• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Tản viên từ chức phán sự (Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên) - Ngắn nhất Soạn văn 10 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Tản viên từ chức phán sự (Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên) - Ngắn nhất Soạn văn 10 Kết nối tri thức"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn bài Tản viên từ chức phán sự (Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên)

*Trước khi đọc

1. Câu hỏi (trang 15 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

Bạn có thích đọc những truyện kể chứa đựng các yếu tố kì ảo không? Vì sao?

Học sinh có thể trả lời dựa trên các ý sau

Học sinh trả lời theo cảm xúc và sở thích cá nhân và lí giải theo quan điểm suy nghĩ của mình về thể loại văn học yêu thích.

+ Hứng thú, yêu thích vì nó chứa đựng các tình tiết bất ngờ, yếu tố ma mị tạo sự thu hút lôi cuốn trong khám phá tình huống truyện.

+ Không yêu thích vì không tin vào những điều vô thực, không có căn cứ khoa học.

+ …

2. Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi chúng ta phải chứng kiến hoặc trải qua những sự việc ngang trái, bất công. Lúc đó, bạn cảm thấy như thế nào và mong muốn điều gì?

Học sinh vận dụng trí nhớ và tư duy hồi tưởng về những sự việc “ngang trái”

mà bản thân đã nghe, chứng kiến hoặc tham gia.

Bày tỏ cảm xúc cá nhân về những sự việc đó (sử dụng các tính từ để bày tỏ cảm xúc: cáu giận, bất bình, bức xúc…)

Trình bày những mong muốn của cá nhân trước những sự việc đó + Tự bản thân tháo gỡ, lên tiếng, phản bác,…

+ Mong chờ vào sự xuất hiện của đấng thần linh như các tác phẩm cổ tích.

+ Nhờ sự giúp đỡ của người lớn.

(2)

+ ….

*Đọc văn bản

1.Chú ý lời giới thiệu về nhân vật Tử Văn

- Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.

- Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực.

2.Tử Văn có những suy nghĩ, cảm xúc gì khi nghe câu chuyện của Thổ công?

- Suy nghĩ và cảm xúc của Tử Văn:

+ Ngờ vực “Tử Văn nói: “Việc xảy đến như thế, sao ngài không kiện ở Diêm Vương và tâu lên Thượng đế, lại đi khinh bỏ chức vị, làm một người áo vải nhà quê?”

+ Gặng hỏi và xác thực thông tinh: “Hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không?”

3.Dự đoán kết quả của cuộc đấu tranh của Tử Văn dưới cõi âm?

- Học sinh có thể dự đoán theo hai tình huống dưới đây:

+ Kết quả thắng: Vì Tử Văn đã nắm được đầy đủ thông tin để vạch tội tên tướng giặc họ Thôi do Thổ địa cung cấp.

+ Kết quả thua: do Tử Văn quá sợ hãi nơi địa phủ nên không thể vạch tội họ Thôi.

4.Sự việc nào có tác động xoay chuyển tình thế của cuộc xử án?

- Chi tiết Tử Văn tâu: “Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi; không đúng như thế tôi xin chịu thêm cái tội nói càn.”

5.Diễn biến và kết quả cuộc đấu tranh của Tử Văn có giống như suy đoán của bạn không?

(3)

- Học sinh trả lời dựa trên suy luận ban đầu mà bản thân đã lựa chọn khi trả lời câu 3.

6.Vì sao Tử Văn đồng ý nhận chức Phán sự đền Tản Viên?

- Vì nghe lời thuyết phục và phân giải của thổ địa “Người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về sau.”

7. Ai là người đưa ra lời bình? Nội dung chính của lời bình là gì?

- Người đưa ra lời bình là tác giả Nguyễn Dữ.

- Nội dung chính của lời bình là khuyên người ta vững vàng chính kiến nhất nhất hướng thiện, tránh vì miệng đời mà luân chuyển chí hướng.

*Sau khi đọc Nội dung chính

Chuyện chức Phán Sự đền Tản Viên đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác của chàng thanh niên Ngô Tử Văn, tiêu biểu cho hình tượng bậc trí thức hiền tài nước Việt. Đồng thời, qua tác phẩm đã gửi gắm niềm tin vào công lí, chính nghĩa “chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm…

đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

Câu 1(trang 20 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

(4)

Xác định người kể chuyện trong Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên. Những lời kể nào giúp bạn có được sự hình dung ban đầu về tính cách của nhân vật Tử Văn?

