• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 34 Ngày soạn : 11/6/2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 15 tháng 6 năm 2020 Tập đọc

LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi- ta- li và sự hiếu học của Rê- mi. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).

- HS khá, giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (câu hỏi 4).

2. Kĩ năng : kĩ năng đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.

3. Thái độ : Gv hs tính ham học hỏi II. ĐỒ DÙNG D-H

- Bảng phụ, tranh ảnh III. CÁC HĐ DẠY

Hoạt động của gv 1- Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc bài thuộc lòng bài Sang năm con lên bảy và trả lời các câu hỏi về bài.

- Giáo viên nhận xét.

2- Dạy bài mới:

2.1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học. (UDCNTT-Hả)

2.2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a) Luyện đọc:

- GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

b) Tìm hiểu bài:

+ Rê- mi học chữ trong hoàn cảnh nào?

+) Rút ý 1:

+ Lớp học của Rê- mi có gì ngộ nghĩnh?

Hoạt động của hs - hs đọc và trả lời câu hỏi của bài

- 1 HS giỏi đọc. Chia đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến mà đọc được.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến vẫy cái đuôi.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- HS đọc đoạn trong nhóm đôi.

- HS đọc đoạn 1.

+ Rê- mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.

+) Hoàn cảnh Rê- mi học chữ.

- HS đọc đoạn 2,3.

+ Lớp học rất đặc biệt: Học trò là Rê- mi và chú chó Ca- pi. Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường. Lớp

(2)

+ Kết quả học tập của Ca- pi và Rê- mi khác nhau thế nào?

+ Tìm những chi tiết cho thấy Rê- mi là một cậu bé rất hiếu học?

+) Rút ý 2:

+ Qua câu chuyện này em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?

+ Nội dung chính của bài là gì?

(UDCNTT)

c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:

(UDCNTT- Đoạn)

- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn:

Cụ Vi- ta- li hỏi tôi…đứa trẻ có tâm hồn.

- Thi đọc diễn cảm.

- Cả lớp và GV nhận xét.

3- Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về học bài, luyện đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau.

học trên đường đi.

+ Ca- pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên.

Nhưng Ca- pi có trí nhớ tốt hơn Rê- mi, những gì đã vào đầu thì nó không bao giờ quên. Rê- mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca- pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó, Rê- mi quyết chí học.

+ Lúc nào trong túi Rê- mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê- mi đã thuộc tất cả các chữ cái.

+ Bị thầy chê trách: "Ca- pi sẽ biết đọc trước Rê- mi", từ đó, Rê- mi không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau đã đọc được.

+ Khi thầy hỏi có thích học hát không, Rê- mi trả lời: Đấy là điều con thích nhất...

+) Rê- mi là một cậu bé rất hiếu học.

VD: Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành./

+ Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi- ta- li và sự hiếu học của Rê- mi.

- 3 HS nối tiếp đọc bài.

- Cả lớp tìm giọng đọc cho đoạn trích . - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi.

- HS thi đọc.

HS lắng nghe

Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập, củng cố về giải toán chuyển động.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán về chuyển động đều.

3.Thái độ: Giáo dục hs ý thức chăm học và tự giác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng phụ.

(3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- HS chữa bài tập số 4 SGK giờ trước.

- Nhận xét, đánh giá HS.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’)

b. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Bài toán (10’)

+ Bài cho biết gì ? + Bài hỏi gì ?

+ Em hiểu thời gian là nửa giờ nghĩa là bao nhiêu ?

+ YC HS làm bài, chữa bài.

- Nhắc lại công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

Bài 2: Bài toán (10’) + Bài toán cho biết gì ?

+ Bài toán hỏi gì ?

+ Muốn biết ô tô đến trước xe máy bao lâu em cần biết gì ?

+ Làm thế nào tìm được thời gian xe máy đi ?

- GV giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài.

- H đọc đề bài, tóm tắt:

a) s 120km b) v 15km/giờ t 2 giờ 30 phút t nửa giờ v ...? s ...km ? c) v 5km/giờ

s 6 km t ... ? + 0,5 giờ hoặc

1 2 giờ

+ 3 HS lên bảng làm, lớp làm vở.

Bài giải

a) Đổi 2giờ 30phút = 2,5 giờ Vận tốc ô tô đó đi là:

120 : 2,5 = 48 ( km/giờ)

b) Nhà Bình cách bến xe số kilômét là:

15 × 0,5 = 7,5 ( km) c) Thời gian người đó đi bộ là:

6 : 5 = 1,2 ( giờ )

Đáp số: a, 48 km/giờ b, 7,5 km c, 1,2 giờ - HS nêu lại.

- H đọc đề bài, tóm tắt:

Ô tô và xe máy xuất phát cùng lúc.

SAB 90km t ô tô 1,5 giờ v ô tô 2 vxe máy

Ô tô đến B trước xe máy: …giờ ? - Thời gian xe máy đi rồi lấy trừ đi thời gian ô tô đi.

- Tìm vận tốc của xe máy rồi lấy s chia cho v.

- HS làm việc cá nhân vào vở, chữa

(4)

- Gv và HS chữa bài.

+ Nhận xét

Bài 3: (10’) Bài toán.

+ Bài toán cho biết gì ?

+ Bài toán hỏi gì ?

+ Ta đã biết gì liên quan đến vận tốc của hai xe ?

+ Từ những điều đã cho của bài toán ta còn có thể tìm thêm được gì liên quan đến vận tốc của hai xe ?

+ Muốn tìm được vận tốc của hai ô tô khi biết tổng và tỉ số của hai ô tô làm thế nào ?

- G chốt bài làm đúng.

3. Củng cố dặn dò: (2’)

+ Muốn tìm được vận tốc của hai ô tô khi biết tổng(hiệu) và tỉ số của hai ô tô làm thế nào ?

bài.

Bài giải Vận tốc của ô tô là:

90 : 1,5 60 (km/giờ) Vận tốc của xe máy là :

60 : 2 30 (km/giờ)

Thời gian xe máy đi quãng đường AB là

90 : 30 3 (giờ)

Vậy ô tô đến B trước xe máy một khoảng thời gian là:

3 - 1,5 1,5 (giờ)

Đáp số : 1,5 giờ + H đọc đề bài, tóm tắt:

- Hai ô tô đi ngược chiều.

s 180km t gặp nhau : 2 giờ vô tô đi từ A =

2

3 vô tô đi từ B

vô tô đi từ A : ..? vô tô đi từ B: ... ? - Tỉ số vận tốc của hai xe.

- Tổng vận tốc của hai xe = s : t gặp nhau

- Dựa vào bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.

- H làm bài, chữa bài:

Bài giải

Quãng đường cả hai xe đi được sau mỗi giờ là:

180 : 2 = 90 (km) Vận tốc của xe đi từ A là:

90 : (2+3) ¿ 2 = 36 (km/giờ) Vận tốc của xe đi từ B là:

90 - 36 = 54 (km/giờ) Đáp số: 36 km/giờ

54 km/giờ

-HS trả lời

(5)

- YS/c HS nhắc lại cách tính vận tốc, thời gian, quãng đường.

