá nhân mà còn đảm bảo tiếp cận các công