• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: GIA ĐÌNH ÔN TẬP CÂU: AI LÀ GÌ? | Tiểu học Phan Đình Giót

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: GIA ĐÌNH ÔN TẬP CÂU: AI LÀ GÌ? | Tiểu học Phan Đình Giót"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần: 4 Tiết: 4 Lớp: 3

Thứ……….ngày……tháng……năm 20

KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG

Phân môn: Luyện từ và câu

BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: GIA ĐÌNH ÔN TẬP CÂU: AI LÀ GÌ?

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Mở rộng vốn từ về “Gia đình”: Tìm được 1 số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình. Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp.

- Tiếp tục ôn kiểu câu Ai? ( cái gì? con gì?) là gì?

2.Kỹ năng: - Rèn tính khẩn trương, trình bày sạch sẽ khi làm bài.

- HS biết diễn đạt đầy đủ khi giao tiếp.

3.Thái độ: - Yêu quý, biết ơn ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- ghi nội dung KTBC, bài tập 2 - Phấn màu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Thời

gian Nội dung các hoạt động dạy học Hoạt động

của thầy Hoạt động của trò

1' A. ỔN ĐỊNH TC - Hát tập thể

4’

B. KIỂM TRA BÀI CŨ

- Đặt câu cho các bộ phận in đậm:

+ Lan là một học sinh gương mẫu. (Ai là một HS gương mẫu?)

+ Hải âu là bạn của người đi biển. ( Hải âu là gì?)

* Kiểm tra, đánh giá - GV treo bảng phụ -GV nhận xét

-2 HS làm miệng -HS khác nhận xét, bổ sung

2’

C. BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài

- Gắn với chủ điểm mái ấm, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu, mở rộng vốn từ về người trong gia đình và tình cảm gia đình. Nội dung nữa là ôn tập câu : Ai (cái gì, con gì) – là gì?

* Vào bài trực tiếp -GV giới thiệu, ghi tên bài.

-HS ghi vở

7’

2. Làm bài tập

Bài 1: Tìm các từ ngữ chỉ gộp các người trong gia đình.

M: ông bà, chú cháu

Câu hỏi :

+ Em hiểu thế nào là chú cháu? (chỉ cả chú và cháu)

* Luyện tập – thực hành

-1 HS đọc yêu cầu

(2)

Thời

gian Nội dung các hoạt động dạy học Hoạt động

của thầy Hoạt động của trò + Thế nào là từ ngữ chỉ gộp ? (các từ ngữ đó nói

đến nhiều người)

- Đáp án : bố mẹ, anh em, cô chú, chú cô, chú dì, chú thím, thầy u, cha, mẹ, cô cháu, bố con, mẹ con, dì dượng, bác bá, chị em, chú cháu, chú bác, cậu mợ, cha anh, ...

+ Đặt câu với 1 từ trong đó

(Chủ nhật này, chú dì em sẽ đến nhà em chơi.)

- GV nhận xét – GV ghi bảng

-GV nhận xét, chốt

-1 HS trả lời câu hỏi

-HS thảo luận nhóm đôi làm bài -HS chữa miệng -HS khác nhận xét

-1 HS đọc lại các từ

-HS đặt câu 8’ Bài 2 : Xếp các thành ngữ, tục ngữ sau vào

nhóm thích hợp.

a) Con hiền cháu thảo.

a) Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ. (con cáigiỏi giang thì cha mẹ cũng được tiếng, có thể tự hào...)

c) Con có cha như nhà có nóc. (Cha là chỗ dựa, che chở cho con ...)

d) Con có mẹ như măng ấp bẹ. (Mẹ là người chăm lo, bảo vệ con...)

e) Chị ngã em nâng. (Anh chị em phải giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, khó khăn...)

g) Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

(mối quan hệ gắn bó, khăng khít, đoàn kết, giúp đỡ nhau của anh chị em trong gia đình...)

