• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 15/10/2021

Ngày dạy: / /2021 Tiết 25 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM

Thời gian thực hiện: 1 tiết I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Bố cục của văn biểu cảm.

- Yêu cầu của việc biểu cảm.

- Cách biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Nắm biết các đặc điểm của bài văn biểu cảm.

- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm trong giao tiếp.

3.Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Tìm tòi làm tăng vốn từ, hoàn thành tốt các Bài tập GV yêu cầu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: máy chiếu, tài liệu tham khảo, phiếu học tập, một số bài văn mẫu về văn biểu cảm.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi . III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: tạo tình huống có vấn đề để hướng HS vào tìm hiểu nội dung bài học b. Nội dung: HS xử lý tình huống theo yêu cầu của GV

c. Sản phẩm: Trình bày miệng d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho tình huống: Sáng nay thời tiết rất đẹp: Nắng vàng ươm, gió lành lạnh, trời trong xanh. Em hãy bày tỏ tình cảm của mình về thời tiết sáng nay?

HS : Tiếp nhận câu hỏi

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: HS Hoạt động cá nhân Gv: Quan sát, hỗ trợ khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày HS trả lời bằng phiếu học tập cá nhân

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài

Gv: Văn miêu tả có nhiệm vụ tái hiện cảnh, người, vật, việc 1 cách đầy đủ, sinh động để người nghe, người đọc như thấy được nó đang ở trước mắt. Còn văn biểu cảm lại có nhiệm vụ truyền được cảm xúc, tình cảm và sự đánh giá, nhận xét của người nói, người viết tới người nghe, người đọc để họ đồng cảm với những suy nghĩ và tình cảm của người nói, người viết?Để làm được nhiệm vụ đó thì văn biểu cảm phải có những đặc điểm gì ? Chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay.

(2)

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của thầy- trò Nội dung cần đạt

Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm :

a. Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm của văn biểu cảm.

b. Nội dung: GV cho HS Hoạt động nhóm tìm hiểu VD.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập của HS d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu: Gọi HS đọc bài văn: Tấm gương

- Y/c thảo luận theo bàntheo câu hỏi:

? Bài văn đã nêu lên được những p/chất gì của tấm gương ?

? Người viết nêu ra những phẩm chất ấy của tấm gương để nhằm mục đích gì ? Gửi gắm điều gì?

?Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã làm như thế nào ?

- Học sinh tiếp nhận:

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

HS Hoạt động cá nhân và thống nhất ý kiến trong cặp

- Giáo viên quan sát, hỗ trợ khi cần

* Dự kiến trả lời: Phiếu học tập của nhóm:

+ Tính trung thực, ghét thói xu nịnh, dối trá + Nhằm mục đích: khuyên con nên sống thẳng thắn, trung thực...

Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã mượn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa. Vì tấm gương luôn phản chiếu trung thành mọi vật xung quanh.

Nói với gương, ca ngợi gương là gián tiếp ca ngợi người trung thực.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày Đại diện cặp đôi lên báo cáo qua phiếu học tập

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Gv kết luận: Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt 1 tình cảm chủ yếu.

Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể chọn hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tình cảm...

I. Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm :

1. Ví dụ : 2. Nhận xét:

a. Bài văn “ Tấm gương”

- Nội dung: Ca ngợi tính trung thực, ghét thói xu nịnh, giả dối.

- Tác giả mượn hình ảnh tấm gương để bộc lộ t/c của mình.

- Bố cục: 3 phần

+ Mở bài: Nêu phẩm chất trung thực của tấm gương.

+ Thân bài:

. Gương luôn trung thực.

. Không ai là không soi gương.

. Hạnh phúc nhất là có tâm hồn đẹp để soi vào gương mà lương tâm không hổ thẹn.

- > Các ý gắn bó mật thiết với chủ đề  Nổi bật chủ đề .

(3)

- >Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

*Hoạt động nhóm:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Chia lớp làm 4 nhóm y/c thảo luận theo câu hỏi:

? Bố cục bài văn gồm mấy phần? Phần MB và KB có quan hệ với nhau như thế nào? Phần TB đã nêu lên những phẩm chất gì? những ý đó liên quan đến chủ đề bài văn như thế nào?

? ? Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài văn có rõ ràng, chân thực không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của bài văn ? HS lắng nghe và tiếp nhận

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

HS Hoạt động cá nhân, thảo luận thống nhất ý kiến trong nhóm

Gv quan sát

* Dự kiến trả lời:

Bố cục: (3 phần).

+ MB (Đ1): Giới thiệu tấm gương và phẩm chất của nó.

+ TB: Nói về đức tính của tấm gương.

+ KB (đoạn cuối): Khẳng định lại phẩm chất của tấm gương.

Tình cảm chân thật, rõ ràng làm cho tấm gương có sức khêu gợi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày Đại diện nhóm lên báo cáo qua phiếu học tập

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- HS đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

GV: Bài văn biểu cảm thường có bố cục 3 phần như mọi bài văn khác.

Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rõ ràng chân thực, không thể bác bỏ. Hình ảnh tấm gương có sức khêu gợi, tạo nên giá trị của bài văn.

=>Khi viết văn tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực thì bài văn biểu cảm mới có giá trị.

* Hoạt động chung

GV cho HS đọc Bài tập 2 (86) và trả lời câu hỏi

?Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì? Tình cảm ở đây được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp? Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xét đó?

?Văn biểu cảm có những đ.điểm gì ?

+ Kết bài: Khẳng định lại vấn đề đã nêu.

. Hạnh phúc nhất là có tâm hồn đẹp để soi vào gương mà lương tâm không hổ thẹn.

- > Các ý gắn bó mật thiết với chủ đề  Nổi bật chủ đề.

+ Kết bài: Khẳng định lại vấn đề đã nêu.

- >Tình cảm chân thật, rõ ràng làm cho tấm gương có sức khêu gợi.

b.Đoạn văn của Nguyên Hồng.

- Thể hiện tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ và cảm thông.

- >T/c bộc lộ trực tiếp (tiếng kêu, lời than, câu hỏi biểu cảm).

* Ghi nhớ.(88)

(4)

?Nêu các đặc điểm của văn bản biểu cảm - GV nhận xét và chốt ghi bảng :

- HS đọc ghi nhớ/42

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào làm Bài tập về đặc điểm của văn biểu cảm

b. Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ Bài tập theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

- Phiếu học tập cá nhân d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu: - HS đọc bài văn.

Gv Y/c HS thảo luận theo nhóm bàn - Bài văn thể hiện tình cảm gì?

- Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm này?

- Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?

- Hãy tìm mạch ý của bài văn?Bài văn này biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?

Học sinh tiếp nhận:

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: mỗi bàn là một nhóm Hoạt động cá nhân, trao đổi ý thống nhất ý kiến trong bàn

- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ khi cần

* Dự kiến trả lời: bài làm của HS : Đoạn văn “ Hoa học trò”

+ Tình cảm: Buồn, nhớ, bối rối, thẫn thờ khi phải xa thầy, xa bạn.

+ Miêu tả hoa phượng để nói đến những cuộc chia li.

+ Hoa phượng là hoa học trò vì hoa phượng thân gắn bó thân thuộc với đời HS . Phượng đỏ rực vào hè, báo hiệu mùa thi, mùa chia tay với bạn bè thầy cô...

+ Mạch ý: Sắc đỏ của hoa phượng: Hoa phượng càng đỏ, nỗi nhớ càng tăng.

+ Đoạn văn biểu cảm gián tiếp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày Gọi đại diện bàn lên báo cáo qua phiếu học tập của bàn

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

- >Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a.Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để viết một đoạn văn biểu cảm

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

- Phiếu học tập của cá nhân d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu: Viết một đoạn văn biểu cảm về mẹ thân yêu. ( Đoạn văn không quá 15 dòng)

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: làm việc cá nhân

(5)

- Giáo viên: kiểm tra giờ sau

* Dự kiến trả lời: phiếu học tập của HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bàyđại diện cá nhân HS trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

- >Giáo viên chốt kiến thức và ghi bản

* Hướng dẫn học và làm bài ở nhà 14. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Giáo viên yêu cầu: Sưu tầm những đoạn văn biểu cảm đã học, đọc mà em thích nhất rồi chép vào vở

- Học sinh về nhà làm bài ra vở

...

Ngày soạn: 15/ 10 /2021 Tiết 26 Ngày dạy: / /2021

ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM Thời gian thực hiện: 1 tiết

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm.

- Cách làm bài văn biểu cảm.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Nhận biết các đề văn biểu cảm.

- Bước đầu rèn luyện các bước làm văn biểu cảm.

3.Phẩm chất

- Chăm chỉ: rèn luyện làm bài văn biểu cảm theo các bước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: máy chiếu, tài liệu tham khảo, phiếu học tập, Tham khảo thêm một số bài văn mẫu về văn biểu cảm.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu:

b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

c. Sản phẩm:

- Trình bày miệng.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Gv Y/c thảo luận theo bàn câu hỏi:

(6)

? Em nêu cảm xúc của mình về đêm trung thu bằng việc ghi lại theo các ý cơ bản.

?Từ các ý đó em có thể viết được thành bài văn hoàn chỉnh được không? Cần có yêu cầu gì?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS Hoạt động cá nhân, thống nhất ý kiến trong bàn.

Gv quan sát, hỗ trợ khi cần.

* Dự kiến trả lời: Câu trả lời của HS : Cảm xúc về đêm trăng trung thu:

+ Tết trung thu được xem như là cái tết mà tất cả mọi trẻ thơ mong đợi, đó cũng là mong ước của tôi khi tôi còn thơ bé:

+ Mong đợi là vì đó là lúc những chiếc đèn lồng được thắp lên đi qua mỗi làng, mỗi xóm nhỏ.

+ Mong đợi là vì sẽ được ăn bánh trung thu đặc sệt vị ngọt lịm và tất nhiên mỗi trẻ em đều thích vị ngọt của bánh.

+ Ngoài ra, đó cũng chính là lúc chúng tôi được xem múa rồng, phá cỗ.

+ Là lúc trăng sáng khắp các nẻo đường, để tụi tôi có thể chạy nhảy chơi cùng bạn bè Với các ý đó chưa thể viết thành bài văn hoàn chỉnh vì………

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày Đại diện HS trình bày kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS nhận xét, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, dẫn vào bài: Muốn làm được bài văn biểu cảm thì chúng ta phải làm những gì? Bài hôm nay cô sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi này.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của thầy- trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Đề văn biểu cảm.

a. Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm cấu tạo của đề văn biểu cảm

b. Nội dung:

GV tổ chức đàm thoại, vấn đáp với HS để tìm hiểu về đề văn biểu cảm.

c. Sản phẩm:

- Phiếu học tập của cá nhân d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề văn (T88).

? Em hãy chỉ ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong 5 đề đó?

? Em hãy cho biết các đề trên giống nhau ở chỗ nào?

? Em có nhận xét gì về đề văn biểu cảm ? - Học sinh tiếp nhận: nêu câu hỏi

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Hoạt động cá nhân, Hoạt

I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm :

1. Đề văn biểu cảm.

a.VD:

b. Nhận xét:

- Đối tượng biểu cảm (con sông, đêm trăng, nụ cười, tuổi thơ, loài cây).

- Tình cảm : Yêu mến, gắn bó.

(7)

động chung cả lớp

- Giáo viên quan sát, hỗ trợ khi cần

- Đối tượng biểu cảm: Dòng sông quê hương, đêm trăng trung thu, nụ cười của mẹ, tuổi thơ, loài cây.

- Tình cảm cần biểu hiện: Nêu những tình cảm chân thật của mình đối với dòng sông quê hương, đêm trăng trung thu...

- Đều có hai phần: Tình cảm + Đ/tượng để bộc lộ tình cảm

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bàyGọi cá nhân HS lên trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

- >Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

=>GV kết luận: Đề văn b/c gồm 2 phần... Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài văn.

Hoạt động 2: Các bước làm bài văn biểu cảm :

a. Mục tiêu: HS nắm được các bước làm bài văn biểu cảm

b. Nội dung:

GV tổ chức đàm thoại, vấn đáp với HS để tìm hiểu về các bước làm bài văn biểu cảm.

c. Sản phẩm:

- Phiếu học tập của cá nhân, nhóm d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề văn (88).

Gv ghi đề bài lên bảng.

- HS đọc đề bài SGK.

?Nhắc lại các bước tạo lập vb?

?Xác định đối tượng biểu cảm của đề văn?

?Em hình dung và hiểu như thế nào về đối tượng ấy?

? Chỉ ra cách bày tỏ cảm xúc của mình?

? Sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần? Mỗi

2. Các bước làm bài văn biểu cảm :

* Đề: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.

Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý.

+ Thể lọai: Văn biểu cảm.

+ Đối tượng biểu cảm: Nụ cười của mẹ.

Bước 2: Lập dàn ý.

a/ Mở bài:

- Giới thiệu nụ cười của mẹ.

- Cảm xúc đối với nụ cười của mẹ.

b/Thân bài: Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ:

- Nụ cười vui thương yêu

- Nụ cười khuyến khích, động viên - Nụ cười an ủi.

- Những khi vắng nụ cười của mẹ

c/ Kết bài: Lòng yêu thương, kính trọng mẹ.

Bước 3 : Viết bài

(8)

phần cần xác định và nêu những ý cơ bản nào?

( Gợi ý TB: ? Em hãy hình dung nụ cười của mẹ??Có phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười không? Đó là những lúc nào?

? Em sẽ viết như thế nào để bày tỏ được lòng biết ơn, niềm yêu thương và kính trọng đối với mẹ?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Hoạt động cá nhân, Hoạt động theo nhóm

- Giáo viên quan sát, hỗ trợ khi cần

a.Định hướng

- Đối tượng: Nụ cười của mẹ

- Nêu tình cảm, suy nghĩ khi nhìn thấy nụ cười đó.

b. Lập dàn bài

- Mở bài: Nêu cảm xúc với nụ cười của mẹ

- Thân bài: Nêu biểu hiện, sắc thái của nụ cười:

+ Mẹ cười vui, yêu thương + Nụ cười an ủi

+ Những khi vắng nụ cười của mẹ.

- Kết bài: Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bàyGọi đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

- >Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng - HS , gv nhận xét, bổ sung.

? Để làm 1 bài văn biểu cảm cần tiến hành qua những bước nào? Thông thường em có làm như vậy không?

- Gọi HS đọc Ghi nhớ sgk - 88

Bước 4: Sửa bài.

*Ghi nhớ (88)

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS sưu tầm mở rộng kiến thức đã học

b. Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ Bài tập theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

- Phiếu học tập cá nhân

(9)

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu: - HS đọc bài văn.

Gv Y/c thảo luận theo nhóm bàn - Bài văn biểu đạt tình cảm gì ?

- Hãy đặt cho bài văn 1 nhan đề và 1 đề văn thích hợp?

- Hãy nêu lên dàn ý của bài văn ?

- Chỉ ra phương thức biểu cảm của bài văn?

HS lắng nghe và tiếp nhận

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Hoạt động cá nhân và thống nhất ý kiến trong bàn - Giáo viên: quan sát và hỗ trợ khi cần

* Dự kiến trả lời: bài làm của HS

Bài văn biểu đạt tình cảm tha thiết đối với quê hương An Giang.

- Nhan đề: Tình yêu quê hương

- Đề văn: Quê hương trong trái tim của em.

- Mở bài: Tình cảm đối với quê hương của mình.

- Thân bài:

+ Yêu thương cảnh quê nhà

+ Yêu truyền thống đấu tranh anh hùng

- Kết bài: Khi đã khôn lớn quay về, tác giả thấy quê hương mình càng đẹp hơn.

- > Biểu cảm trực tiếp

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bàyGọi đại diện bàn trình bày qua phiếu học tập

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

- >Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học và viết đoạn văn biểu cảm b. Nội dung:

HS vận dụng kiến thức thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

- Phiếu học tập của cá nhân d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên : - Dùng cách biểu cảm gián tiếp để bày tỏ cảm xúc về tình yêu đối với quê hương em( Viết đoạn văn không quá 12 dòng)

- Học sinh tiếp nhận: nhắc lại nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Hoạt động cá nhân

- Giáo viên: nghe, theo dõi kết quả của HS

* Dự kiến trả lời: phiếu học tập của HS

+ Những con đường thẳng tắp, mùi hương hoa sữa vào dịp thu về luôn mangcho em cảm giác yêu thương vô hạn….

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bàyđại diện cá nhân HS trình bày miệng

(10)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

- >Giáo viên chốt kiến thức.

* Hướng dẫn học và làm bài ở nhà

- Sưu tầm 1 số bài văn, đoạn văn biểu cảm mà em yêu thích - Học sinh về nhà làm bài ra vở

...

Ngày soạn: 15 /10 /2021 Tiết 27 Ngày dạy: / /2021

VĂN BẢN:

BÁNH TRÔI NƯỚC (Hồ Xuân Hương) Thời gian thực hiện: 1 tiết I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.

- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.

- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Nhận diện thể loại của văn bản.

- Đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.

- Tự nhận thức được niềm khát khao hạnh phúc bình dị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến; đấu tranh vì quyền lợi chân chính của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.

- Làm chủ bản thân: tự xác định được trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ quyền sống hoà bình; lên án, tố cáo xã hội phong kiến phân quyền trọng nam khinh nữ.

3.Phẩm chất:

-Nhân ái: HS đồng cảm với thân phận phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kịến.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, tập thơ Hồ Xuân Hương 2. Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài: HS đọc kĩ phần chú thích. Hiểu được tính đa nghĩa trong thơ nói chung và trong thơ Hồ Xuân Hương nói riêng.

- Sưu tầm các bài thơ của HXH.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.

b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

c. Sản phẩm: Trình bày những hiểu biết về bánh trôi nước trong ngày 3/3.

(11)

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Nhiệm vụ: Em hãy cho biết vào ngày 3- 3 tết Hàn thực ở địa phương em thường làm loại bánh nào? Em nêu cách làm loại bánh đó?

- Phương án thực hiện: Hoạt động nhóm - Thời gian: 2P

- Sản phẩm: Bánh trôi nước và cách làm bánh

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

* Giáo viên:

- Tổ chức cho HS Hoạt động nhóm.

- Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh.

- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày kq của nhóm mình.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày - Học sinh : Mỗi nhóm trình bày câu trả lời của nhóm mình.

GV vào bài: Với cách làm bánh trôi của nhân dân ta và cách làm bánh trong bài thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương có gì khác và bà muốn gởi gắm điều gì qua chiếc bánh trôi đó, chúng ta cùng tìm hiểu.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của thầy – trò Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả a.Mục tiêu: HS nắm được tiểu sử HXH

b. Nội dung:

GV tổ chức đàm thoại, vấn đáp với HS để tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.

c. Sản phẩm:

- Nội dung HS trình bày - Phiếu học tập của nhóm d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu: Giới thiệu những nét chung nhất về HXH?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Đọc, suy nghĩ, trình bày

- Giáo viên: Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày

* Dự kiến trả lời:

. Bà là người có học, có tài làm thơ, cuộc đời bà gặp nhiều bi kịch.

. Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.

I- Giới thiệu chung :

1. Tác giả: Hồ Xuân Hương (? - ? ).

- Bà là người có học, có tài làm thơ, cuộc đời bà gặp nhiều bi kịch.

- Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.

(12)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày

- Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình

- Học sinh khác bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- > Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HS tự ghi vở

- GV bổ sung, nhấn mạnh:

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản a. Mục tiêu:

+ HS nắm được xuất xứ, thể thơ và nội dung văn bản

+ Nắm được cách đọc và cách chia bố cục

b. Nội dung:

GV tổ chức cho HS để tìm hiểu về xuất xứ, bố cục... tác phẩm.

c. Sản phẩm:

-Nội dung HS trình bày - Phiếu học tập của nhóm d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Nêu xuất xứ, thể thơ

+ GV hướng dẫn đọc: giọng vừa dịu, vừa mạnh, vừa ngậm ngùi.

- GV đọc- HS đọc- nhận xét.

+ GV cho HS giải thích nhan đề bài thơ:

? Bài thơ có nhan đề “Bánh trôi nước”. Vậy em hiểu thế nào là bánh trôi nước ?

? Có ý kiến cho rằng bài thơ có tính đa nghĩa. Vậy thế nào là tính đa nghĩa trong thơ?

- Tính đa nghĩa trong thơ: là 1 thuộc tính của ngôn ngữ văn chương, thi ca nói chung

- Bài thơ có mấy nghĩa, đó là những

2- Văn bản:

2. Tác phẩm

- Bài thơ nằm trong chùm thơ vịnh vật, vịnh cảnh.

(13)

nghĩa gì?

- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Đọc, suy nghĩ, trình bày

- Giáo viên: Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày

* Dự kiến trả lời:

- Bài thơ có 2 nghĩa:

+ Nói về bánh trôi nước khi đang được luộc chín.

+ Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày

- Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình

- Học sinh khác bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- > Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HS tự ghi vở

- GV bổ sung, nhấn mạnh:

Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa, cách vận dụng và một số hình thức nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiest văn bản.

c. Sản phẩm: Nội dung, nghệ thuật bài thơ

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

?- Với nghĩa thứ nhất bánh trôi nước đã được miêu tả như thế nào? Chú ý các từ ngữ: trắng, tròn, chìm, nổi, rắn, nát, lòng son.

- Là bài thơ trữ tình đặc sắc, nổi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của bà.

- Làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Bài thơ có 2 nghĩa:

+ Nói về bánh trôi nước khi đang được luộc chín.

+ Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

II. Đọc - hiểu văn bản

3.1- Hình ảnh bánh trôi nước : - Màu sắc: Vỏ trắng, nhân đỏ - Hình dáng: tròn

- Cách nấu: Luộc trong nước, chín thì nổi, sống thì chìm

(14)

? - Em có nhận xét gì về cách miêu tả bánh trôi của tác giả ?

? - Với nghĩa thứ 2, vẻ đẹp, phẩm chất cao quí và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào? Chú ý các cụm từ: ba chìm, rắn nát mặc dầu, giữ tấm lòng son.

Chỉ ra nghệ thuật sử dụng trong bài thơ và nêu tác dụng của nó?

? - Qua ngòi bút tài tình của Hồ Xuân Hương, cái bánh trôi nước không đơn thuần chỉ là cái bánh bình thường mà còn trở thành 1 h/a ẩn dụ thể hiện cuộc đời và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

- Trong 2 nghĩa đó, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao?

- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe yêu cầu và thực hiện

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Làm việc cá nhânthảo luận nhóm- >thống nhất ý kiến

- Giáo viên: Quan sát, hỗ trợ học sinh nếu cần

* Dự kiến trả lời:

.Nghĩa 1: - Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành viên tròn.

=>Miêu tả rất giống bánh trôi ngoài đời (tả thực); thể hiện nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc.

. Nghĩa 2: NT ẩn dụ tượng trưng mượn bánh trôi nước nói về vẻ đẹp, phẩm chất, thân phận người phụ nữ:

- Điệp từ+ tính từ gợi cảm=> Hình thể người phụ nữ đẹp, tròn trịa, trong trắng gợi phúc hậu.

- Thành ngữ đảo (Bảy nổi ba chìm)-

- Cánh làm bánh: tùy thuộc vào tay kẻ nặn

=>Miêu tả rất giống bánh trôi ngoài đời (tả thực); thể hiện nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc.

3. 2- Vẻ đẹp của người phụ nữ:

- NT ẩn dụ tượng trưng mượn bánh trôi nước nói về vẻ đẹp, phẩm chất, thân phận người phụ nữ:

- Điệp từ+ tính từ gợi cảm=> Hình thể người phụ nữ đẹp, tròn trịa, trong trắng gợi phúc hậu.

- Thành ngữ đảo (Bảy nổi ba chìm)- >Về số phận thì chìm nổi, bấp bênh trước cuộc đời.

- Cặp trái nghĩa+Cụm từ ” Mặc dầu...

mà ...vẫn”- > Do bị phụ thuộc, không có quyền làm chủ nhưng họ vẫn kiên định dù gặp cảnh ngộ như thế nào vẫn giữ sự chung thuỷ, sắt son.

=> Nghĩa thứ 2 là chính, nghĩa thứ nhất chỉ là phương tiện để chuyển tải nghĩa sau. Và chính nghĩa sau đã làm nên giá trị của bài thơ.

- Ca ngợi vẻ đẹp, phấm chất trong sáng, thủy chung son sắt và niềm cảm thương sâu sắc đối với cuộc đời thân phân của người phụ nữ.

(15)

>Về số phận thì chìm nổi, bấp bênh trước cuộc đời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày

- Giáo viên gọi đại diện 1- 2 nhóm lên trình bày bằng phiếu học tập

- Học sinh các nhóm khác bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh nhận xét, đánh giá - Giáo viên nhận xét đánh giá

. Nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì nhão (nát), ít nước quá thì rắn (cứng).

. Khi đun sôi nước để luộc bánh chín thì nổi lên, bánh chưa chín thì chìm.

. Nhân bánh được làm bằng mật hoặc đường phên nên khi chín thường có màu đỏ như son)

Giáo viên chốt kiến thức ghi bảng Hoạt động 3: Tổng kết

a. Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản

b. Nội dung:

GV tổ chức đàm thoại, vấn đáp với HS để HS khái quát giá trị của tác phẩm.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu:

? Bài thơ ca ngợi những nét đẹp phẩm chất gì của người PNVN trong xã hội xưa?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Suy nghĩ làm việc cá nhân

- Giáo viên: Lắng nghe, nhận xét câu trả lời của học sinh

* Dự kiến trả lời:

. Hình thể người phụ nữ đẹp, tròn trịa,

4. Tổng kết

4.1.Nghệ thuật:

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng.

- Bài thơ đa nghĩa, độc đáo.

4.2.Nội dung:

- Ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng sắt son của người PNVN.

- Cảm thương sâu sắc cho than phận của họ.

4.3. Ghi nhớ: sgk –95

(16)

trong trắng

. Thủy chung son sắt

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày

- Giáo viên gọi học sinh trả lời - Học sinh khác bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh nhận xét, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức - Gv: Bài thơ Bánh trôi nước đã cho ta thấy hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng son sắt, cùng thân phận chìm nổi của người phụ nữ VN xưa 1 cách sâu sắc. Với bài thơ này, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã 2 lần hoá thân, vừa làm chiếc bánh trôi, vừa nhân danh người phụ nữ để tự sự với bạn đọc, truyền tới bạn đọc những tình cảm trong sáng, nhân đạo. Bánh trôi nước đúng là 1 áng văn chương đa nghĩa độc đáo.

- HS đọc ghi nhớ.

- Giáo viên: Lắng nghe, nhận xét câu trả lời của học sinh

* Dự kiến trả lời:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày

- Giáo viên gọi học sinh trả lời - Học sinh khác bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh nhận xét, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức

* Hướng dẫn học và làm bài ở nhà - - Học thuộc lòng bài thơ, phần phân tích và thuộc Ghi nhớ

- Soạn bài: SauP chia li.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản

b. Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ Bài tập theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

(17)

- GV yêu cầu: - Hãy ghi lại những câu hát than thân đã học ở bài 4 (kể cả phần đọc thêm) bắt đầu bằng 2 từ “Thân em” ?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Suy nghĩ làm việc cá nhân

- Giáo viên: Lắng nghe, nhận xét câu trả lời của học sinh

* Dự kiến trả lời:

- Thân em như tấm lụa đào...

- Thân em như hạt mưa sa...

- Thân em như hạt mưa rào.

Hạt sa xuống giếng hạt ... vườn hoa.

- Thân em như giếng giữa đàng. Người khôn rửa mặt, người phàm ...

- Thân em như miếng cau khô.

Người thanh tham mỏng, người thô tham dày.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày - Giáo viên gọi học sinh trả lời

- Học sinh khác bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh nhận xét, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức ghi bảng

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Giúp HS có cách nhìn nhận đúng đắn về h/a người pn hiện nay b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu: Em hãy so sánh và có quan điểm nào về người phụ nữ trong xã hội hiên nay?

- Học sinh lắng nghe yêu cầu

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Suy nghĩ làm việc cá nhân

...

Ngày soạn: 15 /10 /2021 Tiết 28 Ngày dạy: / /2021

QUAN HỆ TỪ Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Khái niệm quan hệ từ.

- Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Chỉ ra được mục đích sử dụng từ loại: quan hệ từ trong câu, đoạn văn, văn bản.

(18)

- Lí giải, phân tích được đặc điểm hình thức, chức năng của từ loại quan hệ từ.

- Xác định câu văn đúng hoặc sai (do có hoặc không sử dụng quan hệ từ).

- Nhận xét được cách sử dụng các từ loại trong câu văn, đoạn văn, văn bản.

- Tạo lập được một số câu, đoạn văn có sử dụng các quan hệ từ theo yêu cầu.

3.Phẩm chất

- Chăm chỉ: Biết vận dụng kiến thức vào lời nói và bài viết.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học.

- Học liệu: máy chiếu, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi . III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.

b. Nội dung: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

c. Sản phẩm: Xác định đúng đại từ trong 2 câu thơ.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Nhiệm vụ: Đọc câu thơ sau

Bác đến đây chơi ta với ta.

- Tìm đại từ có trong câu thơ trên? Đại từ “ ta” là đại từ gì?

- Phương án thực hiện: Hoạt động cá nhân - Thời gian: 2P

- Sản phẩm: xđ đại từ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

* Giáo viên:

- Tổ chức cho HS Hoạt động nhóm

- Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh

- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu 5HS lần lượt trình bày kq của nhóm mình Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xétGV vào bài: Vậy việc dùng từ có ý nghĩa để so sánh người ta còn gọi là quan hệ từ …

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của thầy - trò Sản phẩm

Hoạt động 1: Thế nào là QHT

a.Mục tiêu: Giúp HS nắm được thế nào là quan hệ từ. Nhận biết quan hệ từ b. Nội dung:

HS tìm hiểu VD theo yêu cầu của GV c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu :

? HS đọc VD.

? Xác định quan hệ từ có trong những

I- Thế nào là quan hệ từ : 1.VD:

2. Nhận xét

(19)

câu bên?

? Các quan hệ từ đó liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau ?

? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ? (

?Thế nào là quan hệ từ?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Suy nghĩ làm việc cá nhân

- Giáo viên: Lắng nghe, nhận xét câu trả lời của học sinh

* Dự kiến trả lời: a, Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều QHT liên kết từ với từ

b, Hùng Vương..., người đẹp như hoa...- - > qht liên kết cụm từ với từ.

c, Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.- - qht liên kết 2 vế của 1 câu ghép d, Mẹ thường nhân lúc con ngủ màlàm vài việc của riêng mình.

Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả.- - > QHT liên kết câu với câu trong 1 đoạn văn.

- Ý nghĩa:

Của: quan hệ sở hữu, như : quan hệ so sánh,

bởi - nên: quan hệ nhân quả, nhưng: quan hệ tương phản, và: quan hệ tương đồng

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày

- Giáo viên gọi học sinh trả lời - Học sinh khác bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh nhận xét, đánh giá - Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức Hoạt động 2 : Sử dụng QHT

a. Mục tiêu: HS biết cách sử dụng quan hệ từ khi nói và viết để tạo liên kết giữa các đơn vị ngôn ngữ.

b. Nội dung:

HS tìm hiểu VD theo yêu cầu của GV

a, Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều

QHT liên kết từ với từ

b, Hùng Vương..., người đẹp như hoa...- - >

qht liên kết cụm từ với từ.

c, Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.- - qht liên kết 2 vế của 1 câu ghép

d, Mẹ thường nhân lúc con ngủ màlàm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả.- - > QHT liên kết câu với câu trong 1 đoạn văn.

- Ý nghĩa:

(20)

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? HS đọc VD phần bảng phụ

? Trong các câu đó, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ? Trường hợp nào không bắt buộc phải có? Vì sao?

?Sử dụng quan hệ từ trong khi nói, viết như thế nào cho phù hợp ?

?Tìm các quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau đây? Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ đó?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Suy nghĩ làm việc cá nhân

- Giáo viên: Lắng nghe, nhận xét câu trả lời của học sinh

* Dự kiến trả lời:

- Bắt buộc phải có quan hệ từ: b, d, g, h vì nếu không có quan hệ từ thì câu văn

sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.

- Không bắt buộc phải có quan hệ từ:

a, c, e, i.

Đặt câu: - Nếu trời mưa thì tôi nghỉ học.

- Vì trời mưa nên tôi không đi học.

- Tuy trời mưa nhưng tôi vẫn đi học.

- Hễ trời mưa thì tôi không đi học.

- Sở dĩ tôi không đi học là vì trời mưa - GV: Có những quan hệ từ độc lập:

và, cũng…

- HS đọc Ghi nhớ 1, 2.

=> Có 1 số quan hệ từ được dùng thành cặp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày

- Giáo viên gọi học sinh trả lời - Học sinh khác bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Của: quan hệ sở hữu, như : quan hệ so sánh,

bởi - nên: quan hệ nhân quả, nhưng: quan hệ tương phản, và: quan hệ tương đồng 3. Ghi nhớ: sgk

II- Sử dụng quan hệ từ : 1.VD: sgk –97

2. Nhận xét

- Bắt buộc phải có quan hệ từ: b, d, g, h vì nếu không có quan hệ từ thì câu văn

sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.

- Không bắt buộc phải có quan hệ từ: a, c, e, i.

Đặt câu:

=> Có 1 số quan hệ từ được dùng thành cặp.

3. Ghi nhớ 1, 2: sgk (97- 98)

(21)

- Học sinh nhận xét, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng KT vừa học về QHT để làm các Bài tập /SGK b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên yêu cầu

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS lần lượt giải quyết từng Bài tập /SGK

? Bài tập 1/sgk/98: Xác định QHT trong đv đầu bài “ Cổng trường mở ra”

?Bài tập 2/98: Điền QHT thích hợp vào chỗ trống?

?Bài tập 3/sgk/98: Chọn câu đúng/sai

? Bài tập 5/sgk/99 : Phân biệt nghĩa của 2 câu có QHT nhưng Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Suy nghĩ làm việc cá nhân, nhóm

- Giáo viên: Lắng nghe, nhận xét câu trả lời của học sinh

* Dự kiến trả lời:

1- Bài 1 (98 ):

- Của, còn, với, như, của, và, như - Mà, nhưng, của, nhưng, như 2- Bài 2 (98 ):

Với, và, với, với, nếu, thì, và 3- Bài 3 (98 ):

Câu đúng b, d, g, i, k, l 4- Bài 5 ( 99 ):

Nguyễn Trãi là người có công lớn trong việc phụ tá vua Lê Lợi cầm quân đánh thắng giặc Minh xâm lược TK XV. Nhưng khi hoà bình trở lại, đất nước đi vào công cuộc xây dựng và phát triển thì ông bị ghen ghét, nghi ngờ bởi những kẻ xấu xa.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày - Giáo viên gọi học sinh trả lời

- Học sinh khác bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh nhận xét, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Giúp HS biết viết đv đúng yêu cầu

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: đv d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

(22)

- GV yêu cầu : - Viết 1 đoạn văn ngắn có dùng quan hệ từ ? Gạch dưới(Viết đoạn văn ngắn về tình bạn của em có sử dụng đại từ và quan hệ từ các quan hệ từ trong đv đó ?) - Học sinh lắng nghe yêu cầu

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Suy nghĩ làm việc cá nhân

- Giáo viên: Lắng nghe, nhận xét câu trả lời của học sinh

* Dự kiến trả lời:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày - Giáo viên gọi học sinh trả lời

- Học sinh khác bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh nhận xét, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức

* Hướng dẫn học và làm bài ở nhà - - -Em chép thuộc lòng bài thơ mình thích có sử dụng quan hệ từ chỉ ra ý nghĩa quan hệ từ đó.

- Học thuộc ghi nhớ 1, 2 sgk (97- 98) - Làm Bài tập 4, 5 ( 99 ).

- Đọc bài: Từ đồng nghĩa.

- Soạn bài tiếp theo : Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm.

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học b) Nội dung: HS

Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức làm các bài tập phân loại, gọi tên b.. Nội dung: Trực quan,

a) Mục tiêu: Hs phát biểu được tính chất của góc nội tiếp và áp dụng làm bài tập b) Nội dung: HS việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học

b. Nội dung: Hoàn thành các bài tập c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh d.. Mục tiêu: HS hệ thống được kiến thức trọng tâm của bài học và vận dụng được kiến thức trong

Nội dung: Giáo viên cho HS làm bài tập, HS dựa vào kiến thức đã học, hoạt động nhóm để hoàn thành bài tập.. Sản phẩm: HS trình bày được kiến thức

Mục tiêu: HS dựa vào kiến thức đã học, luyện tập làm các bài tập về nước.. Nội dung: GV giao bài tập, HS hoàn thành bài tập trong thời gian

Nội dung: HS vận dụng kiến thức thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu

a) Mục tiêu: Học sinh chuẩn bị các nội dung để làm bài văn nghị luận b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ... c) Sản phẩm: HS hoàn thành