Trả lời:

Người kể truyện: tác giả Nguyễn Dữ

Lời kể giới thiệu về tên tuổi, tính cách và con người “khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực.” đã giúp HS có được sự hình dung ban đầu về một tính cách phẩm chất tốt của Ngô Tử Văn.

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống) Nêu các sự kiện chính của câu chuyện. Các sự kiện đó được trình bày theo trình tự nào?

Trả lời:

- Sự kiện chính bao gồm:

+ Ngô Tử Văn đốt đền tà

+ Hồn ma tướng giặc họ Thôi đến đòi trả lại đền.

+ Thổ công xuất hiện chúc mừng và kể đầu đuôi câu chuyện.

+ Ngô Tử Văn xuống Minh ti xử kiện.

+ Ngô Tử Văn được minh oan.

+ Hồn Ma tướng giặc bị kết án.

+ Ngô Tử Văn được trở về trần gian

+ Ngô Tử Văn nhận Chức Phán Sự đền Tản Viên.

- Các sự kiện được trình bày theo trình tự thời gian và mối quan hệ nguyên nhân kết quả.

(5)

Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Tóm tắt diễn biến câu chuyện xử án. Chỉ ra các yếu tố góp phần làm nên chiến thắng của Tử Văn trong phiên tòa. Theo bạn, yếu tố nào đóng vai trò quyết định trong chiến thắng đó?

Trả lời:

- Diễn biến câu chuyện xử án:

+ Ngô Tử Văn bị bắt xuống Minh ti

+ Diêm Vương cho Tử Văn vào điện và mắng + Tử Văn tâu trình đầu đuôi như lời Thổ thần đã kể.

+ Tử Văn và hồn ma họ Thôi cãi cọ mãi không phân phải trái.

+ Tử Văn xin Diêm Vương cho tư giấy đến đền Tản Viên hỏi cho ra lẽ.

+ Hồn ma họ Thôi chột dạ xin Diêm Vương tha cho Tử Văn để tỏ đức hiếu sinh + Diêm Vương sinh nghi bèn sai tư giấy đi, kết quả đúng như lời Tử Văn nói + Tử Văn được minh oan, hồn ma họ Thôi bị trị tội.

- Yếu tố góp phần làm nên chiến thắng của Tử Văn trong phiên tòa:

+ Thông tin do Thổ Thần cung câp

+ Tính tình khảng khái cương trực không run sợ trước cái ác.

+ Sự thông minh nhạy bén của Tử Văn.

- Yếu tố đóng vai trò quyết định là thông tin do Thổ thần cung cấp.

Câu 4(trang 20 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

Nhân vật Tử Văn được khắc họa chủ yếu qua những chi tiết nào? Chọn phân tích một số chi tiết tiêu biểu, từ đó, nhận xét khái quát về tính cách nhân vật này?

(6)

Trả lời:

- Ngô Tử Văn được khắc họa qua lời giới thiệu về đặc điểm tính cách và hành động tượng trưng cho nét tính cách đó.

+ “khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”.

- Nét tính cách cương trực được thể hiện qua những chi tiết sau:

+ Hành động “đốt đền tà” trừ “yêu ma tác oai tác quái” cho dân.

+ Không run sợ trước lời đe dọa của hồn ma Bách Hộ Họ Thôi + Không nao núng trước quỷ dạ xoa và không gian âm ti địa phủ.

+ Cương quyết, cứng cỏi đối chấp, đưa lí lẽ và dẫn chứng chứng minh sự ngay thẳng của bản thân trước điện Diêm Vương.

=> Ngô Tử Văn nóng nảy nhưng ngay thẳng, cương trực là hình ảnh đại diện cho chính nghĩa.

Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

Sáng tạo chi tiết người đi đường gặp Tử Văn ngồi trên “xe quan Phán sự” và việc người đời sau truyền nhau về “nhà quan Phán sự”, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?

Trả lời:

- Từ chi tiết trên, tác giả muốn nhấn mạnh và khẳng định tư tưởng: cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác và người tốt sẽ nhận được báo đáp, tiếng thơm lưu danh muôn đời.

Câu 6(trang 20 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

Thế giới thần linh, ma quỷ trong truyện là sản phẩm hư cấu nghệ thuật của Nguyễn Dữ. Khám phá thế giới đó, bạn hiểu thêm được điều gì về chủ đề của tác phẩm?

(7)

Trả lời:

- Thế giới thần linh ma quỷ trong truyện là sản phẩm của hư cấu nghệ thuật, nhưng lại là tấm gương thực tại phản chiếu rõ nét về hiện thực xã hội phong kiến.

- Tác giả mượn thế giới kì ảo để phơi bày hiện thực xã hội với sự thối rữa của chế độ phong kiến qua những tệ nạn, sự chèn ép và những bất bình trong bộ phận quan lại chia bè kết phái, áp bức bóc lột nhân dân.

- Ngô Tử Văn như một “Bao Công” người không sợ thần chẳng lay, dũng mãnh đương đầu với thế lực bạo tàn ấy bảo vệ cái thiện và sự yên bình cho nhân dân.

Câu 7(trang 20 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

Nêu quan niệm về kẻ sĩ được thể hiện trong lời bình cuối truyện. Bạn có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?

Trả lời:

- Quan niệm về kẻ sĩ được thể hiện trong lời bình cuối truyện:

+ “Kẻ sĩ” Ngô Tử Văn là người có hiểu biết, có khí tiết, “thà chết vinh còn hơn sống nhục”, không bao giờ đầu hàng trước cái ác, dũng cảm chiến đấu đến cùng để minh chứng cho sự cương trực.

+ Qua đó, gửi gắm quan niệm của tác giả về lòng dũng cảm và ý chí nghị lực của con người “chiến thắng lớn nhất cuộc đời là chiến thắng chính mình” và

“nghị lực để giành giật phần thắng về phe chính nghĩa”.

*Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên.

Đoạn văn tham khảo

(8)

Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ là một tác phẩm truyền kì mang đặc trưng với những chi tiết, yếu tố kì ảo và vô thực. Nhưng nét đặc sắc của tác phẩm lại nằm ở sự “vô thực” mà lại “rất thực” khi tác giả đã xây dựng một thế giới cõi âm nhưng phản ánh vô cùng chân thực về xã hội nơi trần thế có đủ “tham, sân, si”. Cuộc đấu tranh giữa Ngô Tử Văn và hồn ma Họ Thôi chính là hình ảnh đại diện cho cái thiện và cái ác nơi trần thế. Cái thiện – chiến đấu dũng mãnh, không nao núng run sợ, kiên định và dứt khoát đối lập với cái ác vòng vo, xảo trá, lật lọng. Và cái kết có hậu cho phe chính nghĩa là đáp án cho niềm tin và sự gửi gắm của tác giả về quan niệm “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”. Đồng thời đề cao sự đấu tranh giành giật chiến thắng cho cái thiện. Chi tiết “thực mà hư” “hư mà thực” chốn “âm ti địa phủ” đã tạo dựng nét độc đáo cho một tác phẩm truyền kì mang âm hưởng dân gian.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Theo em, cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích có tác dụng là giúp cho người đọc có cái nhìn khách quan về câu chuyện, đồng thời

Đấy là trách nhiệmc của người lớn chúng ta chứ không phải chỉ riêng ai… Chứ bây giờ để báo là người hùng thì ở bên ngoài có rất là nhiều người hùng chứ không chỉ

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử.. * Yêu cầu đối với bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).. * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một

- Tính cộng đồng của các hoạt động trong ngày lễ đã được tô đậm qua những thông tin cụ thể: “người Lô Lô ngồi lại cùng nhau chọn ngày tổ chức lễ rửa làng, thống

- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em.. - Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc

Người kể chuyện trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền chính là người kể chuyện toàn tri ngôi thứ ba đã đưa người đọc đến với câu chuyện về ba nhân

Sau khi bày ra trò đùa nói câu “Na-đa-a, anh yêu em!” mỗi khi đi trượt tuyết, nhân vật “tôi” trước khi phải đi Pê-téc-bua đã đứng nhìn Na- đi-a qua khe hở của hàng