• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề cương ôn thi HK2 Địa lí 11 năm 2019 - 2020 trường Nguyễn Bỉnh Khiêm - Gia Lai - THI247.com

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề cương ôn thi HK2 Địa lí 11 năm 2019 - 2020 trường Nguyễn Bỉnh Khiêm - Gia Lai - THI247.com"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2, NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN ĐỊA LÝ 11

A- Lý Thuyết

BÀI: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA(TRUNG QUỐC) Câu 1: Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và lãnh thổ của Trung Quốc - Đất nước có diện tích rộng lớn (thứ 4 thế giới),

nằm trong khu vực Trung – Đông Á.

- Giới hạn lãnh thổ:

+ Kéo dài từ 200 B đến 530 B, 730 Đ đến 1350 Đ.

+ Tiếp giáp 14 quốc gia.

+ Bờ biển kéo dài từ bắc → nam (9000km), mở rộng ra Thái Bình Dương.

- Có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc

Câu 2: Phân tích thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí Trung Quốc * Thuận lợi:

- Thiên nhiên phong phú, đa dạng => điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế.

- Dễ dàng trao đổi kt, văn hóa, khoa học- kĩ thuật với nhiều nước trên thế giới bằng cả đường bộ và đường biển.

- Vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng, bờ biển dài, kín gió… => cho phép phát triển tổng hợp kt biển.

* Khó khăn:

- Lãnh thổ rộng => khai thác tài nguyên khó khăn.

- Đường biên giới dài, hiểm trở => hạn chế khả năng giao lưu, buôn bán với các nước lân cận và bảo vệ lãnh thổ.

- Đây là vị trí hay xảy ra động đất, bão, lũ, hạn hán.

Câu 3: So sánh đặc điểm tự nhiên của Miền Đông và Miền Tây Trung Quốc. Phân tích thuận lợi và khó khăn của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội

Tự nhiên đa dạng có sự phân hoá giữa Đông Tây của lãnh thổ.

Yếu tố tự nhiên Miền Đông Miền Tây

Vị trí, diện tích, lãnh thổ

Trải dài từ miền duyên hải đến đất liền, đến kinh tuyến 1050 Đ

730 Đ đến 1050 Đ

Địa hình Đồng bằng ven biển, đồi thấp phía tây. Núi cao, cao nguyên, bồn địa.

Thổ nhưỡng Đất phù sa màu mỡ → trồng lương thực Đất núi cao, ít có giá trị Khí hậu Thuộc khu vực gió mùa, phía Bắc ôn đới,

phí Nam cận nhiệt.

Ôn đới lục địa, khí hậu núi cao.

Thuỷ văn Sông lớn (Trường Giang, Hoàng Hà). Sông nhỏ, dòng chảy tạm thời.

Khoáng sản Giàu khoáng sản kim loại màu. Dầu khí, than, sắt.

Đánh giá + Thuận lợi: Phát triển nền NN với cơ cấu cây trồng , vật nuôi đa dạng.Phát triển các ngành CN khai thác và chế biến khoáng sản.

Dịch vụ phát triển: GTVT biển, du lịch… Là nơi tập trung đông dân

+ Khó khăn: Thường xuyên có bão, lũ lụt…

+ Thuận lợi: Phát triển chăn nuôi.

Giàu tiềm năng cho phát triển các ngành CN và thủy điện.

+ Khó Khăn: không thuận lợi để phát triển trồng trọt,đi lại khó, GT tốn kém

(2)

Câu 1: Trình bày đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á? Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ có ý nghĩ gì đối với sự phát triển kinh tế– xã hội?

• Đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á:

Vị trí địa lí:

- Nằm ở phía đông nam châu Á.

- Nằm ở khu vực nội chí tuyến.

- Là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương - Có vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.

Phạm vi lãnh thổ:

- Kéo dài từ 10o N đến 28o B và 92o Đ đến 142o Đ.

- Bao gồm 11 quốc gia: hệ thống bán đảo, đảo và quần đảo đan xen biển và vịnh phức tạp - Diện tích: 4,5 triệu km2.

• Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của khu vực Đông Nam Á:

- Vị trí địa – chính trị quan trọng.

- Là nơi giao thoa giữa các nền văn hoá lớn.

- Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới do nằm trong khu vực nội chí tuyến -> ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất và đời sống.

Câu 2: So sánh đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo?

Đặc điểm tự nhiên Đông Nam Á lục địa Đông Nam Á biển đảo

Địa hình, đất đai

- Địa hình miền núi chiếm phần lớn bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi theo hướng TB-ĐN hoặc B-N: Trường Sơn..Đồng bằng châu thổ

- Đất đai: đất phù sa, đất đỏ feralit

-Ít đồng bằng, nhiều đồi núi và núi lửa; đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp

- Đất đai màu mỡ do có lượng than của núi lửa bồi đắp.

Khí hậu và sông ngòi

- Nhiệt đới gió mùa, phía bắc của Mianma và VN có mùa đông lạnh.

- Sông lớn, nhiều phù sa, nhiều nước;

như sông Mê Công, Hồng, Iraoadi, Mênam

-Khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo.

- Sông nhỏ, ngắn; ít sông

Tài nguyên Than, sắt, dầu mỏ, thiếc... Dầu mỏ, than, thiếc,khí tự nhiên, đồng...

Câu 3: Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á đối với sự phát triển kinh tế- xã hội?

* Thuận lợi:

- Do khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú (đất phù sa, đất đỏ badan ), mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, phù sa thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

- Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tê biển cũng như thương mại, hàng hải.

- Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng nên có nhiều khoáng sản, thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Vùng thềm lục địa có nhiều dầu khí, là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế.

- Diện tích rừng rộng lớn, thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp.

*Khó khăn:

- Do Đông Nam Á có vị trí kề sát “vành đai lửa Thái Bình Dương”, lại là nơi hoạt động của các áp thấp nhiệt đới nên gặp nhiều thiên tai làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt đông kinh tế- xã hội: động đất, núi lửa, sóng thần...

(3)

- Diện tích rừng đang có nguy cơ thu hẹp do một số vùng ven biển bị nhiễm mặn và khai thác không hợp lý..., làm tăng diện tích đất trống, đồi trọc.

- Khai thác tài nguyên bừa bãi làm cạn kiệt và ô nhiễm môi trường.

Câu 4: Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của khu vực Đông Nam Á? Đặc điểm dân cư, xã hội đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế- xã hội của khu vực?

* Đặc điểm dân cư:

- Dân số: 556,2 triệu người (năm 2005).

- Mật độ dân số: 124 người/km2 (năm 2005, trong khi mật độ dân số thế giới là 48 người/km2) -Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trước đây khá cao, hiện nay đã có xu hướng giảm.

- Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở đồng bằng, các vùng đất badan và thưa thớt ở vùng núi cao.

- Dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%

=>ảnh hưởng của đặc điểm dân cư:

- Thuận lợi: + Nguồn lao động dồi dào.

+ Thị trường lao động rộng lớn.

+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Khó khăn: mặc dù dân số đông, chủ yếu trong độ tuổi lao động nhưng trình độ lao động thấp và một phần do nền kinh tế chậm phát triển nên dẫn đến thiếu việc làm, chất lượng cuộc sống thấp.

*Xã hội:

- Các quốc gia đều có nhiều dân tộc ( ví dụ: Chăm, Dao, Thái....). Một số dân tộc phân bố rộng , không theo biên giới quốc gia, điều này gây không ít khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước.

- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới, Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại.

- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hoá của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng.

*Thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.

*Khó khăn trong việc quản lí, ổn định chính trị ở các nước.

Câu 5: Nêu các mục tiêu chính và cơ chế hợp tác của ASEAN? Hãy lấy ví dụ cụ thể minh hoạ cho một trong các cơ chế hợp tác để đạt được mục tiêu chung của ASEAN?

* Mục tiêu chính của ASEAN:

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

- Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hoà bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển.

- Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức kinh tế khác.

=> mục tiêu tổng quát: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển.

* Cơ chế hợp tác của ASEAN:

- Thông qua các diễn đàn, hiệp ước, tổ chức các hội nghị.

- Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

- Xây dựng “ khu vực thương mại tự do ASEAN”.

- Thông qua các hoạt động văn hoá, thể thao khu vực.

=> đảm bảo thực hiện các mục tiêu của ASEAN.

Câu 6: ASEAN được thành lập vào thời gian nào? Kể tên các nước thuộc ASEAN? Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự hoà bình, ổn định?

- Năm 1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), 5 nước: Thái lan, Inđônexia, Malaixia, Philippin và Xingapo đã kí tuyên bố về việc thành lập “Hiệp hội các nước Đông Nam Á”, viết tắt là ASEAN.

- Các nước thuộc ASEAN (10 nước): Malaixia, Lào, Việt Nam, Mianma, Brunay, Philippin, Campuchia,

(4)

- Mục tiêu của ASEAN là nhấn mạnh đến sự hoà bình, ổn định vì:

+ Mỗi nước trong khu vực, mức độ khác nhau và tuỳ từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử khác nhau đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định mà nguyên nhân do vấn đề sắc tộc, tôn giáo hoặc do các thế lực thù địch nước ngoài gây nên đều đã nhận thức đầy đủ, thống nhất cao về sự ổn định để phát triển.

+ Vấn đề biên giới, đảo, vùng biển đặc quyền về kinh tế... trong khu vực Đông Nam Á còn nhiều tranh chấp phức tạp đòi hỏi cần phải ổn định để đối thoại đàm phán và giải quyết một cách hoà bình.

+ Sự ổn định của khu vực sẽ không tạo cơ chế để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.

Câu 7: Phân tích những thành tựu và thách thức đối với ASEAN? Hãy nêu những hiểu biết của em về quá trình hội nhập ASEAN của Việt Nam?

*Thành tựu:

-Qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được là có 10 quốc gia (trong số 11 quốc gia Đông Nam Á) tham gia thành viên ASEAN.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nứơc trong khu vực khá cao mặc dù còn chưa đều nhau và chưa thật vững chắc.

- Đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt các quốc gia thay đổi nhanh chóng; cơ sở hạ tầng được phát triển theo hướng hiện đại hoá.

- Nhiều đô thị của các nước trong khu vực dần tiến kịp trình độ đô thị của các nước tiên tiến trên thế giới, ví dụ như: Xĩngapo, Băng Cốc, Hồ Chí Minh,...

- Tạo dựng được một môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực.

=> là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế- xã hội ở mỗi nước cũng như toàn khu vực.

*Thách thức đối với ASEAN:

-Tốc độ tăng trưởng kinh tế của giữa các nước thành viên không đồng đều, có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng và các nước thành viên => ảnh hưởng tới mục tiêu phấn đấu của ASEAN là phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội =>dẫn đến nguy cơ tụt hậu đối với một số nước.

-Tồn tại một số bộ phận dân cư còn có mức sống thấp, còn tình trạng đói nghèo => là lực cản của sự phát triển về nhiều mặt và là nhân tố gây mất ổn định xã hội.

-Mặc dù không còn chiến tranh nhưng vẫn còn tình trạng bạo loạn, khủng bố ở một số quốc gia, gây mất ổn định khu vực.

-Một số vấn đề khác:

+ Quá trình đô thị hoá nhanh.

+ Vấn đề mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc.

+ Vấn đề về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.

+ Vấn đề việc làm và đào tạo nguồn nhân lực.

==> đòi hỏi các nước thành viên ASEAN phải nỗ lực hợp tác cùng khắc phục.

B – Bài tập

Bài 1. Cho bảng số liệu sau: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN NĂM 2000 VÀ NĂM 2010 (Đơn vị: tỉ USD)

Khu vực kinh tế 2000 2010

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 71,0 60,5

Công nghiệp và xây dựng 1471,3 1511,1

Dịch vụ 3188,7 3923,4

Tổng số 4731,0 5495,0

(Nguồn: Số liệu KT-XH các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2013)

(5)

a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản năm 2000 và năm 2010.

b. Nhận xét.

Bài 2. Cho bảng số liệu sau:TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2005 – 2012 (Đơn vị: tỉ Nhân dân tệ)

Ngành 2005 2010 2012 2015

Nông nghiệp 2242 2796 4416 6684

Công nghiệp và xây dựng 8760 15498 22339 37664

Dịch vụ 7493 13166 20533 29359

(Nguồn: Niên giám thống kê 2013, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)

a. Vẽ biểu đồ miền nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế của Trung Quốc giai đoạn 2005 – 2012.

b. Dựa vào biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét.

Bài 3. Cho bảng số liệu sau: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 (Đơn vị: Tỷ USD)

Năm 2005 2010

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10,2 20,0

Công nghiệp và xây dựng 20,2 40,5

Dịch vụ 22,6 45,5

Tổng số 53,0 106,0

a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010.

b. Nhận xét.

Bài 4. Cho bảng số liệu sau: DÂN SỐ ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 1990 – 2010

Năm 1990 2000 2005 2010

Dân số (triệu người) 444,3 522,8 559,1 592,5

a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện dân số Đông Nam Á giai đoạn trên.

b. Nhận xét và giải thích.

Bài 5: Cho BSL: Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc

Sản phẩm 1985 1995 2004

Than (triệu tấn) 961,5 1.536,9 1.634,9 Điện (tỉ Kwh) 390,6 956,0 2.187,0 Thép thô (triệu tấn) 47 95 272,8 Xi măng (triệu tấn) 146 476 970,0 Phân đạm (triệu tấn) 13 26 28,1

a. Tính tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2004

b. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2004 Bài 6: Tỉ trọng GDP các ngành kinh tế trong của một số nước Đông Nam Á năm 2000 (%)

Ngành Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Campuchia 37,1 20,5 42,4

Lào 52,9 22,8 24,3

Philippin 16,0 31,1 52,9

Thái Lan 10,5 40,0 49,5

a.Vẽ biểu đồ tròn so sánh cơ cấu GDP các ngành kinh tế trong của Lào và Thái Lan năm 2000 và nhận xét

(6)

C.TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tình trạng ngập lụt diễn ra nặng nề nhất ở đồng bằng nào sau đây của Trung Quốc?

A. Đồng bằng Đông Bắc. B. Đồng bằng Hoa Bắc.

C. Đồng bằng Hoa Trung. D. Đồng bằng Hoa Nam.

Câu 2: Thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) có kiểu khí hậu

A. ôn đới gió mùa. B. cận nhiệt gió mùa.

C. ôn đới lục địa. D. cận nhiệt lục địa.

Câu 3: Các đô thị có số dân đông nhất Trung Quốc là

A. Thiên Tân, Tây An. B. Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương.

C. Vũ Hán, Thành Đô. D. Bắc Kinh, Thượng Hải.

Câu 4: Tỉ lệ dân thành thị Trung Quốc tăng nhanh trong những năm gần đây là do A. tỉ lệ dân nhập cư cao. B. kinh tế phát triển nhanh.

C. vị trí địa lí thuận lợi. D. quy mô dân số đông.

Câu 5: Năm 2016, dân số thế giới là 7,406 tỉ người, dân số Trung Quốc là 1,374 tỉ người. Vậy dân số Trung Quốc chiếm

A. 20,6% dân số thế giới. B. 19,6% dân số thế giới.

C. 18,6% dân số thế giới. D. 21,6% dân số thế giới.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư, xã hội Trung Quốc?

A. Đầu tư phát triển giáo dục.

B. Có quá ít dân tộc.

C. Phát minh ra chữ viết.

D. Lao động cần cù, sáng tạo.

Câu 7: Phía bắc Trung Quốc tiếp giáp với

A. Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản. B. Nga, Mông Cổ, Ca –dắc –xtan.

C. Mông Cổ, Ca-dắc-xtan, Hàn Quốc. D. Nga, Triều Tiên, Mông Cổ.

Câu 8: Lãnh thổ Trung Quốc trải dài từ

A. ôn đới đến cận nhiệt. B. ôn đới đến nhiệt đới.

C. cận nhiệt đến nhiệt đới. D. cận cực đến nhiệt đới.

Câu 9: Các đồng bằng miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.

D. Hoa Bắc, Hoa Trung, Đông Bắc, Hoa Nam.

Câu 10: Diện tích của Trung Quốc đứng thứ mấy thế giới?

A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 11: Lãnh thổ Trung Quốc nằm trong khu vực

A. Đông Á và Trung Á. B. Đông Á và Đông Nam Á.

C. Đông Á và Bắc Á. D. Trung Á và Nam Á.

Câu 12: Biên giới của Trung Quốc với các nước chủ yếu là

A. núi cao và hoang mạc. B. núi thấp và đồng bằng.

C. đồng bằng và biển. D. núi thấp và sa mạc.

Câu 13: Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm vị trí và lãnh thổ Trung Quốc?

A. Có diện tích lãnh thổ rộng lớn và đứng thứ ba thế giới.

B. Lãnh thổ trải rộng từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.

C. Có đường biên giới giáp 14 nước chủ yếu là núi cao, hoang mạc.

D. Phía đông giáp biển với đường bờ biển dài khoảng 9000 km.

(7)

Câu 14: Nhận xét không đúng về đặc điểm miền Đông Trung Quốc là A. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.

B. Dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú.

C. Từ bắc xuống nam khí hậu chuyển từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.

D. Nghèo khoáng sản, chỉ có than đá là đáng kể.

Câu 15: Hai đặc khu hành chính ven biển của Trung Quốc là

A. Hồng Công, Tân Cương. B. Hồng Công, Ma Cao.

C. Ma Cao, Tây Tạng. D. Tân Cương, Tây Tạng.

Câu 16: Ranh giới phân chia hai miền tự nhiên của Trung quốc là kinh tuyến

A. 730 Đ. B.1000Đ. C. 1050Đ. D. 1350 Đ

Câu 17: Miền Tây Trung Quốc có khí hậu

A. ôn đới hải dương. B. cận xích đạo.

C. cận nhiệt đới. D. ôn đới lục địa.

Câu 18: Hai con sông lớn của Trung Quốc bắt nguồn từ Tây Tạng là

A. Hoàng Hà, Liêu Hà. B. Trường Giang, Hoàng Hà.

C. Tây Giang, Liêu Hà. D. Tây Giang, Trường Giang.

Câu 19: Về tổ chức hành chính, Trung Quốc được chia thành A. 22 tỉnh, 6 khu tự trị và 3 thành phố trực thuộc trung ương.

B. 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.

C. 21 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.

D. 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.

Câu 20: Nhận xét không chính xác về sự đối lập của tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc là A. Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên.

B. Miền Tây khí hậu lục địa, ít mưa còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều.

C. Miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía đông.

D. Miền Đông giàu khoáng sản còn miền Tây thì nghèo khoáng sản..

Câu 21: Năm 2004, giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc lần lượt là 51,4% và 48,6%. Cán cân thương mại của Trung Quốc năm 2004 có đặc điểm:

A. xuất siêu C. mất cân đối xuất, nhập lớn.

B. chưa có gì nổi bật D. nhập siêu.

Câu22: Sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc đứng đầu thế giới là A. thịt lợn, bông vải, lúa gạo. C. kê, lúa mì, thịt lợn.

B. lúa mì, ngô, đỗ tương. D. lúa mì, lúa gạo, ngô.

Câu 23: Cho bảng số liệu sau về dân số và sản lượng lương thực của Trung Quốc:

Năm 1985 2004

Số dân (triệu người) 1.058 1.300

Sản lượng lương thực (triệu tấn) 339 422

Sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của Trung Quốc năm 1985, 2004 lần lượt là (kg/người) A. 320, 325 C. 325, 324

B. 324, 325 D. 320, 324

Câu 24: Các tài nguyên thiên nhiên chính để miền Tây Trung Quốc phát triển kinh tế:

A. rừng, đồng cỏ, khoáng sản B. khoáng sản, đồng cỏ, biển C. biển, khoáng sản, rừng D. khoáng sản, đồng cỏ, sông ngòi Câu 25: Các trung tâm công nghiệp nào sau đây nằm ở miền Đông Trung Quốc?

A. Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải B. Urumsi, Bắc Kinh, Quảng Châu

(8)

C. Bắc Kinh, Thượng Hải, Urumsi D. Hồng Công, Thượng Hải, Urumsi

Câu 26: Trung Quốc đã sử dụng lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có ở địa bàn nông thôn để phát triển các ngành công nghiệp

A. điện tử, vật liệu xây dựng, dệt may B. đồ gốm, dệt may, sản xuất ô tô C. vật liệu xây dựng, đồ gốm, dệt may D. hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt may

Câu 27: Các đồng bằng vùng Đông Bắc và Hoa Bắc Trung Quốc, trồng các loại cây chủ yếu là:

A. ngô, lúa mì, lúa gạo. C. lúa gạo, ngô, mía.

B. lúa mì, ngô, củ cải đường. D. lúa mì, bông vải, chè.

Câu 28: Khi chuyển từ “nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường”, các xí nghiệp, nhà máy Trung Quốc:

A. phát triển cân đối hơn B. có hiệu quả sản xuất lớn hơn

C. hạn chế tình trạng rủi ro trong sản xuất D. chủ động cao hơn trong sản xuất và tiêu thụ

Câu 29: Từ 1994, Trung Quốc tập trung chủ yếu vào các ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng vì đó là những ngành:

A. có thể tăng nhanh năng suất và đáp ứng được nhu cầu người dân B. tạo động lực cho nền kinh tế đất nước đi lên

C. phù hợp với nguồn lao động đất nước rất dồi dào và giá nhân công rẻ D. có thể quay vòng vốn nhanh

Câu 30: Cơ cấu cây trồng của Trung Quốc đang có sự thay đổi theo hướng:

A. giảm tỉ lệ diện tích cây công nghiệp, tăng tỉ lệ diện tích cây lương thực và cây ăn quả B. giảm tỉ lệ diện tích cây ăn quả và cây lương thực, tăng tỉ lệ diện tích cây công nghiệp C. giảm tỉ lệ diện tích cây lương thực, tăng tỉ lệ diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả D. giảm tỉ lệ diện tích cây ăn quả, tăng tỉ lệ diện tích cây lương thực và cây công nghiệp Câu 31: Đông Nam Á tiếp giáp các đại dương là

A. Thái Bình Dương-Đại Tây Dương. C. Biển Đông-Vịnh Thái Lan.

B. Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương. D. Thái Bình Dương-Vịnh Thái Lan.

Câu 32: Đông Nam Á nằm trong khu vực có khí hậu

A. xích đạo và nhiệt đới gió mùa. B. nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt gió mùa.

C. xích đạo và cận xích đạo D. cận nhiệt gió mùa và cận xích đạo Câu 33: Trong khu vực Đông Nam Á, quốc gia nào không có biển ?

A. Mianma . C. Campuchia.

B. Đông Timo. D. Lào.

Câu 34: Nước nào sau đây thuộc vùng Đông Nam Á lục địa ?

