• Không có kết quả nào được tìm thấy

De cuong dia li 11 hoc ki 2 2018-2019

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "De cuong dia li 11 hoc ki 2 2018-2019"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: ĐỊA LÍ 11

Năm học: 2018 - 2019 I. Phần trắc nghiệm:

BÀI 9: NHẬT BẢN

Câu 1: Quốc đảo Nhật Bản nằm ở:

A. Tây Nam Á. B. Đông Á. C. Đông Nam Á. D. Nam Á.

Câu 2: Đảo lớn nhất (chiếm 61% diện tích)của Nhật Bảnlà

A. Hô-cai-đô. B. Hôn-su. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu.

Câu 3: Bốn đảo theo thứ tự từ Bắc xuống Nam của Nhật Bản là

A. Kiu-xiu, Xi-cô-cư, Hôn-su, Hô-cai-đô. B. Xi-cô-cư, Hôn-su, Kiu-xiu, Hô-cai-đô.

C. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu. D. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.

Câu 4: Địa hình của Nhật Bản có đặc điểm:

A. Núi tập trung chủ yếu ở phía đông, đồng bằng ở phía tây.

B. Núi chiếm 80% diện tích, chỉ có những đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp.

C. Núi chiếm đa số diện tích nhưng phần lớn là đồi núi thấp dưới 500m.

D. Núi cao tập trung chủ yếu ở phía bắc, phía nam là núi thấp và đồng bằng.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư Nhật Bản?

A. Tốc độ gia tăng dân số thấp và đang giảm dần.

B. Tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.

C. Nước đông dân.

D. Tỉ lệ người già trên 65 tuổi ngày càng giảm.

Câu 6: Những năm 1973-1974 và 1979-1980, kinh tế Nhật Bản bị suy thoái do:

A. Cơ cấu nền kinh tế không hợp lí. B. Không còn nguồn viện trợ của Hoa Kì.

C. Ảnh hưởng của động đất, sóng thần. D. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ của thế giới.

Câu 7:Địa hình của Nhật Bản đã tạo thuận lợi nhất cho:

A. Phát triển nông nghiệp. C. Nuôi trồng thủy sản.

B. Xây dựng thủy điện. D. Giao thông vận tải đường biển.

Câu 8:Vùng biển quanh Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn vì:

A. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vũng vịnh.

B. Có hàng nghìn đảo lớn nhỏ trải ra theo hướng vòng cung.

C. Lãnh thổ Nhật Bản là một vòng cung ôm lấy lục địa châu Á.

D. Là nơi gặp nhau của các dòng biển nóng và lạnh.

Câu 9: Đặc điểm nổi bật về dân cư của Nhật Bản:

A. Là nước đông dân, tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn, dân cư chủ yếu sống ở các thành phố ven biển.

B. Là nước đông dân, tỉ lệ người trẻ trong dân cư ngày càng lớn, dân cư chủ yếu sống ở các thành phố ven biển.

C. Là nước đông dân, tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn, dân cư chủ yếu sống ở các thành phố sâu trong đất liền để tránh sóng thần.

(2)

D. Là nước đông dân, tỉ lệ người già trong dân cư ngang bằng với người trẻ, dân cư chủ yếu sống ở các thành phố ven biển.

Câu 10: Hạn chế lớn nhất của tự nhiên Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:

A. Nằm trong vùng thường xuyên bị thiên tai. B. Diện tích lãnh thổ nhỏ hẹp lại bị chia tách.

C. Nghèo về tài nguyên khoáng sản. D. Nằm tách rời, khó giao lưu với nước ngoài.

Câu 11:Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA NHẬT BẢN.

Nhóm tuổi 1970 2005

Dưới 15 tuổi 23,9 13,9

Từ 15-64 tuổi 69,0 66,9

64 tuổi trở lên 7,1 19,2

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản năm 1970, 2005 là:

A. Tròn. B. Miền. C. Cột. D. Đường biểu diễn.

Câu 12: Nguyên nhân chính của những thành công về kinh tế của Nhật Bản là A. Có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi được phát huy trong sản xuất.

B. Có dân số đông, lực lượng alo động dồi dào với trình độ cao.

C. Ý chí vượt khó vươn lên của người Nhật do sự nghèo nàn về tài nguyên.

D. Những ưu điểm của người lao động Nhật được phát huy trong sản xuất.

Câu 13: Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, sau A. Trung Quốc. B. Anh. C. Hoa Kì. D. Đức.

Câu 14. Đây được xem là ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản

A. Công nghiệp chế tạo. B. Công nghiệp sản xuất điện tử.

C. Xây dựng và công trình công cộng. D. Công nghiệp dệt.

Câu 15. Công nghiệp Nhật Bản tập trung chủ yếu ở đảo

A. Kiu Xiu. B. Hô cai đô. C. Xi cô cư. D. Hôn Su.

Câu 16. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế của vùng kinh tế/ đảo A. Kiu Xiu. B. Hô cai đô. C. Xi cô cư. D. Hôn Su

Câu 17. Ngành giao thông vận tải biển của Nhật Bản có vị trí đặc biệt quan trọng và hiện đứng

A. thứ nhất thế giới. B. thứ nhì thế giới. C. thứ ba thế giới D. thứ tư thế giới.

Câu 18. Đây là cây trồng chính trong nông nghiệp của Nhật Bản

A. Lúa gạo. B. Củ cải đường. C. Chè. D. Hoa quả.

Câu 19. Sản xuất các phẩm nổi bật trong ngành công nghiệp điện tử của Nhật bản không phải là hãng A. Sony. B. Toshiba. C. Toyota. D. Hitachi.

Câu 20. Nhận xét không đúng về nền nông nghiệp của Nhật Bản là

A. đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế. B. sản xuất manh mún mang tính tự cung, tự cấp.

C. diện tích đất nông nghiệp ít, chỉ chiếm dưới 14% diện tích tự nhiên. D. phát triển theo hướng thâm canh.

Câu 22. Nhận xét không đúng về nông nghiệp của Nhật Bản là

A. những năm gần đây một số diện tích trồng cây khác được chuyển sang trồng lúa.

B. chè, thuốc lá, dầu tằm là những cây trồng phổ biến.

C. chăn nuôi tương đối phát triển, các vật nuôi chính là bò, lợn, gà.

D. chăn nuôi theo phương pháp tiên tiến bằng hình thức trang trại.

Câu 23. Ngành nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản vì:

(3)

A. Nền nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh. B. Diện tích đất nông nghiệp ít.

C. Tỉ trọng nông nghiệp trong GDP thấp. D. Năng suất trong ngành nông nghiệp không cao.

Câu 24. Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG CÁ KHAI THÁC (ĐV: nghìn tấn)

Năm 1985 1990 1995 2000 2003

Sản lượng 11411,4 10356,4 6788,00 4988,2 4596,2

Chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng cá khai thác của Nhật Bản trong thời kỳ 1985-2003.

A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ miền.

Câu 25. Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG CÁ KHAI THÁC (ĐV: nghìn tấn)

Năm 1985 1990 1995 2000 2001 2003

Sản lượng 11411,4 10356,4 6788,00 4988,2 4712,8 4596,2

Sản lượng cá khai thác của Nhật Bản giai đoạn 1985-2003 giảm

A. 1,48 lần. B. 2,48 lần. C. 3,48 lần. D. 4,48 lần.

Câu 26. Điều nào không đúng với thế mạnh kinh tế của vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản : A. Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản . B. Du lịch biển .

C. Giao thông vận tải biển . D. Khai thác dầu khí . Câu 27. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng là:

A. Vừa phát triển công nghiệp, vừa phát triển nông nghiệp.

B. Vừa phát triển kinh tế trong nước, vừa đẩy mạnh kinh tế đối ngoại.

C. Vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì các xí nghiệp nhỏ, thủ công.

D. Vừa nhập nguyên liệu, vừa xuất sản phẩm.

Câu 28. Từ những năm 1990 trở lại đây tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản chậm lại là do:

A. Hậu quả sau chiến tranh thế giới. B. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

C. Đường lối phát triển kinh tế không đúng. D. Sự cạnh tranh của các nền kinh tế khác.

Câu 29. Khó khăn lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản là:

A. Thiếu lao động B. Thiếu tài nguyên C. Thiếu diện tích đất canh tác D. Khí hậu khắc nghiệt

Câu 30. Trong ngành sản xuất công nghiệp . Hãng kinh doanh đa ngành nào nổi tiếng về sản phẩm tin học . A. Mitsubishi , Tyota . B. Sony , Fujitsu . C. Nissan , Honda . D. Suzuki , Yamaha .

Bài 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) Câu 1. Trung Quốc có nhiều kiểu khí hậu không phải do:

A. vị trí địa lí. B. sự phân hóa địa hình. C. quy mô lãnh thổ. D. có nhiều núi, hoang mạc.

Câu 2. Tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn nhất của Trung Quốc là:

A. Than đá. B. Kim loại màu. C. Quặng sắt. D. Dầu mỏ.

Câu 3. Đặc điểm nổi bật của nguồn lao động Trung Quốc góp phần quyết định sự phát triển của nền kinh tế - xã hội là:

A. quy mô nguồn lao động đông. B. nguồn lao động được đầu tư để nâng cao chất lượng.

C. truyền thống lao động cần cù. D. nguồn lao động gồm nhiều thành phần dân tộc.

Câu 4. Dân cư Trung Quốc tập trung đông nhất ở vùng:

A.Ven biển và thượng lưu các con sông lớn. B.Ven biển và hạ lưu các con sông lớn.

C.Ven biển và dọc theo con đường tơ lụa. D.Phía Tây bắc của miền Đông.

(4)

Câu 5. Nhận xét không đúng về đặc điểm vị trí và lãnh thổ Trung Quốc là A. có diện tích lãnh thổ rộng lớn và đứng thứ ba thế giới.

B. lãnh thổ trải rộng từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.

C. có đường biên giới giáp 14 nước chủ yếu qua núi cao và hoang mạc.

D. phía đông giáp biển với đường bờ biển dài khoảng 9000 km.

Câu 6. Về tự nhiên, miền Tây Trung Quốc không có đặc điểm A. gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

B. gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các đồng bằng màu mỡ.

C. khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, ít mưa.

D. có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn.

Câu 7. Nhận xét không đúng về đặc điểm miền Đông Trung Quốc là A. có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa mầu mỡ.

B. dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú.

C. từ bắc xuống nam khí hậu chuyển từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.

D. nghèo khoáng sản, chỉ có than đá là đáng kể.

Câu 8. Nhận xét không chính xác về sự đối lập của tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc là A. miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên.

B. miền Tây khí hậu lục địa, ít mưa còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều.

C. miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía đông.

D. miền Đông giàu khoáng sản còn miền Tây thì nghèo.

Câu 9. Đây không phải là khó khăn về mặt tự nhiên cho phát triển kinh tế Trung Quốc:

A. lũ lụt thường xảy ra ở các đồng bằng miền Đông.

B. miền Tây có khí hậu lục địa khắc nghiệt, khô hạn.

C. miền Tây địa hình núi cao hiểm trở, giao thông khó khăn.

D. sóng thần thường xảy ra ở các vùng ven biển.

Câu 10. Nhận xét đúng về đặc điểm đường biên giới với các nước trên đất liền của Trung Quốc là A. chủ yếu là núi cao và hoang mạc. B. chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng.

C. chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc. D. chủ yếu là núi và cao nguyên.

Câu 11. Vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với dân số Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay là:

A.sự tăng trưởng nhanh của dân số. B.việc thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

C.sự mất cân bằng trong cơ cấu giới tính. D.tư tưởng “trọng nam khinh nữ”.

Câu 12. Trung Quốc có hai đặc khu hành chính nằm ven biển là A. Hồng Công và Thượng Hải. B. Hồng Công và Ma Cao.

C. Hồng Công và Quảng Châu. D. Ma Cao và Thượng Hải.

Câu 13. Lãnh thổ của Trung Quốc nằm trong khu vực

A. Đông Á và Trung Á. B. Đông Á và Đông Nam Á.

C. Đông Á Và Bắc Á. D. Trung Á và Nam Á.

Câu 14. Dạng địa hình chủ yếu ở miền Tây của Trung Quốc là

A. Núi cao và vực sâu. B. Sơn nguyên đồ sộ xen lẫn đồng bằng.

C. Núi cao và sơn nguyên xen lẫn bồn địa. D. Sơn nguyên bằng phẳng xen lẫn bồn địa.

Câu 15. Miền Tây của Trung Quốc có nhiều hoang mạc rộng lớn chủ yếu là do

(5)

A. Nằm sâu trong lục địa, khí hậu khô hạn. B. Có nhiều bồn địa khuất gió.

C. Núi cao bao bọc các bồn địa. D. Thảm thực vật bị tàn phá.

Câu 16. Phát minh nào dưới đây không phải của Trung Quốc?

A. La bàn. B. Kĩ thuật in. C. Thuốc súng. D. Thuyền buồm.

Câu 17. Đặc điểm chế độ mưa ở miền Đông Trung Quốc là

A. Mưa nhiều vào mùa hạ. B. Mưa quanh năm.

C. Mưa chủ yếu vào thu đông. D. Lượng mưa thấp quanh năm.

Câu 18. Miền Tây của Trung Quốc có mật độ dân số thấp là do nguyên nhân chủ yếu nào?

A. Là vùng mới được khai thác. B. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

C. Kinh tế chưa phát triển. D. Là nơi sinh sống của các dân tộc ít người.

Câu 19. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư Trung Quốc?

A. Dân cư tập trung nhiều ở thành thị. B. Dân cư tập trung chủ yếu ở miền Đông.

C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm. D. Dân tộc người Hán chiếm đa số.

Câu 20. Khí hậu ở miền Đông Trung Quốc có sự chuyển đổi như thế nào từ Nam lên Bắc?

A. Chuyển từ nhiệt đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.

B. Chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa.

C. Từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.

D. Từ Nhiệt đới sang ôn đới.

Câu 21. Thiên nhiên ở Trung Quốc gây ra những khó khăn gì đối với phát triển kinh tế?

A. Đất đai kém màu mỡ ở đồng bằng. B. Khô hạn ở miền Tây, bão và lũ lụt ở miền Đông.

C. Khó khai thác tài nguyên thiên nhiên. D. Giàu tài nguyên khoáng sản.

Câu 22. Với diện tích 9572,8 nghìn km2 , dân số 1373,5 triệu người (năm 2016). Vậy Trung Quốc có mật độ dân số trung bình là bao nhiêu người/km2 ?

A. 134 người/km2 . B. 143 người/km2 . C. 153 người/km2 . D. 163 người/km2 .

Câu 23. Với tổng số dân của Trung Quốc là 1373,5 triệu người (năm 2016), trong đó số dân sống ở thành thị là 665 triệu người. Vậy tỉ lệ dân số thành thị chiếm bao nhiêu % ?

A. 48,4%. B. 49,4% . C. 50,4%. D. 51,4%.

Câu 24. Cho biểu đồ:

48.4%

51.6% Dân số thành thị

Dân số nông thôn

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Cơ cấu dân số thành thị và dân số nông thôn. B. Số dân thành thị và số dân nông thôn.

C. Tỉ lệ dân thành thị. D. Tỉ lệ dân nông thôn.

Câu 25. Kể từ năm 1978 đến nay nền kinh tế Trung Quốc có bước phát triển nhanh chóng là nhờ

A. công cuộc đại nhảy vọt B. cách mạng văn hóa C. kế hoạch 5 năm D. công cuộc hiện đại hóa

(6)

Câu 26. Năm 2004 tổng GDP của Trung Quốc xếp thứ mấy trên thế giới?

A. Thứ tư B. Thứ năm C. Thứ sáu D. Thứ bảy

Câu 27. Những ngành công nghiệp được Trung Quốc ưu tiên phát triển trong chính sách công nghiệp mới là A. công nghiệp dệt may, chế biến lương thực - thực phẩm. B. công nghiệp khai thác, luyện kim.

C. công nghiệp chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng. D. công nghiệp năng lượng, viễn thông.

Câu 28. Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc phân bố tập trung chủ yếu ở vùng A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Tây Nam. D. Đông Nam.

Câu 29. Trung Quốc đã sử dụng lực lượng lao động dồi dào và nguyên liệu sẵn có ở địa bàn nông thôn để phát triển các ngành công nghiệp

A. vật liệu xây dựng, đồ gốm, sứ dệt may B. cơ khí, hóa dầu, vật liệu xây dựng C. luyện kim, dệt may, hóa chất D. đóng tàu, hóa chất, cơ khí

Câu 30. Năm 2004, sản lượng than của Trung Quốc xếp thứ mấy trên thế giới?

A. Thứ nhất B. Thứ hai C. Thứ ba D. Thứ tư

BÀI 11. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

Câu 1. Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á, nơi tiếp giáp

A. giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương B. giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương C. giữa Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương D. giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương Câu 2. Khu vực Đông Nam Á là cầu nối giữa lục địa Á-Âu với

A. lục địa Phi B. lục địa Ô-xtrây-li-a C. lục địa bắc Mĩ D. lục địa nam Mĩ Câu 3. Đông Nam Á lục địa có khí hậu

A. nhiệt đới gió mùa B. cận xích đạo C. cận nhiệt lục địa D. xích đạo Câu 4. Đông Nam Á lục địa không có đặc điểm tự nhiên nào sau đây?

A. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi B. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng rộng C.Ít đồng bằng, nhiều núi lửa D.Ven biển có đồng bằng phù sa màu mỡ Câu 5. Ý nào sau đây không thuộc đặc điểm dân số Đông Nam Á ?

A. Mật độ dân số cao B. Dân số trẻ C. Dân cư thành thị trên 75% D. Lao động dồi dào Câu 6. Ý nào sau đây không phải đặc điểm phân bố dân cư khu vực Đông Nam Á?

A. Phân bố không đều theo lãnh thổ B. Tập trung đông ở các đồng bằng châu thổ C. Phân bố thưa thớt ở vùng ven biển D. Phân bố dân cư thưa thớt ở vùng núi Câu 7. Những khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là A. nghèo tài nguyên khoáng sản B. không có đồng bằng lớn

C. lượng mưa quanh năm không đáng kể D. chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai Câu 8. Đông Nam Á có dân số đông không thuận lợi cho

A. thu hút đầu tư nước ngoài B. tiêu thụ hàng hóa

C. giải quyết việc làm D. thuê lao động trong các doanh nghiệp Câu 9. Dựa vào bảng số liệu mật độ dân số của một số nước Đông Nam Á năm 2009

Tên nước Inđônêsia Philippin Việt Nam Thái Lan

Mật độ dân số (người/km2)

124 89 263 131

Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Inđônêsia có mật độ dân số gấp 1,39 lần Philippin B.Việt Nam có mật độ dân số đứng sau Thái lan

(7)

C. Thái Lan có mật độ dân số cao hơn Inđônêsia D. Philippin có mật độ dân số thấp hơn Thái Lan Câu 10. Cho bảng số liệu mật độ dân số của một số nước Đông Nam Á năm 2009

Tên nước Inđônêsia Philippin Việt Nam Thái Lan

Mật độ dân số (người/km2) 124 89 263 131

Biểu đồ thích hợp thể hiện mật độ dân số của các nước trên là:

A. biểu đồ tròn B. biểu đồ cột đơn C. biểu đồ đường D. biểu đồ cột chồng Câu 11. Cho bảng số liệu sau: Diện tích Đông Nam Á và một số nước năm 2009

Tên nước, khu vực Đông Nam Á Philippin Việt Nam Thái Lan

Diện tích (km2) 4.500.000 300.000 331.212 513.120

Phần trăm diện tích của Việt Nam so với khu vực Đông Nam Á là:

A. 7,46% B. 7,36% C. 7,63% D. 7,64%

Câu 12. Quốc gia duy nhất của Đông Nam Á không giáp biển là

A. Lào B. Campuchia. C. Philippin. D. Malaysia.

Câu 13. Đông Nam Á có vị trí tiếp giáp giữa

A. Hồng Hải - Ấn Độ Dương. B. Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương.

C. Địa Trung Hải – Hồng Hải. D. Đại Tây Dương – Thái Bình Dương.

Câu 14. Đặc điểm khí hậu của Đông Nam Á lục địa là

A. ôn đới gió mùa. B. nhiệt đới gió mùa. C. xích đạo. D. cận nhiệt đới gió mùa.

Câu 15. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về dân cư Đông Nam Á?

A. Dân số đông, mật độ dân số cao, dân số trẻ. B. Dân số đông, gia tăng nhanh, dân số trẻ.

C. Dân số đông, mật độ dân số thấp, dân số trẻ. D. Dân số đông, tỉ lệ trẻ em nhiều, tỉ lệ người già thấp.

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo?

A. địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi. B. ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ, rộng lớn.

C. có nhiều sông lớn như sông Mê Công.. D. it đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa.

Câu 17. Điểm gây khó khăn trong việc quản lí, ổn định xã hội trong mỗi nước ở Đông Nam Á là A. địa giới không rõ ràng, còn nhiều tranh chấp. B. chủ quyền lãnh hải chưa thống nhất.

C. dân tộc phân bố rộng rãi không theo biên giới quốc gia. D. đa dân tộc, đa tôn giáo, nhiều đảng phái.

Câu 18. Đặc điểm chính khiến Đông Nam Á không bị khô hạn như những vùng cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á A. Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của gió mùa. B. Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

C. Đông Nam Á là khu vực có diện tích rừng còn lớn. D. Đông Nam Á có cả phần nằm trên lục địa và nhiều đảo.

Câu 19. Các loại cây công nghiệp nhiệt đới như: cà phê, cao su, hồ tiêu…được trồng rộng rãi ở Đông Nam Á vì A. đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu nóng ẩm.

B. đất phù sa màu mỡ, đồng bằng rộng lớn, khí hậu ôn đới gió mùa.

C. đất feralit màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu nóng ẩm.

D. đất feralit màu mỡ, đồi núi nhiều, khí hậu ôn đới gió mùa.

Câu 20: Nước nào có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á?

A. Malaysia B. Việt Nam C. Indonesia D. Singapo

Câu 21. Sông Mê Kong đã chạy qua bao nhiêu nước Đông Nam Á?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 22. Trong các đồng bằng sau ở Đông Nam Á, đồng bằng nào có diện tích lớn nhất

A. Đồng bằng Iraođi B. Đồng bằng sông Hồng C. Đồng bằng sông Mê Kông D. Đồng bằng sông Mê Nam

(8)

Câu 23. Nước nào sau đây có số dân theo Đạo Hồi đông nhất khu vực Đông Nam Á ? A. Malaixia B. Philippin C. Inđônêxia D. Brunây

Câu 24. Cơ cấu kinh các nước Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, biểu hiện ở : A. Đóng góp cho GDP chủ yếu là dịch vụ.

B. Kinh tế nông nghiệp ngày càng có vai trò nhỏ dần C. Từ kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp

D. Từ kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp, dịch vụ.

Câu 25. Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở nước:

A. Ma-Lai-xi-a B. Thái Lan C. Việt Nam D. In-đô-nê-xi-a Câu 26. Hồ tiêu không được trồng nhiều ở nước:

A. In-đô-xê-xi-a B. Ma-Lai-xi-a C. Phi-líp-pin D. Thái Lan.

Câu 27. Nước có đàn lợn nuôi nhiều hàng năm là:

A. Phi-líp-pin B. Việt nam C. Thái lan D.In –đô-nê-xi-a Câu 28. Nước có sản lượng đánh bắt cá hàng năm lớn nhất là:

A. Thái Lan B. Phi-lip-pin

C.Việt nam D.In-đô-xê-xi-a

Câu 29. Các nước đã trở thành những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo là:

A. Việt Nam, Thái Lan B. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a

C. In-đô-xê-xi-a, Việt Nam D. Thái Lan, Bru-nây

Câu 30. Ngành công nghiệp nào sau đây tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của các nước trong khu vực Đông nam á ?

A. Công nghiệp chế biến và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.

B. Công nghiệp dệt may, giày da.

C.Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.

D. Các ngành tiểu thủ công nghiệp sản xuất sản phẩm phục vụ xuất khẩu.

II. Phần tự luận:

Câu 1: Trình bày điều kiện tự nhiên Nhật Bản?

Câu 2: Phân tích tình hình phát triển kinh tế Nhật bản?

Câu 3: Nêu vị trí địa lí và lãnh thổ Trung Quốc? Vị trí địa lí và lãnh thổ có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế của Trung Quốc?

Câu 4: Nêu đặc điểm điều kiện tự nhiên của Trung Quốc? Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế Trung Quốc?

Câu 5: Nêu vị trí địa lí và lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á? Vị trí địa lí và lãnh thổ có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á?

Câu 6: Nêu các mục tiêu chính của ASEAN. Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?

Câu 7: Trình bày cơ chế hợp tác của ASEAN. Nêu ví dụ cho các cơ chế hợp tác để đạt được mục tiêu chung của ASEAN?

III. Phần kỹ năng

: Bài tập dạng biểu đồ tròn, cột.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Những năm gần đây sản xuất công nghiệp của Hoa Kì biến động lớn, các ngành công nghiệp truyền thống bị sa sút dần, các ngành công nghiệp kĩ thuật cao phát triển nhanh

• Sau đây là những công việc hàng ngày và các thủ thuật được các ĐD/NHS thực hiện tại khoa NICU bệnh viện nhi đồng John Hunter.... Công việc hàng

+ Đường hàng không: hàng không Việt Nam đã và đang phát triển theo hướng hiện đại hóa; tên ba đầu mối chính trong nước và quốc

giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi, tăng nhanh tỉ trọng ngành thủy sản.. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi , tỉ trọng ngành

(2) Khoanh tròn vào số thứ tự trong bảng và đánh dấu vào lược đồ để xác định những quốc gia theo hiểu biết của em là thường hay xảy ra xung đột, chiến tranh hoặc nạn

Tóm tắt: Bài báo giới thiệu về phương pháp đo lường đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp theo Hướng dẫn Oslo 2005 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế; quá trình

Dựa vào lược đồ tự nhiên khu vực Tây Nam Á, trình bày đặc điểm và ý nghĩa vị trí địa lý của khu vực Tây Nam Á?. Khu vực Tây Nam Á có các dạng

Tỷ lệ giữa các phần kiến thức thực hành, thực tập, đồ án tốt nghiệp trong khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành của khung chương trình đào tạo chuyên ngành Điện tử