• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề KSNN môn Địa lý 6

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề KSNN môn Địa lý 6"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU ĐỀ KHẢO SÁT NGẪU NHIÊN, NĂM HỌC 2016- 2017 Môn: Địa lí 6

Thời gian: 45 phút

Hãy chọn chỉ một đáp án đúng trong mỗi câu dưới đây.

Câu 1: Trái Đất có hình dạng :

A. Hình tròn B. Hình cầu C. Hình nón úp D. Không có hình dạng xác định.

Câu 2. Đường kinh tuyến là:

A. Đường chạy ngang bề mặt quả địa cầu.

B. Đường vòng tròn trên bề mặt quả địa cầu.

C. Đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu.

D. Đường chạy dọc bề mặt quả địa cầu Câu 3. Tỉ lệ bản đồ có ý nghĩa.

A. Cho ta biết bản đồ phóng to bao nhiêu lần so với thực tế B. Cho ta biết bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu lần so với thực tế C. Cho ta biết bản đồ lớn hay nhỏ so với thực tế

D. Cho ta biết bản đồ lớn hơn so với thực tế.

Câu 4: Một bản đồ có tỷ lệ 1 : 5 000 000. Vậy 8 cm trên bản đồ ứng với : A. 4 km ngoài thực địa B. 40 km ngoài thực địa

C. 4000 km ngoài thực địa. D. 400 km ngoài thực địa

Câu 5: Đối với bản đồ không vẽ kinh tuyến , vĩ tuyến để xác định phương hướng cần dựa vào : A. Hình vẽ trên bản đồ

B. Vị trí trên bản đồ

C. Mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc sau đó tìm các hướng còn lại D. Các hướng mũi tên trên bản đồ

Câu 6: Một địa điểm A nằm trên kinh tuyến 900 thuộc nửa cầu Đông và vĩ tuyến 400 phía trên đường Xích đạo, cách viết tọa độ của địa điểm đó là:

A. 400B và 900Đ. B. 400N và 900Đ. C. 900Đ và 400N. D. 900Đ và 400B Câu 7: Trên bản đồ, các đường đồng mức càng xa nhau thì địa hình càng:

A. Cao. B. Thoải. C. Dốc. D. Thấp.

Câu 8: Hàng ngày, Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao trên bầu trời được nhìn thấy chuyển động theo hướng từ Đông sang Tây bởi vì:

A. Trái Đất quay quanh trục từ Đông sang Tây.

B. Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao chuyển động từ Đông sang Tây.

C. Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao chuyển động từ Tây sang Đông.

D. Trái Đất quay quanh trục từ Tây sang Đông.

Câu 9: Nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động, vật chuyển động ở nửa cầu Nam sẽ : A. Bị lệch sang bên phải B. Bị lệch sang bên trái

C. Đi thẳng D. Đi vòng

Câu 10: Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng hết:

A. 365 ngày 3 giờ. B. 365 ngày 9 giờ. C. 365 ngày 6 giờ. D. 365 ngày.

(2)

2

Câu 11: Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất luôn:

A. Giữ nguyên độ nghiêng và đổi hướng. B. Giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng không đổi.

C. Thay đổi độ nghiêng và hướng. D. Không nghiêng và không đổi hướng.

Câu 12: Một trận đấu bóng đá diễn ra ở nước Anh lúc 21giờ ngày 20/3. Vậy ở Việt Nam xem trận đấu đó lúc mấy giờ ?

A. Lúc 21 giờ B. Lúc 5 giờ ngày 20/3 C. Lúc 4 giờ ngày 21/3. D. Lúc 24 giờ Câu 13: Hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau vào những ngày

A. 21 tháng 3 và 23 tháng 9. B. 21 tháng 12 và 22 tháng 6.

C. 23 tháng 9 và 22 tháng 12. D. 21 tháng 3 và 22 tháng 6.

Câu 14: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt đất là:

A. Tạo ra các nếp uốn. B. Tạo ra các đứt gãy.

C. San bằng, hạ thấp địa hình. D. Làm cho địa hình bề mặt đất thêm gồ ghề.

Câu 15: Các địa mảng trong lớp vỏ trái đất có đặc điểm:

A. Di chuyển và tập chung ở nửa cấu bắc

B. Di chuyển rất chậm theo hướng xô vào nhau hay tách xa nhau C. Cố định vị trí tại chỗ

D. Mảng lục địa di chuyển mảng đại dương cố định

Câu 16: Để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra, ở những vùng thường xảy ra động đất cần phải

A. Xây dựng nhà chịu được các chấn động lớn và lập các trạm nghiên cứu, dự báo động đất.

B. Khoanh vùng thường bị động đất không cho người dân đến ở.

C. Di chuyển người dân đến nơi khác để sống.

D. Dùng các thiết bị kĩ thuật cao để ngăn chặn.

Câu17 : Độ cao tuyệt đối của một ngọn núi là độ cao tính từ :

A. Chân núi đến đỉnh núi B. Từ thung lũng đến đỉnh núi

C. Từ mực nước biển đến đỉnh núi D. Từ mực nước biển trung bình đến đỉnh núi.

Câu 19: Núi trẻ có đặc điểm:

A. Đỉnh tròn, sườn dốc. B. Đỉnh tròn, sườn thoải.

C. Đỉnh nhọn, sườn thoải. D. Đỉnh nhọn, sườn dốc.

Câu 20 : Địa hình cáctơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi:

A. Núi già. B. Núi đá badan. C. Núi trẻ. D. Núi đá vôi.

Câu 21: Công dụng của khoáng sản phi kim loại là nguyên liệu cần thiết cho:

A. Công nghiệp luyện kim. B. Sản xuất phân bón, đồ gốm, vật liệu xây dựng...

C. Công nghiệp năng lượng. D. Công nghiệp hóa chất.

Câu 22 :Thành phần của không khí bao gồm:

A. Ni tơ 78%, Ô xi 12%, hơi nước và các khí khác 1%

B. Ni tơ 87%, Ô xi 21%, hơi nước và các khí khác 1%

C. Ni tơ 78%, Ô xi 1%, hơi nước và các khí khác 21%

D. .Ni tơ 78%, Ô xi 21%, hơi nước và các khí khác 1%

(3)

3

Câu 23.Các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sấm, chớp thường xảy ra ở tầng:

A. Bình lưu. B. Đối lưu.

C. Tầng cao của khí quyển. D. Cả tầng đối lưu và tầng bình lưu Câu 24: Tầng Ô dôn có tác dụng gì?

A. Ngăn cản ánh sáng B. Ngăn cản nhiệt độ C. Ngăn cản sao băng D. Ngăn cản tia tử ngoại.

Câu 25: Hình thành trên đất liền và tương đối khô là khối khí nào ?

A. Khối khí nóng B. Khối khí lạnh C. Khối khí lục địa D. Khối khí hải dương.

Câu 26: Có nhiệt độ không khí chủ yếu là do:

A.Bức xạ mặt trời trực tiếp làm nóng lên. B.Mặt đất bị nóng lên rồi tỏa nhiệt vào không khí.

C. Hơi nước và các hạt bụi làm nóng lên. D. Hiệu ứng nhà kính

Câu 27:Một ngọn núi có độ cao tương đối 500 m, nhiệt độ ở vùng chân núi là 250C, biết rằng lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C. Vậy nhiệt độ ở đỉnh núi là:

A. 70C. B. 200C C. 170C D. 220C

Câu 28: Không khí đã bão hòa hơi nước nghĩa là:

A. Nó chỉ chứa một lượng hơi nước nhất định. B. Nó sẽ thừa hơi nước khi hạ nhiệt độ.

C. Nó đã chứa được lượng hơi nước tối đa. D. Nó sẽ chứa thêm hơi nước khi tăng nhiệt độ.

Câu 29: Tín phong là loại gió hoạt động ở giới hạn:

A. Khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam về xích đạo.

B. Khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60o Bắc và Nam.

C. Khoảng các vĩ độ 90o Bắc và Nam về khoảng các vĩ độ 60o Bắc và Nam.

D. Khoảng các vĩ độ 60o Bắc và Nam về hai cực.

Câu 30: Trên Thế giới lượng mưa phân bố nhiều nhất ở:

A. 2 chí tuyến B. Xích đạo C. 2 Vòng cực D. 2 cực

(HẾT)

(4)

4

TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT NGẪU NHIÊN

NĂM HỌC 2016- 2017 Môn: Địa lí 6

Tổng số 30 câu (10 điểm – mỗi câu 0.33 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án B C B D C D B D B C

Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Đáp án B C A C B A C D D B

Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Đáp án B D B D C B D C A B

Liên Châu, ngày 26 tháng 3 năm 2017 GVBM

Cao Văn Hậu

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nguyên nhân sinh ra mùa: Trong qua trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương, nên bán cầu Bắc và bán cầu Nam lần lượt ngả về

A. luôn tự điều chỉnh hướng nghiêng cho phù hợp. luôn giữ nguyên độ nghiêng và không đổi hướng. luôn giữ hướng nghiêng nhưng độ nghiêng thay đổi. hướng nghiêng và

Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương trong suốt quá trình chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời, nên bán cầu Bắc và bán cầu Nam

Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì: Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang

- Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục làm cho các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng. - Nếu nhìn xuôi theo hướng

CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUAY QUANH MẶT TRỜI VÀ HỆ QUẢI. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời - Quỹ đạo chuyển động: Hình elip

Các vật chuyển động theo chiều kinh tuyến sẽ bị lệch về phía bên phải ở bán cầu Bắc, lệch về phía bên trái ở bán cầu Nam so với hướng ban đầu.. Ý nào sau đây không

Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn thì sẽ có ngày dài, đêm ngắn nên là mùa hạ.. Ngược lại, bán cầu ngả về phía Mặt Trời ít hơn sẽ có ngày ngắn, đêm