• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐẶC ĐIỂM CHUNG – VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐẶC ĐIỂM CHUNG – VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH "

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH ( 5 TIẾT) ( Bài 3, 4, 5, 6, 7 – Dạy 5 tiết)

Tài liệu học tập SGK trang 13-28 NỘI DUNG BÀI HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH ( Học sinh tự học tuần 2 –Tiết 1)

Tài liệu học tập SGK trang 13, 14,15, 16

I. THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH

Động vật nguyên sinh là những động vật có cấu tạo chỉ gồm một tế bào, có kích thước rất nhỏ chúng ta không thể quan sát được bằng mắt thường mà phải quan sát dưới kính hiển vi. Bài học hôm nay giúp các em quan sát được hình dạng và cách di chuyển của 2 đại diện ngành động vật nguyên sinh đó là trùng Roi và trùng Giày.

1. Quan sát trùng giày.

Học sinh đọc thông tin SGK trang 14, kết hợp Hình 3.1 trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Nơi sống của trùng giày ?

Trả lời: Trùng giày sống trong nước ao tù, váng cống rãnh...

Giới thiệu thêm: Có thể tạo bình nuôi cấy động vật nguyên sinh từ nguyên liêu khác như: Rơm, cỏ tươi...cắt khúc bỏ vào bình thủy tinh, dùng thanh tre nén lạ sau đó cho

(2)

nước vào ngập lấy vải mùng đậy lại. Để vào ngày thứ 4, 5 váng sẽ có trùng roi, trùng giày.

Câu 2: Trình bày thao tác, các bước để quan sát một tiêu bản ? Trả lời:

+ Dùng ống hút lấy 1 giọt nhỏ ở nước ngâm rơm (chỗ thành bình) + Nhỏ lên lam kính, đậy la men và soi dưới kính hiển vi.

+ Điều chỉnh thị kính nhìn cho rõ.

Câu 3: Nhận biết hình dạng trùng giày và và em hãy cho biết trùng giày di chuyển bằng gì? Cách di chuyển như thế nào ? ( Gợi ý điền vào chỗ trống để có câu trả lời hoàn chỉnh).

Trả lời:

- Hình dạng: Trùng giày không đối xứng và có hình khối giống như ... Cơ thể cấu tạo từ 1 tế bào, kích thước rất nhỏ.

- Di chuyển: Trùng roi di chuyển bằng lông bơi.

-Cách di chuyển: Vừa tiến vừa xoay.

Giải thích thêm: do cơ thể không đối xứng, lông bơi quanh nên trùng roi di chuyển vừa tiến vừa xoay.

Câu 4: Chú thích hình sau:(Ghi chú thích trực tiếp vào hình trùng giày và ghi nhớ)

Kết luận ( ghi bài)

- Hình dạng: Trùng giày không đối xứng và có hình khối giống như chiếc giày.

Cơ thể cấu tạo từ 1 tế bào, kích thước rất nhỏ.

- Di chuyển: Trùng roi di chuyển bằng lông bơi.

-Cách di chuyển: Vừa tiến vừa xoay.

(3)

2. Quan sát trùng roi.

Học sinh đọc thông tin SGK trang 15, 16, kết hợp Hình 3.2, 3.3 trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Nơi sống của trùng roi ?

Trả lời: Trùng roi sống trong nước trong váng xanh ngoài ao, hồ, bình nuôi cấy từ bèo Nhật Bản.

Câu 2: Nhận biết hình dạng trùng roi và và em hãy cho biết trùng roi di chuyển bằng gì? Cách di chuyển như thế nào ? ( Gợi ý điền vào chỗ trống để có câu trả lời hoàn chỉnh).

Trả lời:

Hình dạng: Cơ thể trùng roi có hình ..., đầu tù, đuôi nhọn ở đầu có roi.

Cơ thể cấu tạo từ 1 tế bào, kích thước rất nhỏ.

Cơ thể có màu sắc của ...và sự trong suốt của màng cơ thể.

Di chuyển : Vừa tiến vừa xoay nhờ ... xoáy vào nước.