- Dặn HS về xem bài và ôn lại nội dung bài và chuẩn bị tiết sau.

Khoa học

CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người. Nêu được những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường. Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường.

2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức trình bầy tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường. GDHS biết bảo vệ môi trường.

3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác trong học tập, tự giác bảo vệ môi trường.

* GD BVMT: - Gd HS luôn có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

* TK NL: - Hs có ý thức tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

*GD QTE – Quyền được bảo vệ, quyền được tham gia, bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Hình trang 132 SGK. Hình vẽ trong SGK trang 140, 141. Sưu tầm những hình ảnh và thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Tài nguyên thiên nhiên là gì?

- Nêu công dụng của một số tài nguyên.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài (1’)

Hoạt động 1. Quan sát (16’)

* Mục tiêu: -HS biết nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.

- Trình bày được tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

* Cách tiến hành.:

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình trang 132 SGK để phát hiện: Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì?

Thư kí ghi kết quả của nhóm làm việc vào phiếu.

- Một số HS nêu.

-Các nhóm trao đổi và thảo luận nội dung bài.

(6)

Hình

Môi trường tự nhiên Cung cấp cho con người

Nhận từ các HĐ của con người

Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6

Bước 2 : Làm việc cả lớp.

- Các nhóm trình bầy kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.

* GV kết luận: - Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người

+ Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở,….

+ Các nguyên liệu và nhiên liệu ( quặng kim loại, than đá, dầu mỏ,…) dùng trong sản xuất, làm cho đời sống của con người được nâng cao hơn.

- Môi trừơng còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người.

* GD BVMT: - Gd HS luôn có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

* TK NL: - Hs có ý thức tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Hoạt động 2:Biện pháp bảo vệ môi trường.

- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi : quan sát, trao đổi về các hình và đọc ghi chú; tìm xem mỗi ghi chú ứng với hình nào?

- Tổ chức HS trình bày; nhận xét bổ sung ; GV chốt.

- Yêu cầu cả lớp thảo luận xem trong các biện pháp bảo vệ môi trường, biện pháp nào ở mức độ: thế giới, Quốc gia, cộng đồng và gia đình.

- GV phát phiếu học tập cho nhóm bàn , yêu cầu HS thảo luận câu hỏi :

+Chúng ta có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?

-Yêu cầu các nhóm trao đổi hoàn thành vào phiếu, sau đó trình bày;

- GV chốt ( Nội dung trong phiếu)

 Giáo viên kết luận:

3. Củng cố, dặn dò (3’)

-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

-Thảo luận theo nhóm đôi quan sát các hình và đọc ghi chú xem mỗi ghi chú ứng với hình nào?

- HS lần lượt trình bày, H1 – b ; H2 – a ; H3 – e ; H4 – c ;H 5 – d

- HS khác nhận xét bổ sung

- Nhận phiếu, trao đổi hoàn thành nội dung và trình bày ; HS khác nhận xét và bổ sung.

-Tiếp thu và ghi nhớ.

(7)

*GD QTE – Quyền được bảo vệ, quyền được tham gia, bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả.

- Liên hệ giáo dục về việc biết bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên.

* GD học sinh biết BV môi trường xung quanh bằng việc làm cụ thể.

- Nhận xét chung tiết học.

- Hs nêu những việc mình đã làm để BVMT

DDBH

BÁC HỒ TRỒNG RAU CẢI I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: -Hiểu được những đức tính tốt đẹp của Bác Hồ qua câu chuyện: sáng tạo, chăm chỉ lao động

2. Kĩ năng: - Hiểu được bài học không nên chủ quan trong cuộc sống 3. Thái độ: - Thực hành bài học sáng tạo và không chủ quan.

II.CHUẨN BỊ:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống – Bảng phụ ghi mẫu Thẻ chơi trò chơi - Phiếu học tập ( theo mẫu trong tài liệu)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. KT bài cũ Câu hát ví dặm

+ Câu chuyện Câu hát ví dặm khuyên chúng ta điều gì? 2 HS trả lời- GV nhận xét

2.Bài mới : Bác Hồ trồng rau cải a.Giới thiệu bài

b.Các hoạt động . Hoạt động 1:

- GV đọc câu chuyện “ Bác Hồ trồng rau cải ” cho HS nghe.

+ Câu chuyện trên có điều gì đặc biệt khiến em hồi hộp theo dõi?

+ Trong cuộc thi đua tăng gia giữa Bác Hồ và đồng chí Thông, ai được đánh giá có nhyiều khả năng có kết quả cao hơn? Vì sao mọi người lại đánh giá như vậy?

+ Theo em, vì sao đồng chí Thông thua Bác trong cuộc thi tăng gia

.Hoạt động 2:

+ Cùng chia sẻ với bạn bên cạnh em về lý do thua cuộc của đồng chí Thông (do chủ quan, chưa khiêm tốn, chưa học hỏi người khác)

+ Theo các em vì sao Bác đã đạt được kết quả cao hơn?

-HS lắng nghe -HS trả lời cá nhân

-Thảo luận nhóm 2 - Chia sẻ trong nhóm

-HS làm trên bảng phụ ghi sẵn

(8)

.Hoạt động 3: Thực hành, ứng dụng-

1)Những biểu hiện nào sau đây thể hiện tính chủ quan, cho người khác không bằng mình.Em khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

a) Khoe khoang về bản thân b) Biết lắng nghe nếu được góp ý

c) Làm bài kiểm tra xong không cần xem lại d) Việc gì cũng tự quyết, không cần xin ý kiến

người khác

e) Luôn học hỏi những đức tính tốt của bạn bè f) Đối xử hòa nhã với bạn

g) Coi thường những bạn có thành tích học tập thấp hơn

2/Nêu những lợi ích của việc sống “Biết mình, biết người”

3/Em đã từng có sáng tạo gì trong học tập, trong cuộc sống hàng ngày

4/ Các em hãy thảo luận tình huống cần sự : “sáng tạo” trong học tập và cuộc sống.

3.Củng cố, dặn dò:+ Theo các em vì sao Bác đã đạt được kết quả cao hơn?

Nhận xét tiết học

-HS trả lời cá nhân -Thảo luận nhóm 2 và trả lời

Ngày soạn: 12/6/2020

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 16 tháng 6 năm 2020 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết giải bài toán có nội dung hình học.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán.

3.Thái độ: Giáo dục hs ý thức chăm học và tự giác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV mời HS lên bảng làm bài tập 3 và 4 của tiết học trước.

- GV nhận xét chữa bài.

2. Dạy - học bài mới a. Giới thiệu bài: (1’) b. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: (10’) Bài toán.

- HS lamd bài, nhận xét

+ 1 HS đọc đề bài toán HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.

(9)

+ Bài toán cho biết gì ?

+ Bài toán hỏi gì ?

+ Muốn biết lát cả nền nhà hết bao nhiêu tiền mua gạch làm thế nào ? - GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét.

Bài 2: (10’) Bài toán.

+ Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ?

+ Muốn tính chiều cao của thửa ruộng em làm thế nào? Tại sao làm được như vậy ?

+ Làm thế nào tính được diện tích thửa ruộng ?

+ Bài cho biết gì liên quan đến hai đáy của thửa ruộng?

+ Dựa vào dạng toán nào có thể tính được hai đáy của hình thang ? Tại sao ?

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

Nền nhà HCN có: a = 8m ; b = 3 4 a

Lát nền bằng gạch HV a = 4dm Mỗi viên gạch: 20000 đồng

Lát cả nền: ...đồng ?

- Tìm số viên gach cần để lát rồi lấy 20000 nhân với số viên gạch.

+ 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Chiều rộng của nền nhà là:

8 ¿ 3

4 = 6 (m) Diện tích của nền nhà là:

6 ¿ 8 = 48 (m2) 48m2 = 4800dm2

Mỗi viên gạch có diện tích là:

4 ¿ 4 = 16 (dm2)

Số viên gạch cần dùng để lát nền nhà là: 4800 : 16 = 300 (viên)

Số tiền để mua gạch để lát nền là:

20000 ¿ 300 = 6000000(đồng) Đáp số : 6000000đồng - HS đọc đề bài.

Thửa ruộng HT có: (a + b): 2 = 36m S = S mảnh đất HV có chu vi 96m a) h = ...?

b) a – b = 10m

a = ... ? b = ... ?

h = S ¿ 2 : (a + b) vì S = (a + b)

¿ h : 2

+ Tính diện tích mảnh đất HV ...

+ Hiệu và trung bình cộng của hai đáy.

- Dựa vào bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó để tìm hai đáy vì biết TBC sẽ tìm được tổng hai đáy ( 36 ¿ 2)

+ 1 HS làm bài bảng phụ, HS cả lớp

(10)

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.

Bài 3: (11’) Bài toán.

A E B

M a) Tính chu vi HCN ABCD

b) Tính diện tích hình thang EBCD c) M là trung điểm của BC. Tính diện tích tam giác EDM.

- GV yêu cầu H tự làm bài phần a, phần b. Sau khi HS làm xong phần a, b GV hướng dẫn HS làm tiếp phần c (Diện tích tam giác EMD chính bằng diện tích của hình thang EBCD trừ đi diện tích các tam giác EMB, DMC.

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Muốn tính diện tích hình thang, hình tam giác ta làm thế nào ?

- G nhận xét giờ học.

- Hướng dẫn HS về nhà làm các bài tập về nhà.

làm bài vào vở bài tập.

Bài giải

Cạnh của mảnh đất hình vuông là:

96 : 4 = 24 (m)

Diện tích mảnh đất hình vuông hay chính là diện tích của mảnh đất hình thang là:

24 ¿ 24 = 576 (m2)

Chiều cao của mảnh đất hình thang là:

576 : 36 = 16 (m)

Tổng hai đáy của hình thang là:

36 ¿ 2 = 72 (m)

Độ dài đáy lớn của hình thang là:

(72 + 10) : 2 = 41 (m) Độ dài đáy bé của hình thang là:

72 - 41 = 31 (m)

Đáp số: chiều cao 16m đáy lớn: 41m

đáy bé :31m - H đọc đề bài, quan sát hình vẽ.

- H làm bài chữa bài:

Bài giải

Chu vi của hình chữ nhật ABCD là:

(28 + 84) ¿ 2 = 224 (cm) Diện tích của hình thang EBCD là:

(28 + 84) ¿ 28 : 2 = 1568 (cm2) Độ dài BM bằng độ dài MC và bằng :

28 : 2 = 14 (cm)

Diện tích của hình tam giác vuông EBM là:

28 ¿ 14 : 2 = 196 (m2) Diện tích của hình tam giác vuông CDM là:

84 ¿ 14 : 2 = 588 (m2) Diện tích của hình tam giác EMD là:

1568 - 196 - 588 = 784 (m2) Đáp số : 784 m2 -HS trả lời

(11)

Chính tả

Nhớ-viết : CỬA SÔNG Nghe viết : TRẺ CON Ở SƠN MỸ I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Làm đúng bài tập chính tả ôn tập quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. - Thực hành viết đoạn văn khoảng 5 câu tả người theo đề bài cho sẵn (dựa vào nội dung và những hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.

2.Kĩ năng: Hoàn thành được các bài tập.

3.Thái độ: HS rèn chữ viết,ý thức giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy

1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi hs lên bảng viết các tên riêng: Ơ - gien Pô - chi – ê, Pi – e Đơ - gây – tê, Công xã Pa – ri, Chi – ca – gô.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn hs nghe - viết, nhớ viết - Giao HS về nhà viết

c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả(9') Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu và mẩu chuyện Dân chơi đồ cổ.

- Yêu cầu hs tự làm bài. Nhắc hs dùng bút chì gạch chân dưới các tên riêng đó.

- GV kết luận về lời giải đúng.

Tên riêng

Tên người: Cri – xtô - phô - rô, Cô - lôm – bô, A – mê – gi – gô, Ve – xpu – xi, Ten – sinh No – rơ - gay.

Tên địa lí: I – ta – li – a, Lo – ren, A – mê – ri – ca, Hi – ma – lay –a, Niu Di – lân.

Bài 2( trẻ con ở Sơn Mỹ)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và đề bài.

- GV phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ:

Hoạt động của trò - 2 hs lên bảng viết, cả lớp viết ra nháp

- 1 hs đọc thành tiếng.

- hs làm bài trên bảng lớp, Hs làm bài cá nhân vào VBT.

- 2 hs nối tiếp nhau nêu các tên riêng và giải thích cách viết các tên riêng có trong bài.

Giải thích cách viết

Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong 1 bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối.

Viết giống như cách viết tên riêng VN (viết hoa chữ cái đầu của mỗi chữ), vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng âm theo âm Hán Việt

- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.

(12)

a) đám trẻ, chơi đùa, chăn trâu, chăn bò………

b) buổi chiều tối, một đêm yên tĩnh, làng quê.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

Gợi ý HS: Em viết đoạn văn ngắn không chỉ dựa vào hiểu biết riêng của mình mà cần dựa vào những hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, đưa những hình ảnh thơ đó vào đoạn văn của mình.

- Gọi HS đọc đoạn văn của mình.

- Nhận xét, HS viết đạt yêu cầu.

3.Củng cố, dặn dò (4')

- GV nhận xét tiết học, chữ viết của hs.

- Y?C HS nêu lại các quy tắc chính tả

- Viết đoạn văn vào vở.

- 3 – 5 HS đọc đoạn văn của mình.

Kể chuyện

Tiết 34 :KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Kể được một câu chuyện về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc kể được một câu chuyện một lần em cùng các bạn tham gia công tác xã hội.

- Câu chuyện phải chân thực với các tình tiết, sự kiện được sắp sếp hợp lý, có cốt truyện, nhân vật…

2. Kĩ năng : Phát triển kĩ năng kể chuyện tự nhiên, cách kể giản dị 3. Thái độ : - Biết lắng nghe, thể hiện được ý kiến riêng của bản thân.

