• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
35
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21 Ngày soạn: 15/1/2022

Ngày dạy: Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2022 Toán

THÁNG - NĂM. LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được các đơn vị đo thời gian: tháng, năm;

- Biết một năm có 12 tháng; biết tên gọi các tháng trong năm, biết số ngày trong tháng. Xem được lịch (tờ lịch tháng, lịch năm)

- Phát triển cho HS NL giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học...

II. Đồ dùng dạy học

GV: Máy chiếu, tờ lịch năm 2020 HS: SGK, vở ô li, tờ lịch năm 2020 III. Hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Tổ chức cho HS chia sẻ với lớp về ngày sinh của mình.

+ Ngày sinh của bạn là ngày nào?

+ Trong gia đình của bạn có ai cùng sinh vào tháng ... không?

+ Những bạn nào trong lớp có cùng tháng sinh với bạn ... ?

- Kết nối kiến thức, giới thiệu vào bài: Tiết 105 Tháng- năm.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (12 phút)

a. Giới thiệu số tháng trong một năm + GV giới thiệu tờ lịch năm 2021.

+Yêu cầu HS quan sát tờ lịch năm 2021 và trả lời câu hỏi: Một năm có bao nhiêu tháng?

Đó là những tháng nào?

+Gọi HS chia sẻ trước lớp + Mời hai học sinh đọc lại.

b. Giới thiệu số ngày trong từng tháng + Cho HS quan sát tiếp tờ lịch, trả lời:

Tháng 1 có bao nhiêu ngày?

Các tháng còn lại có bao nhiêu ngày?

Những tháng nào có 31 ngày?

Những tháng nào có 30 ngày?...

+Lần lượt học sinh tương tác với nhau trả lời

- Học sinh trao đổi, chia sẻ với lớp.

- Ghi bài.

+ Hs trao đổi nhóm đôi: quan sát tờ lịch, trả lời các câu hỏi.

+ Chia sẻ ý kiến trước lớp.

+ Đọc: Một năm có 12 tháng là:

tháng Một, tháng hai, tháng Ba,...

+ Hs quan sát.

+ Hỏi - đáp.

- Học sinh tham gia chơi:

+ Tháng 1 có 31 ngày.

+ Tháng 3 có 31 ngày.

+ Tháng 4 có 30 ngày

(2)

đến tháng 12 và ghi lên bảng.

- Giáo viên kết luận và giới thiệu thêm: Những năm nhuận, tháng hai có 29 ngày.

3. Hoạt động Luyện tập thực hành (10 phút) Bài 1/T 108: Trả lời các câu hỏi sau.

(Trò chơi “Xì điện”)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Xì điện để hoàn thành bài tập.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.

Bài 2/T 108:

- GV đưa tờ lịch tháng 8 năm 2020, yêu cầu Hs quan sát và trả lời các câu hỏi:

+ Ngày 19 tháng 8 là thứ mấy?

+ Ngày cuối cùng của tháng 8 là thứ mấy?

+ Tháng 8 có mấy ngày chủ nhật?

+ Chủ nhật cuối cùng của thàng 8 là ngày nào?

...

- Gọi đại diện học sinh chia sẻ kết quả.

Bài 3: trang 109 Trong 1 năm:

a, Những tháng nào có 30 ngày?

b, Những tháng nào có 31 ngày?

Củng cố tên gọi các tháng trong năm 3. Hoạt động trải nghiệm ( 5 phút) Bài 4: Khoanh vào câu trả lời đúng:

- Ngày 30 tháng 8 là chủ nhật thì ngày 2/9 cùng năm là : A.Thứ 2 B.Thứ 3 C.Thứ 4 D.Thứ 5

- GV hướng dẫn HS: Tháng 8 có 31 ngày, ngày 30 là chủ nhật, ngày 31 là thứ 2, ngày 1 tháng 9 là thứ 3, ngày 2 tháng 9 là thứ tư.

+ Nêu tên gọi các tháng trong năm?

- Nhận xét tiết học.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Về nhà quan sát, tìm hiểu về tờ lịch của tháng này, giờ sau chia sẻ với lớp.

+ Tháng 5 có 31 ngày + Tháng 6 có 30 ngày.

+ Tháng 7, 8 có 31 ngày.

+ Tháng 10 có 31 ngày.

+ Tháng 9, 11 có 30 ngày.

- Hs làm việc nhóm đôi, quan sát, trả lời câu hỏi.

- Đại diện 1 số nhóm báo cáo. Các nhóm nhận xét, nêu câu hỏi...

2 HS nêu yêu cầu.

- HS nối tiếp trả lời miệng.

- Nhận xét, thống nhất kết quả.

- Lớp lắng nghe

- 2 HS nêu yêu cầu.

- HS nối tiếp trả lời miệng.

- Nhận xét, thống nhất kết quả.

HS đọc bài tập 4.

- HS tự làm bài rồi chữa.

- HS khoanh vào ©

- HS trả lời - HS lắng nghe

Tập đọc - Kể chuyện ÔNG TỔ NGHỀ THÊU I. Yêu cầu cần đạt

(3)

- Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung toàn bài: Ca ngợi sự thông minh, tài trí, sáng tạo, khéo léo của Trần Quốc Khái, một danh nhân thời Lê. Bằng sự quan sát và ghi nhớ nhập tâm, ông đã học được nghề thêu và làm lọng của Trung Quốc về dạy lại cho nhân dân ta.

- Kể lại một đoạn truyện, lời kể tự nhiên, chân thực.

* HSNK: HS biết đặt tên cho từng đoạn của truyện.

- Học sinh yêu thích môn học, góp phần phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ

II. Đồ dùng dạy học

GV: Máy tính, máy chiếu.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Hoạt động mở đầu :

- Tổ chức trò chơi hái hoa dân chủ. Đọc thuộc lòng bài thơ Chú ở bên Bác Hồ và nêu nội dung bài.

- Nhận xét đánh giá.

- GV giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài, khái quát giọng đọc: giọng đọc chậm rãi, khoan thai.

Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung của Trần quốc Khái, (...) b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.

Luyện đọc từ: sứ thần, tượng Phật, nhàn rỗi, lầu, lọng, lẩm nhẩm, đốn củi

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn, luyện đọc câu dài và giải nghĩa từ khó:

- Yêu cầu đọc nối tiếp đoạn lần 1

- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài:

+ Bụng đói/ mà không có cơm ăn,/Trần Quốc Khái lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức trướng,/ rồi mỉm cười.//

+ Ông bẻ tay pho tượng nếm thử.//

- 2 em đọc thuộc lòng bài thơ, nêu nội dung bài.

- Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- Lớp lắng nghe giáo viên đọc bài.

- Lớp nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp. (2 vòng)

– Luyện đọc từ khó

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài lần 1

- Luyện đọc câu dài

(4)

+ Thì ra hai pho tượng ấy nặn bằng bột chè lam.//...

- Yêu cầu hs đọc nối tiếp đoạn lần 2 - Giải nghĩa các từ ( SGK)

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ bình an, nhập tâm.

d. Đọc theo nhóm

- Yêu cầu HS đọc theo cặp đôi – Đại diện các cặp đọc trước lớp - Gọi 1 hs đọc toàn bài

e. Tìm hiểu nội dung bài

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

+ Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ?

+ Nhờ ham học mà kết quả học tập của ông ra sao ?

+ Khi ông đi sứ sang Trung Quốc, nhà vua Trung Quốc đã nghĩ ra kế gì để thử tài sứ thần Việt Nam ?

+ Ở trên lầu cao Trần Quốc Khái làm gì để sống ?

+ Ông đã làm gì để không bỏ phí thời gian ? + Cuối cùng Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự ?

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 5.

+ Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn làm ông tổ nghề thêu ?

- Yêu cầu học sinh phát biểu theo ý cá nhân:

+ Bài đọc nói về việc gì?

+ Nêu nội dung chính của bài?

=> Giáo viên chốt nội dung: Ca ngợi Trần

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài lần 2, tìm hiểu nghĩa của các từ khó trong bài.

- HS đặt câu

- Luyện đọc nhóm. Đại diện đọc trước lớp.

- Lắng nghe.

- Cả lớp đọc thầm toàn bài.

+ Trần Quốc Khái đã học trong khi đi đốn củi, kéo vó, mò tôm, nhà nghèo tối không có đèn cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để làm đèn … + Nhờ chăm học mà ông đã đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan trong triều đình.

+ Vua cho dựng lầu cao mời ông lên chơi rồi cất thang để xem ông làm như thế nào.

+ Trên lầu cao đói bụng ông quan sát đọc chữ viết trên 3 bức tượng rồi bẻ tay tượng để ăn vì tượng được làm bằng chè lam.

+ Ông chú tâm quan sát hai chiếc lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng.

+ Ông nhìn thấy dơi xòe cánh để bay ông bắt chước ôm lọng nhảy xuống đất và bình an vô sự.

- Đọc thầm đoạn cuối.

+ Vì ông là người truyền dạy cho dân về nghề thêu từ đó mà nghề thêu ngày được lan rộng.

- Học sinh thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình.

+ Nội dung: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo.

(5)

Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo.

3. Hoạt động luyện tập thực hành - Gọi 5 hs đọc nối tiếp đoạn trong bài

- Hướng dẫn HS đọc đúng giọng đọc chậm rãi, khoan thai.

- Chiếu đoạn 3, nêu cách nhấn giọng từ ngữ - Yêu cầu hs đọc trong nhóm

- Yêu cầu các nhóm lên thi đọc đoạn văn.

- Bình chọn nhóm đọc hay - Mời 1HS đọc cả bài.

- Nhận xét đánh giá.

* Kể chuyện ( 20p)

a. Giáo viên nêu nhiệm vụ

- Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.

b. Hướng dẫn HS kể chuyện

- Gọi HS đọc yêu cầu của BT và mẫu.

- Yêu cầu HS tự đặt tên cho các đoạn còn lại của câu chuyện.

- Gọi HS nêu kết quả trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương những em đặt tên hay.

- Yêu cầu mỗi HS chọn 1 đoạn, suy nghĩ, chuẩn bị lời kể.

- Gọi 5 em tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn câu chuyện trước lớp.

- Yêu cầu một học sinh kể lại cả câu chuyện.

- Nhận xét tuyên dương những em kể chuyện tốt.

4. Vận dụng trải nghiệm

+ Qua câu chuyện em hiểu điều gì ?

- Dặn về nhà tập kể lại câu chuyện và xem trước bài mới.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp .

- Xác định các giọng đọc các đoạn.

- Hs nêu

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc - Các nhóm thi đọc trước lớp.

-Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn đọc

- Lớp nhận xét - Lớp lắng nghe

- 3 em thi đọc đoạn 3 của bài.

- 1 em đọc cả bài.

- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.

- Lắng nghe nhiệm vụ.

- Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện.

- 1HS đọc yêu cầu của BT và mẫu, lớp đọc thầm.

- Lớp tự làm bài.

- HS phát biểu.

- HS tự chọn 1 đoạn rồi tập kể.

- Lần lượt 5 em kể nối tiếp theo 5 đoạn của câu chuyện .

- Một em kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp

- Chịu khó học hỏi, ta sẽ học được nhiều điều hay, có ích. Trần Quốc Khái thông minh, có óc sáng tạo nên đã học được nghề thêu, truyền lại cho dân...

(6)

Đạo dức

ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (Tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt

- Biết tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức. Hiểu được trẻ em được quyền kết giao với bạn bè, được tiêp nhận thông tin phù hợp, đ- ược giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng, không bị phân biệt đối xử của các em trai và em gái.

- Có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.

- Năng lực phát triển bản thân. Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xãhội.

* BVMT: Giáo dục HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. chính là góp phần BVMT

II. Các kĩ năng sống

- Trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế.

- Xử lý khi gặp thiếu nhi quốc tế.

- Bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em.

III. Đồ dùng

- Tranh ảnh về hoa, địa danh nổi tiếng của một số nước.

IV. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động mở đầu

- Cho hs hát bài: “Tiếng chuông và ngọn cờ”.

+ Vì sao phải đoàn kết với thiếu nhi quốc tế?

- Nhận xét – kết nối bài học

2.Hoạt động luyện tập thực hành.

2.1 HĐ trưng bày tranh ảnh

- GV cho HS trưng bày tranh ảnh và các tư liệu sưu tầm được thành 4 nhóm, các nhóm khác cùng quan sát và nêu câu hỏi cho nhóm đó giới thiệu.

- GV giới thiệu 1 số bài hát, bài thơ của thiếu nhi Việt Nam và thế giới - GV nhận xét, khen các nhóm làm tốt.

KL :Trẻ em có quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói,chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng

2. 2: HĐViết thư kết bạn

- GV cho HS viết thư bày tỏ tình cảm

- Cả lớp hát - HS nêu

- HS để lên bàn theo nhóm; cả lớp quan sát, từng nhóm giới thiệu về nội dung tranh ảnh đó;

các nhóm khác có thể chất vấn, nêu câu hỏi.

- NX đánh giá

- HS lên biểu diễn. HS múa hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm, .... về tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.

- HS nghe

- HS nêu lại nội dung thư kết bạn đã chuẩn bị trước

- Nx bạn

(7)

hữu nghị với thiếu nhi quốc tế đã chuẩn bị.

- Lắng nghe, uốn nắn câu, chữ

KL : Chúng ta có quyền kết bạn, giao lưu với bạn bè quốc tế

2.3: HĐ Bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị đối với thiếu nhi quốc tế.

- Yêu cầu HS làm bài tập theo phiếu KL : Câu1,3,5 là sai.câu2,4,6 là đúng - GV kết luận: Chúng ta cần phải quan tâm và giúp đỡ các bạn nhỏ n- ước ngoài...

BVMT: Giáo dục HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. chính là góp phần BVMT

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Gọi hs đọc ghi nhớ.

- Hát những bài hát về đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.

- Sưu tầm thêm những bài hát hoặc bài thơ, câu chuyện nói về tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.

- Giáo dục HS biết xử lý các tình huống khi gặp trẻ em người nước ngoài

- GV nhận xét giờ học

- HS làm bài tập điền Đ hoặc S - 2 đội điền thi kết quả - NX bổ sung

- HS nghe và ghi nhớ.

- HS lắng nghe

Ngày soạn: 15/1/2022

Ngày dạy: Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2022 Toán

HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH I. Yêu cầu cần đạt

- Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, đường kính, bán kính của hình tròn. Biết dùng com pa để vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trước.

- Phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề.

- Giáo dục các em tính cẩn thận , chăm chỉ học tập, yêu thích môn học.

II. Đồ dùng:

- GV: Mặt đồng hồ có hình tròn, mô hình hình tròn; com pa.

- HS: com pa, SGK

(8)

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động mở đầu ( 5 phút)

HS làm bài tập 3, 4/ VBT.

- GV kết, kết nối bài học - Giới thiệu bài- Ghi bảng

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 15 phút)

1. Giới thiệu hình tròn:

- Giáo viên đưa ra 1 số vật thật có dạng hình tròn và giới thiệu.

- Giáo viên giới thiệu một hình tròn vẽ sẵn trên bảng, mô tả trên hình vẽ để HS nhận biết:

+ Tâm O.

+ Bán kính OM.

+ Đường kính AB.

+ Nêu nhận xét tâm O với đường kính AB?

đường kính AB với bán kính OM?

- Giáo viên kết luận: Tâm O là trung điểm của đường kính AB; Độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính.

3. Giới thiệu com pa và cách vẽ hình tròn.

- Giới thiệu cấu tạo của com pa. Com pa dùng để vẽ hình tròn.

- Giáo viên giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2 cm:

+ Xác định khẩu độ com pa bằng 2cm

+ Đặt đầu đinh nhọn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay 1 vòng vẽ thành hình tròn.

C. Hoạt động luyện tập, thực hành( 15 phút)

4. Thực hành: SGK/ 110

Bài 1: Nêu tên các đường kính, bán kính có trong mỗi hình tròn.

- 2 HS lên bảng thực hiện - Lớp nhận xét bổ sung

- HS quan sát và theo dõi.

- HS quan sát và theo dõi hình vẽ để nhận biết.

- Vài HS nhắc lại.

- HS trả lời.

- Vài HS nhắc lại.

- HS quan sát cái com pa.

- HS theo dõi, làm theo.

- 2 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS quan sát hình vẽ rồi nêu đúng tên bán kính, đường kính vào vở

O

M

A B

(9)

a, OM, ON, OP, OQ là bán kính.

MN, PQ là đường kính.

b, OA, OB là bán kính.

AB là đường kính

+ Vì sao CD không được gọi là đường kính?

Bài 2: Vẽ hình tròn:

a, Tâm O, bán kính 2 cm b, Tâm I , bán kính 3 cm.

+ Hãy nêu cách vẽ hình tròn cho biết tâm và bán kính?

Bài 3:

a, Vẽ bán kính OM, đường kính CD trong hình sau:

b, Câu nào đúng, câu nào sai?

- Độ dài đt OC dài hơn đt OD

- Độ dài đt OC ngắn hơn độ dài đt OM

- Độ dài đt OC bằng một phần hai độ dài đt CD

- Nhận xét.

D. Hoạt động ứng dụng, trải nghiệm (5 phút)

+ Nêu các yếu tố của hình tròn. Mối quan hệ giữa các yếu tố đó?

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

bài tập.

- HS nêu miệng kết quả.

- Nhận xét, thống nhất kết quả.

- 1, 2 HS nêu.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS thực hành vẽ hình tròn.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

- Nhận xét.

- Vài HS trả lời.

- 2 HS nêu yêu cầu và tự làm bài.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

- HS nối tiếp trả lời.

- Nhận xét, thống nhất kết quả.

- 1, 2 HS nêu.

Chính tả (Nghe - viết)

TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH I. Yêu cầu cần đạt

- Rèn kĩ năng viết chính tả, nghe viết lại chính xác bài “Trên đường mòn Hồ Chí Minh”. Viết và làm đúng bài tập, biết viết hoa các chữ là danh từ riêng chữ đầu đoạn, đầu câu, biết phân biệt và điền vào chỗ trống các âm đầu dễ lẫn s / x

- Giáo dục HS tính cẩn thận, ý thức rèn chữ giữ vở.

- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh chăm học; tự tin, trách nhiệm; trung thực kỉ luật; đoàn kết yêu thương.

- GDANQP: Nêu những câu chuyện về sự chịu đựng khó khăn, gian khổ của các chú bộ đội vượt dãy Trường Sơn vào Nam đánh giặc

II. Đồ dùng

- GV:Bảng lớp viết 2 lần nội dung bài tập 2a - HS: Bảng con , vở chính tả

III. Các hoạt động

S

S

Đ

(10)

1. HĐ khởi động mở đầu (5 phút) - Trưởng ban học tập tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Viết đúng viết nhanh” thi tìm và viết : sấm sét, se sợi, chia sẻ.

- Nhận xét, kết nối vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

( 7,8 phút)

- Đọc đoạn chính tả.

- Yêu cầu hai em đọc lại, lớp đọc thầm theo.

+ Tìm câu văn cho thấy bộ đội đang vượt một cái dốc rất cao?

+ Đọc đoạn văn nói lên điều gì?

- Yêu cầu viết ra nháp các tiếng khó.

- Giáo viên nhận xét đánh giá . 3. HĐ luyện tập , thực hành ( 20- 22 phút):.

- Hướng dẫn trình bày + Đoạn văn có mấy câu?

+ Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa?

- Đọc cho học sinh viết vào vở.

- GV đọc cho HS sót lỗi

* Chấm, chữa bài.

- Chấm 5 -6 bài, nhận xét Hướng dẫn làm bài tập Bài 2a:

- Gọi một em đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS chia sẻ nhóm đôi làm bài vào VBT.

- Mời 2 em lên bảng thi làm bài, rồi đọc kết quả.

- Cùng với cả lớp nhận xét, chốt ý đúng.

- 2 tổ thi viết

- Lớp lắng nghe giới thiệu bài.

- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài.

- 2 học sinh đọc lại bài, lớp đọc thầm.

+ Đoàn quân nối thành một vệt dài từ thung lũng đến đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng.

+ Đoạn văn nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc.

- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết ra nháp các từ ( trơn, thung lũng, lúp xúp …) -

+ 7 câu

+ Chữ đầu đoạn, đầu câu, tên người, tên địa danh (Hồ Chí Minh, Đường, Người,....).

-Nghe - viết bài vào vở.

- HS soát lỗi.

- Nghe nhận xét, rút kinh nghiệm.

- 1 em đọc yêu cầu của bài, lớp đọc thầm.

- Cả lớp làm bài vào VBT.

- 2HS lên bảng thi làm bài, lớp nhận xét bổ sung.

Sáng suốt - xao xuyến - sóng sánh - xanh xao.

(11)

- Gọi 1 số HS đọc lại kết quả.

4.Hoạt động vận dụng trải nghiệm

( 8 phút)

-Đặt câu với mỗi từ đã hoàn chỉnh ở BT 2

- Gọi HS nêu bài làm của mình - Nhận xét – chốt đáp án đúng + Khi đặt câu em cần chú ý điều gì?

* Khi đặt câu, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm.

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.

- Dặn dò

+ Lòng em xao xuyến trong giây phút chia tay.

+ Thùng nước sóng sánh theo từng bước chân của mẹ.

+ Bác em bị ốm da xanh xao....

Tự nhiên và xã hội LÁ CÂY I. Yêu cầu cần đạt

- Mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây

- Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Biết quan sát hình SGK nêu đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nắm được cấu tạo ngoài của lá cây để phân loại các lá cây sưu tầm được.

- HS có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây xanh.