- GV gọi đọc yêu cầu

-Cho hs làm bài

-1 HS đọc yêu cầu

-HS làm bài

-1 HS lên bảng chữa bài

- HS khác nhận xét

- Câu hỏi:

+ Câu “Con hiền cháu thảo ” nghĩa là gì? (Con cháu ngoan ngoãn hiếu thảo với ông bà, cha mẹ...)

 Xếp ở cột nào? (cột 2 – con cháu đối với ông bà, cha mẹ)

- Yêu cầu : tương tự, tập giải nghĩa (miệng) các câu thành ngữ, tục ngữ và làm bài.

Cha mẹ đối với con

cái

Con cháu đối với ông bà,

cha mẹ

Anh chị em đối với nhau

c ; d a ; b ; e ; g

-GV nhận xét, khái quát

- GV nhận xét

-HS nêu nghĩa các câu tục ngữ, thành ngữ

(3)

Thời

gian Nội dung các hoạt động dạy học Hoạt động

của thầy Hoạt động của trò 10’ Bài 3: Dựa theo nội dung các bài tập đọc ở tuần 3, tuần

4, hãy đặt câu theo mẫu Ai là gì? để nói về:

a) Bạn Tuấn trong câu chuyện Chiếc áo len.

(+ Tuấn là anh trai của Lan.

+ Tuấn là người anh rất thương yêu em.

+ Tuấn là người con hiếu thảo.

+ Tuấn là người con biết thương mẹ.

+ Tuấn là người anh biết nhường nhịn em. ...)

b) Bạn nhỏ trong bài thơ Quạt cho bà ngủ.

(+ Bạn nhỏ là cô bé rất hiếu thảo với bà.

+ Bạn nhỏ là đứa cháu rất yêu bà.

+ Bạn nhỏ là cô bé ngoan...) c) Bà mẹ trong truyện Người mẹ

(+ Bà mẹ là người rất yêu thương con.

+ Bà mẹ là người rất dũng cảm.

+ Bà mẹ là người dám làm tất cả vì con ...)

d. Chú chim sẻ trong truyện Chú Sẻ và bông hoa bằng lăng.

(+ Sẻ non là người bạn tốt.

+ Sẻ non là người rất yêu quý bằng lăng và bé Thơ.

+ Sẻ non là một chú chim rất dũng cảm ...)

- Câu hỏi: Để đặt câu đúng thì cuối câu phải lưu ý điều gì?

(Dấu chấm)

-Gọi hs đọc y/

c

-GV nhận xét, lưu ý HS

-1 HS đọc yêu cầu

-1 HS làm mẫu câu a

-HS khác nhận xét, bổ sung -HS làm bài vào vở

-4 HS lên bảng đặt câu

-HS khác nhận xét

4’

1’

D. CỦNG CỐ :

- Trong các câu sau, câu nào theo mẫu Ai là gì?

+ Cô em rất tốt bụng.

+ Cô em là một người rất tốt. (x) + Cô em làm rất nhiều việc tốt.

E. DẶN DÒ

- GV dặn dò : học, vận dung các từ ngữ để viết văn, chú ý dùng đúng mẫu câu.

* PP. Vấn đáp

-GV đọc câu hỏi

-GV nhận xét, dặn dò

- HS trả lời -HS khác bổ sung

-HS nghe

* Rút kinh nghiệm:

...

...

...

(4)

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo

Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói về một thái độ ứng xử trong cộng đồng.. Chung lưng

Các câu văn được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó gọi là Câu kể – Ai là gì?... Luyện tập -

[r]

Nhãm tõ chØ con vËt Th¶o

và nêu tác dụng của mỗi câu ( dùng để giới thiệu hay nhận định về sự vật ).. Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội b) Ông Năm là dân ngụ cư của vùng này.. c) Cần

Cho biết vị ngữ trong các câu trên do từ ngữ nào tạo thành.3. Người các buôn làng kéo về

c) Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp và rèn luyện thiếu niên Việt Nam... Đáp án Đáp án.. a) Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê