• Không có kết quả nào được tìm thấy

Trình tự nào sau đây là đúng? A

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Trình tự nào sau đây là đúng? A"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thầy Nguyễn Quang Anh

ĐỀ THI THỬ THPTQG – LẦN 2 – TRƯỜNG THPT UỐNG BÍ – QUẢNG NINH

Môn: SINH HỌC – Năm: 2017

Giáo viên : Nguyễn Quang Anh – MOON.VN Facebook : https://www.facebook.com/quanganhnguyen

Câu 1 [332910]: Cho dữ kiện về các diễn biến trong quá trình dịch mã : 1- Sự hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.

2-Hạt bé của riboxom gắn với mARN tại mã mở đầu.

3- tARN có anticodon là 3' UAX 5' rời khỏi riboxom.

4- Hạt lớn của riboxom gắn với hạt bé.

5- Phức hợp [fMet – tARN] đi vào vị trí mã mở đầu.

6- Phức hợp [aa2 – tARN] đi vào riboxom.

7- Metionin tách rời khỏi chuỗi polipeptit.

8- Hình thành liên kết peptit giữa aa1 và aa2

9- Phức hơp [aa1 – tARN] đi vào riboxom.

Trình tự nào sau đây là đúng?

A. 2-4-1-5-3-6-8-7. B. 2-5-4-9-1-3-6-8-7.

C. 2-5-1-4-6-3-7-8. D. 2-4-5-1-3-6-7-8.

Câu 2 [332912]: Trong phương pháp tạo giống mới bằng nguồn biến dị tổ hợp, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây để tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho chọn lọc?

A. Cho sinh sản vô tính bằng giâm cành. B. Cho các cá thể có kiểu gen đồng hợp tự thụ phấn.

C. Gây đột biến bằng tác nhân vật lí, hóa học. D. Cho các cá thể có kiểu gen dị hợp lai với nhau.

Câu 3 [332918]: Ở một loài động vật ngẫu phối, xét 2 locut gen. Locut 1 có 2 alen, locut II có 3 alen. Theo lí thuyết, trường hợp nào sau đây có thể tạo ra nhiều loại kiểu gen nhất trong quần thể?

A. Hai gen nằm cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường.

B. Hai gen cùng nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X.

C. Hai gen cùng nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y.

D. Locut I nằm trên nhiễm sắc thể thường, locut II nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính.

Câu 4 [332923]: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa go gen nằm trong lục lạp quy định, trong đó A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn, a quy định hoa trắng. Tính trạng chiều cao thân do hai cặp gen B,b nằm trên 1 cặp NST thường quy định, trong đó alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Cho cây hoa đỏ, thân cao thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng, thân thấp thu được đời F1. Phát biểu nào sau đây là đúng về đời F1?

A. Đời F1 có 100% kiểu hình hoa đỏ, thân cao.

B. Đời F1 có kiểu hình 50% cây hoa đỏ, thân cao, 50% cây hoa trắng, thân cao.

C. Đời F1 có kiểu hình 50% cây hoa đỏ, thân cao hoặc 50% cây hoa trắng, thân cao.

D. Đời F1 có kiểu hình 100% cây hoa đỏ , thân cao hoặc 100% cây hoa trắng, thân cao.

Câu 5 [332951]: Trong mô hình cấu trúc của operon lac ở vi khuẩn E.coli, vùng khởi động là nơi:

A. protein ức chế có thể liên kết để ngăn cản sự phiên mã.

B. ARN polimeraza bám vào và khởi đầu quá trình phiên mã.

C. mang thông tin quy định cấu trúc protein điều hòa.

D. mang thông tin quy định cấu trúc enzim ADN polimeraza.

Câu 6 [332954]: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit của cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I dẫn đến dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây?

A. mất đoạn và lặp đoạn. B. chuyển đoạn tương hỗ hoặc không tương hỗ.

C. mất đoạn và chuyển đoạn. D. mất đoạn và đảo đoan.

(2)

Câu 7 [332959]: Sơ đồ phả hệ dưới đây phản ứng một bệnh di truyền ở người do một gen có 2 alen quy định.

Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ.

Cặp vợ chồng III.12-III.13 trong phả hệ này sinh ra con đầu lòng.Xác suất họ sinh đứa con mang alen gây bệnh này là:

A. 5/9 B. 1/6

C. 4/18 D. 1/9

Câu 8 [332966]: Trong các phương pháp sau đây, có bao nhiêu phương pháp tạo ra dòng thuần chủng?

(1) Cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thê hệ, kết hợp với chọn lọc.

(2) Cho hai cá thể không thuần chủng của hai loài với nhau được F1, sau đó lưỡng bội hóa F1.

(3) Cho hai cá thể thuần chủng có kiểu gen khác nhau của cùng một loài lai với nhau được F1. Đa bội hóa F1 thành thể tứ bội.

(4) Dùng cônsixin tác động lên giảm phân I tạo giao tử lưỡng bội, cho các giao tử này thụ tinh với nhau tạo hợp tử tứ bội.

A. 3 B. 4

C. 2 D. 1

Câu 9 [332975]: Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 40%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?

(1) Ở F1, số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng chiếm tỉ lệ 10%.

(2) Khoảng cách giữa 2 alen A và B là 40cM.

(3) Ở F1, số cây lá xẻ,hoa đỏ chiếm tỉ lệ 10%

(4) Ở F1, cây dị hợp về 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 10%

(5) Ở đời F1 có tổng số 7 kiểu gen.

(6) Ở đời F1, có 3 kiểu gen quy định kiểu hình lá nguyên, hoa trắng.

A. 6 B. 5

C. 4 D. 3

Câu 10 [333010]: Ở ruồi giấm, xét ba cặp gen Aa, Bb, Dd, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn.

Hoán vị gen có tần số là 16%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai trong các phép lai sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1 : 2 : 2?

A. 3 B. 6

C. 2 D. 4

Câu 11 [333034]: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; gen B quy định cánh thường trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh xén, 2 cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số II, gen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt thẫm, cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể số III. Cho lai 2 cá thể đều có kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen với nhau, đời con thu được các loại ruồi có kiểu hình khác nhau trong đó kiểu hình thân đen, cánh xén, mắt thẫm chiếm tỉ lệ 4%. Biết không có đột biến mới xảy ra, tính theo lí thuyết, khoảng cách giữa các gen quy định màu sắc thân và gen quy định hình dạng cánh là:

A. 32 cM B. 4 cM

C. 36 cM D. 8 cM

(3)

Câu 12 [333050]: Ở ruồi giấm, hai gen A và B cùng nằm trên một nhóm liên kết cách nhau 20 cM, trong đó A quy dịnh thân xám trội hoàn toàn so với thân đen; B quy định chân dài trội hoàn toàn so với b quy định cánh cụt. Gen D nằm trên NST giới tính X, trong đó D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng. Có bao nhiêu phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình đực thân xám, cánh dài mắt trắng chiếm tỉ lệ 12,5%?

A. 1 B. 3

C. 2 D. 4

Câu 13 [333053]: Ở gà, một tế bào sinh giao tử của cơ thể có kiểu gen AaXBY giảm phân bình thường sinh ra giao tử. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

(1) Sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.

(2) Sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.

(3) Loại giao tử AY chiếm 25%

(4) Sinh ra giao tử mang NST Y chiếm 50%.

(5) Nếu sinh giao tử mang gen aXB thì giao tử này chiếm 100%.

A. 4 B. 2

C. 3 D. 1

Câu 14 [333056]: Ở một loài thực vật có bộ NST 2n=8, có một tế bào sinh dưỡng của một thể đột biến tiến hành nguyên phân 3 lần đã cần môi trường cung cấp 84 NST. Khi thể đột biến này giảm pân, nếu các cặp NST phân li ngẫu nhiên thì loại giao tử có 8NST (giao tử 2n) chiếm tỉ lệ

A. 50% B. 12,5%

C. 75% D. 6,25%

Câu 15 [333067]: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do cặp gen Aa quy định, độ dài cánh hoa do cặp gen Bb quy định; kích thước quả do cặp gen Dd quy định. Để xác định quy luật di truyền của 3 cặp gen này, người ta tiến hành 3 phép lai và kết quả thu được như sau:

- Cây hoa đỏ, cánh hoa dài phân tích, thu được đời con có 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1 - Cây hoa đỏ, quả to lai phân tích, thu được đời con có 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2: 2: 1: 1.

- Cây có cành hoa dài, quả to lai phân tích, thu được đờic con có 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3:3:1:1 Từ kết quả trên rút ra kết luận:

A. Cặp gen Aa và cặp gen Bb liên kết với nhau và phân li độc lập với cặp Dd.

B. Ba cặp gen Aa, Bb, Dd phân li độc lâp với nhau.

C. Ba cặp gen Aa, Bb, Dd nằm trên 1 cặp NST.

D. Cặp gen Aa và cặp gen Dd liên kết với nhau và phân li độc lập với cặp Bb.

Câu 16 [333070]: Khi nói về sự di truyền các bệnh di truyền có các phát biểu sau đây:

1. Khi bệnh do gen nằm trên NST X quy định thì con trai chỉ nhận gen của mẹ, con gái chỉ nhận gen của bố.

2. Khi bệnh do gen lặn nằm trên NST X quy định thì chỉ con trai mới biểu hiện bệnh.

3. Khi bệnh do gen lặn nằm trên NST X quy định thì mẹ bị bệnh sẽ sinh ra con trai bị bệnh.

4. Khi bệnh do gen trội nằm trên NST X quy định thì bố bị bệnh sẽ sinh ra con gái bị bệnh.

5. Khi bệnh do gen lặn quy định thì bố mẹ không bị bệnh vẫn có thể sinh con bị bệnh.

6. Khi bệnh do gen trội quy định thì bố mẹ không bị bệnh không thể sinh con bị bệnh; bố mẹ bị bệnh vẫn có thể sinh ra những đứa con bình thường.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

A. 5 B. 4

C. 3 D. 2

Câu 17 [333080]: Ở một loài thực vật, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ(P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ thu được đời F2 có số cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 2%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, ở đời F2, số cây dị hợp về cả hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ:

A. 10% B. 50%

C. 5% D. 25%

(4)

Câu 18 [333088]: Một gen có chiều dài 510 nanomet(nm) và có 3600 liên kết hidro. Quá trình đột biến đã thay thế 1 cặp nucleotit này bằng 1 cặp nucleotit khác làm cho số liên kết hidro trong gen đột biến tăng hơn so với gen bình thường. Số lượng từng loại nucleotit của gen đột biến là:

A. G=X=901; A=T=599; B. G=X=601; A=T=899;

C. G=X=600; A=T=900; D. G=X=599; A=T=901;

Câu 19 [333110]: Khi nói về các phân tử ADN trong tế bào nhân thực, xét các phát biểu sau đây:

(1) Trong tế bào nhân thực, ADN tồn tại ở cả trong nhân và cả ở ngoài tế bào chất.

(2) Khi có một tac nhân đột biến tác động lên 1 phân tử ADN trong nhân tế bào thì cũng đồng thời tác động liên tục lên phân tử ADN ngoài tế bào chất.

(3) Khi tế bào đang trong quá trình nguyên phân thì số lần nhân đôi của các phân tử ADN trong nhân là giống nhau còn số lần nhân đôi của các phân tử ADN ngoài nhân là khác nhau.

(4) Số lần phiên mã của các gen trong nhân và số lần phiên mã của các gen ngoài tế bào chất là khác nhau.

(5) Các phân tử ADN trong nhân luôn có cấu trúc mạch kép, thẳng còn các phân tử ngoài tế bào chất luôn có cấu trúc kép, mạch vòng.

(6) Khi các tế bào nhân thực giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và ADN ngoài tế bào giảm đi 1/2 trong các giao tử.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 4 B. 2

C. 3 D. 1

Câu 20 [333117]: Phát biểu nào sau đây đúng về hoán vị gen?

A. Hoán vị gen chủ yếu xảy ra trong phân bào nguyên phân.

B. Hoán vị gen làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

C. Hoán vị gen làm thay đổi hình thái của NST.

D. Hoán vị gen làm xuất hiện các alen mới.

Câu 21 [333122]: Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng?

A. Cánh dơi và cánh bướm. B. Gai cây bưởi và gai cây xương rồng.

C. Gai cây xương rồng và lá cây hoa hồng. D. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nọc độc của ong.

Câu 22 [333125]: Cho tới nay, hóa thạch về sinh vật nhân sơ cổ nhất được tìm thấy thuộc về đại

A. Thái cổ. B. Nguyên sinh

C. Cổ sinh D. Trung sinh.

Câu 23 [333143]: Cho phép lai: ABD ABD

(P) abd  abd , thu được F1. Biết rằng các cơ chế dị hợp tử về 3 cặp gen nói trên khi giảm phân cho tối đa 8 loại giao tử. Kết luận nào sau đây đúng?

A. F1 có tối đa 10 loại kiểu gen đồng hợp về cả ba locut trên.

B. F1 có tối đa 10 loại kiểu gen di hợp về hai trong ba locut trên.

C. F1 có tối đa 4 loại kiểu gen dị hợp về cả ba locut trên.

D. F1 có tối đa 27 loại kiểu gen về ba locut gen trên.

Câu 24 [333146]: Quần thể nào sau đây đang cân bằng di truyền theo định luật Hacdi- Van bec?

A. 0,25AA : 0,5 Aa : 0,25 aa B. 0,5AA : 0,25Aa: 0,25aa C. 0,25AA: 0,25Aa: 0,5aa D. 0,75AA: 0,,25Aa: 0aa.

Câu 25 [333151]: Bằng chứng nào sau đây là loại bằng chứng trực tiếp?

A. Bằng chứng giải phẫu so sánh. B. Bằng chứng phôi sinh học so sánh.

C. Bằng chứng hóa thạch. D. Bằng chứng sinh học phân tử.

Câu 26 [333159]: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Một côdon luôn mã hóa cho một loại axit amin.

(2) Một loại axit amin luôn được mã hóa bởi một côdon.

(3) Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu trong tổng hợp chuỗi pôlipeptit là mêtionin.

(4) Ở tế bào nhân thực, rARN có hàm lượng cao nhất trong các loại ARN.

(5) Trong cùng một tế bào, tất cả các gen đều có số lần phiên mã như nhau.

(6) Trog nhân tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất.

A. 5 B. 2

C. 4 D. 3

(5)

Câu 27 [333168]: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do 2 cặp gen Aa, Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định theo kiểu tương tác cộng gộp, trong đó cứ có 1 alen trội thì chiều cao của cây tăng lên 10cm; Tính trạng màu hoa do một cặp gen Dd quy định, trong đó D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với d quy định hoa trắng. Phép lai giữa hai cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbbDDDd x AAaaBbbbDddd thu được đời F1. Cho rằng cơ thể tứ bội giảm phân chi sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, đời F1 có tối đa số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là:

A. 15 ; 4 B. 45 ; 7

C. 32 ; 8 D. 45 ; 15

Câu 28 [333171]: Một quần thể ở thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyền: 0,6Aa: 0,4aa. Cho ngẫu phối đến thế hệ F3, giả sử số cá thể trong quần thể dự đoán số cá thể của mỗi kiểu gen là:

A. 480AA; 360Aa; 160aa B. 360AA; 480 Aa; 160 aa.

C. 90 AA; 490 Aa; 420 aa D. 90 AA; 420Aa; 490aa

Câu 29 [333181]: Ở nbgười, giả sử có một bệnh di truyền do alen trội nằm trên NST giới tính X quy định. Có bao nhiêu phát biểu đúng về đặc điểm di truyền của bệnh này

(1)Bố và mẹ đều bị bệnh, sinh con có đưa bị bệnh có đứa không bị bệnh.

(2) Bố và mẹ đều không bị bệnh, sinh con có đứa bị bệnh có đứa không bị bệnh.

(3) Bố bị bệnh, mẹ không bị bệnh thì con trai không bị bệnh, con gái bị bệnh.

(4) Bố không bị bệnh, mẹ bị bệnh thì con gái không bị bệnh, con trai có đứa bị bệnh, có đứa không bị bệnh.

(5) Bố bị bệnh, mẹ không bị bệnh có thể sinh ra con gái không bị bệnh và mắc hội chứng Tơcno

A. 2 B. 1

C. 3 D. 4

Câu 30 [333186]: Có một cây hoa đỏ(cây N) cần xác định kiểu gen.Phép lai nào sau đây không thể sử dụng để xác định kiểu gen của cây N?

A. Cho cây N giao phấn với cây dị hợp. B. Cho cây N tự thụ phấn.

C. Cho cây N giao phấn với cây hoa trắng. D. Cho cây N giao phấn với cây đồng hợp hoa đỏ.

Câu 31 [333200]: Cho giao phối ruồi giấm cái mắt đỏ vớ ruồi đực mắt trắng (P), thu được F1 toàn ruồi màu đỏ.

Cho ruồi ở F1 giao phối vơi nhau thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 con mắt đỏ: 1 con mắt trắng, trong đó ruồi mắt trắng toàn là ruồi đực. Biết rằng tính trạng màu mắt ở ruồi giấm do 1 gen có 2 alen quy định.

Cho các phát biểu sau:

(1) Nếu cho ruồi ở F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, theo lí thuyết, ở F3 ruồi mắt đỏ chiếm tỉ lệ 81,25%.

(2) Trong các quần thể ruồi giấm, tần số ruồi đực mắt trắng thường cao hơn so với tần số ruồi cái mắt trắng.

(3) Cho các ruồi mắt đỏ ở F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, theo lid thuyết , tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình ở F3 lần lượt là: 1:2:1 và 9:7.

(4) Cho ruồi F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F3, lấy ngẫu nhiên một cá thể mát đỏ F3. Xác suất lấy được cá thể có kiểu gen đồng hợp tử là 21/36.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 2 B. 1

C. 4 D. 3

Câu 32 [333203]: Phát biêu nào sau đây là đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính?

A. Gen trên NST giới tính Y chỉ di truyền cho đời con ở giới XY.

B. Trong cùng một loài, cặp NST giới tính của con đực giống với cặp NST giới tính của con cái.

C. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào của con cái.

D. Trên nhiễm sắc thể giới tính, chỉ mang gen quy định tính đực, cái của loài.

Câu 33 [333205]: Ở một loài thực vật, hai cặp gen A,a và B,b tương tác bổ trợ với nhau quy định hình dạng quả theo tỉ lệ 9 dẹt: 6 tròn: 1 dài; Alen D quy định màu đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định màu trắng.

Các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau. Có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ cây quả dẹt, hoa đỏ là 56,25%?

A. 11 B. 7

C. 9 D. 5

Câu 34 [333206]: Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?

A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Đột biến.

C. Chọn lọc tự nhiên. D. Di-nhập gen.

(6)

Câu 35 [333215]: Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 2% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb và có 8% tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Ở cơ thể cái có 10% số tê bào có căp NST mang cặp gen Ee và 20% tế bào tế bào có cặp NST mang gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác diễn ra bình thường. Các giao tử có khả năng thụ tinh ngang nhau. Ở đời con của phép lai ♀AaBbDdEE x ♂AaBBDdEe, hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ

A. 26,4% B. 37%

C. 38,2% D. 11,8%

Câu 36 [333217]: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố nào sau đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật?

A. Sự thay đổi điều kiện tự địa lí. B. Sự cách li địa lí.

C. Đột biến. D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 37 [333219]: Loại enzim nào sau đây tham gia vào quá trình phiên mã?

A. ADN ligaza B. Restritaza

C. ARN polimeraza D. ADN polimeraza

Câu 38 [333226]: Từ quần thể cây 2n, bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo người ta đã tạo ra quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể xem là một loài mới vì

A. Quần thể cây 4n khác biệt với quần thể 2n về sô lượng nhiễm sắc thể.

B. Quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể 2n.

C. Quần thể cây 4n giao phấn được với các cây quần thể 2n cho đời con bất thụ.

D. Quần thể cây 4n có kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây 2n.

Câu 39 [333230]: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường gây nên, alen trội quy định da bình thường. Một cặp vợ chồng đều có da bình thường, đã sinh đứa con gái đầu lòng bị bệnh bạch tạng.

Xác suất đê cặp vợ chồng này sinh đứa con thứ hai là con trai không bị bệnh bạch tạng là:

A. 3/8 B. 1/8

C. 3/4 D. 1/4

Câu 40 [333234]: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.

(2) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza có chức năng nối các đoạn Okazaki tạo nên mạch hoàn chỉnh.

(3) Trong quá trình nhân đôi ADN, sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.

(4)Trong quá trình phiên mã, nucleotit loại A của môi trường liên kết bổ sung với T của mạch gốc.

(5) Trong quá trình dịch mã, roboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều 3'→5'.

A. 3 B. 4

C. 2 D. 1

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Theo dõi tính trạng chiều cao thân, màu sắc hoa và hình dạng lá ở 1 loài thực vật người ta nhận thấy mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn

Câu 10: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến.. nó mang gen lặn có hại, các gen trội

Mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn và nằm trên các cặp NST khác nhau... VD: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội

Câu 6: Ở cây đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy

Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm săc thể thường, Alen D quy định màu mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt

Bài 6: Lai ruồi giấm cái thuần chủng thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng, được F1 đồng loạt thân xám, cánh dài, mắt đỏ.. Gen B quy

Câu 35 (VD): Ở 1 loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen

Câu 68: Trong một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen b