• Không có kết quả nào được tìm thấy

động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 3,0

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 3,0 "

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

LẦN THỨ X, NĂM 2017

ĐÁP ÁN MÔN: LỊCH SỬ LỚP: 11

(Đáp án gồm 07 trang)

Câu 1:(3,0 điểm) - chuyên Bắc Giang

Ý Đáp án Điểm

Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX xuất hiện trong bối cảnh lịch sử nào? Tại sao những đề nghị cải cách này lại không được thực hiện?

3.0

*Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX xuất hiện trong bối cảnh lịch sử:

- Cuối thế kỉ XIX, CNTB chuyển dần sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu thuộc địa tăng nên có xu hướng đi xâm lược thuộc địa. Thực dân Pháp đang xâm lược nước ta, từ 1858 - 1867, Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây nên độc lập dân tộc bị đe doạ nghiêm trọng.

0.5 - Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong bước đường khủng hoảng: nông nghiệp tiêu

điều xơ xác, thủ công nghiệp tàn lụi, thương nghiệp sút kém, tài chính quốc gia kiệt quệ... 0.5 - Triều đình vẫn tăng cường bóc lột nhân dân, thậm chí áp dụng những biện pháp

tiêu cực như cho nộp tiền chuộc tội, cho buôn bán thuốc phiện, cho mua quan bán tước...Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên sâu mọt, quan lại tha hồ nhũng nhiễu dân lành.

0.5 - Mâu thuẫn xã hội gay gắt, nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ, triều đình dồn lực lượng

quân sự vào việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa khiến binh lực hao mòn. Trong khi đó Pháp đang ráo riết chuẩn bị mở rộng xâm lược nước ta. Trước vận nước nguy nan, một số quan lại sĩ phu phong kiến có điều kiện tiếp cận với văn minh nước ngoài đã lên tiếng đề đạt với triều đình những cải cách duy tân: Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ…

0.5

*Những đề nghị cải cách này lại không được thực hiện vì:

- Những tư tưởng cải cách nhìn chung còn nặng về ảnh hưởng bên ngoài mà thiếu cơ sở vật chất tiếp nhận từ bên trong. Vào thời điểm này, Việt Nam chưa có những cơ sở kinh tế - xã hội để tiếp nhận cải cách...

0.25 - Thực dân Pháp đang tiến hành xâm lược, triều Nguyễn phải tập trung lực lượng đối

phó với cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp và những cuộc khởi nghĩa của nông dân... 0.25 - Mặc dù các đề nghị cải cách đều mạnh dạn hướng đi theo con đường TBCN nhằm

giải quyết một phần nào đó yêu cầu của lịch sử nhưng các đề nghị cải cách đó vẫn còn hạn chế, mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc... Nội dung cải cách đều không đả động gì đến giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam thời điểm đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với đê quốc Pháp và nông dân với địa chủ phong kiến...

0.25

- Do thái độ bảo thủ, phản động của vua quan triều đình đã bỏ qua không chịu sửa đổi.

Tuy có lúc do tình thế thúc bách nên có một vài sự đổi mới song thực hiện một cách lẻ tẻ, chắp vá, miễn cưỡng, các điều chỉnh đó chưa kịp phát huy tác dụng đã bị đình chỉ.

0.25 ĐÁP ÁN

(2)

Câu 2: (2,5 điểm) - Chuyên Lam Sơn

Ý Đáp án Điểm

Hai xu hướng bạo động và cải cách có làm suy yếu phong trào yêu nước ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX không? Tại sao?

2,5 - Vào đầu TK XX, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta diễn ra sôi nổi,

quyết liệt, liên tục, đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản quy tụ vào 2 xu hướng cứu nước chính là xu hướng bạo động mà tiêu biểu là phong trào Đông du của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách mà tiêu biểu là phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh.

+ Khái quát xu hướng bạo động của Phan Bội Châu: tư tưởng và những hoạt động cứu nước tiêu biểu…

+ Khái quát xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh: tư tưởng và những hoạt động cứu nước tiêu biểu…

- Hai xu hướng cứu nước đó có nhiều điểm khác nhau thậm chí trái ngược nhau nhưng không những không làm suy yếu phong trào yêu nước ở nước ta mà còn bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau tạo nên 1 làn sóng đấu tranh giải phóng dân tộc sôi nổi ở nước ta hồi đầu TK XX. Khẳng định như vậy là vì:

+ Thứ 1: nhờ có 2 xu hướng bạo động và cải cách mà phong trào yêu nước ở nước ta đã xác định được đúng đắn đối tượng, kẻ thù của dân tộc ta lúc này là thực dân Pháp và chế độ vua quan phong kiến nhà Nguyễn. Nếu chỉ có 1 xu hướng bạo động hoặc cải cách thì phong trào yêu nước chỉ tập trung vào 1 đối tượng cần đánh đổ là thực dân Pháp (xu hướng bạo động) hoặc chế độ phong kiến (xu hướng cải cách). Nhờ có 2 xu hướng ấy mà phong trào yêu nước ở nước ta tấn công vào cả 2 đối tượng là thực dân Pháp và chế độ phong kiến.

+ Thứ 2: nhờ có 2 xu hướng bạo động và cải cách mà mục tiêu của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta đúng đắn hơn, rõ ràng hơn. Nếu chỉ có 1 xu hướng thì phong trào yêu nước ở nước ta hoặc là chỉ giành mục tiêu độc lập dân tộc (xu hướng bạo động) hoặc là chỉ phát triển xã hội (xu hướng cải cách). Nhờ có cả 2 xu hướng đó mà việc xác định mục tiêu trong phong trào yêu nước ở nước ta không chỉ là đánh đổ thực dân Pháp giành độc lập dân tộc mà còn đánh đổ chế độ phong kiến phát triển văn hóa xã hội.

+ Thứ 3: nhờ có 2 xu hướng bạo động và cải cách mà lực lượng tham gia trong phong trào yêu nước ở nước ta hồi đầu TK XX đông đảo hơn bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Nếu chỉ có 1 xu hướng thì lực lượng tham gia đơn lẻ, hạn chế, chỉ 1 bộ phận tầng lớp trên trong xu hướng bạo động hoặc chỉ là nông dân như xu hướng cải cách. Chính nhờ có cả 2 xu hướng này mà lực lượng tham gia phong trào yêu nước đầu TK XX bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, kể cả tư sản dân tộc, tầng lớp học sinh, sinh viên đến địa chủ, nông dân…

+ Thứ 4: nhờ có 2 xu hướng bạo động và cải cách mà hình thức và phương pháp đấu tranh của nhân dân ta hồi đầu TK XX phong phú hơn với nhiều hình thức đấu tranh mới. Nếu như chỉ có 1 xu hướng thì hình thức đấu tranh đơn lẻ hoặc là cầu viện nước ngoài, cử người ra nước ngoài học hỏi cứu nguy cho tổ quốc hoặc là cải cách, canh tân phát triển xã hội. Chính nhờ có cả 2 xu hướng mà hình thức đấu tranh của nhân dân ta lúc này hết sức phong phú. Các hình thức đấu tranh phong phú đó cũng chính là những trải nghiệm, thử thách của lịch sử phản ánh sự tìm kiếm con đường cứu nước cho dân tộc ta.

=>Cả 2 xu hướng trên đã kết hợp với nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau tạo nên 1 phong trào yêu nước hết sức sôi nổi ở nước ta hồi đầu TK XX. Sự thất bại của 2 xu hướng đó cũng là cơ sở thực tiễn hết sức sinh động mách bảo người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới đúng đắn cho dân tộc.

0,25 0,25 0,25 0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

(3)

Câu 3: (3,0 điểm) - Chuyên Vĩnh Phúc

Ý Đáp án Điểm

Hãy làm rõ những sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận

động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 3,0

1. Sáng tạo trong việc lựa chọn con đường cứu nước:

- Nguyễn Ái Quốc sớm nhận thấy sự hạn chế trong các con đường cứu nước của

các vị tiền bối… 0,25

- Từ kinh nghiệm đúc rút trong thực tiễn hoạt động và tiếp cận ánh sáng của thời đại mới, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường cứu nước mới: con

đường cách mạng vô sản… 0,25

2. Sáng tạo trong xác định các yếu tố thành lập Đảng:

- Về lý thuyết, các Đảng Cộng sản trên thế giới ra đời là sự kết hợp của 2 yếu

tố chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào công nhân… 0,25

- Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam là một nước thuộc địa, ngoài phong trào công nhân còn có phong trào yêu nước. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước là cơ sở xã hội để tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin.

=> Nguyễn Ái Quốc đã sớm nhận thấy rõ tầm quan trọng của phong trào yêu nước đối với sự thành lập Đảng vì vậy Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và

phong trào yêu nước. 0,25

3. Sáng tạo trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin:

- Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin thông qua các tác phẩm sách

báo, tham luận… 0,25

- Trong các tác phẩm này, lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin được Nguyễn Ái Quốc trình bày một cách dễ hiểu nên có thể đi sâu vào trong quần chúng nhân dân, kể cả các tầng lớp nhân dân lao động như công nhân, nông dân…Chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá sâu rộng là cơ sở để phong trào công nhân, phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản phát triển mạnh mẽ… 0,5 4. Sáng tạo trong việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Trong những năm 20 của thế kỉ XX, những yếu tố để thành lập Đảng Cộng

sản Việt Nam chưa chín muồi… 0,25

- Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (1925). Thông qua hoạt động của hội đã truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin sâu rông, có hệ thống vào Việt Nam từ đó thúc đẩy phong trào công nhân, phong

trào yêu nước phát triển… 0,5

- Năm 1929, trước tình hình ở Việt Nam xuất hiện 3 tổ chức cộng sản hoạt

động riêng rẽ, Nguyễn Ái Quốc đã sớm nhận thấy yêu cầu của lịch sử nên đã

đứng ra triệu tập, chủ trì hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản, sáng lập ra

Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc còn có nhiều sáng tạo trong việc

hoạch định đường lối chiến lược, sách lược cho cách mạng Việt Nam. 0,5

(4)

Câu 4: (3,0 điểm) - Chuyên Hạ Long + Chuyên Nguyễn Trãi

Đáp án Điểm

Sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân, tư sản và tiểu tư sản có tác động như thế nào đến phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919-1925? Vì sao nói phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam giai đoạn này vẫn mang tính tự phát?

3,0

* Tác động:

- Khái quát sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân, tư sản, tiểu tư sản. 0,5 - Đây là những lực lượng xã hội mới trong xã hội Việt Nam, tạo điều kiện cho

việc tiếp thu tư tưởng tư sản và vô sản, làm cho phong trào yêu nước mang

những sắc thái mới. 0,25

- Những giai cấp mới cùng những hệ tư tưởng mới làm xuất hiện hai khuynh

hướng: tư sản và vô sản trong phong trào yêu nước. 0,25 - Cả hai khuynh hướng tư sản và vô sản đều cố gắng vươn lên giải quyết

nhiệm vụ giành độc lập dân tộc, giành quyền lãnh đạo cách mạng. Đây là đặc điểm lớn nhất của phong trào yêu nước Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930.

0,5

*Phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam giai đoạn này vẫn mang tính tự phát vì:

+ Mục tiêu đấu tranh: chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế và quyền tự do dân chủ trước

mắt…(dẫn chứng). 0,5

+ Các cuộc đấu tranh diễn ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết phối hợp, thiếu tổ chức lãnh

đạo…(dẫn chứng). 0,5

+ Ý thức giác ngộ của các giai cấp chưa cao. Đặc biệt giai cấp công nhân chưa ý thức được sứ mệnh lịch sử của mình…Từ cuộc bãi công của công nhân Ba Son (1925) phong trào công nhân mới bắt đầu chuyển sang giai đoạn đấu tranh tự giác (dẫn chứng).

0,5

(5)

Câu 5: (2,5 điểm)- Chuyên Lê Hồng Phong

Đáp án Điểm

Khái quát lí do thành lập và vai trò của mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ đó, nêu suy nghĩ của anh/chị về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.

2,5

* Lí do thành lập

- Do yêu cầu tập hợp lực lượng toàn dân tộc vào cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng, tác động đến tình hình Việt Nam…phát xít Nhật vào Đông Dương. Nhân dân Việt Nam phải chịu hai tầng áp bức...Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay sai phát triển gay gắt, nhiệm vụ dân tộc được đặt ra vô cùng cấp thiết...

0,25

- Do yêu cầu giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương:

Phải giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết, phát huy sức mạnh của mỗi dân tộc trong cuộc đấu tranh tự giải phóng. Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng, đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần 8. Hội nghị đã quyết định thành lập ở mỗi nước một mặt trận riêng…Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh ra đời.

0,25

- Do sự cần thiết phải phối hợp với các lực lượng Đồng minh chống phát xít trên thế giới. Vì cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới nên việc thành lập Việt Minh không chỉ nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh giành độc lập cho Việt Nam mà còn nhằm đấu tranh chống CNPX trên thế giới.

0,25

*Vai trò của mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám:

- Đoàn kết mọi người Việt Nam có lòng yêu nước thương nòi, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng ; cô lập cao độ kẻ thù đế quốc tay

sai, để chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chúng. 0,25

- Đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị tiến lên Tổng khởi nghĩa : Việt Minh là nơi tổ chức, giác ngộ và rèn luyện lực lượng chính trị cho Cách mạng tháng Tám, một lực lượng cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong Tổng khởi nghĩa…Mặt trận Việt Minh còn tạo cơ sở để xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng…

0,5 - Động viên toàn dân tham gia cao trào đánh Pháp, đuổi Nhật, đi từ khởi nghĩa từng

phần tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…góp phần cùng phe Đồng minh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

0,25

*Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống chính trị nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân.

0,25 - Bối cảnh đất nước hiện nay: Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, bên cạnh thời

cơ, ta phải đối mặt với thách thức như sự cạnh tranh về kinh tế, các thế lực thù địch thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc…

0,25 - Cần tăng cường khối đoàn kết toàn dân, tạo nên sự nhất trí về chính trị, quan hệ

mật thiết giữa nhân dân, Đảng và Nhà nước…Vì vậy, nâng cao vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội là một yêu cầu khách quan, có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm cho sự phát triển vững chắc của đất nước ta hiện nay.

0,25

(6)

Câu 6: (3,0 điểm) - Chuyên Thái Nguyên

Ý Đáp án Điểm

Hãy phân tích nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ II (1939- 1945)

3,0 - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản đã dẫn tới sự mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề thị trường và thuộc địa (dẫn chứng).

- Sự phân chia thế giới theo hệ thống Vecxai - Oasinhtơn chứa đựng những mâu thuẫn không thể dung hòa được giữa các nước đế quốc (dẫn chứng).

0,5

0,25

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, dẫn đến việc lên cầm quyền của các thế lực phát xít ở Đức, Italia, Nhật Bản (dẫn chứng).

- Chủ nghĩa phát xít xuất hiện đã tăng cường chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho cuộc Chiến tranh thế giới.

0,5

0,25

- Trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất vốn chứa đựng nhiều mâu thuẫn và bất ổn...

- Do mâu thuẫn về quyền lợi (thị trường, thuộc địa), giữa các nước đế quốc đã dần hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau: khối Anh, Pháp, Mĩ và khối Đức, Ý, Nhật.

- Cả hai khối đế quốc đều coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt. Chính sách hai mặt của Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện cho phe phát xít lớn mạnh, từ đó chúng gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

0,25 0,25

0,25

- Như vậy nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới hai là do sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản, dẫn đến những mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa giữa các nước đế quốc.

- Nguyên nhân trực tiếp là do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, dẫn tới sự ra đời của chủ nghĩa phát xít.

- Chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật là thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai nhưng chính thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ đã làm cho chủ nghĩa phát xít lớn mạnh, thúc đẩy chiến tranh đến gần hơn. Do vậy Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm trong việc để xảy ra Chiến tranh thế giới hai.

0,25

0,25

0,25

(7)

Câu 7: (3,0 điểm)- Chuyên Biên Hòa – Hà Nam

Ý Đáp án Điểm

Trình bày những điều kiện chủ quan và khách quan thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai. Phong trào giải phóng dân tộc thời kì này có góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới không? Vì sao?

3,0

*Điều kiện chủ quan

- Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Á, Phi, Mĩ Latinh được xem là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn nhất, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp chồng chéo, đan xen lẫn nhau.

0,25

- Trong thời kì này các lực lượng xã hội đặc biệt là tư sản và vô sản ngày càng lớn mạnh. Cả tư sản và vô sản đều thành lập được các chính đảng để lãnh đạo phong trào cách mạng nước đó…

0,25

*Khách quan

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, cùng với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít thì các nước đế quốc có nhiều thuộc địa cũng bị suy yếu và thiệt hại nặng nề…Đây là điều kiện khách quan thuận lợi cho sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh.

0,25

-Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Chủ nghĩa xã hội dần trở thành hệ thống trên thế giới. Đây là chỗ dựa vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc. Các nước XHCN đứng đầu là Liên Xô là lực lượng chính trong diễn đàn quốc tế lên án sự thống trị của chủ nghĩa thực dân: nghị quyết “phi thực dân hóa” năm 1960 và nghị quyết xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc 1963…

0,25

- Sau chiến tranh thế giới hai, với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản, phong trào công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội ở các nước tư bản phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển.

0,25

*Khẳng định: Có góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới 0,25

*Vì:

- Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phân biệt chủng tộc kéo dài nhiều thế kỉ sụp đổ hoàn toàn.

0,5

- Đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập. Các quốc gia độc lập này ngày càng tham gia tích cực và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân vì hòa bình độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

0,5

- Góp phần vào quá trình làm xói mòn và tan rã trật tự hai cực thế giới Ianta.

0,5

---Hết---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều hình

+Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước?. +Là bước

- Đảng Cộng sản Đông Dương kêu gọi các đảng phái, tổ chức và nhân dân đấu tranh đòi dân chủ  Phong trào quần chúng lan rộng trong cả nước.. Những phong trào đấu

Bài tập 2 trang 63 Vở bài tập Lịch sử 8: Phong trào độc lập dân tộc ở các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất có những nét gì mới?... + Ở một số

tiêu diệt phong trào đấu tranh công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển CD. tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội

- Xã hội: phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động Đức dâng cao dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đức... Hãy vẽ biểu đồ tình

Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là.. khai trí để chấn hưng

Kết quả nghiên cứu nhằm làm rõ sự ra đời, phát triển của các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, đáp ứng yêu cầu khách quan của phong