Giải thích thêm: do cơ thể không đối xứng, lông bơi quanh nên trùng roi di chuyển vừa tiến vừa xoay.

Câu 3: Chú thích hình sau: (Ghi chú thích trực tiếp vào hình trùng roi và ghi nhớ)

(4)

Kết luận ( ghi bài).

- Hình dạng: Cơ thể trùng roi có hình lá dài, đầu tù, đuôi nhọn ở đầu có roi.

Cơ thể cấu tạo từ 1 tế bào, kích thước rất nhỏ.

Cơ thể có màu sắc của hạt diệp lục và sự trong suốt của màng cơ thể.

- Di chuyển: Bằng roi,

-Cách di chuyển: Vừa tiến vừa xoay.

3. Bài thu hoạch:

Câu 1: Phân biệt trùng roi và trùng giày về hình dạng và cách di chuyển.

Câu 2: Vẽ hình trùng giày,trùng roi. Chú thích.

HOẠT ĐỘNG 2: TRÙNG ROI ( Học sinh tự học tuần 2 –Tiết 2) Tài liệu học tập SGK trang 13, 14,15, 16 II. TRÙNG ROI

1. Trùng roi xanh

Học sinh nghiên cứu thông tin trang 17 SGK và tranh 4.1, 4.2 trả lời câu hỏi sau:

Câu 1: Có thễ gặp trùng roi ở đâu? (Điền vào chỗ trống) Trả lời:……….

Câu 2: Trình bày cấu tạo và cách di chuyển của trùng roi.( Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu trả lời)

Trả lời: Cơ thể là động vật đơn bào di chuyển nhờ………..

Câu 3: Hãy trình bày quá trình dinh dưỡng của trùng roi? ( Đọc thông tin phần dinh dưỡng điền vào chỗ trống hoàn thiện câu trả lời)

Trả lời:

- Tự dưỡng và dị dưỡng.

- Hô hấp: Trao đổi khí qua ...

- Bài tiết và điều chỉnh áp suất: Nhờ không ...

(5)

Giới thiệu thêm: Tự dưỡngKhi có ánh sáng trùng roi dinh dưỡng như thực vật ( Quang hợp do có chất diệp lục).

Dị dưỡngKhi không có ánh sáng dinh dưỡng bẳng cách sử dụng chất hữu cơ hòa tan trong nước.

Câu 4: Cách sinh sản của trùng roi xanh. (Điền khuyết để có câu trả lời hoàn chỉnh)

Trả lời: Vô tính bằng cách cơ thể phân đôi theo ………..

Câu 5: Hãy dựa vào hình 4.2, diễn đạt bằng lời 6 bước sinh sản phân đôi của trùng roi xanh.

Trả lời:

-B1: Trùng roi dự trữ chất dinh dưỡng để chuẩn bị phân đôi -B2: Đầu tiên là lông và nhân phân đôi trước

-B3: Các bào quan còn lại bắt đầu phân đôi: không bào co bóp, điểm mắt, hạt diệp lục -B4: Trùng roi bắt đầu tách đôi

-B5: Trùng roi tiếp tục tách đôi -B6: Hình thành 2 trùng roi

Câu 6: Trùng roi giống và khác với thực vật ở những điểm nào ? Trả lời:

*Trùng roi giống với thực vật ở các đặc điểm:

- Cơ thể có cấu tạo từ tế bào.

- Có chất diệp lục

- Có khả năng tự dưỡng.

- Có tính hướng sáng.

* Trùng roi khác với thực vật ở các điểm:

- Có khả năng di chuyển - Có khả năng dị dưỡng.

- Có khả năng nhận biết ánh sang (nhờ điểm mắt ở gốc roi).

2. Tập đoàn trùng roi. ( Tập đoàn Vôn Vốc)

(6)

Học sinh nghiên cứu SGK quan sát H4.3 SGK tr.18 trả lời câu hỏi sau:

Câu 1: Tập đoàn vôn vốc di chuyển và dinh dưỡng như thế nào?

Trả lời: 1 số cá thể ở ngoài làm nhiệm vụ di chuyển bắt mồi.

Câu 2: Hình thức sinh sản của tập đoàn vôn vốc.

Trả lời: Vô tính (Đến khi sinh sản một số tế bào chuyển vào trong phân chia thành tập đoàn mới)

Câu 3: Tập đoàn Vônvôc cho ta suy nghĩ gì về mối liên quan giữa động vật đơn bào và động vật đa bào?

Trả lời: Trong tập đoàn bắt đầu có sự phân chia chức năng cho 1 số tế bào.

Câu 4: Bằng các cụm từ : Tế bào, trùng roi, đơn bào, đa bào, em hãy điền vào câu nhận xét sau đây về tập đoàn trùng roi.

“Tập đoàn……….dù có nhiều………nhưng vẫn chỉ là một nhóm động vật………. vì mỗi tế bào vẫn vận động và dinh dưỡng độc lập. Tập đoàn trùng roi được coi là hình ảnh của mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật ……….”

Mở rộng: Trong tập đoàn 1 số cá thể ở ngoài làm nhiệm vụ di chuyển bắt mồi, đến khi sinh sản một số tế bào chuyển vào trong phân chia thành tập đoàn mới.

Kết luận: (ghi bài)

Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi, liên kết lại với nhau.

Chúng gợi ra mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.

HOẠT ĐỘNG 3: TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY ( Học sinh tự học tuần 3 –Tiết 3)

Tài liệu học tập SGK trang 20-22 III. TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY

1.Trùng biến hình.

(7)

Đọc các thông tin SGK tr.20,21. quan sát H5.1- 2. Trả lời câu hỏi sau:

Câu 1: Trùng biến hình sống ở đâu ?(đọc thông tin điền khuyết để có câu trả lời hoàn chỉnh)

Trả lời: Sống ở………

Câu 2: Trình bày cấu tạo và cách di chuyển của trùng biến hình.(đọc thông tin điền khuyết để có câu trả lời hoàn chỉnh)

Trả lời:

Động vật đơn bào cấu tạo đơn giản nhất gồm một khối chất……… và

……….

Di chuyển bằng……….( do một khối chất nguyên sinh dồn về 1 phía) Câu 3: Trùng biến hình dinh dưỡng như thế nào? (đọc thông tin điền khuyết để có câu trả lời hoàn chỉnh)

Trả lời:

Dị dưỡng chất thải được thải qua ……….. nào trên cơ thể, hô hấp qua

………..tế bào, bài tiết nhờ không bào ………..

Câu 4: Hình 5.2 vẽ lại 4 giai đoạn trùng biến hình bắt mồi và tiêu hóa mồi. Quá trình đó được trình bày bằng 4 câu ngắn, sắp xếp theo trình tự chưa hợp lí dưới đây:

Hãy quan sát hình 5.2, ghi số thứ tự vào các ô trống theo thứ tự đúng với hoạt động bắt mồi của trùng biến hình.

Đáp án: ( trình tự các số điền vào ô trống như sau. HS nghiên cứu hình 5.2 tự mô tả lại và ghi nhớ quá trình tiêu hóa thức ăn theo trình tự)

(8)

2-1-3-4 Câu 5: Cách sinh sản của trùng biến hình?

Trả lời: Sinh sản bắng cách phân đôi cơ thể.

Kết luận: (ghi bài)

-Là động vật đơn bào có cấu tạo đơn giản nhất. Cơ thể gồm một khối chất nguyên sinh lỏng và nhân.

-Di chuyển bằng chân giả.

-Dinh dưỡng:Tiêu hóa nội bào.

-Bài tiết: Không bào co bóp tập trung chất thừa thải ra bất kì vị trí nào trên cơ thể.

-Sinh sản: Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể.

2.Trùng giày

Đọc các thông tin SGK tr.21, 22. quan sát H5.3. Trả lời câu hỏi sau:

Câu 1: Trùng biến hình sống ở đâu?(dựa vào kiến thức đã học điền khuyết để có câu trả lời hoàn chỉnh)

Trả lời: Sống ở………

Câu 2: Trình bày cấu tạo và cách di chuyển của trùng giày.(đọc thông tin điền khuyết để có câu trả lời hoàn chỉnh)

Trả lời:

Động vật đơn bào nhưng có cấu tạo phân hóa thành nhiều bô phận như: Nhân lớn, nhân nhỏ, không bào co bóp, miệng hầu.

(9)

Di chuyển bằng………

Câu 3: Cách sinh sản của trùng giày.(đọc thông tin điền khuyết để có câu trả lời hoàn chỉnh)

Trả lời: Sinh sản bắng cách ……… cơ thể theo chiều ……...và sinh sản……….

Kết luận: (ghi bài)

Động vật đơn bào nhưng có cấu tạo phân hóa thành nhiều bô phận như: Nhân lớn, nhân nhỏ, không bào co bóp, miệng hầu. Mỗi bộ phận đảm nhận một chức năng nhất định.

Di chuyển bằng lông bơi.

Dinh dưỡng:thức ăn được lông bơi đưa vào lỗ miệng, chất thải qua lỗ thoát Sinh sản: Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể và tiếp hợp.

HOẠT ĐỘNG 4: TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT (Học sinh tự học tuần 3 –Tiết 4)

Tài liệu học tập SGK trang 23, 24,25

Có nhiều loài động vật nguyên sinh sống kí sinh gây nhiều bệnh nguy hiểm cho người và động vật như: bênh cầu trùng ở thỏ, bệnh ỉa chảy ở mật ong, bệnh tằm gai, ...Ở nước ta 2 đối tượng nguy hiểm ở người là: Trùng kiết lị và trùng sốt rét.

VI. TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT 1.Trùng kiết lị.

Đọc các thông tin SGK tr.23, 24. quan sát H6.1-6.. Trả lời câu hỏi sau:

Câu 1: Cấu tạo của trùng kiết lị ?(đọc thông tin điền khuyết để có câu trả lời hoàn chỉnh)

Trả lời:

- Có chân giả ...

(10)

- Không có không bào.

Câu 2: Nơi kí sinh của trùng kiết lị.

Trả lời: Ở thành ruột người.

Câu 3: Cách dinh dưỡng của trùng kiết lị.

Trả lời:

- Thực hiện qua màng TB.

- Nuốt hồng cầu.

Câu 4: Con đường truyền bệnh như thế nào?

Trả lời:

Ngoài môi trường, kết bào xác, khi vào ruột người chui ra khỏi bào xác và bám vào thành ruột.

Câu 5: Tác hại của trùng kiết lị? (đọc thông tin điền khuyết để có câu trả lời hoàn chỉnh)

Trả lời:

Bệnh nhân đau bụng,..., phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi. Đó là bệnh...

Câu 5: Cách phòng tránh bệnh kiết lị.

Trả lời: Giữ gìn vệ sinh ăn uống, rữa tay trước khi ăn....

Câu 6: Tại sao người bị kiết lị đi ngoài ra máu? ( gợi ý dựa vào nơi kí sinh và cách dinh dưỡng trả lời)

Trả lời:

...

...

...

Kết luận: (ghi bài)

Trùng kiết lị có cấu tạo thích nghi cao với lối sống kí sinh: chân giả ngắn, không có không bào.

Kí sinh ở thành ruột người.

Dinh dưỡng nuốt hồng cầu gây bệnh nguy hiểm (bệnh kiết lị).

Vòng đời: Ngoài môi trường, kết bào xác, khi vào ruột người chui ra khỏi bào xác và bám vào thành ruột.

2. Trùng sốt rét.

(11)

Đọc các thông tin SGK tr.24, 25; quan sát H6.3-6.4. Trả lời câu hỏi sau:

Câu 1: Cấu tạo của trùng sốt rét. (đọc thông tin điền khuyết để có câu trả lời hoàn chỉnh).

Trả lời:

- Không có cơ quan di chuyển.

- Không có các không bào.

Câu 2: Nơi kí sinh của trùng sốt rét. (đọc thông tin điền khuyết để có câu trả lời hoàn chỉnh)

Trả lời: Trong máu người,………

Câu 3: Cách dinh dưỡng của trùng sốt rét. (đọc thông tin điền khuyết để có câu trả lời hoàn chỉnh)

Trả lời:

- Thực hiện qua ...

- Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu.

Câu 4: Con đường truyền bệnh như thế nào? (đọc thông tin điền khuyết để có câu trả lời hoàn chỉnh)

Trả lời:

- Trùng sốt rét do muỗi Anophen truyền vào ..., khi vào máu người, chui vào hồng cầu kí sinh và sinh sản cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới phá huỷ hồng cầu và chui vào hồng cầu mới.

Câu 5: Tác hại của trùng sốt rét? (đọc thông tin điền khuyết để có câu trả lời hoàn chỉnh)

Trả lời:

Gây cho bệnh nhân hội chứng lên cơn sốt rét. Gây bệnh ...

Câu 6: Cách phòng tránh bệnh sốt rét.(Bổ sung thêm 1 số biện pháp để có câu trả lời hoàn chỉnh)

Trả lời:

(12)

-Ngủ mùng, phát quang bụi rậm, diệt trừ bọ gậy………...

...

...

...

Câu 7: Tại sao người bị sốt rét có dấu hiệu lên cơn sốt rét da tái xanh ? ( gợi ý dựa vào nơi kí sinh và cách dinh dưỡng trả lời)

Trả lời:

Vì trùng sốt rét chui vào hồng cầu kí sinh và sinh sản cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới phá huỷ hồng cầu và chui vào hồng cầu mới.

Kết luận: (ghi bài)

Trùng sốt rét có cấu tạo thích nghi cao với lối sống kí sinh: không có cơ qua di chuyển và không bào.

Kí sinh trong máu và thành ruột người , tuyến nước bọt muỗi Anophen.

Dinh dưỡng: ăn hồng cầu bằng cách chui vào hủy hoại hồng cầu gây bệnh nguy hiểm (bệnh sốt rét).

Vòng đời: Trùng sốt rét do muỗi Anophen truyền vào máu người, khi vào máu người, chui vào hồng cầu kí sinh và sinh sản cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới phá huỷ hồng cầu và chui vào hồng cầu mới.

3.Trùng sốt rét ở nước ta:

Đọc thông tin SGK/25 trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1:Tình trạng bệnh sốt rét ở Việt Nam hiện này như thế nào?

Trả lời: Bệnh đã được đẩy lùi nhưng vẫn còn ở một số vùng miền núi.

Câu 2: Cách phòng tránh bệnh sốt rét trong cộng đồng?

Trả lời:

+ Diệt muỗi và vệ sinh môi trường. Phòng bệnh: Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, diệt muỗi.

Câu 3:Tại sao người ở miền núi hay bị sốt rét?

Trả lời:

+ Điều kiện sống: nhiều rừng, tạo điều kiện cho muỗi phát triển có muỗi Anophen.

+ Cở sở vật chất: Thiếu dụng cụ, thuốc diệt muỗi, mùng màn….

+ Do ý thức người dân: Chủ quan trong công tác phòng chống….

Kết luận:

Bệnh sốt rét nước ta đang được đẩy lùi, đôi khi xảy ra ở một số vùng.

Phòng bệnh : Vệ sinh môi trường , vệ sinh cá nhân ,ngủ mùng, diệt muỗi...

(13)

HOẠT ĐỘNG 5:

ĐẶC ĐIỂM CHUNG – VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH

( Kiểm tra thường xuyên) (Học sinh tự học tuần 4- tiết 5)

Tài liệu: SGK trang 26,27,28

V. ĐẶC ĐIỂM CHUNG – VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH.

1. Đặc điểm chung.

-Dựa vào kiến thức đã tìm hiểu ở các hoạt động trên. Hoàn thành bảng 1 SGK/26.

Đáp án bảng 1/26.

T

T Đại diện

Kích

thước Cấu tạo từ

Thức ăn

Bộ phận di

chuyển

Hình thức sinh sản Hiể

n vi Lớn 1 TB

Nhiề u TB

1 Trùng roi X X Vụn hữu cơ Roi Vô tính theo

chiều dọc 2 Trùng biến

hình

X X Vi khuẩn,

vụn hữu cơ

Chân giả Vô tính

3 Trùng giày X X Vi khuẩn,

vụn hữu cơ

Lông bơi Vô tính, hữu tính

4 Trùng Kiết lị X X Hồng cầu Tiêu

giảm

Vô tính

5 Trùng Sốt rét

X X Hồng cầu Không có Vô tính

Học sinh nghiên cứu bảng kết quả trên. Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: ĐVNS sống tự do có đặc điểm gì ?

Trả lời: Sống tự do: có bộ phận di chuyển và tự tìm thức ăn.

Câu 2: ĐVNS sống kí sinh có đặc điểm gì?.

Trả lời:

(14)

+ Sống kí sinh: Cơ quan di chuyển tiêu giảm hoặc kém phát triển,không có không bào, sinh sản nhanh...

Câu 3: ĐVNS có đặc điểm gì chung?

Trả lời:

-Có kích thước ………..

-Cấu tạo từ 1 ……….nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.

-Sinh sản vô tính theo kiểu………

-Phần lớn dị dưỡng.

-Di chuyển chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm.

 Kết luận. (ghi bài)

-Cơ thể có kích thước hiển vi

-Cấu tạo từ 1tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.

-Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.

-Phần lớn dị dưỡng.

-Di chuyển chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm.tra, đánh giá quá trình

2.Vai trò thực tiễn.

Học sinh dựa kiến thức đã học, mục em có biết, SGK/26-28. Hoàn thành bảng 2/28.

Đáp án bảng 2.

Bảng 2: Vai trò của động vật nguyến sinh

Vai trò Tên đại diện

Lợi ích

- Trong tự nhiên:

+ Làm sạch môi trường nước.

+ Làm thức ăn cho động vật nước: giáp xác nhỏ, cá biển.

- Đối với con người:

+ Giúp xác định tuổi địa tầng, tìm mỏ dầu.

+ Nguyên liệu chế giấy giáp.

- Trùng biến hình, trùng giày, trùng hình chuông, trùng roi.

- Trùng biến hình, trùng nhảy, trùng roi giáp.

- Trùng lỗ

- Trùng phóng xạ.

Tác hại

- Gây bệnh cho động vật - Gây bệnh cho người

- Trùng cầu, trùng bào tử - Trùng roi máu, trùng kiết lị, trùng sốt rét.

Kết luận: (Ghi nội dung bảng 2).

Lưu ý:

(15)

-Học nghiên cứu SGK đọc kĩ bài và hướng dẫn giáo viên.

-Những câu hỏi chưa trả lời học sinh tự thực hiện, các câu hỏi giáo viên hướng dẫn trả lời các em đọc và nắm kiến thức.

-Các nội dung kết luận từng phần các em ghi bài cẩn thận vào vở.

-Các em lưu lại toàn tài liệu cô sẽ thu xếp thu lại kiểm tra nhé.

-Làm bài kiểm tra tính điểm thường xuyên nhé. ( thu lại chấm khi kết thúc chủ đề).

-Nếu có thắc mắc gì các em có thể liên hệ GV 0902035554 hoặc ghi vào phiếu thắc mắc và nộp lại giáo viên.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của các sinh vật nói chung và thực vật nói riêng: Nước là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật, là

1/ Sau đây là một số từ phức chứa tiếng VUI:vui chơi, vui lòng,góp.. vui,vui mừng,vui nhộn,vui sướng,vui thích,vui thú,vui

xương mũi rất cứng. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.. Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh:. b)

Cách xưng hô ấy có tác dụng: làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng taa. Nguyễn Ngọc

Trong không gian, hai đường thẳng được gọi là song song nhau nếu chúng đồng phẳng và không có điểm chung.. Phép quay biến đường thẳng thành một đường thẳng

Tự xưng cũng là một cách nhân hoá khi các sự vật (cây cối, con vật, đồ vật,…) tự xưng bằng những từ ngữ mà con người dùng để xưng hô trong giao tiếp... Tự xưng là

- Khóa lưỡng phân là cách phân loại sinh vật dựa trên một đôi đặc điểm đối lập để phân chia chúng thành hai nhóm.. - Cách xây dựng khóa

Tầm quan trọng thực tiễn Tên các loài 1.. Có giá trị xuất