II. CHUẨN BỊ:

+ GV : Tranh, ảnh… nói về thiếu nhi phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận để bày tỏ quan điểm.

+ HS : SGK.

III. CÁC HĐ D-H:

Hoạt động của gv Hoạt động của hs

1. Bài cũ

- kể lại câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới a. GTB :

GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

- 1 hs kể

(13)

b. Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu của đề bài:

-Cho 1 HS đọc đề bài.

-GV cho HS phân tích đề - gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết trên bảng lớp.

-Cho 2 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1, 2 trong SGK. Cả lớp theo dõi SGK.

-GV Gợi ý, hướng dẫn HS

-GV kiểm tra HS chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện.

-Mời một số em nói tên câu chuyện của mình.

-HS lập nhanh dàn ý câu chuyện.

c, Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:

* Kể chuyện theo cặp

-Cho HS kể chuyện theo cặp, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện

-GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn.

* Thi kể chuyện trước lớp:

-Các nhóm cử đại diện lên thi kể. Mỗi HS kể xong, GV và các HS khác đặt câu hỏi cho người kể để tìm hiểu về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.

-Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi HS kể:

+Nội dung câu chuyện có hay không?

+Cách kể: giọng điệu, cử chỉ, +Cách dùng từ, đặt câu.

-Cả lớp và GV bình chọn:

+Bạn có câu chuyện hay nhất.

+Bạn kể chuyện có hấp dẫn nhất.

3.Củng cố-dặn dò:

-GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

-Dặn HS chuẩn bị trước cho tiết KC tuần sau.

Đề bài:

1) Kể một câu chuyện mà em biết về việc gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi.

2) Kể về một lần em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia công tác xã hội.

-HS giới thiệu câu chuyện định kể

-HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

-Đại diện các nhóm lên thi kể, khi kể xong thì trả lời câu hỏi của GV và của bạn.

-Cả lớp bình chọn theo sự hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe

(14)

Ngày soạn : 12/6/2020

Ngày giảng : Thứ tư, ngày 17 tháng 6 năm 2020 Toán

Tiết 168 : ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- HS biết đọc số liệu trên biểu đồ; bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu.

- Làm được bài tập 1, BT2 (a), BT3; HS khá, giỏi làm được tất cả các bài tập.

2. Kĩ năng : đọc số liệu trên từng loại biểu đồ 3. Thái độ : Hs yêu thích môn học và tính toán tốt II/ ĐỒ DÙNG D-H:

- Bảng phụ

II/ CÁC HĐD-H:

Hoạt động của gv 1- Kiểm tra bài cũ:5’

- Cho HS nêu quy tắc và công thức tính chu vi và diện tích các hình.

- Gv nhận xét.

2- Bài mới:

2.1- Giới thiệu bài:

GV nêu mục tiêu của tiết học.

2.2- Luyện tập: 30’

Bài 1

- Mời 1 HS nêu cách làm.

- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó tiếp nối nhau trả lời.

- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.

Cc kĩ năng đọc số liệu trên biểu đồ

Bài 2:

- GV hướng dẫn HS làm bài.

- Cho HS làm bút chì vào SGK, một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm.

- Cả lớp và GV nhận xét.

Cc kĩ năng bổ sung tư liệu trong bảng thống kê số liệu

Hoạt động của hs - 2 hs nêu

- 1 HS đọc yêu cầu.

*Bài giải:

a) Có 5 HS trồng cây ; Lan (3 cây), Hoà (2 cây), Liên (5 cây), Mai (8 cây), Dũng (4 cây).

b) Bạn Hoà trồng được ít cây nhất.

c) Bạn Mai trồng được nhiều cây nhất.

d) Bạn Liên, Mai trồng được nhiều cây hơn bạn Dũng.

e) Bạn Dũng, Hoà, Lan trồng được ít cây hơn bạn Liên.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài theo hướng dẫn của GV.

(15)

Bài 3:

- Mời HS nêu cách làm.

- Cả lớp và GV nhận xét.

Cc kĩ năng đọc số liệu trong biểu đồ 3- Củng cố, dặn dò: 5’

- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng.

*Kết quả:

Khoanh vào C - HS lắng nghe

Luyện từ và câu

Tiết 66 : ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu ngoặc kép) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được BT thực hành về dấu ngoặc kép.

2. Kĩ năng: - Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép (BT 3).

3. Thái độ: - HS có ý thức trong việc sử dụng dấu câu hợp lí.

* GD quyền trẻ em :

- quyền được yêu thương chăm sóc.

- Bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ ghi: Tác dụng của dấu ngoặc kép.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Kiểm tra bài cũ : 5 phút

-Gọi 2HS lên làm bài tập 2, 4 tiết trước.

2.Bài mới: 32 phút a.. Giới thiệu bài :

HĐ 1: Hướng dẫn HS ôn tập :

*Bài 1 : Gọi hs đọc đề, nêu yêu cầu - Mời Hs nhắc lại 2 tác dụng của dấu ngoặc kép. Gv dán tờ giấy đã viết nội dung ghi nhớ.

- Nhắc HS : Đoạn văn đã có những chỗ phải điền dâu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực tiếp. Để làm đúng bài tập, các em phải đọc kĩ đề, phát hiện chỗ nào để điền cho đúng.

- Cho HS làm bài vào vở, gọi 1hs lên bảng điền, cho lớp nhận xét.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

*Bài 2 : Gọi hs đọc đề, nêu yêu cầu -Gv cho hs thảo luận theo cặp, làm

-2 hs làm lại bài 2, 4 tiết trước.

-Lớp nhận xét.

- Hs đọc nội dung BT 1.

- Nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép, (nhìn trên bảng).

-HS lắng nghe và điền đúng.

…Em nghĩ : “Phải nói ngay điều này để thầy biết ” - Dấu ngoặc kép đánh dấu ý nghĩ của nhân vật .

….ra vẻ người lớn : “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này”. -dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

Bài 2 : hs đọc đề, nêu yêu cầu

-Hs thảo luận theo cặp, làm vào VBT

(16)

vào VBT

- Gọi 1hs lên bảng làm, cho lớp nhận xét.

-Nhắc Hs chú ý: Đoạn văn đã cho có những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa đặt trong dấu ngoặc kép. Nhiệm vụ của các em là đọc kĩ và phát hiện để đạt dấu ngoặc kép cho phù hợp.

Bài 3 :Gọi hs đọc đề, nêu yêu cầu.

- Gv Hướng dẫn HS làm BT 3. Viết đoạn văn khoảng 5 câu vào vở. Gọi 1hs lên bảng làm.

-GV nhắc Hs: Để viết đoạn văn đúng yêu cầu, dùng dấu ngoặc kép đúng:

Khi thuật lại một phần cuộc họp của tổ, các em phải dẫn lời nói trực tiếp của các thành viên trong tổ, dùng những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.

-Cho lớp nhận xét, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò: 3 phút

- HS nêu lại 2 tác dụng của dấu ngoặc kép .

- Chuẩn bị bài sau.

- 1hs lên bảng làm, lớp nhận xét.

… “Người giàu có nhất”. …… “gia tài”

Bài 3: Hs đọc đề, nêu yêu cầu nội dung Bt.

-Suy nghĩ và viết vào vở, 1HS làm phiếu dán lên bảng, trình bày kết quả, nói rõ tác dụng của dấu ngoặc kép.

VD: Bạn Hạnh tổ trưởng tổ tôi, mở đầu cuộc họp thi đua bằng một thông báo rất (1) “chát chúa”: (2) “Tuần này, tổ nào không có người mắc khuyết điểm thì thầy giáo sẽ cho cả tổ cùng thầy lên thị xã xem xiếc thú vào sáng chủ nhật”. Cả tổ xôn xao. Hùng (3) “phệ” và Hoa

“bột” (4) tái mặt vì lo mình có thể làm cả tổ mất điểm, hết cả xem xiếc thú.

Tác dụng : Dấu ngoặc kép (1) đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt .Dấu ngoặc kép (2) đánh đấu lời nói trực tiếp của nhân vật (Là câu trọn vẹn nên dùng dấu hai chấm)

Dấu ngoặc kép (3), (4) đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

- HS trả lời - HS lắng nghe

Địa lí

ĐỊA LÍ ĐÔNG TRIỀU I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS nắm được điều kiện tự nhiên-xã hội Thị xã Đông Triều về vị trí địa lí, diện tích, dân số, khí hậu, các hoạt động kinh tế của thị xã Đông Triều.

2.Kĩ năng: Quan sát, chỉ trên bản đồ.

3.Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tài liệu về Thị xã Đông Triều. PHTM, Máy tính bảng

(17)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

Kể tên các đại dương trên thế giới?

- Nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b) Vị trí địa lí(12')

- GV giới thiệu cho HS vị trí địa lí thị xã Đông Triều

Đông Triều là thị xã cửa ngõ phía tây của tỉnh, nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh (Toạ độ 21001’

đến 21013’ vĩ độ bắc và từ 106026’ đến 106043’ kinh độ đông). Thị xã cách thành phố Hạ Long 78km, cách thành phố Uông Bí 25km.

cách Hà Nội 90km.

- Phía bắc giáp huyện Sơn Động và Lục Nam tỉnh Bắc Giang bằng vòng cung núi Đông Triều.

- Phía tây giáp huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương, ranh giới là sông Vàng Chua,

- Phía nam giáp huyện Kinh Môn cũng thuộc Hải Dương bằng sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc.

- Phía đông nam giáp huyện Thuỷ Nguyên thuộc thành phố Hải Phòng, ranh giới cũng là sông Đá Bạc và huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương.

- Phía đông giáp thành phố Uông Bí, ranh giới là sông Tân Yên.

Đông Triều giáp những tỉnh và huyện nào?

c) Diện tích, dân số(6')

- Diện tích:Tổng diện tích tự nhiên là 397,2 km2 - Dân số: 163.984 người.

d) Khí hậu(6')

Khí hậu Đông Triều tương đối ôn hoà. Có hai hướng gió mùa chính: Gió Đông Nam và Gió mùa Đông Bắc.

d) Các ngành kinh tế chính(8')

Kể tên các ngành kinh tế chính ở huyện Đông Triều mà em biết?

GV kết luận: thị xã Đông Triều có khá nhiều thuận lợi cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và khai thác khoáng sản (than atraxit)

Hoạt động của trò - 2HS lên bảng, lớp nhận xét

- Quan sát và chỉ - Nghe

- Trả lời

- nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và khai thác khoáng sản

(18)

* PHTM: Yêu cầu Hs sử dụng máy tính bảng vào mạng tìm hình ảnh về mỏ than Mạo Khê 3.Củng cố dặn dò(3')

- Củng cố bài - Nhận xét giờ

- Dặn: Chuẩn bị bài sau

- HS sử dụng máy tính bảng để vào mạng tìm hình ảnh về mỏ than Mạo Khê.

Ngày soạn: 13/6/2020

Ngày giảng: Thứ năm, ngày 18 tháng 6 năm 2020 Tập đọc

NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ CON I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em. Trả lời được câu hỏi 1; 2; 3.

Hiểu ND: Nếu không có trẻ em, mọi hoạt động trên thế giới sẽ vô nghĩa.

2. Kĩ năng :

- Đọc diễn cảm bài thơ, nhấn giọng được ở những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.

3. Thái độ : yêu thương, chăm sóc trẻ em, ham thích môn học

* GDQTE: Trẻ em có quyền được chăm sóc, vui chơi, bảo vệ, học tập…

II. ĐỒ DÙNG D-H :

Tranh minh hoạ trong SGK; BGĐT III. CÁC HOẠT ĐỘNG D-H

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Kiểm tra.

- Gọi Hs đọc và nêu nội dung bài đọc bài “Lớp học trên đường”

- Nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài. UDCNTT-Hả

b. HD học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài.

* Luyện đọc.

- Gọi 1 Hs khá, giỏi đọc bài.

- Gọi Hs đọc nối tiếp theo đoạn (3 khổ thơ) kết hợp hỏi phần chú giải.

- Theo dõi, sửa, ghi lỗi phát âm và tiếng, từ Hs đọc sai lên bảng.

- Gọi Hs đọc tiếng, từ đã đọc sai.

- Yêu cầu Hs đọc theo cặp.

- Gọi 1 Hs đọc cả bài.

- GV Đọc diễn cảm toàn bài & nêu

- 2 Hs đọc theo yêu cầu.

* 1 Hs đọc toàn bài.

- Đọc nối tiếp theo đoạn( mỗi em đọc một khổ thơ) kết hợp tìm hiểu chú giải.

- Hs đọc tiếng, từ đã đọc sai(Pô- Pốp ).

- Đọc theo cặp (mỗi em một khổ thơ) - Một em đọc cả bài.

(19)

giọng đọc

* Tìm hiểu bài. UDCNTT-Hả

- Cho học sinh đọc thầm từng đoạn, Gv nêu câu hỏi và hướng dẫn trả lời.

+ Nhân vật “tôi” và nhân vật “anh”

trong bài thơ là ai? Vì sao chữ “Anh”

được viết hoa?

+ Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lội qua những chi tiết nào?

+ Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh?

+ Em hiểu dòng thơ cuối như thế nào?

+ Bài thơ nói với các em điều gì?

+ Nội dung chính của bài là gì?

- Gv chốt ý đúng(Mục 1), ghi bảng. Gọi Hs đọc.

* Hướng dẫn đọc diễn cảm

- Gọi Hs đọc bài. (UDCNTT- Đoạn) - GV đọc diễn cảm 2 khổ thơ đầu và HD đọc diễn cảm.

- Cho Hs luyện đọc diễn cảm theo cặp.

- Tổ chức cho Hs thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng.

- HD cả lớp nhận xét và bình chọn Hs đọc hay nhất.

- Đánh giá, nhận xét.

c. Củng cố-dặn dò - Bài TĐ nói về điều gì?

*Trẻ em là tương lai của đất nước mọi người cần phải đặc biệt quan tâm đến trẻ em .TE có quyền…..

- Dặn học ở nhà.

* Hs đọc thầm từng đoạn thảo luận trả lời.

- Nhân vật "tôi " là tác giả, "Anh" là phi công vũ trụ, chữ Anh được viết hoa để tỏ lòng kính trọng phi công Pô-pốp.

- Cảm giác thích thú về phòng tranh:

Mời xem tranh nhiệt tình, thái độ ngạc nhiên vui sướng, qua vẻ mặt...

- Đầu Pô- pốp rất to, đôi mắt to chiếm nửa già khuôn mặt, …

- Các anh hùng là những đứa trẻ lớn hơn ngộ nghĩnh, đáng yêu.

ND: Nếu không có trẻ em, mọi hoạt động trên thế giới sẽ vô nghĩa.

- Hs nêu.

3 Hs nối tiếp đọc bài.

- Lớp theo dõi.

- Luyện đọc theo cặp- nhẩm thuộc lòng.

- 2-3 em thi đọc diễn cảm trước lớp.

- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.

- HS nêu ND - Hs nghe

Tập làm văn

Tiết 67: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: - HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cảnh theo 4 đề bài đã cho ( tuần 32): bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày

(20)

2.Kĩ năng: - Có ý thức tự đánh giá những thành cộng và hạn chế trong bài viết của mình, Biết sửa bài; viết lại một đoạn trong bài văn cho hay hơn

3.Thái độ: - Tính tự giác,biết sai sót của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

GV: - Bảng phụ ghi một số lỗi điển hình cần chửa chung trước lớp.

- Ghi 4 đề bài của tiết kiểm tra HS: Bút chì, vở TLV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ Bài mới: 35 phút b. Nhận xét

Hoạt động 1

a. Giới thiệu – ghi đề:

Nhận xét chung.

- GV treo bảng phụ đã viết sẵn 4 đề của tiết kiểm tra và một số lỗi điển hình.

- GV nhận xét ưu khuyết điểm. Ví dụ : + Xác định đề: Đúng nội dung yêu cầu.

+ Bố cục (đủ 3 phần, hợp lí); ý ( phong phú, mới, lạ); diễn đạt ( mạch lạc, trong sáng ).

Thông báo điểm cụ thể.

Hoạt động 2 : c) Chữa bài:

Hướng dẫn chữa lỗi chung.

- GV chỉ các lỗi cần chữa .

- HS lên bảng chữa lỗi. GV nhận xét, góp ý.

*HDẫn chữa lỗi trong bài.

- GV kiểm tra HS làm việc.

Hoạt động 3:

d) Cho HS đọc bài văn hay, đoạn văn hay, sáng tạo.

- Gọi HS đọc lại đoạn văn vừa viết lại - Nhận xét vở một số em.Nhận xét.

3/ Củng cố, dặn dò: 3 phút - Nhận xét tiết học.

- HS viết chưa đạt về nhà viết lại. Chuẩn bị ôn tập cuối năm.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc 4 đề.

- 1số HS chữa bài, lớp chữa vào vở - HS đọc lời nhận xét, tự sữa lỗi.

- HS nối tiếp nhau đọc.

- HS lắng nghe..

- HS đọc bài

- HS lắng nghe

(21)

Toán

Tiết 169 : LUYỆN TẬP CHUNG I . MỤC TIÊU:

1. Kíến thức: biết thực hiện phép tính cộng, trừ, biết vận dụng để tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.

- HS biết thực hiện phép nhân, phép chia; biết vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

- Làm được bài tập 1 (cột 1), BT2 (cột 1); HS khá, giỏi làm được tất cả các bài tập.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh các kĩ năng tính toán.

3. Thái độ: HS chăm chỉ làm bài.

* Giảm tải: Bài 3(175), bài 3(176) II . ĐỒ DÙNG D-H:

GV : Bảng phụ ghi bài cũ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D-H:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Bài cũ : Làm bài 2b 2.Bài mới :

*Luyện tập 175 Bài 1: Tính :

- HD làm bài cá nhân ra bảng con.

- Gv kết luận cách cộng, trừ STP, PS.

Cc kĩ năng thực hiện tính giá trị biểu thức đối với STN, PS, STP

Bài 2: Tìm x

- GV hướng dẫn HS làm bài.

- Cho HS làm bài vào bảng con.

- GV nhận xét.

Cc kĩ năng tìm thành phần chưa biết của phép tính cộng, trừ

Bài 4: HS khá, giỏi làm thêm - GV hướng dẫn HS làm bài.

- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.

- Cả lớp và GV nhận xét.

HS lên bảng, lớp làm vào vở nháp - Nêu yêu cầu

- Cá nhân làm bài vào vở .

Những em yếu lần lượt làm trên bảng( 3 em)

a) 85793 – 36841 +3826 = 48952 + 3826 = 52778

b)

100 85 100

30 100

29 100

84

c) 325,97 +86,54 = 412,51 - 1 HS đọc yêu cầu.

a) x + 3,5 = 4,72 + 2,28 x + 3,5 = 7

x = 7 – 3,5 x = 3,5 b) x - 7,2 = 3,9 + 2,5 x - 7,2 = 6,4

x = 6,4 + 7,2 x = 13,6 - 1 HS đọc yêu cầu.

Bài giải:

Thời gian ô tô chở hàng đi trước ô tô du lịch là: 8 – 6 = 2 (giờ)

Quãng đường ô tô chở hàng đi trong hai

(22)

Cc giải toán về tìm thời gian của chuyển động cùng chiều

Bài 5

- Mời HS nêu cách làm.

- Cho HS làm vào nháp.

- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.

- Cả lớp và GV nhận xét.

*LUYỆN TẬP 176 Bài 1: Tính

- Mời 1 HS nêu cách làm.

- Cho HS làm bài vào bảng con.

- GV nhận xét.

Cc kĩ năng nhân STN, PS, chia STP Bài 2:

- GV hướng dẫn HS làm bài.

- Cho HS làm vào nháp.

- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.

- Cả lớp và GV nhận xét.

Cc kĩ năng tìm thành phần chưa biết

Bài 3:

- Mời HS nêu cách làm.

- Cho HS làm vào vở.

- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.

- Cả lớp và GV nhận xét.

Cc giải toán phần trăm

Bài 4: HS khá, giỏi làm thêm.

- GV hướng dẫn HS làm bài.

- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.

giờ là: 45 2 = 90 (km)

Sau mỗi giờ ô tô du lịch đến gần ô tô chở hàng là: 60 – 45 = 15 (km)

Thời gian ô tô du lịch đi để đuổi kịp ô tô chở hàng là: 90 : 15 = 6 (giờ)

Ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng lúc:

8 + 6 = 14 (giờ)

Đáp số: 14 giờ hay 2 giờ chiều.

- 1 HS đọc yêu cầu.

*Kết quả:

x = 20 - 1 HS đọc yêu cầu.