A. Việt Nam, Thái Lan, Singapore. C. Việt Nam, Thái Lan, Mianma.

B. Thái Lan, Mianma, Indonesia. D. Bruney, Malaixia, Thái Lan.

Câu 35: Cao su là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở các nước

A. Thái Lan, Malaxia, Việt Nam, Inđônêxia B. Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam C. Thái Lan, Việt Nam, Philipine, Malaixia D. Thái Lan, Malaixia, Singapore, Việt Nam Câu 36: Ở Việt Nam cây công nghiệp có diện tích cao nhất Đông Nam Á là

A. cao su và cà phê. C. cà phê và chè B. cà phê và hồ tiêu. D. cao su và dừa Câu 37: ASEAN là tên gọi tắt của

A. liên minh Đông Nam Á. C. hiệp hội kinh tế Đông Nam Á B. tổ chức liên phòng Đông Nam Á. D. hiệp hội các nước Đông Nam Á

Câu 38. Cho bảng số liệu về Chuyển dịch cơ cấu GDP theo ba khu vực kinh tế của Việt Nam.

(Đơn vị: %)

(9)

Năm Khu vực I Khu vực II Khu vực III Tổng

1991 40,5 23,8 35,7 100

1995 27,2 28,8 44,0 100

2000 24,5 36,7 38,8 100

2004 21,8 40,2 38,0 100

Em hãy xác định biểu đồ thể hiện thích hợp nhất:

A. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ đường.

B. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ ô vuông.

Câu 39. Ưu thế về dân cư trong việc phát triển kinh tế – xã hội của Đông Nam Á là A. dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào B. lao động phổ thông chiếm đa số C. mật độ dân số cao D. phân bố không đều

Câu 40: Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gíó mùa. Tuy vậy một phần lãnh thổ của các nước sau đây có mùa đông lạnh

A. Việt Nam, Mianma B. Thái Lan, Mianma C. Thái Lan, Malaysia D. Việt Nam, Thái Lan Câu 41: Đông Nam Á biển đảo nằm trong hai đới khí hậu chính là

A. cận nhiệt đới, ôn đới B. cận nhiệt đới xích đạo C. nhiệt đới gió mùa, xích đạo D. nhiệt đới, ôn đới.

Câu 42: Cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng A. giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III

B. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III C. giảm tỉ trọng khu vực I và III, tăng tỉ trọng khu vực II D. gỉam tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I và III

Câu 43: Quốc gia nào sau đây không tham gia sáng lập tổ chức ASEAN năm 1967 A. Thái Lan B. Indonesia C. Việt Nam D. Philipin

Câu 44: Trong 11 quốc gia Đông Nam Á, nước chưa gia nhập ASEAN là

A. Đông Timo B. Brunay C. Mianma D. Campuchia

Câu 45: Nhìn chung, khí hậu của Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo khác nhau ở chỗ A. Đông Nam Á lục địa nằm trong 1 đới khí hậu, Đông Nam Á biển đảo nằm trong 2 đới khí hậu.

B. Khí hậu của Đông Nam Á lục địa có tính lục địa, khí hậu của Đông Nam Á biển đảo có tính hải dương

C. Khí hậu của Đông Nam Á lục địa có 1 mùa đông lạnh, Đông Nam Á biển đảo nóng quanh năm D. Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, Đông Nam Á biển đảo có khí hậu xích đạo Câu 46. Trong các nước sau nước nào chưa gia nhập ASEAN?

A. Việt Nam B. Thái Lan C. Cam pu chia D. Đông-ti-mo Câu 47: Mục tiêu tông quát của ASEAN là:

A. Đoàn kết hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển.

B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

C. Xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định có nền kinh tế ,văn hóa, xã hội phát triển.

D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước, tổ chức quốc tế khác.

