• Không có kết quả nào được tìm thấy

TÀI LIỆU ÔN TẬP - VĂN 7 HK2 (2020-2021)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TÀI LIỆU ÔN TẬP - VĂN 7 HK2 (2020-2021)"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

H và tên:______________________________l p:___ ọ ớ

ÔN THI VĂN 7

PHẦN TIẾNG VIỆT:

1. Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt: SGK trang 28+29

* Phân biệt câu bình thường, câu rút gọn và câu đặc biệt. Lấy dẫn chứng minh họa

2. Trạng ngữ.(đặc điểm)

Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định về gì?

Về hình thức: Vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngứ thường có ranh giới gì? SGK trang 39.

Nêu công dụng của trạng ngữ. SGK trang 46.

Trong một số trường hợp,người ta tách trạng ngữ ra thành câu riêng để làm gì? SGK trang 47

3.Thế nào là liệt kê ? trang 105.

Có mấy kiểu liệt kê ? trang 105. Vẽ sơ đồ phân loại các kiểu liệt kê 4.Nêu công dụng của dấu chấm lửng.trang 122.

5.Nêu công dụng của dấu chấm phẩy trang 122.

6.Nêu công dụng của dấu gạch ngang trang 130.

7.Nêu công dụng của dấu gạch nối .trang 130.

8.Tìm trạng ngữ trong câu sau và cho biết vai trò của trạng ngữ đó trong câu:

Vào buổi sáng, trên cánh đồng, các bác nông dân đang hăng say gặt lúa.

9.Đặt câu nói về ca Huế trên sông Hương có dùng dấu chấm lửng và một câu có dùng dấu chấm phẩy.

10.Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng,Bà Triệu,Trần Hưng Đạo,Lê lợi,Quang Trung,…

a.Xác định phép liệt kê trong đoạn trích trên.

b.Đó là kiểu liệt kê gì ?

PHẦN VIẾT ĐOẠN VĂN

Câu 1 :Viết một đoạn văn ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ.

Bác Hồ-vị lãnh tụ đáng kính của nhân dân Việt Nam. Ai ai cũng biết rằng Bác có địa vị trong cuộc sống nhưng đơn sơ và giản dị vô cùng. Trước hết, Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt :bữa ăn của Bác : chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,

… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Việc gì làm được thì Bác không cần ai

(2)

giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ những công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước. Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam .Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.

Câu 2 :Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tên quan phụ mẫu trong bài sống chết mặc bay

Bằng sự hiểu biết và căm giận của mình , Phạm Duy Tốn đã thể hiện rõ thái độ vô trách nhiệm,vô tâm của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" - một tên

"lòng lang dạ sói". Khi dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để giữ lấy tính mạng gia tài thì quan phụ mẫu lại say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có cái ma lực gì mà quan mê muội thế , thậm chí khi có người nói:"Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày , thời ông bỏ tù chúng mày “ rồi đuổi ra vì cái tội làm hắn mất tập trung đánh bài . Thật đúng là kẻ vô lương tâm.

PHẦN TẬP LÀM VĂN

1.DÀN BÀI CHUNG CHỨNG MINH TÍNH ĐÚNG ĐẮN CỦA CÂU TỤC NGỮ:

I. Mở bài: Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta trong cuộc sống thường ngày.

Giới thiệu câu tục ngữ cần chứng minh.Câu này nói về vấn đề gì ? Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

II. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ cần chứng minh.

a. Nghĩa đen :giải thích một số từ ngữ trong câu đó.

b. Nghĩa bong: ý của cả câu là gì?

2. Bàn luận vấn đề

- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta - Câu tục ngữ thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta

- Cần phê phán những người như thế nào?

3. Chứng minh :

(3)

a.Trong xã hội:dẫn chứng một số tấm gương tiêu biểu b.Trong học đường.

c.Trong gia đình.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ

Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta như thế nào ?

2.DÀN BÀI CHUNG CHỨNG MINH MỘT VẤN ĐỀ MANG TÍNH XÃ HỘI:

A. Mở bài: Nêu khái quát vấn đề cần nghị luận hoặc chứng minh B.Thân Bài:

a, Nghị luận (chứng minh) bằng cách nêu định nghĩa:

b,Nghị luận (chứng minh) bằng cách nên lý do

_"Vấn đề đưa ra là đúng hay sai?""vì sao đúng?vì sao sai"

c,Nghị luận (chứng minh) bằng cách nêu dẫn chứng:

_đưa ra các dẫn chứng cụ thể về vấn đề

c,Nghị luận (chứng minh) bằng cách liên hệ bản thân:

_"chúng ta phải là, j?"

C.Kết Bài: Nêu ý kiến, nhận xét của bản thân về vấn đề 3.DÀN BÀI CHUNG CHO VĂN GIẢI THÍCH

1. Mở bài: Giới thiệu và nêu ý nghĩa vấn đề cần giải thích 2. Thân bài

 Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ hoặc câu nói

 Nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên.

 Khẳng định tính chất đúng đắn và giải thích tại sao đúng?

 Giải thích bằng cách dẫn chứng trong thực tế hoặc sách báo.

 Bàn luận, mở rộng:

 Phê phán ,suy luận ngược lại.

3. Kết bài

 Tóm lại về ý nghĩa .

 Bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Một số đề tham khảo:

Đề 1: Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

DÀN BÀI

(4)

* Mở bài: Nêu luận điểm: Sống có đạo lí, có nghĩa tình, thủy chung là đạo lí của nhân dân ta từ xưa đến nay. Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa. Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây . *TB: Giải thích nghĩa trực tiếp:

-“Ăn” :là một hoạt động thừa hưởng,là sự hưởng thụ,là nhận từ người khác một điều gì . -Quả là thành quả,là sản phẩm,là những gì ta hưởng được do người khác tạo nên

-Nhớ là nghĩ đến,nhớ đến,biết đến công lao người đã cho ta một thứ gì đó.

-Kẻ trồng cây là nói về những người làm ra thành quả , người tạo ra sản phẩm,tạo ra một điều gì đó cho người khác hưởng thụ.

- Nghĩa bóng: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ?. Khi ăn một quả thơm ngon ta phải nhớ đến người đã trồng ra cây đó. Trồng được một quả ngọt phải đổ bao nhiêu mồ hôi và phải dãi dầu mưa nắng. Như ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ là muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. Nếu ta hiểu cuộc sống ấm no tốt đẹp này hôm nay là thành quả mà ta hưởng thụ vậy ai là người đã làm ra thành quả của ngày hôm nay?

Lòng biết ơn đối với những người đã làm ra thành quả cho mình hưởng thụ.( dẫn chứng) + Lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, những người có công với đất nước...

+ Lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng những hành động cụ thể:

chăm học, ngoan, biết giúp đỡ mọi người …thăm các thầy cô vào Ngày 20-11. Ngày thương binh, liệt sĩ 27-7, Ngày giỗ tổ Hùng Vương… - Liên hệ bản thân.

Ta phải biết ơn ai? Vì sao ?

Trước hết đó là cha, mẹ người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng từ khi ta còn bé cho đến ngày lớn khôn. Họ là người luôn dõi theo từng bước đi của chúng ta, an ủi, động viên, dìu dắt chúng ta trở thành những người có ích cho xã hội.

Biết ơn thầy, cô giáo - người đã cho chúng ta ánh sáng tri thức - một hành trang qúi giá nhất để chúng ta vững bước vào đời.

Được hưởng một nền độc lập, tự do như cuộc sống hôm nay phải đổi bằng máu xương, mồ hôi và nước mắt của bao lớp người đi trước nhữnganh bộ đội, những chị thanh niên xung phong đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cùng một phần xương máu của mình để góp phần tạo nên cuộc sống tươi đẹp hôm nay

,

vì vậy phải biết ơn những anh hùng liệt sĩ bằng cách viếng các nghĩa trang liệt sĩ hoặc thực hiện các phong trào đền ơn đáp nghĩa ,xây nhà tình nghĩa cho bà mẹ Việt Nam anh hùng….

*Chứng minh :

+ Xưa:nhân dân ta đã tổ chức lễ hội: giỗ tổ, tảo mộ,… nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..

- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.

* Kết bài

- Lòng biết ơn là tình cảm cao quí , thiêng liêng, là thước đo đạo đức, phẩm chất … - Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của VN.

(5)

Đề 2: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : “ Có chí thì nên”.

DÀN BÀI 1/ Mở bài:

Trong xã hội hiện đại, muốn làm được một việc gì đó, dù khó hay dễ, mỗi chúng ta đều phải biết cố gắng, kiên trì hết mình. Điều đó cũng tương tự như câu "Có chí thì nên" - một câu nói hay và đặc sắc . Đó là một chân lí.

2/ Thân bài:

a/ Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

- "Chí" là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được . Nó giúp một người từ bàn tay trắng mà gây dựng nên cơ nghiệp

+ Không có ý chí thì không làm được điều gì .

+Ý chí tiếp thêm cho ta sức mạnh, khiến ta quên đi mọi khó khăn, trắc trở

+ Ý chí khiến ta có thêm động lực, thúc đẩy tinh thần ta vươn tới thành công => Khi có ý chí, không việc gì là không làm được.

+Ý chí như một vạch đích để lao thẳng tới, nếu thiếu nó, ta sẽ bị lạc lối và cố gắng một cách vô ích.

+ Những người có chí điều thành công ( dẫn chứng).

- "Nên" là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc, làm được một việc gì đó, là sự thành công của sự cố gắng

+ý chí tạo tính tự lập cho ta ngay từ lúc còn bé và rèn ta trở thành một người luôn biết cách để hoàn thành công việc

- "Có chí thì nên" nghĩa là thế nào?

1% là nhờ trí thông minh còn 99% là nhờ cố gắng", khi muốn thực hiện môt việc nào đó, dù khó đến nhường nào, ta chỉ cần có ý chí, cố gắng thì nhất định sẽ thành công.

Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công. : Khẳng định chân lí, ai có nghị lực, quyết tâm thì nhất định sẽ thành công trong mọi việc, dù là khó khăn nhất.

có ý chí quyết tâm thì bất cứ việc gì cũng làm thành công b/ Giải thích cơ sở của chân lí:

Tại sao người có ý chí nghị lực thì dẫn đến thành công?

- Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành công đều phải trở thành một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác. Không chỉ qua một lần làm việc mà thành công, mà chính ý chí, nghị lực,lòng kiên trì mới là sức

(6)

mạnh giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan chịu đựng thử thách trong công việc thì sự thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào.

- Nếu chỉ một lần thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí thì khó đạt được mục đích.

- Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân và đã tốt nghiệp trường đại học và đã trở thành một nhà giáo mãu mực được mọi người kính trọng.

- Các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng.

- Hay Ê-đi-xơn - ông vua của các phát mình đã từng đội sổ suốt nhưng năm đi học nhưng nhờ tính tò mò và sự cố gắng, ông đã tạo nên bao nhiêu các phát minh vĩ đại cho nhân loại

-Nói về tấm guơng tiêu biểu của Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước.

Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên

3/ Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng ý chí bắt đầu từ những việc nhỏ , để khi ra đời làm được việc lớn.

_Phải đặt ra mục đích ban đầu, việc đặt ra mục đích cũng giống như phải sắp xếp công việc phù hợp với giờ giấc, tự nhắc nhở bản thân thực hiện nghiêm chỉnh các mục đích, tìm đọc thêm tư liệu để đọc, học mỗi khi rảnh.

_Hãy nhắc nhở bản thân "đứng lên" sau mỗi lần thất bại

Đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa của câu nói: Thất bại là mẹ thành công.

DÀN BÀI

*Mở bài: Nêu luận điểm: Muốn thành công phải qua nhiều thất bại, mỗi lần thất bại là bài học để mình trưởng thành hơn. Giàu kinh nghiệm hơn.. Dẫn câu nói

*Thân bài: Giaỉ thích nội dung của câu nói - Trong cuộc sống ai cũng có ước mơ, lí tưởng nhưng mấy ai được thành công vì khi bị thất bại người ta

thường hay chán nản, bỏ cuộc. - Vì sao thất bại lại là mẹ của thành công: - Giải thích câu nói: so sánh “ thất bại “- “thành công”

+ Thất bại: là kết quả xấu là thiệt hại, hư hỏng.

+ “ Mẹ”: có ý là lớn, là hiệu lực

- Đây chính là lời khuyên cho mọi người cần vững chí, bền lòng, kiên trì trước những khó khăn, không được chán nản mà rút ra bài học từ “thất bại”

+ Rút ra bài học + Có ý chí vươn lên + Dẫn chứng : Lần đầu tiên tập đi…., tập nói ….

+ Trong bất cứ việc gì đúng, sai đều có nguyên nhân + Cần tìm tòi, học hỏi để lần sau làm tốt hơn

(7)

*Kết bài: - Vậy xin bạn chớ lo thất bại - Lời khuyên chúng ta cần vững vàng hơn

Đề 4: Dân gian có câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó .

Đề 5: Chứng minh câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim"

DÀN BÀI

a. Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lòng kiên trì nhân nại. Dẫn câu tục ngữ: "Có công ... kim"

b. Thân bài:Xét về thực tế câu tục ngữ có nghĩa là có công sức, lòng kiên trì 1 thanh sắt to lớn sẽ trở thành 1 cây kim nhỏ bé ..

Vai trò lòng kiên trì nhẫn nại trong đời sống trong học tập và trong mọi lĩnh vực

Sự kiên trì, nhẫn nại giúp chúng ta thành công trong mọi lĩnh vực

Tìm dẫn chứng trong đời sống xung quanh, các gương sáng trong xã hội, trong các tác phẩm văn học và trong ca dao tục ngữ: Bác Hồ học ngoại ngữ, thầy giáo Nguyễ Ngọc Kí, Trương Hán Siêu luyện chữ....

c. Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ ấy Đề 6: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:

"Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".

Đề 7: Rừng quý giá vì mang lại nhiều lợi ích cho con người. Em hãy chứng minh điều đó, và nêu lên trách nhiệm của mọi người đối với rừng.

Đề 8: Ca dao Việt Nam có những câu quen thuộc:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".

Em hãy chứng minh vấn đề trên trong câu ca dao ấy.

Đề 9.

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?

Đề 10: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: "Học, học nữa, học mãi"

Đề 11: Em hiểu gì về nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công".

Đề 12Tục ngữ ta có câu "Không thầy đố mày làm nên" nhưng lại có câu "Học thầy không tày học bạn". Em hiểu gì về lời dạy qua hai câu ca dao trên

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Như vậy, những kết quả từ nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bộ phận kế toán tại các bệnh viện trong việc tìm hiểu về những nhân tố ảnh

Trứng Tinh trùng Sự thụ tinh..

Khi đi tới làng Gióng, một em bé đã lên ba mà không biết nói, biết cười, biết đi, tự nhiên cất tiếng nói bảo mẹ ra mời sứ giả vào.. Chú bé ấy

giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi, tăng nhanh tỉ trọng ngành thủy sản.. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi , tỉ trọng ngành

a.Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh

(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội - 1983) Từ ý nghĩa văn bản trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về

Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?. Cơ quan

Đạo hiếu Phật giáo có nhiều điểm tương đồng với đạo hiếu truyền thống vì vậy những nội dung cơ bản của đạo hiếu Phật giáo đã ảnh hưởng lớn đến văn hóa của người Việt