II. Đồdùngdạyhọc

1. Giáo viên: SGK, Các hình trong sgk trang 86,87.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, sưu tầm các lá cây khác nhau III. Cáchoạtđộngdạyhọc chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3- 5 phút)

- GV cho HS vận động và hát theo video của bài hát: Lí cây xanh

- Nội dung bài hát nói lên điều gì ? - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (28 phút)

Hoạt động 1: (14’) Quan sátvà Thảo luận nhóm

- Giáo viên cho học sinh làm việc theo

- HS hát và vận động theo bài hát: Lí cây xanh

- HS lắng nghe

(12)

nhóm:

+ Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 86, 87 trong SGK và kết hợp quan sát những lá cây học sinh mang đến lớp.

+ Nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát được.

+ Hãy chỉ đâu là cuống lá, phiến lá của một số lá cây sưu tầm được.

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Kết luận: Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá có màu đỏ hoặc vàng. Lá cây có nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá và phiến lá, trên phiến lá có gân lá.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (12 phút)

Hoạt động 1:(12'). Làm việc với vật thật.

-Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các lá cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau.

- Gọi Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại lá của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh.

- Liên hệ giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng, trải nghiệm (3 - 5 phút)

+ Nêu tên cây trồng của nhà mình và nêu cấu tạo ngoài của lá cây đó?

- Một số HS đọc phần bóng đèn toả sáng.

- GV nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm khác nghe và bổ sung.

- HS lắng nghe

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình- Các nhóm khác nghe và bổ sung.

- HS nêu - HS đọc

- HS lắng nghe

Ngày soạn: 15/1/2022

Ngày dạy: Thứ tư ngày 19 tháng 1 năm 2022 Toán

(13)

NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần). Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán.

- Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo.

- Giáo dục tính cẩn thận, khoa học và yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Máy tính, bảng phụ - HS: SGK, vở ô ly

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu( 5 phút)

+ Nêu các yếu tố của hình tròn?

- GV nhận xét.

- Giới thiệu mục đích yêu cầu bài học.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 15 phút)

a, Hướng dẫn trường hợp nhân không nhớ:

- Giáo viên giới thiệu phép nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số và viết lên bảng:

1034 2 = ?

- GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép nhân:

+ Nhân lần lượt từ phải sang trái như SGK, để có:

- Giáo viên viết phép nhân và kết quả tính theo hàng ngang: 1034 2 = 2068

b, Hướng dẫn trường hợp nhân có nhớ 1 lần:

- Giáo viên nêu và viết lên bảng:

2125 3 = ?

+ Nêu cách đặt tính và thực hiện? (nhân lần lượt từ phải sang trái)

Vậy 2125 3 = 6375

- 2, 3 HS nêu.

- Lớp nhận xét bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS ghi vào nháp.

- 1 HS nêu cách thực hiện, 1vài HS nhắc lại.

- 1 HS lên bảng. Cả lớp cùng làm.

- Nhận xét, thống nhất kết quả.

- HS tự đặt tính và tính.

- 1 HS lên bảng. Cả lớp cùng làm.

- Nhận xét, 2 HS nhắc lại cách thực hiện tính nhân.

1034 2 2068

2125 3 6375

(14)

- Giáo viên lưu ý: lượt nhân nào có kết quả >, = 10 thì “phần nhớ” được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo.

+ Nhân rồi mới cộng với phần nhớ ở hàng liền trước (nếu có).

3. Hoạt động luyện tập, thực hành( 14 phút)

* Thực hành: SGK – 113 Bài 1: Tính:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Nêu cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số?

Bài 2: Đặt tính rồi tính:

+ Bài yêu cầu gì?

a, 1023 3 1810 5 + Nêu lại cách đặt tính và thực hiện?

* Phần (b) GV hướng dẫn HS làm.

1212 4 2005 4

* Rèn kĩ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.

Bài 3:

- Yêu cầu HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết xây 4 bức tường hết bao nhiêu viên gạch ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét, chốt lời giải đúng.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (6 phút)

Bài 4: Tính nhẩm:

2000 3 = ? Nhẩm: 2 nghìn 3 = 6 nghìn Vậy: 2000 3 = 6000

a, 2000 2 = 4000 4000 2 = 8000 3000 2 = 6000

* b, GV hướng dẫn HS làm.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- 1 HS nhắc lại.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- 4 HS lên bảng. Cả lớp cùng làm.

- Nhận xét, thống nhất kết quả.

- 2, 3 HS nêu.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- 2 HS lên bảng. Cả lớp cùng làm.

- Nhận xét, chữa bài.

- 1 HS nêu, 1 HS nhắc lại.

- HS tự làm bài.

- 2 HS đứng tại chỗ thực hiện.

- Nhận xét, chữa bài.

- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.

- HS trả lời các câu hỏi.

- 1 HS lên bảng. Cả lớp cùng làm.

Bài giải:

Số viên gạch xây 4 bức tường là:

1015 4 = 4060 (viên)

Đáp số: 4060 viên gạch

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS tự tính nhẩm.

- HS nối tiếp nêu miệng kết quả.

- Nhận xét, thống nhất kết quả.

* HS tự làm bài.

- 1 HS đứng tại chỗ nêu kết quả.

(15)

20 5 = 100 200 5 = 1000 2000 5 = 10 000

+ Nêu lại cách nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số?

- Về nhà chuẩn bị bài: Luyện tập.

- Nhận xét, chữa bài.

- 2 HS nêu.

Tập đọc

BÀN TAY CÔ GIÁO I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng các từ dễ phát âm sai do ảnh hướng của phương ngữ như: con cong, thoắt cái, tỏa, dập dềnh, rì rào… Biết đọc bài thơ với giọng ngạc nhiên khâm phục.

- Hiểu được các từ khó trong bài qua chú thích “phô”. Hiểu nội dung bài:

Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo.

- Học thuộc lòng bài thơ

- Thể hiện lòng biết ơn, kính trọng thầy, cô giáo.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*VHƯX: Giáo dục HS ý thức ứng xử lễ phép với thầy cô giáo II. Đồ dùng dạy học:

Máy tính, máy chiếu.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động:

- Hs vận động và hát theo nhịp bài hát Cô giáo em

- Gv dẫn dắt kết nối vào bài

2.HĐ hình thành kiến thức mới:

a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ, khái quát giọng đọc: giọng ngạc nhiên, khâm phục.

Nhấn giọng những từ thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo, mầu nhiệm của bàn tay cô giáo.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng dòng thơ kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó:

- Lớp theo dõi giới thiệu.

- Lớp lắng nghe giáo viên đọc bài.

- Lớp nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp. (2 vòng)

(16)

- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- Hướng dẫn đọc câu khó:

Một tờ giấy trắng/

Cô gấp cong cong/

Thoắt cái đã xong/

Chiếc thuyền xinh quá!//

Giọng đọc chậm lại, đầy thán phục:

Biết bao điều lạ/

Từ bàn tay cô.// (…)

- Giáo viên yêu cầu học sinh giải nghĩa từ và đặt câu với từ “phô”.

d. Đọc theo nhóm đôi

- Yêu cầu hs đọc theo nhóm đôi - Gọi hs đọc cả bài

e. Tìm hiểu bài:

- Mời một em đọc, yêu cầu cả lớp đọc thầm từng khổ và cả bài.

+ Từ mỗi tờ giấy cô giáo đã làm ra những gì ?

- Yêu cầu học sinh đọc thầm lại bài thơ.

+ Hãy suy nghĩ tưởng tượng và tả bức tranh gấp, cắt và dán giấy của cô ?

- Mời một em đọc lại hai dòng thơ cuối, lớp đọc thầm theo.

+ Em hiểu hai câu thơ cuối bài như thế nào ? - Giáo viên kết luận: Bàn tay cô giáo khéo léo, mềm mại, như có phép màu nhiệm.

- Bài thơ nói lên điều gì?

3. Hoạt động luyện tập thực hành - Giáo viên đọc lại bài thơ.

- Hướng dẫn đọc diễn cảm từng câu với giọng nhẹ nhàng tha thiết.

- Mời 2 em đọc lại bài thơ.

- Mời từng tốp 5HS nối tiếp thi đọc thuộc lòng 5 khổ thơ.

- Mời 1 số em thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện (cong cong, thoắt cái, toả,dập dềnh, rì rào,...)

- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trong bài.

- Hs luyện đọc

- Tìm hiểu nghĩa của các từ: thoắt cái, tỏa, dập dềnh, rì rào

- Luyện đọc nhóm. Đại diện nhóm đọc trước lớp. Nhận xét

- 1 HS đọc.

- 1 HS đọc, lớp nhẩm theo.

+ Thoắt cái cô đã gấp 1 chiếc thuyền cong xinh, mặt trời với nhiều tia nắng, làm ra mặt biển dập dềnh, những làn sóng lượn quanh thuyền.

- Đọc thầm trao đổi và nêu:

+ Là bức tranh miêu tả cảnh đẹp của biển trong buổi bình minh. Mặt biển dập dềnh có con thuyền trắng đậu trên mặt biển với những làn sóng.

- Một em đọc lại hai dòng thơ cuối.

- Cô giáo khéo tay/ Bàn tay cô như có phép mầu …

- HS nêu: Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo.

- 2 học sinh đọc lại cả bài thơ.

- 2 nhóm thi nối tiếp đọc thuộc lòng 5 khổ thơ.

- Một số em thi đọc thuộc cả bài.

- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc thuộc và hay.

(17)

- Theo dõi nhận xét đánh giá, tuyên dương.

4. Vận dụng trải nghiệm

- Em có cảm nhận được điều gì qua bài thơ?

* VHƯX: Chúng ta cần làm gì để tỏ lòng biết ơn và kính trọng các thầy cô giáo?

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- Về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới.

- Hs nêu

ÂM NHẠC

HỌC HÁT BÀI: CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG.

Nhạc và lời: Hoàng Lân I. Yêu cầu cần đạt:

1, Về kiến thức-kĩ năng:

- Hs biết bài hát là bài hát nhịp , tính chất vui tươi, nhịp nhàng, nhảy múa.

2, Phẩm chất:

- Hs hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, biết thể hiện các tiếng có luyến.

3,Năng lực:

- Giáo dục tình bạn bè thân ái.

II. Tài liệu – phương tiện:

1, Giáo viên

- Nhạc cụ: Đàn, thanh phách.

- Tranh minh hoạ bài hát.

2, Học sinh - Vở ghi, sgk

IV. Hoạt động dạy học.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động:

.Ổn định tổ chức.

.Kiểm tra bài cũ:

- Gọi Hs lên bảng biểu diễn.

- Gv nhận xét.

2. Trải nghiệm – Khám phá:

- Giới thiệu bài.

* Hoạt động 1: Dạy hát: Bài Cùng múa hát dưới trăng.

- Gv treo tranh minh hoạ bài hát.

-? Bức tranh vẽ những gì?

- Gv hát mẫu.

- Gv cho hs đọc lời ca.

- Gv cho hs luyện thanh.

- Dạy hát từng câu:

Câu 1 : Mặt trăng tròn nhô.... vui múa.

+ Gv hát mẫu.

- Hs nghe.

- HS thực hiện

- Hs quan sát.

- HS TL.

- Hs nghe.

- Hs đọc lời ca.

- Hs luyện thanh.

- Hs nghe.

- Hs hát.

(18)

+ Gv đàn cho hs hát .

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) Câu 2 : Hươu nai sóc...nhảy cùng.

+ Gv hát mẫu.

+ Gv đàn cho hs hát.

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) - Gv cho hs hát ghép câu1 và câu 2.

- Gv cho tổ, bàn hát ghép câu 1 và câu 2.

Câu 3 : La la lá la...dưới trăng.

+ Gv hát mẫu.

+ Gv đàn cho hs hát.

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) Câu 4 : La la lá la..dưới trăng.

+ Gv hát mẫu.

+ Gv đàn cho hs hát.

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) - Gv cho hs hát ghép câu 3 và câu 4.

- Gv cho hs hát ghép toàn bài.

- Gv cho nhóm, bàn hát toàn bài.

- Gv nhận xét.

* Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.

*Mục tiêu: HS hát và vận động theo nhịp bài hát.

- Gv cho hs đứng hát, đung đưa theo nhịp 3.

- Gv cho hs hát kết hợp gõ đệm theo phách.

- Gv cho tổ 1 hát, tổ 2 gõ đệm theo phách và ngược lại.

- Gv sửa sai cho hs ( nếu có )

- Gv cho nhóm, bàn hát và gõ đệm theo phách .

- Gv cho hs lên bảng biểu diễn, đung đưa theo nhịp 3

- Gv nhận xét.

3. Vận dụng

-? Em nào cho cô biết hôm nay lớp chúng ta học những nội dung nào ?

- Gv củng cố lại nội dung bài học.

- Gv đàn cho hs hát lại bài hát.

- Nhắc hs về học bài.

- Xem trước bài mới.

- Hs nghe.

- Hs hát.

- Hs hát ghép.

- Tổ, bàn hát ghép.

- Hs nghe.

- Hs hát.

- Hs nghe.

- Hs hát.

- Hs hát ghép.

- Hs hát toàn bài.

- Nhóm, bàn hát.

- Hs hát và vận động.

- Hs hát và gõ đệm theo phách.

- Nhóm, bàn hát và gõ đệm theo phách.

- Hs biểu diễn.

(19)

- Gv nhận xét giờ học.

Ngày soạn: 15/1/2022

Ngày dạy: Thứ năm ngày 20 tháng 1 năm 2022 Toán

LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ 1 lần).

Vận dụng hiểu ý nghĩa phép nhân, tìm số bị chia, kĩ năng giải toán có hai phép tính.

- Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo.

- Giáo dục tính cẩn thận, khoa học và yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học - GV : bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Yêu cầu HS làm bài tập 2/ VBT/ 113 - GV và lớp nhận xét.

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (25 phút) Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: Viết thành phép nhân và ghi kết quả:

+ Bài tập yêu cầu gì?

4129 + 4129 = 4129 2 = 8258

1052 + 1052 + 1052 = 1052 3 = 3156 2007 + 2007 + 2007 + 2007

= 2007 4 = 8028

+ Vì sao lại viết tổng 4129 + 4129 thành phép nhân 4129 2?

=> Củng cố về ý nghĩa của phép nhân liên quan đến nhân số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.

Bài 2:Số?

Số bị chia 423 423 9604 Số chia 3 3 4

Thương 141 141 2401

+ Nêu cách tìm thương và số bị chia chưa

- 4 HS làm, lớp làm nháp.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS nêu.

- HS tự làm bài.

- Đổi chéo vở kiểm tra, nhận xét.

- Thống nhất kết quả.

+ HS nêu: vì tổng 4129 + 4129 có hai số hạng = nhau và bằng 4129

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm cá nhân.

- Nối tiếp nêu miệng kết quả.

- Nhận xét, thống nhất kết quả.

- 2, 3 HS nêu

(20)

biết?

+ Làm thế nào để tìm được số 141 trong ô trống thứ nhất?

* Cột thứ tư GV hướng dẫn HS làm.

- Yêu cầu HS đứng tại chỗ nêu kết quả.

* Rèn kĩ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần)

Bài 3:

+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

+ Bài toán thuộc dạng toán nào?

Bài giải:

Số lít dầu ở cả 2 thùng là:

1025 2 = 2050 (l) Số lít dầu còn lại là:

2050 – 1350= 700 (l)

Đáp số: 700 lít dầu

* Rèn luyện KN giải bài toán bằng 2 phép tính.

3. Hoạt động vận dụng , trải nghiệm (10 phút)

Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống

Số đã cho 113 1015 1107

Thêm 6 ĐV 119 1021 1113

Gấp 6 lần 678 6090 6642

+ Muốn thêm một số đơn vị hoặc gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào?

* Phân biệt gấp một số lên nhiều và thêm một số đơn vị vào số đã cho.

* Cột thứ 3 hướng dẫn HS tự làm bài.

- Yêu cầu HS đứng tại chỗ nêu kết quả.

+ Hệ thống kiến thức toàn bài.

- Về nhà chuẩn bị bài Nhân số có bốn chữ số vói số có một chữ số.

- 1 HS trả lời. HS khác nhận xét.

* HS tự làm bài.

- 1 HS đứng tại chỗ nêu.

- Nhận xét, chữa bài.

- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.

- HS trả lời câu hỏi và xác định dạng toán.

- 1 HS lên bảng. Cả lớp cùng làm.

- Nhận xét, chốt lời giải đúng.

- HS lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS tự làm bài.

- Nêu miệng kết quả.

- Nhận xét, thống nhất kết quả.

- 1 HS nêu, 1 HS nhắc lại.

* HS tự làm bài

- 1 HS đứng tại chỗ nêu.

- Nhận xét, chữa bài.

- HS lắng nghe.

Luyện từ và câu NHÂN HOÁ.

ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU ? I. Yêu cầu cần đạt

- Nắm được cách đọc diễn cảm bài thơ(BT1). Nắm được ba cách nhân hoá (BT1,2).

(21)

- Biết cách đặt và trả lời cho câu hỏi Ở đâu? (Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu?(BT3). Trả lời đúng các câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc “ Ở lại với chiến khu” đã học ( BT4a/b)

- Giáo dục học sinh cách dùng từ và đặt câu đúng kiểu câu.

II. Đồ dung dạy học : - Máy tính, máy chiếu

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

1. HĐ mở đầu (3-5’)

- Cho Hs nghe bài hát” Chị Ong nâu và em bé”

+ Trong bài hát này có câu hát nào có hình ảnh nhân hóa?

+ Trong câu: Chị ong nâu nâu, chị bay đi đâu đi đâu. Sự vật nào được nhân hóa? Tác giả đã sử dụng cách nhân hóa nào?

Câu: “Chị Ong uốn mình qua nghiêng đôi cánh chào hoa.” Tác giả đã dùng cách nhân hóa nào?

+ Vậy chúng ta đã học những cách nhân hóa nào?

( Hai cách nhân hóa: Nhân hóa bằng cách gọi sự vật bằng từ dùng để gọi con người. Cách nhân hóa thứ hai là miêu sự vật bằng những từ ngữ dùng để tả người”

Giới thiệu bài: Trong bài hát này tác giả còn sử dụng một cách nhân hóa nữa đó là cách nhân hóa nào chúng ta cùng tìm hiểu tiếp qua bài học hôm nay. NHÂN HOÁ. ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU ?

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15P) Bài 1(4P): Đọc bài thơ Ông trời bật lửa

- GV đọc diễn cảm bài thơ.

- Yêu cầu HS đọc lại.

- Nhận xét, tuyên dương Hs đọc tốt

Bài 2 (10-12P) : Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hóa? Chúng được nhân hóa bằng cách nào?

- GV yêu cầu HS đọc lại bài thơ để trả lời.

- GV lần lượt ghi kết quả vào bảng phụ.

Tên các sự vật được nhân hóa

Cách nhân hóa Các sự

vật được gọi bằng

Các sự vật được tả bằng

Tác giả nói với mưa thân mật …

- Hs làm theo yêu cầu

- Sự vật được nhân hóa là:Ong.

Tác giả sử dụng cách nhân hóa gọi sự vật bằng từ dùng để gọi con người.

- Miêu tả sự vật bằng những từ ngữ dùng để tả người.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS theo dõi, đọc thầm SGK.

- Vài HS đọc. Cả lớp đọc thầm.

- 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.

- 1 HS đọc gợi ý SGK. Cả lớp đọc thầm.

- HS trao đổi theo cặp trên phiếu BT.

- HS trình bày trước lớp.

- Nhận xét, chốt lời giải đúng.

- Cả lớp làm bài vào vở.

(22)

Mặt trời ông bật lửa

Mây chị kéo đến

Trăng sao trốn

Đất chờ đợi…

Mưa xuống như với bạn

Sấm ông vỗ tay

+ Qua BT trên, các em thấy có mấy cách nhân hóa sự vật?

3 cách:

+ Cách 1: gọi sự vật bằng từ dùng để gọi con người.

+ Cách 2: miêu tả sự vật bằng những từ dùng để tả người.

+ Cách 3: nói với sự vật thân mật như nói với con người.

- Nhận xét

- Gv Kết luận: Nêu lại 3 cách nhân hóa 3. Hoạt động thực hành, luyện tập (12- 15P) Bài 3:(5P) Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi “Ở đâu?”

a, Trần Quốc Khái quê ở Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

b, Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi lần đi sứ.

c, Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ông ở quê hương ông.

- Nhận xét, chốt lời giải đúng.

- Gọi hs đọc lại đáp án

KL: Dạng câu hỏi Ở đâu? Là những câu hỏi về địa điểm, nơi chốn. Khi các con trả lời câu hỏi Ở đâu?

thì trong câu trả lời phải chứa bộ phân thể hiện địa điểm, nơi chốn.

Bài 4:(7P) Đọc bài tập đọc Ở lại với chiến khu và trả lời câu hỏi:

- GV chép nhanh lên bảng câu trả lời đúng:

a, Câu chuyện kể trong bài diễn ra vào thời kì chống thực dân Pháp ở chiến khu.

b, Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi sống ở trong lán.

* c, Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ trở về sống với gia đình.

=> Gv bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu, Khi nào ? là các từ ngữ chỉ thời gian và địa điểm.

4. HĐ vận dụng (5p)

- HS trả lời theo hiểu biết(có thể nêu 2 hoặc 3 cách).

- Nhận xét, bổ sung.

- Vài HS nhắc lại 3 cách nhân hóa vừa học.

- 1 hs nhắc lại 3 cách nhân hóa.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm cá nhân.

- HS nối tiếp phát biểu ý kiến.

- 3 HS đọc lại.

- 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.

- HS lần lượt trả lời từng câu hỏi.

- Cả lớp làm bài vào vở.

- Vài HS đọc lại câu trả lời đúng.

* HS tự làm.

- 1 HS đứng tại chỗ đọc bài làm.

- Nhận xét, chữa bài.

(23)

+ Nêu lại 3 cách nhân hóa đã học?

- Cho Hs nghe lại bài hát “ Chị Ong và em bé”

+ Bài hát các con vừa nghe “Chị ong nâu và em bé” câu nào sử dụng cách nhân hóa thứ 3 ? ( Chị bay đi đâu đi đâu.)

-Yêu cầu Hs xem lại những đồ chơi hoặc đồ dùng học tập của mình mà mình yêu thích, vận dụng bài học để trò chuyện với nó. Sau đó đến lớp chia sẻ với bạn theo cách nhân hóa thứ 3 vừa học.

+ Con hãy áp kiến thức đã học để đặt câu sử dụng nghệ thuật nhân hóa cách 3.

- Nhận xét tiết học.

- 2, 3 HS nêu.

- Hs trả lời theo hiểu biết.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

Tập viết

ÔN CHỮ HOA O, Ô, Ơ I. Yêu cầu cần đat

- Viết đúng chữ viết hoa O, Ô, Ơ, tên riêng : Lãn Ông bằng chữ cỡ nhỏ.

Viết câu ứng dụng : Ổi Quảng Bá ... say lòng người bằng chữ cỡ nhỏ đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết. Hiểu được nghĩa của từ ứng dụng và câu ứng dụng.

- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng giữa các chữ. Nối nét giữa các chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng thành thạo.

- Giáo dục HS có thói quen luyện viết, trình bày đẹp, rõ ràng, đúng độ cao, khoảng cách; Yêu thích chữ Việt. Có lòng nhân ái biết yêu thương mọi người.

*GDBVMT: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.

II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Mẫu chữ hoa O,Ô,Ơ , quy trình mẫu chữ, - Học sinh: Vở tập viết, bảng con.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu

- Cho cả lớp hát bài: Năm ngón tay ngoan.

- Trò chơi “Viết nhanh viết đẹp”

- GV tổ chức cho HS thi viết.

- Hát: Năm ngón tay ngoan.

- Học sinh lên bảng viết:

+ Nguyễn Văn Trỗi.

(24)

- Giới thiệu bài , ghi đầu bài lên bảng.

+ Nhiễu điều phủ lấy giá gương (…) - Lắng nghe.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới a. Hướng dẫn viết chữ hoa

- Yêu cầu tìm các chữ hoa có trong bài ?

- GV treo chữ mẫu L, Ô, Q, B, H, T, Đ

- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ : B, H, T.

- GV gọi HS nhắc lại quy trình - Cho HS viết bảng con, 3 HS viết bảng lớp.

- Nhận xét và sửa sai cho HS.

b. Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Gọi 1 HS đọc lại từ ứng dụng - Tại sao Lãn Ông lại viết hoa ? - GV giúp HS hiểu nghĩa Lãn Ông + Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác 1720 – 1792 là một lương y nổi tiếng sống vào cuối đời nhà Lê.

- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?

- Khoảng cách các chữ như thế nào?

- GV viết mẫu

* Viết từ ứng dụng (tên riêng):

- GV yêu cầu HS viết bảng con, nhận xét

c. Hướng dẫn viết câu ứng dụng - GV gắn câu ứng dụng lên bảng:

- Gọi HS đọc câu ứng dụng:

- Giúp HS hiểu câu ứng dụng:

Ca ngợi quê hương Việt Nam ta có nhiều sản phẩm đẹp và có giá trị

- HS tìm các chữ có trong bài

- Học sinh nêu lại quy trình viết.

- Học sinh quan sát.

- Học sinh viết bảng con: L, Ô, Q, B , H, T, Đ.

- Tên riêng - HS lắng nghe

- Chữ L, Ô, cao 2,5 ly, các chữ còn lại cao bằng nhau và cao 1 ly.

- Khoảng cách giữa các chữ là một con chữ o

- HS theo dõi - HS viết bảng con

- Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người.

-HS lắng nghe.

-HS trả lời

(25)

cao như: Tơ lụa, ... Có nhiều cảnh đẹp như: Hồ Tây, ... Chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ.

? Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?

- GV yêu cầu HS viết bảng con.

- GV nhận xét và sửa sai

- HS viết bảng con.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành a, Hướng dẫn viết vào vở.

- Giáo viên nêu yêu cầu viết:

+ Viết 1 dòng chữ hoa Ô.

+ 1 dòng chữa L, Q.

+ 1 dòng tên riêng Lãn Ông.

+ 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ.

- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.

- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.

b, Viết bài:

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.

- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.

- Nhận xét nhanh việc viết bài của học sinh.

- Quan sát, lắng nghe.

- Lắng nghe và thực hiện.

- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm + Con còn biết những câu ca dao, tục ngữ nói về những sản vật quý, nổi tiếng của nước ta?

- GV nhận xét, tuyên dương

- Tiết học hôm nay giúp em ôn lại những chữ hoa nào?

- GV tóm tắt lại cách viết - GV nhận xét tiết học + Về nhà luyện viết thêm.

+ Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ viết về những sản vật quý, nổi tiếng của nước ta.

- Bún ngon bún mát Tứ Kỳ

Pháp Vân cau ốc đồn thì chẳng ngoa - Bún Cổ Đô, ngô Kiều Mộc....

- Chữ hoa O, Ô, Ơ - HS lắng nghe - HS lắng nghe

(26)

Chính tả (nghe viết)

Tiết 41. ÔNG TỔ NGHỀ THÊU I. Yêu cầu cần đạt

- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài băn xuôi. Làm đúng bài tập 2a. Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng những chữ có phụ âm đầu tr/ch.

- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, kiên trì, nhẫn nại, yêu thích chữ Việt.

II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Bảng phụ, loa, máy tính - Học sinh: Vở ô li, thước kẻ

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

1. Hoạt động mở đầu

- Cho HS hát bài: Ở trường cô dạy em thế - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động chuẩn bị viết chính tả a.Trao đổi về nội dug đoạn viết

- GV đọc đoạn văn một lượt.

- Gọi HS đọc bài.

- GV giúp HS nắm nội dung đoạn văn:

+ Những từ ngữ nào cho thấy Trần Quốc Khái rất ham học?

b, Hướng dẫn HS cách trình bày:

+Đoạn văn gồm có mấy câu?

+ Những chữ nào cần viết hoa?

+ Những từ nào trong đoạn văn hay viết sai chính tả?

+ Cách trình bày bài như thế nào?

c, Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu học sinh lấy bảng tập viết các tiếng khó.

- GV đọc: Trần Quốc Khái, lúc kéo vó tôm, vỏ trứng, tiến sĩ, triều đình, nhà Lê

- Hát: “Ở trường cô dạy em thế!”.

- Lắng nghe.

- HS nghe.

- 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK.

- Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm, không có đèn cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để học..

- Đoạn văn gồm có 4 câu.

- Viết hoa các chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng. Ví dụ: Hồi, Trần Quốc Khái, Cậu, Tối, Chẳng, nhà Lê....

+ Trần Quốc Khái, lúc kéo vó tôm, vỏ trứng, tiến sĩ, triều đình, nhà Lê

+ Trình bày đúng một bài văn xuôi - HS tìm từ khó trong đoạn viết.

- HS viết nháp, bảng lớp.

- 1HS đọc lại các từ khó trên bảng

(27)

3. Hoạt động luyện tập, thực hành a, Hướng dẫn HS viết bài

- GV nhắc HS những vấn đề cần thiết: viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ cái đầu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm bút viết đúng qui định.

- GV đọc cho hs viết bài

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết..

- GV đọc cho HS soát lỗi.

c. Chấm, nhận xét bài

- GV thu 1/3 số bài của lớp, chấm và nhận xét.

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

d, Luyện tập: Bài 2a - Gọi HS nêu yêu cầu bài

- Trò chơi “Tìm đúng- điền nhanh”

- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm.

- Giáo viên cho các tổ thi làm bài tiếp sức, phải đúng và nhanh.

-> Giáo viên nhận xét bài đúng: Các từ cần điền: Trí, chuyên, trí, chữa, chế, chân, trí, trí

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

“Ong tìm chữ”

- GV nêu tên trò chơi

- GV phổ biến luật chơi: Chia lớp thành 3 đội, các đội lật các ô chữ và điền đúng từ có chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr. Đội nào điền đúng giành chiến thắng

- HS lắng nghe.

- HS viết bài.

- Hs soát bài

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- HS đổi vở chấm bài cho bạn.

- HS lắng nghe.

- Một học sinh đọc yêu cầu của đề bài.

- Các nhóm thi đua điền các từ vào chỗ trống.

- Các nhóm làm bài theo hình thức tiếp sức.

- Học sinh chữa bài đúng vào vở.

- HS lắng nghe

(28)

- GV tổ chức cho HS chơi - GV nhận xét, tuyên dương

- GV tóm tắt nội dung bài. Lưu ý học sinh một số trường hợp chính tả.

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà sưu tầm các bài thơ hoặc bài hát nói về tình cảm anh chị em, chép lại cho đẹp.

- HS chơi trò chơi - HS lắng nghe - HS lắng nghe

Thủ công

ĐAN NONG ĐÔI ( Tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt

- HS biết cách đan nong đôi. Đan được nong đôi đúng quy trình kĩ

thuật.Dồn được nan nhưng có thể chưa được khít. Dán được xung quanh tấm đan.

- HS khéo tay: Đan được tấm đan nong đôi. Các nan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hoà.

- Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản.

II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: Dụng cụ, giấy thủ công, quy trình đan 2. Học sinh: Dụng cụ, giấy thủ công.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu ( 3- 5 phút)

- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.

- GV nhận xét đánh giá.

- Giới thiệu bài

2. Hoạt động luyện tập, thực hành

a) Hoạt động 1: Ôn lại quy trình đan nông đôi

- Yêu cầu một số em nhắc lại qui trình đan nong đôi đã học ở tiết trước.

- GV nhận xét và hệ thống lại các bước.

- Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.

- Bước 2: Đan nong đôi.

- Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.

b) Hoạt động 2: Thực hành

- Tổ chức cho HS thực hành đan nong đôi.

- Theo dõi, giúp đỡ HS để các em hoàn thành được sản phẩm.

- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.

- Lắng nghe, theo dõi

- Nêu các bước trình tự đan nong đôi.

- Lớp theo dõi nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Thực hành đan nong đôi bằng giấy bìa, giấy thủ công.

- Dán bao xung quanh tấm bìa.

(29)

- Tổ chức cho học sinh trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm.

- Chọn vài sản phẩm đẹp nhất lưu giữ và tuyên dương HS trước lớp.

- Đánh giá sản phẩm của HS

3. Hoạt động vận dụng, mở rộng, trải nghiệm

- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình đan nong đôi.

+ Đan nong đôi có tác dụng gì trong cuộc sống của chúng ta?

- GV nhận xét, tổng kết giờ học.

- Chuẩn bị cho tiết sau: giấy TC, kéo, thước.

- Trưng bày sản phẩm của mình trước lớp.

- Cả lớp nhận xét đánh giá sản phẩm của các bạn.

- 2 HS nhắc lại.

+ Làm các sản phẩm thủ công như:

rổ, rá, thúng,...

- HS lắng nghe và thực hiện

Ngày soạn: 15/1/2022

Ngày dạy: Thứ sáu ngày 21 tháng 1 năm 2022 Toán

NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. Yêu cầu cần đạt

- HS thực hiện được phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau)

- Giải được bài toán có liên quan đến phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.

- Rèn cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học.

II. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: SGK, VBT

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Tổ chức trò chơi “Món quà tặng bạn”

GV hướng dẫn cách chơi: Cả lớp vừa hát vừa chuyền tay 1 hộp quà. Bài hát dừng ở bạn nào bạn đó được quyền mở hộp quà và thự hiện theo yêu cầu.

+ Đặt tính rồi tính: 2321 ¿ 3 2024

¿ 4

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV giới thiệu vào bài.

- HS tham gia chơi (KQ: 6963; 8096) -> Nhận xét, bổ sung

(30)

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (8 - 10 p)

Giới thiệu phép nhân 1427 ¿ 3 - GV viết bảng: 1427 ¿ 3

- Gọi HS đọc phép tính trên

- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính - Nêu thứ tự thực hiện phép tính?

-> Nhận xét, chốt cách làm - Gọi HS thực hiện lại phép tính

- Vậy 1034 ¿ 2 =?

- Em có nhận xét gì về phép nhân trên?

-> Lưu ý cách đặt tính khi thực hiện tính 3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15 phút)

* Bài 1: Tính?

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu HS làm bài, chữa bài.

- Trình bày cách tính của em?

*Lưu ý: các phép nhân có nhớ 2 lần -> Nhận xét, đánh giá

Bài 2

- Bài tập yêu cầu gì?

- Khi đặt tính ta lưu ý gì?

- Yêu cầu HS làm bài, chữa bài.

-> Chú ý: cách đặt tính

4. Hoạt động vận dụng, trải ngiệm ( 15p)

Bài 3

- Gọi HS đọc bài toán

- 2 HS đọc phép nhân

- 1 HS làm bảng, lớp làm nháp

- HS: bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn (tính từ phải sang trái)

- 4 HS thực hiện lại phép tính 1427

3 4281

*3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2

*3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8

*3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1

*3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4

- 1034 ¿ 2 = 2068

- Phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số, là phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục, từ hàng trăm sang hàng nghìn.

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS tự làm bài; 4 HS làm bảng phụ -> Lớp nhận xét, chữa bài:

2318 2 4636

1317 4 5268

1409 5 7045 - HS đọc yêu cầu bài

- Ta đặt tính thẳng cột

- HS làm bài vào vở, 3 HS làm bảng phụ - Đổi vở kiểm tra chéo

-> Nhận xét, nêu cách thực hiện tính 1107 ¿ 6 2319 ¿ 4 1218 ¿ 5

1107

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Chị mây vừa kéo đến Trăng sao trốn cả rồi Đất nóng lòng chờ đợi Xuống đi nào, mưa ơi !.!. Bài 2: Trong bài thơ trên, những sự vật nào được

* Trung đoàn trưởng đến để thông báo ý kiến của trung đoàn cho các chiến sĩ nhỏ trở về sống với gia đình .Vì cuộc sống ở chiến khu thời gian tới còn gian khổ thiếu

Cách xưng hô ấy có tác dụng: làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng taa. Nguyễn Ngọc

Nhân hóa.. a) Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. b) Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ. c) Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái,

1.Xếp tên các loài chim cho trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp: ( cú mèo, gõ kiến, chim sâu, cuốc, quạ, vàng anh ).. Gọi tên theo hình

Vì sao không được bơi ở đoạn sông này?.. Dựa theo cách giải thích trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, trả lời các câu hỏi sau:.. a.) Vì sao Sơn Tinh lấy

Bài 2: Hãy thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng cụm từ khác( bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ…). - Bao giờ các bạn đi thăm

Bài 2: Trong bài thơ trên, những sự vật được nhân hóa là:.. Chị mây vừa kéo đến Trăng sao trốn cả rồi Đất nóng lòng chờ đợi Xuống đi nào, mưa ơi!.