Câu 48. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á:

A. Đói nghèo, bệnh tật B. Thất nghiệp, thiếu việc làm C. Ô nhiễm môi trường D. Mất ổn định do dân tộc, tôn giáo Câu 49. Biểu hiện nào sao đây chứng tỏ trình độ phát triển của ASEAN còn chưa đồng đều:

(10)

A. Đô thị hóa khác nhau giữa các quốc gia B. Sử dụng tài nguyên của các nước chưa hợp lí C. GDP có sự chênh lệch giữa các nước

D. Tỉ lệ đói nghèo giữa các nước có sự khác nhau

Câu 50. Thành tựu của ASEAN có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt chính trị là:

A. Nhiều đô thị của một số nước đã tiến kịp trình độ phát triển của các nước trên thế giới B. Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực

C. Hệ thống cơ sở hạ tầng

Câu 51. Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước trong khu vực ASEAN là:

A. Lúa gạo. B. Than.

C. Xăng dầu. D. Hàng điện tử.

Câu 52. Mặt hàng nào sau đây, Việt Nam không phải nhập từ các nước ASEAN:

A. Phân bón. C. Nông sản.

B. Thuốc trừ sâu. D. Dầu thô.

Câu 53. Năm 1967, tại Băng Cốc ( Thái Lan ) các nước tham gia kí tuyên bố thành lập ASEAN là:

A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam B. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Lào C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a D. Thái Lan, Phi-lip-pin, Mi-an-ma Câu 54. Gia nhập ASEAN nước ta gặp phải thách thức nào sau đây:

A. Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế B. Chuyển giao công nghệ với các nước

C. Tận dụng được những lợi thế về nguồn lao động D. Phong tục, văn hóa có nhiều nét tương đồng

Câu 55. Việt Nam xuất khẩu gạo chủ yếu sang các nước nào trong ASEAN?

A. In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin B. Mi-an-ma, Lào C. Cam-pu-chia, Thái Lan D. Xin-ga-po, Bru-nây Câu 56. Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?

A. Do trình độ phát triển kinh tế chênh lệch B. Do vấn đề sắc tộc, tôn giáo

C. Do vẫn còn tình trạng đói nghèo D. Do sử dụng tài nguyên chưa hợp lí

Câu 57. Trong các ý sau, ý nào không đúng về thành tựu của ASEAN:

A. 10/11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á gia nhập ASEAN B. Cán cân xuất-nhập khẩu của toàn khối đạt giá trị dương C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đều và vững chắc D. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa Câu 58. Đâu không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN:

A. Thông qua các dự án, chương trình phát triển B. Thông qua các diễn đàn, hiệp ước

C. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao D. Thông qua sự tự do lưu thông hàng hóa, tiền tệ Câu 59. Tháp đôi Petronas là của quốc gia nào ?

A. Xin-ga-po B. Đông-ti-mo C. Ma-lai-xi-a D. In-đô-nê-xi-a

Câu 60.Trong các nước sau của khu vực Đông Nam Á, nước nào là nước công nghiệp mới (NICs):

A. Thái Lan B. Xin-ga-po C. Bru-nây D. Cam-pu-chia

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

A. Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia. Thái Lan, Lào, Mi-an-ma,Ma-lai-xi-a, Trung Quốc. Ma-lai-xi-a, Lào,Thái Lan, Cam-pu-chia, Trung Quốc. Câu 34.Thiên nhiên

* Circle the item among A, B, C or D that best answers the question about the passage. Energy is fundamental to human beings, especially to poor people – the one- third

- Phân bố dân cư không đều: 70% dân số sống ở thành phố; phần lớn dân số tập trung ở phía tây và phía nam; phía đông và phía bắc dân cư thưa thớt khó khăn cho

C. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản thấp và hầu như không biến động D. Tốc độ GDP của Nhật Bản thấp và hầu như không biến động. CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ.

lưu huỳnh (IV) oxit. SO 2 vừa có tính chất khử vừa có tính ôxi hoá. SO 2 là chất có mùi hắc, nặng hơn không khí. Câu 10: Nhóm gồm tất cả các kim loại tan

Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part is pronounced differently from that of the rest in each of the

b.Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội (đọc thêm) Câu hỏi. Nghĩa vụ là gì?.. Khi có những hành vi phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội thì trạng thái của lương

- - Do nhu cầu của tt và xuất phát từ tt mà con người đã tổng kết khái quát thành nhận thức lí luận - Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình