• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề cương ôn tập HK1 Địa lý 12 năm 2019 - 2020 trường Nguyễn Bỉnh Khiêm - Gia Lai - THI247.com

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề cương ôn tập HK1 Địa lý 12 năm 2019 - 2020 trường Nguyễn Bỉnh Khiêm - Gia Lai - THI247.com"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: ĐỊA LÝ 12

BÀI 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP A. LÍ THUYẾT

1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội:

a) Bối cảnh:

- Ngày 30 - 4- 1975: Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng, phát triển đất nước.

- Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu.

- Tình hình trong nước và quốc tế những năm cuối thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80 diễn biến phức tạp.

 Trong thời gian dài nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng.

b) Diễn biến:

- Năm 1979: Bắt đầu thực hiện đổi mới trong một số ngành (nông nghiệp, công nghiệp) - Ba xu thế đổi mới từ đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986:

+ Dân chủ hóa đời sống kinh tế- xã hội.

+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

c) Thành tựu:

- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005).

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (giảm tỉ trọng khu vực 1, tăng tỉ trọng khu vực II và III).

- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ rệt ( hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh...) - Đời sống nhân dân được cải thiện, giảm tỉ lệ nghèo của cả nước.

2) Nước ta trong hộ nhập quốc tế và khu vực:

a) Bối cảnh:

- Thế giới: Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh hợp tác khu vực.

- Việt Nam là thành viên của ASEAN (tháng 7/1995), bình thường hóa quan hệ Việt- Mỹ, thành viên WTO năm 2007.

b) Thành tựu:

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài ODA, FDI.

- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường.

- Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, xuất khẩu gạo....

3) Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới:

- Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo.

- Hoàn thiện cơ cấu chính sách của nền kinh tế thị trường.

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa gắn với nền kinh tế tri thức.

- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục,...

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Xu thế lớn tác động đến nền kinh tế - xã hội nước ta trong thời đại ngày nay là A. phát triển nền kinh tế trí thức. B. đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

C. phát triển công nghệ cao. D. toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế.

Câu 2. WTO là tên viết tắt của tổ chức

A. Thương mại thế giới. B. Quỹ tiền tệ quốc tế.

C. Khu vực mậu dịch tự do châu Á. D. Diễn đàn hợp tác các kinh tế châu Á -Thái Bình Dương Câu 3. Công cuộc Đổi mới của nước ta không diễn ra theo xu thế nào sau đây

A. Phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

B. Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội.

C. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN.

D. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

Câu 4. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào thời gian là

A. ngày 28 tháng 7 năm 1995. B. ngày 27 tháng 8 năm 1995.

C. ngày 27 tháng 8 năm 1997. D. Ngày 30 tháng 4 năm 1999.

Câu 5. Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế nước ta được bắt đầu từ năm

A. năm 1985 B. năm 1986 C. năm 1987 D. 1988 Câu 6. Để thực hiện tốt sự nghiệp CNH – HĐH, nước ta cần dựa trên cơ sở

A. Phát triển khoa học – kĩ thuật – công nghệ, giáo dục và đào tạo B. Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nặng coi đó là khâu then chốt C. Phát triển công nghiệp nhẹ, nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến

D. Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng để ổn định đời sống của nhân dân Câu 7. Những thách thức lớn của nước ta khi hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới A. Khó khăn trong việc tiếp cận với thị trường mới, nhất là thị trường các nước tư bản

(2)

2

B. Cạnh tranh về kinh tế, thương mại, tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn và công nghệ C. Chất lượng sản phẩm thấp, khó cạnh tranh với thị trường quốc tế và khu vực

D. Nền kinh tế còn trong tình trạng chậm phát triển

Câu 8. Thử thách lớn nhất về mặt xã hội trong công cuộc đổi mới nền kinh tế xã hội của nước ta là:

A. Phân hóa giàu nghèo, thất nghiệp, thiếu việc làm và những vấn đề xã hội khác trở nên gay gắt B. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng có xu hướng tăng

C. Ảnh hưởng của văn hóa lai căng, đồi trụy từ nước ngoài

D. Thiếu vốn – công nghệ tiên tiến, và đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao Câu 9. Để tận dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật tiên tiến trên thế giới, Việt Nam cần A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp

B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực sản xuất công nghiệp sang dịch vụ

C.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực dịch vụ sang công nghiệp

Câu 10. Yếu tố không phải giúp Việt Nam nhanh chóng hoà nhập vào khối Asean A. Đường lối đổi mới của Việt Nam B. Vị trí địa lý

C. Xu hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại của vùng D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú Câu 11. Đường lối Đổi mới ở nước ta được khẳng định từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

A. IV. B. V. C. VI. D. VII.

Câu 12.Chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta bước đầu đã có tác dụng chuyển dịch lao động từ A. Khu vực kinh tế nhà nước sang tập thể và tư nhân

B. Khu vực kinh tế tư nhân sang khu vực kinh tế nhà nước và tập thể C. Khu vực kinh tế tập thể, tư nhân sang khu vực kinh tế nhà nước D. Kinh tế nhà nước sang khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Câu 13. Công cuộc Đổi mới của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và vững chắc là do A. trong thời gian tiến hành Đổi mới nước ta ít gặp phải các thiên tai.

B. các nguồn lực trong và ngoài nước được phát huy một cách cao độ.

C. nước ta có nhiều tiền đề kinh tế quan trọng từ các giai đoạn trước.

D. nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình các nước bè bạn trên thế giới.

Câu 14. Khó khăn lớn nhất của nước ta trước thời kì đổi mới là:

A. Các nước cắt viện trợ B. Mĩ cấm vận

C. Khủng hoảng kinh tế trầm trọng D. Cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề Câu 15. Những đổi mới đầu tiên ở nước ta được thực hiện trong lĩnh vực

A. sản xuất nông nghiệp. B. sản xuất công nghiệp. C. giao thông vận tải. D. thông tin liên lạc.

Câu 16. Sự kiện được coi là mốc quan trọng trong quan hệ quốc tế của nước ta vào năm 2007 là A. Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.

B. Gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

C. Là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới.

D. Tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 17. Thành tựu kinh tế nào được đánh giá là to lớn nhất ở nước ta sau 20 năm Đổi mới A. cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng CNH - HĐH.

B. kinh tế tăng trưởng liên tục

C. sự phân hoá giàu nghèo có xu hướng giảm.

D. kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển mạnh.m

Câu 18. Thành tựu to lớn nhất trong việc thực hiện chiến lược hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam là A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh theo hướng CNH - HĐH.

B. đạt được thành tựu to lớn trong việc xoá đói, giảm nghèo C. giảm dần sự chênh lệch về kinh tế giữa các vùng lãnh thổ.

D. mở rộng quan hệ quốc tế, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 19. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng khủng hoảng kinh tế của nước ta sau năm 1975 là:

A. Nông nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP B. Tỉ lệ tăng trưởng GDP rất thấp, chỉ đạt 0,2%/năm

C. Lạm phát kéo dài, có thời kì lên đến 3 chữ số D. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế âm, cung nhỏ hơn cầu

Câu 20.Việt Nam hiện nay là thành viên của các tổ chức quốc tế:

A. EEC, ASEAN, WTO B. ASEAN, OPEC, WTO C. ASEAN, WTO, APEC D. OPEC, WTO, EEC Câu 21. Yếu tố nào không phải là chủ trương của xu thế dân chủ hoá đời sống KT- XH?

A. Để người dân dược toàn quyền trong mọi sinh hoạt và sản xuất B. Nâng cao nhận thức của người dân về quyền lợi nghĩa vụ C. Trao dần cho dân quyền tự chủ trong sản xuất và đời sống D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Câu 22. Công cuộc đổi mới của nước ta từ năm 1986 là:

A. Đổi mới ngành nông nghiệp B. Đổi mới ngành công nghiệp C. Đổi mới về chính trị D. Đổi mới toàn diện về kinh tế-xã hội

Câu 23. Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt diễn ra vào giữa thập niên 90 đánh dấu xu thế hội nhập của nước ta:

A. Gia nhập WTO và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì

(3)

3

B. Gia nhập ASEAN và kí thương ước với Hoa Kì

C. Gia nhập ASEAN và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì D. Gia nhập APEC và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì

BÀI 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ A. LÍ THUYẾT

1.Vị trí địa lí :

- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương - Gần trung tâm của ĐNÁ

- Vừa gắn với lục địa Á-Âu vừa thông ra TBDg: phía bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia , phía đông giáp Biển đông

- Nằm trong múi giờ số 7 - Tọa độ địa lý :

Điểm xa nhất Trên đất liền Trên biển + Cực Bắc 23o23 B xã Lũng Cú ( Hà

Giang ) 23o23 +Cực Nam: 8o34’ B xã Đ.Mũi (Cà

Mau )

6o50’B + C Đông 109o24’Đ xã Vạn

Thạnh(Khánh Hoà)

117o20’Đ + Cực Tây 102o9’ Đ xã Xín Thầu (

Điện Biên)

101o Đ 2. Phạm vi lãnh thổ bao gồm:

a. Vùng đất gồm đất liền & hải đảo : - Vùng đất : d.tích 331 212 Km2

- Biên giới dài 4600 km :+ Giáp TQ : 1.400 Km

+ Giáp Lào : 2.100 Km + Giáp CPC : 1.100 Km

→ Biên giới thường là đỉnh núi, sống núi, sông, … được thông thương với các nước qua các cửa khẩu - Bờ biển: + Dài 3260 Km từ Móng Cái đến Hà Tiên

+ Qua 28 tỉnh thành - Hải đảo : + Khoảng 4000 đảo

+ Có 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa (Đà Nẵng) & Trường Sa (Khánh Hoà ).

b. Vùng biển …

- Vùng biển: hơn 1 triệu Km2

- Giáp 8 nước Trung quốc , Cpuchia, Philipin, Malaisia, Thailan, Bruney, Indonesia, Sigapo - Dt :trên 1 triệu km2

- Bao gồm; vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa c. Vùng trời:

- Khoảng không gian bao trùm lên lãnh thô nước ta (trên đất liền xác định bởi đường biên giới, trên biển là ranh giới ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo)

3. Ý nghĩa của vị trí và phạm vi lãnh thổ VN a)Ý nghĩa tự nhiên:

-Qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa . - Tài nguyên tự nhiên phong phú và giầu có.

- Thiên nhiên phân hóa đa dạng từ Bắc vào Nam, từ hải đảo,ven biển, đồng bằng, lên miền núi - Có nhiều thiên tai: bão, lụt ,hạn …

b) Ý nghĩa kinh tế , văn hoá- xã hội và quốc phòng :

*Thuận lợi:

-Về kinh tế: Thuận lợi trong giao lưu, quan hệ quốc tế và phát triển kinh tế.

- Về văn hóa- xã hội: Có những nét tương đồng với các nước thuận lợi cho nước ta d ễ chung sống hòa bình hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

-Về ANQP:

+ Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực ĐNÁ một khu vực kinh tế năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới.

+ Biển Đông có ý nghĩa rất quan trong trong xây dựng phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước

* Khó khăn :

- Đặt nước ta vào thế vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh quyết liệt.

- Đường biên giới dài ( trên bộ và trên biển ) nên việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là rất quan trọng.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trên đất liền, điểm cực Bắc của nước ta ở vĩ độ là

A. 23026’B B. 23025’B. C. 23024’B. D. 23023’B.

Câu 2: Trên đất liền, điểm cực Nam của nước ta ở vĩ độ là

A. 8038’B B. 8034’B. C. 8036’B. D. 8035’B.

Câu 3:Việt Nam nằm trong múi giờ số

A. 6. B. 7. C. 8. D. 9.

(4)

4

Câu 4: Tổng diện tích vùng đất của nước ta là

A. 331 211 km2. B. 331 212 km2 . C. 331 213 km2. D. 331 214 km2. Câu 5: Dựa vào Át Lát trang 4,5, hãy cho biết cửa khẩu nào sau đây nằm trên biên giới Việt Nam - Lào?

A. Móng Cái. B. Lao Bảo. C. Hữu Nghị. D. Đồng Đăng.

Câu 6: Dựa vào Át Lát trang 4,5 hãycho biết cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt - Trung?

A. Cầu Treo. B. Vĩnh Xương. C. Lào Cai. D. Mộc Bài.

Câu 7: Đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu kilômét?

A. 3290 km B. 3280 km C. 3270 km D. 3260 km

Câu 8: Nội thủy là

A. vùng có chiều rộng 12 hải lí.

B. vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí.

C. vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

D. vùng nước ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí.

Câu 9. Dựa vào Át Lát trang 4,5, hãy cho biết Việt Nam có đường biên giới cả trên đât liền và trên biển với.

A.Trung Quốc, Lào, Campuchia B.Lào, Campuchia

C.Trung Quốc,Campuchia D.Lào,Campuchia, Thái Lan.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết biển Đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia?

A.Sáu. B.Bảy. C.Tám. D.Chín.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh thành nào có diện tích nhỏ nhất nước ta?

A.Ninh Bình. B.Bắc Ninh. C.Thái Bình. D. Hà Nam.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết ranh giới tự nhiên của hai miền Nam-Bắc của nước ta là A. dãy Hoành Sơn. B. dãy Trường Sơn. C. dãy Bạch Mã. D. dãy NgọcLinh.

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố nào?

A. TỉnhKhánhHòa.B. Thành phố ĐàNẵng.C. Thành phốNhaTrang. D. Thành phố Bà Rịa-VũngTàu.

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào sau đây của nước ta không giáp với biển Đông?

A.Hải Phòng. B.Quảng Ngãi. C.Phú Yên. D. Hà Nam.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết chiều rộng của tỉnh, thành phố nào sau đây chưa đầy 50 km?

A.HàTĩnh. B.QuảngBình. C.QuảngTrị. D. QuảngNgãi.

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết theo thứ tự các tỉnh ven biển từ Bắc vào Nam là A.Quảng Trị, Thừa thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, QuảngNam.

B. Quảng Trị, Thừa thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, QuảngNgãi.

C.Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, HàTĩnh.

D.Quảng Nam Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa.

Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển Đông?

A.26. B.27. C.28. D. 29.

Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết thành phố trực thuộc Trung ương nào sau đây không giáp biển Đông?

A.HảiPhòng. B. ĐàNẵng. C. TP. Hồ Chí Minh. D. CầnThơ.

Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết điểm cực Tây nước ta thuộc tỉnh nào?

A.Sơn La. B. Điện Biên. C.Lai Châu D. Lào Cai

Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố có đường biên giới chung với Lào?

A.10. B.11. C.12. D. 13.

Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào sau đây không có đường biên giới chung với Lào?

A.ĐiệnBiên. B. SơnLa C.KonTum. D. GiaLai.

Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết số tỉnh, thành phố có chung đường biên giới với Campuchia là

A.10. B.11. C.12. D. 13.

Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết cảng nước sâu Dung Quất thuộc tỉnh, thành phố nào?

A.QuảngNam. B.QuảngNgãi. C.QuảngTrị. D. QuảngBình.

Câu 24. Thứ tự các bộ phận vùng biển nước ta là:

A. Nội thủy, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa B. Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa, đặc quyền kinh tế C. Nội thủy, lãnh hải, thềm lục địa, đặc quyền kinh tế, tiếp giáp lãnh hải D. Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa

Câu 25. Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi nào dưới đây ? A. có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí các tất cả các nguồn tài nguyên.

B. cho phép các nước tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu, cáp quang ngầm.

C. cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát biển.

D. có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên.

Câu 26. Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí A. nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương- Địa Trung Hải.

B. nằm tiếp giáp với Biển Đông.

(5)

5

C. nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.

D. nằm ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới.

Câu 27. Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta là

A. có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới.

B. tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

C. tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước.

D. quy định thiên nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 28. Vùng đất của nước ta là

A.phần được giới hạn bởi đường biên giới và đường bờ biển.

B. phần đất liền giáp biển.

C. toàn bộ phần đất liền và các các hải đảo.

D. các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển.

Câu 29. Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên A. khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mùa hạ nóng, mưa nhiều.

B. nền nhiệt độ cao, cán cân bức xạ quanh năm dương.

C. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.

D. có sự phân hóa tự nhiên theo lãnh thổ rõ rệt.

Câu 30. Ý nghĩa văn hóa - xã hội của vị trí địa lí Việt Nam là tạo điều kiện

A. cho giao lưu với các nước xung quanh bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không.

B. để nước ta thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

C. cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

D. mở lối ra biển thuận lợi cho Lào, Đông Bắc Campuchia và Tây Nam Trung Quốc.

Câu 31. Đường biên giới trên biển nước ta có giới hạn từ:

A. Móng Cái đến Hà Tiên. B. Lạng Sơn đến Đất Mũi.

D. Móng Cái đến Cà Mau. D. Móng Cái đến Bạc Liêu.

Câu 32. Điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây phần đất liền nước ta thuộc các tỉnh:

A. Hà Giang, Cà Mau, Điện Biên, Ninh Thuận. B. Hà Giang, Cà Mau, Lai Châu, Khánh Hòa.

C. Hà Giang, Cà Mau, Khánh Hòa, Điện Biên. D. Cao Bằng, Kiên Giang, Lai Châu, Khánh Hòa.

Câu 33. Để sử dụng tốt nguồn nước sông Mê Công, Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ với các nước:

A. Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia.

B. Thái Lan, Lào, Mi-an-ma,Ma-lai-xi-a, Trung Quốc.

C. Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, ma-lai-xi-a D. Ma-lai-xi-a, Lào,Thái Lan, Cam-pu-chia, Trung Quốc.

Câu 34.Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á, châu Phi là nhờ A. nước ta nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến.

B. nước ta nằm ở Trung tâm vùng Đông Nam Á.

C. nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.

D. nước ta nằm tiếp giáp biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260km.

Câu35. Hạn chế nào không phải do hình dạng dài và hẹp của lãnh thổ Việt Nam mang lại A. khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn. B. giao thông Bắc- Nam trắc trở.

C. việc bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ khó khăn. D. khí hậu phân hoá phức tạp.

Câu 36.Việc thông thương với các nước láng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu,vì A. thuận tiện cho việc đảm bảo an ninh quốc gia. B. phần lớn biên giới nước ta nằm ở miền núi.

C. phần lớn biên giới chạy theo các đỉnh núi, hẻm núi. D. là nơi có địa hình thuận lợi cho qua lại.

Câu 37.Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ, nên tự nhiên nước ta có sự phân hóa giữa A. miền Bắc với miền Nam. B. giữa miền núi với đồng bằng.

C. giữa đất liền với biển. D. giữa đồi núi với ven biển.

Câu 38. Điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của nước ta?

A. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc. B.Nước ta nằm trong vủng có nhiều thiên tai.

C. Nước ta nằm trong vành đai động đất. D. Nước ta nằm trong khu vực gió mùa châu Á.

Câu 39. Nằm ở ngã tư của đường hàng hải và hàng không quốc tế,nên nước ta có điều kiện thuận lợi để A. giao lưu với các nước. B. chung sống hòa bình với các nước.

C. trở thành trung tâm của khu vực. D. phát triển nhanh hơn các nước khác.

Câu 40. Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển nên thảm thực vật nước ta

A. xanh tốt quanh năm. B. đa dạng về loài . C. đa dạng về gen. D. có nhiều tầng cây.

Bài 6. ĐẤT NHƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI A. LÍ THUYẾT

I. Đặc điểm chung của địa hình

1. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp - Đồi núi chiếm ¾ diện tích, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích

- Đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 85% , núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%.

2. Cấu trúc địa hình đa dạng -Có tính phân bậc do tân kiến tạo.

(6)

6

-Thấp dần từ TB → ĐN.

- Địa hình gồm 2 hướng chính:

+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam : Dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn.

+ Hướng vòng cung: Các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn.

3. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

-Lớp vỏ phong hóa dày, xâm thực mạnh ở vùng núi, bồi đắp ở đồng bằng.

4. Địa hình chịu tác động mạnh của con người

-Phá rừng & khai thác hầm mỏ ..làm đẩy nhanh tốc độ rửa trôi, xói mòn

- Làm ruộng bậc thang, trồng rừng giúp hạn chế rửa trôi, xói mòn, đắp đê ngăn lụt II. Các khu vực địa hình

1. Khu vực đồi núi a) Vùng núi Đông Bắc : - Nằm ở tả ngạn S.Hồng

- 4 cánh cung lớn là: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều chụm đầu ở Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông.

- Núi thấp chủ yếu, theo hướng vòng cung, cùng với sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

- Hướng nghiêng chung Tây Bắc – Đông Nam,

- Cao ở phía Tây Bắc như Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là đồi núi thấp, cao trung bình 500-600 m; giáp đồng bằng là vùng đồi trung du dưới 100 m.

b) Vùng núi Tây Bắc

- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, - Là địa hình cao nhất nước ta,

- Hướng núi chính là Tây Bắc Đông Nam - Hướng nghiêng: Tây Bắc Đông Nam - Bao gồm ba dải địa hình:

+ Phía Đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, +Phía Tây là núi trung bình dọc biên giới Việt-Lào

+Giữa là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.

- Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông (S.Đà, S.Mã, S.Chu…) c)Vùng núi Trường sơn bắc

- Từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.

- Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng tây bắc - đông nam.

- Thấp ở giữa, cao ở hai đầu và hẹp ngang.

+ Đầu Bắc là vùng núi Tây Nghệ An

+ Giữa thấp trũng là vùng đá vôi Quảng Bình và đồi núi thấp Quảng Trị

+ Đầu Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên-Huế. Kết thúc là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển là ranh giới với Trường Sơn Nam.

- Sông ngắn như : Sông Gianh, S Đại, S Bến Hải, S Quảng Trị, S Hữu Trạch -Ven biển có những đồng bằng hẹp

d)Vùng núi Trường sơn nam:

- Từ nam Bạch Mã cho đến khối núi cực Nam Trung Bộ

- Hướng TB chuyển dần sang hướng Bắc – Nam và hướng vòng cung, nghiêng dần về phía Đông - Gồm các khối núi và cao nguyên, cao và đồ sộ, thấp ở giữa cao hai đầu : + Đầu bắc là khối núi Kon Tum

+ Đầu nam khối núi cực Nam Trung Bộ.

- Có sự bất đối xứng giữa 2 sườn Đông và Tây:

+ Phía Đông với những đỉnh cao trên 2000m, đổ xuống Đbằng hẹp ven biển.

+ Phía tây là các cao nguyên badan xếp tầng: Plây Ku, Đắc Lắc, Mơ Nông, Di Linh bề mặt khá phẳng, độ cao 500- 800-1000m và bán bình nguyên xen đồi .

- Các thung lũng sông: S Vu Gia, S Thu Bồn, STrà Bồng,S Krông Pơko, S Đắc Krông. S Đồng Nai, S Bé..

2. Khu vực bán bình nguyên và đồi trung du chuyển tiếp từ đồi núi xuống đồng bằng:

- Bán bình nguyên hiện rõ ở Đông Nam Bộ : + Các bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100m + Các bề mặt phủ badan cao khoảng 200m

- Đồi trung du là các bậc thềm phù sa cổ bị chia cắt bởi dòng chảy B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình nhất ở vùng

A. Tây Bắc và Đông Bắc. B. Đông Bắc và Nam Trường Sơn.

C. Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn. D. Tây Bắc và Bắc Trường Sơn.

Câu 2. Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam thuộc hệ thống sông

A. sông Hồng. B. sông Đà. C. sông Cả. D. sông Thái Bình.

D. Đỉnh Ngọc Linh là đỉnh núi cao nhất của vùng.

Câu 3. Ở nước ta, dạng địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất là ở khu vực

A. Trung du Bắc Bộ. B. Tây Nguyên. C. Đông Nam Bộ. D. Nam Trung Bộ.

Câu 4. Đặc trưng nổi bật ở đồng bằng Bắc Bộ nước ta là A. địa hình thấp và bằng phẳng.

B. đồng bằng phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

(7)

7

C. hàng nằm toàn đồng bằng được phù sa sông mới bồi đắp.

D. có hệ thống đê ngăn lũ.

Câu 5. Đặc trưng nổi bật của đồng bằng duyên hải miền Trung nước ta là A. địa hình thấp và bằng phẳng.

B. đồng bằng phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

C. có nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất nước ta.

D. có khả năng mở rộng thêm diện tích canh tác.

Câu 6. Bão, lũ lụt, hạn hán, gió tây khô nóng là thiên tai xảy ra chủ yếu ở vùng

A. Đồng bằng sông Hồng. B. Tây Bắc. C. Duyên hải miền Trung. D. Tây Nguyên.

Câu 7. So với diện tích toàn lãnh thổ, đồi núi của nước ta chiếm khoảng A. 3/4 diện tích. B. 2/3 diện tích. C. 4/5 diện tích. D. 3/5 diện tích.

Câu 8 . Độ cao của đỉnh Phan-xi-păng là

A. 3413 m. B. 3143 m. C. 4313 m. D. 3134 m.

Câu 9. Đỉnh núi cao nhất nước ta thuộc dãy

A. Trường Sơn Bắc. B. Hoàng Liên Sơn. C. Trường Sơn Nam. D. Đông Triều.

Câu 10. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, hãy cho biết Đồng bằng Bắc Bộ thuộc miền tự nhiên nào sau đây?

A. Miền Nam Trung Bô ̣vàNam Bộ B. Miền Bắ c

C. Miền Tây Bắ c và Bắc Trung Bộ D. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Câu 11. Đồi núi nước ta chạy theo hai hướng chính là

A. hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.B. hướng tây nam - đông bắc và hướng vòng cung.

C. hướng vòng cung và đông nam - tây bắc. D. hướng vòng cung và hướng đông bắc - tây nam.

Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam ? A. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi trung bình và núi cao.

B. Hướng núi tây bắc - đông nam và hướng vòng cung chiếm ưu thế.

C. Địa hình Việt Nam rất đa dạng và phân chia thành các khu vực với các đặc trưng khác nhau.

D. Địa hình Việt Nam là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 13. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc ?

A. Hướng núi vòng cung chiếm ưu thế với các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều chụm đầu vào khối núi Tam Đảo.

B. Địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích.

C. Hướng nghiêng chung của khu vực là hướng tây bắc - đông nam liên quan đến vận động cuối Đệ Tam, đầu Đệ Tứ.

D. Các sông trong khu vực như: Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam cũng có hướng vòng cung.

Câu 14. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Tây Bắc ? A. Về mặt vị trí, vùng núi Tây Bắc nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Cả.

B. Có địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi hướng bắc - nam.

C. Có các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hoá.

D. Kẹp giữa các dãy núi là các thung lũng sông như sông Đà, sông Mã, sông Chu.

Câu 15. Địa hình vùng núi Nam Trường Sơn không có đặc điểm nào sau đây ? A. Khối núi Kon Tum và cực Nam Trung Bộ được nâng cao.

B. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn đông - tây.

C. Các cao nguyên badan Plâyku, Mơ Nông, Di Linh khá bằng phẳng với độ cao trung bình từ 1000 đến 1500m.

D. Đỉnh Ngọc Linh là đỉnh núi cao nhất của vùng.

Câu 16. Yếu tố quyết định tạo nên tính phân bậc của địa hình Việt Nam là

A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. B. sự xuất hiện từ khá sớm của con người.

C. tác động của vận động Tân kiến tạo. D. vị trí địa lí giáp với biển Đông.

Câu 17. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết daỹ núi nào sau đây không chạy theo hướng tây bắc–đông nam?

A. Hoàng Liên Sơn B. Con Voi C. Đông Triều D. Tam Đảo

Câu 18. Trước khi có tác động của vận động Tân kiến tạo, địa hình phần đất liền của nước ta có đặc điểm là A. mới chỉ có một vài mảng nền cổ nhô lên trên mặt biển. B. có nhiều núi non hiểm trở.

C. phần lớn diện tích là đồng bằng phù sa châu thổ. D. phần lớn diện tích là các bề mặt san bằng cổ.

Câu 19. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, hãy cho biết vùng núi nào sau đây chạy theo hướng tây-bắc–đông nam?

A. Đông Bắ c và Tây Bắc B. Tây Bắc C. Đông Bắc D. Trường Sơn Nam Câu 20. Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là ở đặc điểm

A. độ cao và hướng núi B. hướng nghiêng

C. giá trị về kinh tế D. sự tác động của con người

Câu 21.Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, khu vưc ̣ đồi núi Tây Bắc theo lắt cắ t đia ̣ hình từ C đến D (C-D) có đặc điểm địa hình là

A. thấp dần từ tây bắc về đông nam, có các thung lũng sông đan xen đồi núi cao.

B. cao ở tây bắc thấp dần về đông nam, có nhiều đỉnh núi cao, các cao nguyên xen lẫn các thung lũng sông.

C. cao ở đông bắc thấp dần về tây nam, có nhiều đỉnh núi cao, các cao nguyên xen lẫn các thung lũng sông.

D. cao dần từ đông sang tây, nhiều đinh̉ núi thấp, cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn.

Câu 22. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dọc theo lắ t cắ t địa hình từ C đến D (C-D) cao nguyên Mộc Châu nằ m ở độ cao là

A. 1000m -1500m B. 1500m C. 1000m D. 200m-1000m

(8)

8

Câu 23. Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta?

A. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng.

B. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao, hiểm trở.

C. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.

D. Sông ngòi bắt nguồn từ miền núi, cao nguyên chảy qua các đồng bằng.

Câu 24. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết thung lũng sông Thương nằm giữa hai cánh cung nào?

A. Ngân Sơn và Bắc Sơn. B. Sông Gâm và Ngân Sơn.

C. Đông Triều và Ngân Sơn. D. Bắc Sơn và Đông Triều.

Câu 25. Dưạ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, hãy cho biết dãy núi nào sau đây chạy theo hướng vòng cung?

A. Hoàng Liên Sơn B. Đông Triều C. Tam Đảo D. Con Voi Câu 26. Độ cao địa hình nước ta có sự phân hóa khác nhau là do

A. kết quả của nhiều chu kì kiến tạo trong Tân kiến tạo .B. ngoại lực cắt xẻ bề mặt địa hình trong giai đoạn Tân kiến tạo C. vận động tạo núi Anpơ. D. kết quả vận động trong giai đoạn tiền Cambri.

Câu 27. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, đỉnh núi Ngọc Linh thuộc vùng núi nào?

A. Đông Bắc. B. Tây Bắc C. Trường Sơn Nam. D. Trường Sơn Bắc

Câu 28. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, sắp xếp tên các đỉnh núi lần lượt tương ứng theo thứ tự của 4 vùng núi: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam là

A. Phăn xi păng, Tây Côn Lĩnh, Chư Yang Sin, Pu xen lai leng B. Chư Yang Sin, Phăn xi păng, Tây Côn Lĩnh, Pu xen lai leng C. Phăn xi păng, Tây Côn Lĩnh, Pu xen lai leng, Chư Yang Sin D. Phăn xi păng, Pu xen lai leng, Tây Côn Lĩnh, Chư Yang Sin

Câu 29. Các sườn đồi ba dan lượn sóng ở Đông Nam Bộ được xếp vào loại địa hình

A. Đồng bằng. B. Các bậc thềm phù sa cổ. C. Các cao nguyên. D. Các bán bình nguyên.

Câu 30. Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết tên các cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam

A. Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu B. Sín Chải, Tà Phình, Sơn La, Mộc Châu C. Sín Chải, Tà Phình, Mộc Châu, Sơn La D. Tà Phình, Sín Chải, Mộc Châu, Sơn La

Câu 31. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, hãy cho biết đỉnh núi Mâũ Sơn thuộc khu vực đồi núi nào sau đây?

A. Tây Bắ c B. Đông Bắ c C. Trườ ng Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam

Câu 32. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, doc̣ theo lắt cắt đia ̣ hinh tư A đến B (A-B),yếu tố nào dưới đây không thể

hiện trong lát cắ t địa hinh A-B ?

A. Dãy núi cánh cung Bắc Sơn B. Sơn nguyên Đồng Văn.

C. Hướng nghiêng Tây Bắ c –Đông Nam của vùng núi Đông Bắ c.

D. Hướng núi của dãy con voi

Câu 33. Hai câu thơ “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi/Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” nhà thơ muốn nói đến vùng núi nào của nước ta A. Đông Bắc B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam.

Câu 34. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, doc̣ theo lắt cắt đia ̣ hinh tư A đến B (A-B) thanh phố Đà Lạt nằ m ở độ cao là

A.1500m -2000m B. 1500m C. 2000m D. 1000m

Câu 35. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, khu vưc ̣ đồi núi Đông Bắc theo lắt cắt đia ̣ hinh ̀ từ A đến B (A-B) có đặc điểm đia ̣ hình là

A. cao dần từ đông sang tây, nhiều đinh̉ núi thấp, cao nhất là sơn nguyên Đồng Văn.

B. thấp dần từ tây bắc về đông nam, có các thung lũng sông đan xen đồi núi thấp.

C. cao ở tây bắc thấp dần về đông nam, có nhiều khối núi thấp đan xen thung lũng sông.

D. cao ở đông bắc thấp dần về tây nam, có nhiều khối núi thấp đan xen thung lũng sông.

Câu 36. Tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là 331 212 km2 trong đó địa hình thấp dưới 1000m chiếm tới 85%. Hỏi địa hình thấp dưới 1000m là khoảng bao nhiêu km2?

A. 281 350,2km2 B. 49 681,8 km2 C. 49 816,8 km2 D. 281530,2km2 Câu 37. Những khối núi cao trên 2000m đã

A. phá vỡ cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta. B. làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta.

C. tác động đến cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta. D. làm phong phú cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta.

Câu 38. Thế mạnh đặc trưng của khu vực đồi núi nước ta đối với sự phát triển kinh tế xã hội là

A. Có nhiều nông sản B. Có nhiều đồng cỏ

C. Có khí hậu mát mẻ D. Có nguồn thủy năng dồi dào

Câu 39. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, doc̣ theo lắt cắt đia ̣ hinh ̀ từ A đến B(A-B), lát cắt đia ̣ hinh ̀ A-B thể hiên ̣ nôi ̣ dung nào đưới đây?

A. Hướ ng đia ̣ hình vòng cung của vùng núi Trường Sơn Nam.

B. Vù ng núi Trường Sơn Nam cao ở Tây Bắc thấp dần về Tây Nam.

C. Độ cao củ a các cao nguyên ở vùng núi Trường Sơn Nam.

D. Hướ ng nghiêng của vùng núi Trường Sơn Nam Câu 40. Đồi núi nước ta có sự phân bậc vì A. Phần lớn là núi có độ cao dưới 2 000 m.

B. Chịu tác động của vận động tạo núi Anpi trong giai đoạn Tân kiến tạo.

C. Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ sinh.

D. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực.

BÀI 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (TIẾT 2)

(9)

9

A. LÍ THUYẾT 3. Khu vực đồng bằng :

a)Đồng bằng châu thổ sông Hồng - Diện tích: 15.000 km2

-Bồi đắp phù sa của sông Hồng và Thái Bình , được khai phá từ lâu.

- Địa hình: Cao ở rìa Tây, Tây Bắc và thấp dần về phía biển, chia cắt thành nhiều ô nhỏ.

- Có hệ thống đê ngăn lũ:

+ Trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm hình thành các ruộng cao bạc màu và ô trũng ngập nước.

+ Ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm.

- Ít chịu tác động của thủy triều

b)Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long:

-Diện tích 40 000km2,

- Được bồi tụ bởi phù sa của sông Tiền và sông Hậu thường xuyên hàng năm nên rất màu mỡ mở rộng từ 60 -80 m/năm.

-Địa hình thấp và bằng phẳng

-Không có đê, có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên vào mùa lũ bị ngập nước, mùa cạn nước triều lấn mạnh vào đ/bằng

-Mùa khô 2/3 diện tích Đbằng là đất phèn, đất mặn do nước triều lấn mạnh c)Đồng bằng ven biển:

+ Diện tích 15.000 km2

+ Biển đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đồng bằng.

+ Đất nghèo nhiều cát, ít phù sa sông

+ Đồng bằng thường hẹp ngang và chia thành các đồng bằng nhỏ.

+ Thường phân chia thành ba dải: giáp biển là đầm phá, giữa là vùng thấp trũng, trong cùng là đồng bằng.

4. Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các KV đồi núi và đ/bằng trong phát triển KT-XH 1.thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng.

a/ Thế mạnh:

- Đất phù sa màu mỡ → thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, với nhiều loại nông sản có giá trị xuất khẩu cao.

- Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: thuỷ sản, khoáng sản, lâm sản.

- Thuận lợi cho phát triển nơi cư trú của dân cư, phát triển các thành phố, khu công nghiệp…

- Phát triển GTVT đường bộ, đường sông.

b/ Hạn chế:

-Bão, lũ lụt, hạn hán …thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

-ĐBSH vùng trong đê phù sa không được bồi đắp dẫn đến đất bạc màu và tạo thành các ô trũng ngập nước.

-ĐBSCL do địa hình thấp nên thường ngập lụt, chịu tác động mạnh mẽ của sóng biển và thuỷ triều, dẫn tới diện tích đất ngập mặn, nhiễm phèn lớn.

- Đồng bằng ven biển miền Trung thì quá nhỏ hẹp, bị chia cắt, nghèo dinh dưỡng.

2. Khu vực đồi núi:

a. Thế mạnh:

- Tập chung nhiều khoáng sản như : đồng, chì, sắt, thiếc, bôxit, apatit , đá vôi, than đá…là nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp

- Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài động thực vật với nhiều loài quí hiếm→ phát triển lâm nghiệp - Về sản xuất nông nghiệp:

+Các bề mặt cao nguyên phẳng, thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc.

+ Vùng cao có thể nuôi trồng được các loài cận nhiệt và ôn đới.

+Vùng bán bình nguyên & đồi thể trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả - Sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn

- Tiềm năng du lịch: có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ b. Hạn chế

- Địa hình núi bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho giao thông, cho việc khai thác các tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.

- Nơi xảy ra nhiều thiên tai vào mùa mưa như: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất…

- Có nguy cơ phát sinh động đất ở các đứt gãy sâu.

- Xoáy lốc, mưa đá, sương muối, rét hại gây tác hại cho SX và đời sống B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong các cao nguyên sau, cao nguyên nào không thuộc miền Bắc nước ta?

A. Đồng Văn B. Mộc Châu C. Sơn La D. Di Linh

Câu 2: Nguồn lợi nào sau đây không có ở đồng bằng nước ta?

A. Khoáng sản. B. Thủy năng. C. Rừng. D. Du lịch.

Câu 3: Địa hình cao nhất của nước ta được phân bố chủ yếu ở khu vực

A. Đông Bắc B. Tây Bắc C. Bắc Trung Bộ D. Tây Nguyên

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết cao nguyên nào sau đây không thuộc vùng núi Tây Bắc

A. Sơn La B. Tà Phình C. Mộc Châu D. Hủa Phan

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết tên 6 cao nguyên từ dãy Bạch Mã trở vào Nam theo thứ tự là A. Trường Sơn Nam, Kon Tum, PleiKu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên

(10)

10

B. Trường Sơn Nam, Kon Tum, PleiKu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh C. Kon Tum, PleiKu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh, Lâm Viên D. Kon Tum, PleiKu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh

Câu 6: Địa hình cao ở rìa phía Tây, Tây Bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm địa hình của:

A. Đồng bằng ven biển miền Trung. B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng Nam Bộ Câu 7: Diện tích của đồng bằng sông Cửu Long là:

A. 40.000 km2 B. 15.000 km2 C. 20.000 km2 D. 45.000 km2

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết các cao nguyên của vùng núi Tây Bắc xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam lần lượt là:

A.Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu B. Sín Chải, Tà Phình , Mộc Châu, Sơn La C. Sơn La, Mộc Châu, Tà Phình, Sín Chải D. Mộc Châu, Sơn La, Sín Chải, Tà Phình Câu 9: Đồng bằng sông Cửu Long có hai vùng trũng lớn là:

A. Cà mau và Đồng Tháp Mười. B. Kiên giang và Đông Tháp Mười.

C. Tứ Giác Long Xuyên và Đông Tháp Mười D. Tứ Giác Long Xuyên và Cà Mau Câu 10: Điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là

A. có hệ thống đê sông và đê biển. B. có phù sa sông ngòi bồi tụ tạo nên.

C. có nhiều sông ngòi, kênh rạch. D. diện tích 40.000 km2. Câu 11: Đặc điểm đồng bằng ven biển Miền Trung là:

A. Hẹp ngang và bị chia cắt thành các đồng bằng nhỏ, đất giàu dinh dưỡng B. Diện tích khá lớn, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành, C. Hẹp ngang, kéo dài từ Bắc xuống Nam, đất nghèo dinh dưỡng

D. Hẹp ngang và bị chia cắt, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành đất Câu 12: Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam là hướng chính của:

A. Vùng núi Nam Trường Sơn. B. Vùng núi vùng Đông Bắc C. Vùng núi vùng Tây Bắc. D. Vùng núi Bắc Trường Sơn Câu 13: Quá trình làm biến đổi địa hình hiện tại của nước ta là:

A. Xâm thực ở vùng đồi núi, bồi tụ ở đồng bằng. B. Đắp đê ở đồng bằng C. Bồi tụ ở đồng bằng. D. Xâm thực ở đồi núi.

Câu 14: Khu vực đồi núi nước ta có nhiều cao nguyên rộng lớn cùng với nhiều đồng cỏ là điều kiện thuận lợi cho việc:

A. Phát triển du lịch sinh thái B. Xây dựng các công trình thủy điện C. Chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp D. Phát triển lâm nghiệp

Câu 15: Nguyên nhân làm cho đất ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa, là do:

A. Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều. B. Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống.

C. Khí hậu ở đây khô hạn D. Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu.

Câu 16: Ở đồng bằng sông Cửu Long, về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm một phần diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn là do:

A. Địa hình thấp, nhất là vùng ven biển. B. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

C. Có nhiều vùng trũng rộng lớn. D. Biển bao bọc ba mặt đồng bằng.

Câu 17 : Việc giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi gặp khó khăn thường xuyên là do:

A. địa hình bị chia cắt mạnh, sườn dốc. B. động đất.

C. khan hiếm nước. D. thiên tai (lũ quét, xói mòn, trượt lở đất).

Câu 18: Nhận định nào sau đây không đúng về thế mạnh tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với phát triển KT- XH?

A. Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng nông sản B. Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: khoáng sản, thủy sản,..

C. Nguồn thủy năng dồi dào, khoáng sản phong phú, đa dạng D. Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông

Câu 19: Điểm giống nhau chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là:

A. có hệ thống đê điều chạy dài bao bọc xung quanh đồng bằng B. có mạng lưới sông ngò và kênh rạch chằng chịt

C. đều là những đồng bằng châu thổ do phù sa của các con sông lớn bồi đắp.

D. đều có diện tích đất bị nhiễm mặn lớn

Câu 20: Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị nhiễm mặn vào mùa khô là do:

A. địa hình thấp, nhiều cửa sông đổ ra biển nên thủy triều dễ lấn sâu vào đất liền B. có nhiều vùng trũng rộng lớn.

C. có 3 mặt giáp biển, có gió mạnh nên đưa nước biển vào

D. sông ngòi nhiều tạo điều kiện dẫn nước biển vào sâu trong đất liền Câu 21: Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long?

A. Là đồng bằng châu thổ. B. Được bồi đắp phù sa hàng năm của sông Tiền và sông Hậu.

C. Trên bề mặt có nhiều đê ven sông. D. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

Câu 22: Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, đất feralit là chủ yếu, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh:

A. cây công nghiệp. B. cây lương thực C. cây thực phẩm. D. cây hoa màu.

Câu 23: Đồng bằng sông Cửu Long khác với Đồng bằng sông Hồng ở

A. diện tích nhỏ hơn. B. phù sa không bồi đắp hàng năm

C. thấp và khá bằng phẳng D. cao ở rìa đông, thấp ở giữa

(11)

11

Câu 24: Thế mạnh đặc trưng của khu vực đồi núi nước ta đối với sự phát triển kinh tế xã hội là:

A. nhiều khoáng sản B. nhiều đồng cỏ C. khí hậu mát mẻ D. nguồn thủy năng dồi dào Câu 25: Ảnh hưởng nào không phải của thiên nhiên khu vực đồng bằng đối với sản xuất?

A. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản.

B. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.

C. Là điều kiện thuận lợi để tập trung các khu công nghiệp, thành phố.

D. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày.

Câu 26: Ở nước ta, trên bề mặt các cao nguyên có điều kiện thuận lợi để phát triển A. rừng, chăn nuôi, cây lương thực. B. rừng, chăn nuôi, thủy sản

C. trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc D. chăn nuôi, thủy sản, cây công nghiệp Câu 27: Từ phía biển vào, ở đồng bằng ven biển miền Trung, lần lượt có các dạng địa hình:

A. Vùng thấp trũng; cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.

B. Vùng đã được bồi tụ thành đông bằng; cồn cát và đầm phá; vùng thấp trũng.

C. Cồn cát và đầm phá; vùng thấp trũng; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.

D. Cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng; vùng thấp trũng.

Câu 28: Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế -xã hội của vùng đồi núi là A. địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực trở ngại cho giao thông

B. khí hậu phân hóa phức tạp

C. đất trồng cây lương thực bị hạn chế

D. khoáng sản có trữ lượng nhỏ, phân tán trong không gian

Câu 29: Vùng đất được sử dụng nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng để phát triển cây lương thực là A. đất ngoài đê được bồi đắp hàng năm B. đất ven biển

C. đất bãi bồi ven sông D. đất trong đê không được bồi đắp hàng năm

Câu 30: Đồng bằng ven biển miền Trung nước ta hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Có nhiều nhánh núi của dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển.

B. Được bồi lấp trên những vịnh biển nông, thềm lục địa rộng.

C. Tác động của các nhân tố ngoại lực như gió, mưa, nước chảy....

D. Các sông nhỏ, ngắn, dốc; tiếp giáp vùng biển nông.

Câu 31: Nhận định nào không chính xác về vùng đồi núi nước ta?

A. Sự phân hóa trong vùng đồi núi cơ bản là do nhân tố kiến tạo – địa mạo.

B. Dãy núi Bạch Mã là ranh giới tự nhiên giữa miền Bắc và miền Nam.

C. Từ thung lũng sông Hồng đến đèo ngang là vùng núi cao, với nhiều núi cao trung bình từ 1500m – 2500m.

D. Vùng đồi từ đèo Hải Vân đến Đông Nam Bộ hẹp ngang, thấp ở hai đầu và cao ở giữa.

BÀI 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN A. LÍ THUYẾT

1. Khái quát về biển Đông:

- Diện tích 3,447 triệu km2, biển lớn thứ 2 của Thái Bình Dương

- Là biển tương đối kín, phía Đông & Nam được bao quanh bởi quần đảo Philippin và quần đảo In-đô-nê-xia, tạo nên tính chất khép kín của các dòng hải lưu .

- Chịu ảnh hưởng của t/c nhiệt đới ẩm gió mùa. Biểu hiện qua độ mặn và sinh vật biển + Nhiệt độ TB năm 23 0C, độ muối TB khoảng 30-33 %

+Sóng trên biển mạnh vào thời kỳ gió mùa ĐB +Thủy triều biến động theo 2 mùa lũ và cạn +Hải lưu chịu ảnh hưởng của gió mùa - Biển Đông giàu khoáng sản và hải sản.

2.Ảnh hưởng của Biển Đông đến các yếu tố địa lý khác a.Khí hậu:

- Biển Đông đã làm khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa

+Tăng độ ẩm của các khối khí qua biển mạng lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.

+ làm giảm bớt tính khắc nghiệt lạnh, khô của mùa đông và giảm bớt nóng gây mưa nhiều vào mùa hè.

b. Địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển:

- Các dạng địa hình ven biển đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ, các bãi cát phẳng, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ, rạn san hô…, có giá trị về kinh tế và du lịch

- Các hệ sinh thái vùng ven biển đa dạng và giàu có đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, nước lợ, phèn, hệ sinh thái rừng trên đảo và quần đảo

c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển giàu có:

- Tài nguyên khoáng sản:

+ dầu khí trữ lượng lớn ở bể Nam Côn Sơn, Cửu Long, Mãlai- Thổ Chu và bể sông Hồng + các mỏ sa khoáng, titan có nhiều trong các bãi cát ở ven biển …

+ Thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là vùng biển Nam Trung Bộ.

- Sinh vật biển: trong biển Đông có tới 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực, hàng ngàn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác

d. Thiên tai

(12)

12

- Bão: mỗi năm trung bình có 3-4 cơn bão đi qua biển Đông, cùng với bão là sóng lừng, nước dâng thường xuyên đe dọa, gây hậu quả nặng nề cho vùng đồng bằng ven biển.

- Sạt lở bờ biển…

- Cát bay, cát chảy …

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, vịnh biển nào lớn nhất trong vùng biển nước ta?

A. Vịnh Thái Lan. B. Vịnh Rạch Gía. C. Vịnh Cam Ranh. D. Vịnh Bắc Bộ.

Câu 2: Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta là :

A. Dầu khí . B. Muối biển. C. Cát trắng . D. Titan.

Câu 3: Căn cứ Át lat địa lí Việt Nam trang 6-7, hãy cho biết vịnh Vân Phong thuộc tỉnh nào?

A. Phú Yên. B. Đà Nẵng. C. Ninh Thuận. D. Khánh Hòa.

Câu 4 : Phần Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam rộng hơn:

A. 1.5 triệu km 2 . B. 1.0 triệu km2 . C. 3.0 triệu km2 . D. 2.0 triệu km2 . Câu 5: Mỗi năm thường có bao nhiêu cơn bão trực tiếp đổ bộ vào nước ta?

A. 3 – 4 cơn. B. 5 – 6 cơn. C. 2 – 3 cơn. D. 6 – 7 cơn.

Câu 6: Rừng ngập mặn ven biển nước ta chiếm diện tích lớn nhất ở vùng nào sau đây?

A. Bắc Bộ. B. Nam Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ

Câu 7:Nước ta có bao nhiêu tỉnh/ thành phố tiếp giáp với biển Đông?

A. 26 . B. 27 C. 30. D. 28 .

Câu 8: Ý nào sau đây không đúng khi đánh giá về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta?

A. Làm cho độ ẩm không khí đạt trên 80%, lượng mưa trung bình 1500 mm/năm.

B. Làm giảm sự khô hạn trong mùa đông, làm dịu thời tiết nóng bức vào mùa hạ.

C. Làm cho khí hậu biến động phức tạp và phân hóa đa dạng.

D. Khí hậu mang tính chất hải dương, điều hòa hơn.

Câu 9:(NB)Vân Phong và Cam Ranh là hai vịnh biển thuộc tỉnh (thành) :

A. Quảng Ninh . B. Đà Nẵng. C. Khánh Hoà . D. Bình Thuận.

Câu 10: (NB) Ở nước ta, nghề làm muối phát triển mạnh tại :

A. Của Lò (Nghệ An) . B. Thuận An (Thừa Thiên - Huế).

C. Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) . D. Mũi Né (Bình Thuận).

Câu 11: Hai bể trầm tích có diện tích lớn nhất nước ta là :

A. Sông Hồng và Trung Bộ .B. Cửu Long và Sông Hồng.

C. Nam Côn Sơn và Cửu Long . D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai.

Câu 12: Biển Đông làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương là nhờ vào A. biển rộng, nhiệt độ cao và biến động theo mùa. B. Biển rộng nhiệt độ cao và có hải lưu.

C. Biển rộng nhiệt độ cao và chế độ triều phưc tạp D. Biển rộng, nhiệt độ cao và tương đối kín Câu 13:Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ

A. nằm gần Xích đạo, mưa nhiều. B. địa hình 85% là đồi núi thấp.

C. chịu tác động thường xuyên của gió mùa. D. tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển)..

Câu 14: Biểu hiện rõ nhất đặc điểm nóng ẩm của Biển Đông là :

A. Thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế. B. Nhiệt độ nước biển khá cao và thay đổi theo mùa.

C. Có các dòng hải lưu nóng hoạt động suốt năm. D. Có các luồng gió theo hướng đông nam thổi vào nước ta gây mưa.

Câu 15: Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là :

A. tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng.

B. tác động của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc C. thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới.

D. hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất núi lửa.

Câu 16: Tài nguyên quý giá ven các đảo, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là:

A. Trên 2000 loài cá . B. Các rạn san hô C. Nhiều loài sinh vật phù du . D. Hơn 100 loài tôm Câu 17: Đặc điểm sinh vật nhiệt đới của vùng biển Đông là

A. Năng suất sinh vật cao . B. Ít loài quý hiếm C. Nhiều loài đang cạn kiệt . D. Tập trung theo mùa Câu 18: Đặc điểm sinh vật nhiệt đới của vùng biển Đông là

A. Năng suất sinh vật cao . B. Ít loài quý hiếm C. Nhiều loài đang cạn kiệt . D. Tập trung theo mùa Câu 19:Tính chất nhiệt đới gió mùa của biển Đông được thể hiện qua yếu tố:

A. Diện tích. B. Biên độ . C. Nhiệt độ . D. Giàu ôxi.

Câu 20. Quá trình địa mạo chủ yếu chi phối đường bờ biển nước ta là:

A. Xâm thực. B. Mài mòn. C. Tích tụ. D. Xâm thực, bồi tụ.

Câu 21: Biểu hiện nào sau đây không phải là ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta?

A. Làm tăng độ ẩm của các khối khí khi đi qua biển.

B. Làm giảm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết trong mùa đông.

C. Góp phần làm điều hòa khí hậu.

D. Tăng tính đa dạng của sinh vật nước ta.

Câu 22: Các bãi tắm từ Bắc vào Nam là:

A. Sầm Sơn, Nha Trang, Đà Nẵng, Bạch Long Vĩ B. Đà Nẵng, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu C. Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô, Mũi Né D. Hạ Long, Đà Nẵng, Nha trang, Cửa Lò.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Phân bố dân cư không đều: 70% dân số sống ở thành phố; phần lớn dân số tập trung ở phía tây và phía nam; phía đông và phía bắc dân cư thưa thớt khó khăn cho

Trách nhiệm của công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá.. - Tin tưởng, chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng và nhà

lưu huỳnh (IV) oxit. SO 2 vừa có tính chất khử vừa có tính ôxi hoá. SO 2 là chất có mùi hắc, nặng hơn không khí. Câu 10: Nhóm gồm tất cả các kim loại tan

4) Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố trong 1 chu kì và 1 nhóm A. 5) Tìm hoá trị cao nhất của các nguyên tố khi tạo hợp chất với Oxi và hiđro. 6) Viết công

Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part is pronounced differently from that of the rest in each of the

In many parts of the world, parents and children live together with other family members under the same roof.. These complex families usually contain several generations of

Trong một lần trả lời phỏng vấn, MC này đã chia sẻ về quan điểm sống của mình như sau: "Tôi cố gắng trở thành một người tốt, sống có tâm và có tình.. Còn trong các mối

Câu 39:Hai ngành vận tải đường hàng không và đường biển hiện nay tuy có nhiều cáchbiệt nhưng cũng cóchung một đặc điểm. Phương tiện lưu thông quốc tế B. Có