*Kết quả:

a) 23 905 ; 830 450 ; 746 028 b)

1

9 ;

495

22 ;

374 561

c) 4,7 ; 2,5 ; 61,4 - 1 HS đọc yêu cầu.

*VD về lời giải:

0,12 x = 6

x = 6 : 0,12 x = 50

x : 2,5 = 4

x = 4 2,5 x = 10 5,6 : x = 4

x = 5,6 : 4

x = 1,4 x 0,1 =

2 5

x =

2 5 : 0,1 x = 4

- 1 HS đọc yêu cầu.

Bài giải:

Số đường bán trong ngày thứ hai chiếm số phần trăm là: 100% - (35% + 40%) = 25%

Số đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ hai là: 2400 : 100 25 = 600 (kg)

Đáp số: 600 kg.

- 1 HS đọc yêu cầu.

Bài giải:

Vì tiền vốn là 100%, tiền lãi là 20%, nên số tiền 1 800 000 chiếm số phần trăm tiền

(23)

- Cả lớp và GV nhận xét.

Cc giải toán phần trăm

3.Củng cố - dặn dò : - Nhận xét tiết học

- Dặn hs chuẩn bị bài sau

vốn là:

100% + 20% = 120% (tiền vốn) Tiền vốn để mua số hoa quả đó là:

1800000 : 120 100 = 1500000 (đồng)

Đáp số: 1 500 000 đồng.

HS nghe

\

Luyện từ và câu

Tiết 68: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu gạch ngang)

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS lập được bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang (BT1); tìm được tác dụng của dấu gạch ngang và nêu được tác dụng của chúng (BT2)

2. Kĩ năng: - HS áp dụng làm được các bài tập

3. Thái độ: - HS có ý thức sử dụng dấu câu thích hợp * GD quyền trẻ em:

- Quyền tham gia cổ động các phong trào.

- Bổn phận lao động góp sức xây dựng địa phương.

- Bổn phận giúp đỡ những gia đình khó khăn.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang.

- Phiếu học tập. Bảng nhóm, bút dạ.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1- Kiểm tra bài cũ: 5 phút 2- Dạy bài mới:32 phút

2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài tập 1

- GV treo bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang, mời một số HS đọc lại.

- GV hướng dẫn HS làm bài.

- Cho HS suy nghĩ, làm bài, phát biểu.

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

- 1 HS làm lại BT 3 tiết LTVC trước.

- 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.

- 1 HS nêu nội dung ghi nhớ về dấu gạch ngang.

*Lời giải :

Tác dụng của dấu gạch ngang

Ví dụ 1) Đánh dấu chỗ

bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

Đoạn a

- Tất nhiên rồi.

- Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ cũng như

(24)

* GD quyền trẻ em:

- Quyền tham gia cổ động các phong trào.

- Bổn phận lao động góp sức xây dựng địa phương.

- Bổn phận giúp đỡ những gia đình khó khăn.

Bài tập 2

- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT:

+ Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện.

+ Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp.

- Cho HS làm bài theo nhóm 4.

- Mời đại diện một số nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt lại lời giải đúng.

3- Củng cố, dặn dò: 3 phút

- HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu gạch ngang.

- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

vậy…

2) Đánh dấu phần chú thích trong câu

Đoạn a

- đều như vậy…- Giọng công chúa nhỏ dần, …

Đoạn b

…nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 - 3) Đánh dấu các

ý trong một đoạn liệt kê.

Đoạn c

Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:

- Tham gia tuyên truyền,…

- Tham gia Tết trồng cây…

- 2 HS đọc nối tiếp nội dung bài tập 2, cả lớp theo dõi.

*Lời giải:

- Tác dụng (2) (Đánh dấu phần chú thích trong câu):

+ Chào bác – Em bé nói với tôi.

+ Cháu đi đâu vậy? – Tôi hỏi em.

- Tác dụng (1) (Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại).

Trong tất cả các trường hợp còn lại.

- Hs nêu

- HS lắng nghe Khoa học

ÔN TẬP MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Sự sinh sản của động vật, bảo vệ môi trường đất, môi trường rừng.

- Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Vận dụng một số kiến thức về sự sinh sản của động vật đẻ trứng trong việc tiêu diệt những con vật có hại cho sức khỏe con người

- Nêu được một số nguồn năng lượng sạch.

2. Kĩ năng: Làm đúng các BT, BVMT 3 . Thái độ:

(25)

- Giáo dục HS yêu thích môn học, có ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình trang 144, 145, 146, 147 SGK. Phiếu học tập cá nhân.

PHIẾU HỌC TẬP

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM

1. Nối con vật ở cột A với nơi chúng có thể đẻ trứng cho phù hợp.

A B

Gián Bướm

Ếch Muỗi Chim

Chum Tủ Tổ Cây bắp cải

Ao, hồ

2. Khoanh và chữ cái trước câu trả lời đúng: Bạn có thể diệt trừ gián, muỗi ngay từ trứng hoặc ấu trùng của nó bằng cách:

a. Giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ và luôn đậy nắp các chum, vại đựng nước, … b. Phun thuốc diệt gián, muỗi.

c. Giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ.

d. Cả a và b.

3. Hoàn thành sơ đồ chu trình phát triển của ruồi, ếch, bướm cải bằng cách điền giai đoạn còn thiếu vào ô trống:

4. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước loài vật có thể đẻ nhiều con nhất trong 1 lứa a. Mèo d. Trâu

b. Voi e. Ngựa c. Ngựa g. Lợn

5. Nối từng ô ở cột A với từng ô ở cột B cho phù hợp

A B

Tài nguyên thiên nhiên Vị trí

1. Không khí a. Dưới lòng đất

2. Các loại khoáng sản b. Trên mặt đất

3. Sinh vật, đất trống, nước c. Bao quanh Trái Đất 6. Khoanh tròn chữ cái trước ý kiến em cho là đúng

a. Tài nguyên trên Trái đất là vô tận, con người cứ việc sử dụng thoải mái.

b. Tài nguyên trên Trái đất là có hạn nên phải sử dụng có kế hoạch và tiết kiệm.

7. Khi những cây trong rừng bị tàn phá như trong hình 4, 5, điều gì sẽ xảy ra đối với đất ở đó?

Ruồi Ếch

Bướm cải

(26)

8. Tại sao lũ lụt hay xảy ra khi rừng đầu nguồn bị phá hủy?

9. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước nguồn năng lượng không phải là năng lượng sạch (khi sử dụng năng lượng đó sẽ tạo ra khí thải ô nhiễm môi trường)?

a. Năng lượng Mặt Trời b. Năng lượng gió

c. Năng lượng nước chảy

d. Năng lượng từ than đá, xăng, dầu, khí đốt, …

10. Kể tên các nguồn năng lượng sạch hiện đang được sử dụng ở nước ta.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Ôn tập kiến thức cơ bản

- GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân, phát cho từng HS

- HS nhận phiếu và hoàn thành phiếu.

- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu trong 15 phút

- GV viết vào biểu điểm lên bảng

- GV gọi 2 HS chữa bài - 2 HS ngồi cùng bàn đổi phiếu cho nhau để chữa bài.

Câu 1:

A B

Gián Chum

Bướm Tủ

Ếch Tổ

Muỗi Cây bắp cải

Chim Ao, hồ

Câu 2: Có thể diệt trừ gián, muỗi ngay từ trứng hoặc ấu trùng của nó bằng cách:

d. Cả a và b.

Câu 3: Sơ đồ chu trình phát triển của ruồi, ếch, bướm cải:

Câu 4: Loài vật có thể đẻ nhiều con nhất trong 1 lứa là:

g. Lợn

Câu 5: 1 – c ; 2 – a; 3 – b

Câu 6: Ý kiến em cho là đúng: b. Tài nguyên trên Trái đất là có hạn nên phải sử dụng có kế hoạch và tiết kiệm.

Câu 7: Khi những cây trong rừng bị tàn phá như trong hình 4, 5 thì:

+ Đất ở đó sẽ bị xói mòn, bạc màu.

Câu 8: + Khi rừng đầu nguồn bị phá hủy, không còn

Trứng Dòi (ấu trùng) Nhộng Ruồi

Sâu (ấu trùng) Nhộng Bướm cải

Nòng nọc Ếch

Trứng Trứng

(27)

cây cối giữ nước, nước thoát nhanh, gây lũ lụt.

Câu 9: Nguồn năng lượng không phải là năng lượng sạch (khi sử dụng năng lượng đó sẽ tạo ra khí thải ô nhiễm môi trường) là:

d. Năng lượng từ than đá, xăng, dầu, khí đốt,

Câu 10: Các nguồn năng lượng sạch hiện đang được sử dụng ở nước ta là:

+ Năng lượng mặt trời, gió, nước chảy.

- GV thu bài, kiểm tra việc chữa bài, nhận xét bài của HS.

2. Củng cố, dặn dò

- Nhận xét ý thức học bài của học sinh.

- Dặn HS về nhà ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra.

- HS về nhà ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra.

Lịch sử

KIỂM TRA CUỐI HKII (Đề thi do nhà trường ra) Ngày soạn: 14/6/2020

Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 19 tháng 6 năm 2020 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Biết thực hành tính và giải toán có lời văn.

- Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b, c), Bài 2 (a),

* HSKG làm thêm Bài 1 (d), Bài 2 (b), Bài 4, Bài 5.

- Giúp học sinh củng cố tiếp về tính giá trị của biểu thức; tìm số trung bình cộng; giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm, toán chuyển động đều.

- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (a),

* HSKG làm thêm Bài 2 (b), Bài 4, Bài 5.

2. Kĩ năng: - Rèn cho học sinh kĩ năng giải toán, áp dụng quy tắc tính nhanh trong giá trị biểu thức.

3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.

*Giảm tải 2 bài 3 (177)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ bài tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- GV mời HS lên bảng làm bài tập 3 và 4 của tiết học trước.

- GV nhận xét chữa bài.

2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài

- GV: Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về bốn phép

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.

- Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.

(28)

tính đã học và giải các bài toán có lời văn.

2.2. Hướng dẫn làm bài tập (30’) UYỆN TẬP 176

Bài 1

- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề, xác định yêu cầu đề.

- Nêu quy tắc nhân, chia hai phân số?

 Giáo viên lưu ý: nếu cho hỗn số, ta đổi kết quả ra phân số.

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét HS.

Ở bài này, ta được ôn tập kiến thức gì?

Bài 2

- GV mời HS đọc đề toán.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi cách làm.

- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.

- GV nhận xét bài làm HS.

- Nêu kiến thức được ôn luyện qua bài này?

Bài 4

- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán, tự làm bài sau dó đi hướng dẫn riêng cho HS kém.

+ Nêu cách tính vận tốc của thuyền khi đi xuôi dòng nước.

+ Biết vận tốc và thời gian đi xuôi dòng, hãy tính quãng đường thuyền đi xuôi dòng.

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.

- 1 HS nêu.

- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở.

- Nhân, chia hai phân số.

- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi cách làm.

- 1 HS lên bảng làm bài trong bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vở.

22 11 × 22

17 × 68

63 = 21× 22×68 11×17 ×63

= 1×2×4 1×1×3 = 8

3 =2 2 3 5

14 × 7

13 × 26

25 = 5×7 ×26 14× 13×25

= 1 ×1×2

2 ×1×5 = 1×1×1 1×1×5 = 1

5

- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

- Áp dụng tính nhanh trong tính giá trị biểu thức.

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.

- HS tự làm bài.

Bài giải

Vận tốc của thuyền khi đi xuôi dòng là:

7,2 + 1,6 = 8,8 (km/giờ)

Quãng đường thuyền đi xuôi dòng trong 3,5 giờ là: 8,8 x 3,5 = 30,8

(29)

+ Nêu cách tính vận tốc của thuyền khi đi ngược dòng.

+ Biết quãng đường và vận tốc của thuyền đi ngược dòng, hãy tính thời gian cần để đi hết quãng đường đó.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.

- GV nhận xét bài làm của HS.

Củng cố dạng toán chuyển động Bài 5:

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.

- GV nhận xét bài làm

- Củng cố tìm thành phần chưa biết trong phép nhân

LUỆN TẬP 177 Bài 1

- GV mời HS đọc đề toán.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.

- GV nhận xét bài làm cho HS và chốt cách làm.

Củng cố công trừ STN, số đo TG Bài 2

- GV mời HS đọc đề toán.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

(km)

Vận tốc của thuyền khi đi ngược dòng là:

7,2 – 1,6 = 5,6 (km/giờ)

Thời gian cần để đi hết quãng đường đó là: 30,8 : 5,6 = 5,5 (giờ)

Đáp số: a) 30,8 km; b) 5,5 giờ.

- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở.

8,75 x x + 1,25 x x = 20 (8,75 + 1,25) x x = 20 10 x x = 20 x = 20 : 10 x = 2

- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

a. 6,78 – (8,951 + 4,784) : 2,05

= 6,78 – 13,741 : 2,05

= 6,78 – 6,7

= 0,08

b. 6 giờ 45 phút + 14 giờ 30 phút : 5

= 6 giờ 45 phút + 2 giờ 54 phút

= 8 giờ 99 phút

= 9 giờ 39 phút

- HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

a. 19 ; 34 và 46

= (19 + 34 + 46) : 3 = 33

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong thế giới loài chim có rất nhiều chim, chúng cất tiếng hót cho chúng ta nghe, bắt sâu bảo vệ mùa màng. Vì vậy chúng ta phải biết yêu quý và

Bài 1: Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu văn sau, đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được...

Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh. Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng còn

Bài 2: Hãy thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ khác ( bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ…)?. Luyện từ và câu.. b) Khi

Vẽ đoạn thẳng có độ

a) Diện tích toàn phần của hình M gấp mấy lần diện tích toàn phần của hình N?. b) Thể tích của hình M gấp mấy lần thể tích của

[r]

[r]