• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề cương ôn tập HK1 Ngữ Văn 10 năm 2019 - 2020 trường Nguyễn Bỉnh Khiêm - Gia Lai - THI247.com

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề cương ôn tập HK1 Ngữ Văn 10 năm 2019 - 2020 trường Nguyễn Bỉnh Khiêm - Gia Lai - THI247.com"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1 TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

TỔ: NGỮ VĂN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ I. NĂM HỌC: 2019 – 2020

PHẦN I . KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM CÁC DẠNG ĐỀ ĐỌC – HIỂU I. Phạm vi và yêu cầu của phần đọc – hiểu

1. Phạm vi

Các văn bản được chọn có thể là văn bản văn học (trong chương trình hoặc ngoài chương trình Ngữ văn phổ thông), văn bản nhật dụng.

2. Yêu cầu: đọc hiểu văn bản theo 4 cấp độ:

- Nhận biết về thể loại, phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, các biện pháp tu từ,…

- Hiểu được đặc điểm, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.

- Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn bản.

- Bày tỏ suy nghĩ, quan điểm về một vấn đề nêu ra trong văn bản.

II. Kiến thức trọng tâm:

1. Kiến thức về từ

- Phân loại từ theo phạm vi sử dụng: Từ toàn dân, từ địa phương, từ lóng, khẩu ngữ, thuật ngữ…

- Phân loại từ theo cấu tạo: Từ đơn, từ phức (từ láy, từ ghép) - Đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa

- Các biện pháp tu từ về từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, nói giảm nói tránh, nói quá, tương phản, liệt kê, chơi chữ....

2. Kiến thức về câu

- Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp: câu đơn (câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt), câu ghép (câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ)

- Các loại câu phân loại theo mục đích nói: câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm.

- Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,…

- Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.

3. Kiến thức về văn bản

- Đề tài, chủ đề, bố cục, nội dung chính của văn bản

- Phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ.

- Các thể loại của văn bản văn học

(2)

2

- Các phương thức trần thuật trong văn bản nghệ thuật: Trực tiếp (ngôi thứ nhất), nửa trực tiếp (từ ngôi thứ ba nhưng điểm nhìn và lời kể theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm), gián tiếp (ngôi thứ 3).

III. Bài tập minh họa Bài tập 1:

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Phan Anh là sao Việt hiếm hoi biết dùng trang cá nhân của mình để kêu gọi cộng đồng chung tay vào những việc nhân văn, có ý nghĩa. Đây được xem là “chuyện lạ” giữa showbiz tràn ngập những ngôi sao chỉ biết khoe thân, khoe của trên facebook.

Trong một lần trả lời phỏng vấn, MC này đã chia sẻ về quan điểm sống của mình như sau: "Tôi cố gắng trở thành một người tốt, sống có tâm và có tình. Đó là 3 chữ T cần thiết. Còn trong các mối quan hệ xã hội nói chung thì tôi chọn 2 chữ T: tử tế”. Có lẽ chính vì quan điếm sống hết sức nhân văn trên mà Phan Anh là nghệ sĩ hiếm hoi ở Việt Nam gây dựng được uy tín cá nhân với cộng đồng. Những phát ngôn và hành động của anh hầu hết đều nhận được sự ủng hộ tích cực của xã hội.

Chứng kiến hình ảnh xúc động về người dân miền Trung trong cơn bão lũ cuối tuần qua, MC Phan Anh đã lập tức bỏ ra 500 triệu đồng ủng hộ. Anh cũng kêu gọi cộng đồng hãy chung tay cùng mình để sẻ chia bớt những khó khăn, nhọc nhằn sau cơn lũ với người dân miền Trung. Sức mạnh lời kêu gọi của MC Phan Anh có hiệu ứng bất ngờ. Sau gần 1 ngày anh phát ra thông báo chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung, tài khoản của MC này đã thu về gần 8 tỉ đồng. Tính đến trưa 18/10 thì con số đã vượt qua 10 tỉ.

(Nguồn http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/the-gioi-sao/ly-giai-suc-hut-khung-khiep-cua-mc-phan-anh- 334679.html ngày 19/10/2016)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.

Câu 2. Tại sao nói MC Phan Anh có quan điểm sống hết sức nhân văn?

Câu 3. Trái ngược với phát ngôn và hành động của MC Phan Anh là hiện tượng gì xảy ra trong đời sống được nhắc đến trong văn bản? Nêu hậu quả của hiện tượng đó?

Câu 4. Suy nghĩ của anh/chị về cái nhìn của mọi người đối với người “tử tế” được gợi ra ở phần đọc hiểu.

Bài tập 2:

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi

MẸ VÀ QUẢ (Nguyễn Khoa Điềm) Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng

(3)

3

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

(Trích từ Mẹ của nhà thơ, NXB Phụ nữ, 2008) Câu 1.Bài thơ viết về đề tài gì?

Câu 2.Ở khổ thơ thứ nhất, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào?

Câu 3.Trong hai câu thơ: Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi - Mình vẫn còn một thứ quả non xanh, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Bài tập 3:

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Hạt gạo làng ta Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát

Ngọt ngào đắng cay…

Hạt gạo làng ta Có bão tháng Bảy Có mưa tháng Ba Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy…

(Trích Hạt gạo làng ta- Trần Đăng Khoa) Câu 1. Thể thơ của văn bản là gì?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ thứ hai.

Câu 3.Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị gì của hạt gạo làng ta?

4. Em có suy nghĩ gì đối với người nông dân “ một nắng hai sương” làm ra hạt gạo em được ăn hằng ngày?

PHẦN II: LÀM VĂN (NGHỊ LUẬN VĂN HỌC) I. Phạm vi – yêu cầu

1. Yêu cầu

(4)

4 - Dạng bài: Nghị luận về một tác phẩm/ đoạn trích thơ.

- Kiến thức:

+ HS nắm được tác giả, tác phẩm, xuất xứ, vị trí đoạn trích của tác phẩm.

+ HS nắm được nội dung của tác phẩm.

+ HS nắm được nghệ thuật, phong cách của tác giả.

2. Phạm vi

Viết bài văn nghị luận văn học về các tác phẩm : -Tỏ lịng (Phạm Ngũ Lão)

-Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) -Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) II. Kiến thức trọng tâm

1. Tác phẩm Tỏ lịng (Phạm Ngũ Lão) 1.1. Tác giả - tác phẩm

- Phạm Ngũ Lão: được ngợi ca là người : “văn võ tồn tài”

-Tác phẩm: miêu tả khí phách và hoài bão lớn lao của vị tướng tài đời Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.

1.2. Nội dung

a.Hai câu đầu: hình tượng con người và quân đội thời Trần.

+ Con người: Hoành sóc (cầm ngang ngọn giáo) → tư thế hùng dũng hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu trong không gian rộng lớn, thời gian dài → Bền chí, kiên cường bất khuất, chiến đấu trong suốt bề dài lịch sử. Tư thế ấy mang tầm vóc vũ trụ lớn lao sánh cùng trời đất.

+ Tam quân: Nghĩa hẹp: toàn bộ quân đội nhà Trần. Nghĩa rộng: cả dân tộc cùng đứng lên. Hình ảnh con nguời và thời đại nhà Trần đã lồng vào nhau.

+Sức mạnh: tì hổ: so sánh → sức mạnh phi thường. Khí thôn ngưu: cường điệu → khí thế tiến công mãnh liệt.

Tóm lại, tác giả đã xây dựng hình ảnh người tráng sĩ lồng trong hình ảnh toàn dân tộc với tư thế tầm vóc vũ trụ, khí thế hào hùng, gợi hào khí Đơng A

b. Hai câu sau: Lý tưởng lớn lao của tác giả.

+ Công danh: lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm). PNL: coi hoài bão giúp nước, giúp dân là nghĩa vụ, trách nhiệm thiêng liêng đối với đất nước.

+Tâm: thẹn vì chưa có tài mưu lược lớn, chưa trả xong nợ nước, thể hiện ý thức trách nhiệm cao đối với đất nước. Đó chính là cái thẹn cao cả có ý nghĩa tích cực, làm nên nhân cách con người của ông.

+ Khát vọng: muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho đất nước.

1.3. Nghệ thuật:

(5)

5

- Hình ảnh thơ hồnh tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vĩc, chí hướng của người anh hùng

- Ngơn ngữ cơ đọng.

2. Tác phẩm Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) 2.1. Tác giả - tác phẩm

- Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, một nhà văn hoá lỗi lạc, một nhà thơ, một nhà nghệ sĩ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.

-Xuất xứ: bài thơ số 43/61 bài trong chùm thơ “Bảo kính cảnh giới” trích “Quốc âm thi tập”.

2.2. Nội dung

a. Sáu câu đầu: bức tranh cảnh vật và cuộc sống ở quê nhà của tác giả.

-Hoàn cảnh sống: Rồi: rỗi rãi, rãnh rỗi → hóng mát, dạo chơi. Ngày trường: ngày dài → một sự an nhàn bất đắc dĩ.

-Cảnh vật – cuộc sống:

+Hình ảnh: Hoè lục: đùn đùn, rợp giương, thạch lựu – phun thức đỏ, hồng liên – tiễn mùi hương.

Động từ gợi tả, gợi cảm. Bức tranh thiên nhiên ngày hè hiện lên với những hình ảnh rất đặc trưng, rực rỡ, đầy sức sống qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ.

+Âm thanh: lao xao, dắng dỏi. Cuộc sống vui tươi , yên ả, thanh bình.

=>Tình yêu thiên nhiên và tình cảm gắn bó sâu đậm với cuộc sống ở quê nhà.

b. Hai câu cuối: tấm lòng của tác giả.

-Ước mong, khát vọng cao đẹp về một cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho muôn dân, nỗi niềm trăn trở sâu kín của tác giả – suốt đời vì nước, vì dân =>Tư tưởng nhân nghĩa–điểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai.

2.3. Nghệ thuật:

-Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, hình ảnh gần gũi, câu chữ ngắn gọn, dồn nén cảm súc, xen lẫn từ Hán và điển tích

- Sử dụng từ láy độc đáo: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi…

3. Tác phẩm Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) 3.1. Tác giả - tác phẩm

- Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn.

Đồng thời phê phán thói đời đen bạc trong xã hội.

-Tác phẩm: Bài thơ rút trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi 3.2. Nội dung

a. Hai câu đề

-Trồng rau , trồng hoa, nuôi cá. Lối sống an nhàn, ung dung, thư thái.

- Chữ “một” được lặp lại -> nhu cầu cuộc sống thật đơn giản - Hai chữ “thơ thẩn” nói trạng thái thảnh thơi của con người.

(6)

6 b. Hai câu thực

+ Tìm nơi vắng vẻ không phải là lánh đời mà là tìm nơi mình thích thú, nơi không phải chốn quan trường, chợ búa, “giành giật tư lợi”.

+ Đến chốn lao xao là đến chốn “lợi danh” huyên náo, nơi có nhiều nguy hiểm.

- Quan niệm “khôn” và “dại” của tác giả khác đời vì nay là cách nói ngược với giọng mỉa mai.

“Dại” ở nay chỉ là khôn, “khôn” lại chính là dại.

c. Hai câu luận

- Nói về chuyện sinh hoạt hằng ngày như chuyện ăn, chuyện tắm… tuy đơn sơ nhưng mùa nào cũng sẵn. Cuộc sống như thế cho phép con người được tự do, không cần phải không theo đuổi công danh, không luồn cúi , cầu cạnh kẻ khác -> Cuộc sống thanh đạm hoà hợp với thiên nhiên.

d. Hai câu kết

-ý nghĩa coi thường phú quý, khẳng định một lần nữa sự lựa chọn lối sống của riêng mình.

3.3. Nghệ thuật:

- Sử dụng phép đối, điển cố

- Ngơn ngữ mộc mác, tự nhiện mà ý vị, giàu chất triết lí.

5. DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ

*Mở bài:

-Giới thiệu khái quát về: tác giả, tác phẩm, hồn cảnh ra đời của bài thơ…

-Giới thiệu đoạn thơ (nếu đề yêu cầu nghị luận về một đoạn thơ).

* Thân bài:

- Phân tích nội dung chính qua từ ngữ, hình ảnh, câu thơ…

-Phân tích các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật đặc sắc - Tổng kết nội dung, nghệ thuật.

* Kết bài:

- Khái quát nội dung yêu cầu đề. Cảm nhận của bản thân về bài thơ, đoạn thơ.

PHẦN III. ĐỀ MINH HỌA Đề 1:

I. Phần đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và hỏi bác sĩ về “bệnh vơ cảm”, chắc chắn bạn sẽ khơng nhận được câu trả lời. Bởi đĩ là căn bệnh tồn tại ngồi xã hội chứ khơng phải đơn thuần trên giường bệnh. “Bệnh vơ cảm” là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái độ sống thờ ơ, lãnh đạm trước những gì diễn ra xung quanh mình. Đáng sợ hơn là nĩ diễn ra ngay cả trước những đau khổ, mất mát của con người. Một ngày, bạn khơng cịn biết yêu thương và cũng khơng căm ghét, khơng cảm nhận được hạnh phúc và cũng khơng động lịng trước đau khổ, khơng cĩ khát vọng sống ý nghĩa…

thì ắt hẳn, bạn đang cĩ những “triệu chứng” của căn bệnh vơ cảm đáng sợ kia. Nĩ khơng làm con người ta đau đớn hay chết đi về thể xác nhưng lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo.

Và phải chăng “cái chết khơng phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi cịn sống” như lời Nooc-man Ku-sin đã khẳng định?

(7)

7

(Theo Bài tập Ngữ văn 12, tập Hai, tr.75, NXBGDVN-2011) 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

2. Theo tác giả, những “triệu chứng” của thói vô cảm là gì?

3. Tại sao tác giả lại cho rằng vô cảm là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải đơn thuần trên giường bệnh?

4. Theo anh/chị mỗi người cần phải làm những gì để tâm hồn không tàn lụi ngay khi còn sống?

II. Phần làm văn (7 điểm)

Phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. Qua quan niệm “công danh” của tác giả, anh (chị) hãy xác định quan niệm về “công danh” của bản thân trong xã hội hiện nay.

Đề 2:

I. Phần đọc hiểu (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao

Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông

Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư (Khát vọng - Phạm Minh Tuấn)

Câu 1: Nội dung chủ yếu của bài hát là gì?

Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát trên?

(8)

8

Câu 3: Câu nào trong lời bài hát để lại cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất?

Câu 4: Lời bài hát đem đến cho anh/ chị cảm xúc gì?

II. Phần làm văn (7 điểm)

Phân tích bài thơ Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm), qua đó nhận xét về lựa chọn sống “nhàn” của tác giả.

n http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/the-gioi-sao/ly-giai-suc-hut-khung-khiep-cua-mc-phan-anh-334679.html

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Tốc độ tăng trưởng kinh tế của giữa các nước thành viên không đồng đều, có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng và các nước thành viên => ảnh hưởng

- Phân bố dân cư không đều: 70% dân số sống ở thành phố; phần lớn dân số tập trung ở phía tây và phía nam; phía đông và phía bắc dân cư thưa thớt khó khăn cho

Trách nhiệm của công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá.. - Tin tưởng, chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng và nhà

lưu huỳnh (IV) oxit. SO 2 vừa có tính chất khử vừa có tính ôxi hoá. SO 2 là chất có mùi hắc, nặng hơn không khí. Câu 10: Nhóm gồm tất cả các kim loại tan

4) Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố trong 1 chu kì và 1 nhóm A. 5) Tìm hoá trị cao nhất của các nguyên tố khi tạo hợp chất với Oxi và hiđro. 6) Viết công

Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part is pronounced differently from that of the rest in each of the

In many parts of the world, parents and children live together with other family members under the same roof.. These complex families usually contain several generations of

Câu 39:Hai ngành vận tải đường hàng không và đường biển hiện nay tuy có nhiều cáchbiệt nhưng cũng cóchung một đặc điểm. Phương tiện lưu thông quốc tế B. Có