• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tiết 18. BÀI 12 ĐỜI SỐNG KINH TẾ – VĂN HÓA

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tiết 18. BÀI 12 ĐỜI SỐNG KINH TẾ – VĂN HÓA "

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

Các em lưu ý:

1. Nội dung bài học cô chỉ gửi một lần và đây là nội dung bài học của cả học kỳ 1.

2. Các em hãy tải file nội dung bài học dưới đây để đọc và tìm hiểu thật kỹ nội dung của bài (không yêu cầu các em phải ghi chép lại). Sau đó các em sử dụng những kiến thức của bài học để làm bài tập trên trang OLM.VN.

PHẦN 1: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU (2 tiết)

Tiết 1

1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu a. Hoàn cảnh

- Cuối thế kỷ V, Người Giéc - man xâm chiếm, tiêu diệt đế quốc Rô Ma, lập ra những vương quốc mới.

b. Cơ cấu xã hội

Hình thành 2 giai cấp mới : + Lãnh chúa phong kiến + Nông nô

=> Xã hội phong kiến ở châu Âu đã ra đời.

Tiết 2

2. Lãnh địa phong kiến

a. Khái niệm lãnh địa: Là vùng đất đai rộng lớn thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa.

Gồm những pháo đài, dinh thự, nhà thờ, chuồng trại,.. và có phần đất canh tác lãnh chúa giao cho nông nô sử dụng và thu tô thuế.

b. Đặc trưng trong lãnh địa: Kinh tế nông nghiệp, khép kín, tự cung tự cấp.

=> Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu.

3. Sự xuất hiện của thành thị trung đại (HD đọc thêm) Tiết 3

BÀI 2: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU

1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lý.

- Nguyên nhân: do sản xuất phát triển, cần thị trường, nguyện liệu, vàng bạc.

- Điều kiện: sự phát triển của khoa học - kỹ thuật cho phép đóng tàu lớn và có la bàn để con người có thể vượt trùng dương xa xôi, tìm ra những con đường mới, những vùng đất mới.

- Những cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu:

+ Năm 1487, B. Đi-a-xơ vòng qua cực Nam châu Phi đến mũi Hảo Vọng.

+ Năm 1492, C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ.

+ Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma từ Lix-bon đã cập bến Ca-li-cút (tây nam Ấn Độ).

(2)

2

+ Từ năm 1519 đến năm 1522, Ph. Ma-gien-lan lần đầu tiên đã đi vòng quanh Trái Đất.

Kết quả, ý nghĩa:

+ Tìm ra con đường biển mới, vùng đất mới, dân tộc mới.

+ Những cuộc phát kiến địa lí đã góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, đem lại cho giai cấp tư sản những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ cũng những vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ.

2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu (HD đọc thêm)

BÀI 3 CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU. (HS tự đọc)

BÀI 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN (3 tiết) Tiết 4

1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc

- Nhà nước cổ đại đầu tiên được xây dựng từ 2000 năm TCN, Thời Xuân Thu – Chiến Quốc có những biến đổi sâu sắc:

+ Trong sản xuất: Công cụ bằng sắt ra đời ➔ Diện tích gieo trồng được mở rộng, năng suất lao động tăng.

+ Xã hội: Hình thành 2 giai cấp mới: địa chủ và nông dân lĩnh canh (hay còn gọi là tá điền)

➔Xã hội phong kiến được hình thành từ thế kỉ III TCN và được xác lập vào thời Hán.

2. Xã hội phong kiến thời Tần – Hán

-Thời Tần chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành.

Thời Tần (221 – 206 TCN) Thời Hán (206 TCN – 220) Đối nội - Chia đất nước thành các quận,

huyện trực tiếp cử quan lại đến cai trị.

- Ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất.

- Chế độ lao dịch nặng nề

- Xóa bỏ chế độ luật pháp hà khắc.

- Giảm tô thuế và sưu dịch cho nông dân.

- Khuyến khích khai hoang phát triển nông nghiệp.

Tác động - Chiến tranh nông dân nổ ra khắp nơi

- Kinh tế phát triển, xã hội ổn định.

Đối ngoại Gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ

Tiết 5.

3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.

a. Đối nội

+ Cử quan lại đến các địa phương cai trị.

+ Mở khoa thi tuyển chọn quan lại.

+ Cắt giảm tô thuế.

+ Thực hiện chế độ quân điền.

b. Đối ngoại

+ Tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ.

+ Củng cố chế độ đô hộ ở An Nam.

(3)

3

c. Tác động

+ Sản xuất nông nghiệp phát triển.

+ Xã hội đạt đến sự phồn thịnh.

+ Thời Đường Trung Quốc trở thành quốc gia cường thịnh nhất châu Á.

4. Trung Quốc thời Tống – Nguyên (HS tự đọc) 5. Trung Quốc thời Minh – Thanh

- Năm 1368, Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Minh.

- Năm 1644, quân Mãn Thanh từ phương Bắc tràn xuống lập ra nhà Thanh.

Kinh tế:

+Chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề.

+ Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện.

+ Ngoại thương phát triển.

Xã hội: Vua quan đục khoét nhân dân, sống xa hoa, trụy lạc. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra, chính quyền phong kiến suy yếu.

Đối ngoại: Tiến hành chiến tranh xâm lược.

Tiết 6

6. Văn hóa – Khoa học kĩ thuật Trung Quốc thời Phong Kiến

- Đạt được nhiều thành tựu to lớn, ảnh hưởng sâu rộng tới các nước láng giềng.

LĨNH VỰC THÀNH TỰU

Tư tưởng - Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị xã hội.

Văn học - Thơ Đường đạt đến đỉnh cao với nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.

- Tiểu thuyết phát triển dưới thời Minh – Thanh: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung; Thủy hử của Thi Nại Am; Tây du kí của Ngô Thừa Ân; Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…

Sử học - Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán thư, Đường thư, Minh thư,..

KH- KT - Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.

Kiến trúc, điêu khắc

- Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động…

Tiết 7. BÀI 5: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN 1. Những trang sử đầu tiên( HD đọc thêm) 2. Ấn Độ thời phong kiến

VƯƠNG TRIỀU CAI TRỊ ĐẶC ĐIỂM

(4)

4

Sự thống trị của Vương triều Gúp – ta.

(Từ đầu thế kỉ IV đến đầu thế kỉ VI)

- Đất nước thống nhất

- Kinh tế – xã hội – văn hóa phát triển phục hưng.

- Giữa thế kỉ V – đầu thế kỉ VI bị nước ngoài xâm lược và thống trị.

Sự thống trị của Vương triều Hồi giáo Đê – li. (Thế kỉ XII đến thế kỉ XVI)

- Thế kỉ XII, Thổ Nhĩ Kì chiếm lập ra vương triều hồi giáo Đê-li

- Cấm đạo Hin đu, mâu thuẫn dân tộc gay gắt.

Sự thống trị của Vương triều Ấn Độ Mô – gôn. (Đầu thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX)

-Người Mông Cổ chiếm đóng và lập ra

- Thực hiện xóa bỏ kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền của hồi giáo. Khôi phục và phát triển văn hóa.

- Đất nước hưng thịnh.

- Giữa thế kỉ XIX bị thực dân Anh xâm lược 3. Văn hóa Ấn Độ

- Chữ viết: Chữ Phạn

- Tôn giáo: Quốc gia đa tôn giáo: Hin đu giáo, đạo Bà La Môn, đạo phật…

- Kiến trúc: đa dạng và độc đáo, kiến trúc Hinđu (đền thờ) và Phật giáo (chùa)…

- Văn học: đa dạng và phong phú

=> Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á.

Tiết 8. BÀI 6: CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á 1. Sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

- Điều kiện tự nhiên: Chịu ảnh hưởng của gió mùa, thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước.

+ Thuận lợi: tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp.

+ Khó khăn: thường xuyên xảy ra nhiều thiên tai

- Khoảng 10 thế kỉ đầu sau Công nguyên hàng loạt các quốc gia cổ đại được hình thành và phát triển ở Đông Nam Á : Cham-pa, Phù Nam…

2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á Từ thế kỉ X

đến thế kỉ XVIII

Thời kì hình thành và phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

- Mô-giô-pa-hít ở In-đô-nê-xi-a.

- Đại Việt, Cham-pa, Cam-pu-chia ở bán đảo Đông Dương.

- Pa-gan (Mi-an-ma).

- Lan Xang (Lào).

Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX

Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì suy yếu.

(Mặc dù xã hội phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại cho tới khi thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây).

(5)

5

Tiết 9. BÀI 7 NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN.

1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến

Các giai đoạn Phương Đông Phương Tây

Hình thành Sớm, thế kỉ III TCN Muộn, cuối thế kỉ V

Phát triển X - XVI XI- XIV

Khủng hoảng và suy vong XVI - XIX XV – XVI, nhường chổ cho TBCN

2. Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến Phong kiến phương

Đông

Phong kiến phương Tây

Cơ sở kinh tế

Nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn

- Nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa Cơ cấu xã hội - Chia 2 giai cấp: địa chủ và nông

dân lĩnh canh

- Chia 2 giai cấp: Lãnh chúa và Nông nô 3. Nhà nước phong kiến.

- Thể chế nhà nước: Vua đứng đầu -> Chế độ quân chủ - Chế độ quân chủ phương Đông và châu Âu có sự khác biệt:

+ Phương Đông quyền lực tập trung vào tay vua nhưng đến thời phong kiến vua được tăng thêm quyền lực gọi là Hoàng đế hoặc Đại vương.

+ Phương Tây lúc đầu quyền lực của vua bị hạn chế trong các lãnh địa nhưng càng về sau được tập trung cao hơn

.

Tiết 10. ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX CHƯƠNG 1: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ Tiết 11. BÀI 8 NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP

1. Tình hình nước ta dưới thời Ngô a. Ngô Quyền xây dựng nền độc lập - Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua.

- Chọn Cổ Loa làm kinh đô

- Bỏ chức tiết độ sứ. Thiết lập triều đình mới:

Ở trung ương: Vua đứng đầu quyết định mọi việc, đặt ra các chức quan văn võ, nghi lễ, trang phục quan lại.

Ở địa phương:

- Cử tướng giỏi làm thứ sử các châu quan trọng.

-> Đất nước bình yên.

b. Tình hình cuối thời Ngô

- Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi xưng là Bình Vương. Đất nước không ổn định.

- Năm 950, Ngô Xuân Văn lật đổ Dương Tam Kha -> uy tín nhà Ngô giảm sút.

- Năm 965, Ngô Xuân Văn mất, đất nước rơi vào lọan 12 sứ quân.

(6)

6

2. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước

- Tại Hoa Lư, Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân ủng hộ, liên kết với sứ quân Trần Lãm, Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các sứ quân khác.

- Ông đánh đâu thắng đó, 12 sứ quân bị đánh bại.

- Năm 967 đất nước thống nhất

BÀI 9. NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH – TIỀN LÊ (2 tiết) Tiết 12

I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ 1. Nhà Đinh xây dựng đất nước

- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua:

+ Đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn).

+ Đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình).

- Năm 970 đặt niên hiệu là Thái Bình.

+ Xây dựng cung điện, đúc tiền, xử phạt nghiêm với kẻ phạm tội.

+ Sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.

2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.

a. Sự thành lập nhà Tiền Lê

- 979 Đinh Tiên Hoàng bị giết, nội bộ lục đục - Nhà Tống lăm le xâm lược nước ta

➔Trước nguy cơ bị xâm lược, Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua để chỉ huy cuộc kháng chiến, lập nên nhà Lê sử cũ gọi là Tiền Lê.

b. Tổ chức chính quyền Trung ương.

- Đứng đầu là vua

- Giúp việc cho vua có quan văn, quan võ c. Đơn vị hành chính địa phương.

Cả nước chia 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu.

d. Tổ chức quân đội.

- Hai bộ phận: Cấm quân và Quân địa phương.

3. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống của Lê Hoàn:

a. Diễn biến

- Địch: tiến vào nước ta theo 2 đường thuỷ và bộ do tướng Hầu Nhân Bảo dẫn đầu.

- Ta: Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo. Nhiều trận chiến diễn ra trên sông Bạch Đằng. Trên bộ quân ta chặn đánh quyết liệt. Quân Tống đại bại.

b. Ý nghĩa:

- Biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta.

- Chứng tỏ bước phát triển mới

đất nước và khả năng bảo vệ độc lập của Đại Cồ Việt.

Tiết 13.

II. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VĂN HÓA:

1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ:

a. Nông nghiệp:

- Ruộng đất: Thuộc sỡ hữu của làng xã.

- Nhà nước quan tâm đến sản xuất nông nghiệp…..

(7)

7

=> Kết quả: nông nghiệp ổn định và phát triển bước đầu.

b. Thủ công

- Xây dựng xưởng thủ công nhà nước

- Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển như dệt lụa, làm giấy, đồ gốm.

c. Thương nghiệp

- Đúc tiền riêng để lưu thông trong nước.

- Hình thành chợ làng.

- Quan hệ buôn bán với nhà Tống

2. Đời sống xã hội và văn hóa (HS tự học)

CHƯƠNG II. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÍ (THẾ KỈ XI – THẾ KỈ XII) BÀI 10. NHÀ LÍ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC (2 tiết) Tiết 14

1. Sự thành lập nhà Lý:

a. Sự thành lập:

- Năm 1005 Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên làm vua.

- Năm 1009 Lê Long Đĩnh qua đời

- Các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên làm vua. Nhà Lý thành lập b. Tổ chức chính quyền

- Năm 1010 lấy niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô về Đại La ( Hà Nội ) đổi tên là Thăng Long

- Năm 1054 đổi tên nước là Đại Việt - Xây dựng bộ máy chính quyền mới Tiết 15:

2. Luật pháp – Quân đội a. Luật pháp

- Năm 1042 ban hành bộ luật Hình thư b. Quân đội

- Chia làm 2 bộ phận Cấm quân và quân địa phương - Thi hành chính sách “ Ngụ binh ư nông ”

- Đoàn kết các dân tộc.

c. Đối ngoại

+ Giữ quan hệ hòa hiếu với nhà Tống.

+ Dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa.

BÀI 11. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075 – 1077) (2 tiết)

Tiết 16.

I. GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075) 1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

a. Hoàn cảnh

- Giữa thế kỷ XI nhà Tống gặp nhiều khó khăn

+ Đối nội: tài chính cạn kiệt, nông dân khởi nghĩa, nội bộ mâu thuẫn + Đối ngoại: 2 nước Liêu, Hạ quấy nhiễu

b. Âm mưu

- Dùng chiến tranh để giải quyết khó khăn, bành trướng lãnh thổ.

c. Hành động

- Nhà Tống xúi dục vua Chăm pa đánh phía nam

(8)

8

- Còn ở phía bắc nhà Tống ngăn cản buôn bán, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người.

2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ a. Sự chuẩn bị của nhà Lý

- Chọn Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy

- Cho quân đội luyện tập, canh phòng ngày đêm - Phong chức tước cho các tù trưởng địa phương - Đem quân đánh Chăm Pa

b. Kế hoạch của Lý Thường Kiệt

- Đưa quân tấn công lên đất Tống để tự vệ.

- Mục tiêu đánh vào các kho binh, lương gần biên giới Đại Việt c. Diễn biến, kết quả, ý nghĩa

- Diễn biến: tháng 10-1075 Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản và các tù trưởng chỉ huy 10 vạn quân thủy bộ, chia làm 2 đạo tấn công vào nước Tống.

- Kết quả: lần lượt tiêu diệt Châu Khâm, Châu Liêm và sau 42 ngày đêm hạ thành Ung Châu. Các kho tàng, căn cứ của giặc bị tiêu diệt. Lý Thường Kiệt cho quân rút về nuớc - Ý nghĩa: Đánh 1 đòn phủ đầu làm quân Tống hoang mang rơi vào tình thế bị động Tiết 17.

II. GIAI ĐOẠN II (1076 – 1077) 1.Kháng chiến bùng nổ

a. Cách bố phòng của Nhà Lý

Ở biên giới phối hợp với tù trưởng dân tộc ít người tổ chức mai phục

- Thủy binh do tướng Lý Kế Nguyên chỉ huy đóng ở Đông Kênh (ven biển Đông -Bắc) - Bộ binh do Lý Thường Kiệt chỉ huy được bố trí dọc theo chiến tuyến sông Như Nguyệt.

b. Lực lượng của nhà Tống

- Cuối 1076, đưa 10 vạn quân bộ, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ , Triệu Tiết chỉ huy

- Một đạo quân thủy do Hòa Mâu chỉ huy

* Diễn biến :

- Cuối 1-1077 quân Tống tấn công vào nước ta

+ Quân bộ: Bị chặn đánh ở gần biên giới, chúng tiến xuống phía nam và đóng quân ở bờ bắc sông Như Nguyệt

+ Quân thủy: Bị Lý kế Nguyên đánh bại ở bờ biển Quảng Ninh.

2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt a. Diến biến

- Quân tống : Quách Quỳ cho đóng bè vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng thất bại , chuyển sang thế bị động

- Nhà Lý : - Đọc thơ để kích lệ tinh thần quân sĩ

- Cuối năm 1077 mở cuộc tấn công vào doanh trại giặc , quân Tống thua to

- Lý Thường Kiệt đề nghi giảng hòa, Quách Quỳ đồng ý . Cuộc khánh chiến thắng lợi.

b. Nguyên nhân – ý nghĩa thắng lợi - Nguyên nhân :

+ Đoàn kết dân tộc

+ Sự ủng hộ của nhân dân

+ Người lãnh đạo tài giỏi đặc biệt là Lý Thường Kiệt

* Ý nghĩa :

+ Buộc quân Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt + Nền độc lập dân tộc, tự chủ được bảo vệ

(9)

9

Tiết 18. BÀI 12 ĐỜI SỐNG KINH TẾ – VĂN HÓA

I. ĐỜI SỐNG KINH TẾ (HS TỰ HỌC)

II. SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA

1. Những thay đổi về mặt xã hội (HS tự học) 2. Giáo dục và văn hóa

a. Giáo dục

- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long.

- Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên.

- Năm 1076 mở Quốc Tử giám.

- Văn học chữ Hán bắt đầu phát triển - Phật giáo được coi trọng.

b. Sinh hoạt văn hóa - Rất phong phú

c. Kiến trúc, điêu khắc

- Rất phát triển, trình độ tinh vi, tính cách độc đáo, nhẹ nhàng, thanh thoát.

Kết luận: Với phong cách nghệ thuật độc đáo, đa dạng, linh hoạt nhân dân thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc “nền văn hóa Thăng Long”.

Tiết 19, 20: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KÌ

CHỦ ĐỀ: ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI TRẦN (8 tiết) (Gộp bài 13, 14, 15)

I. NHÀ TRẦN THÀNH LẬP VÀ CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN (2 tiết)

II. BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM DƯỚI THỜI TRẦN (3 tiết)

III. TÌNH HÌNH KINH TẾ, VĂN HÓA THỜI TRẦN (2 tiết) Tiết 21. NHÀ TRẦN THÀNH LẬP VÀ CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN

1. Hoàn cảnh Nhà Trần thành lập - Thế kỷ XII nhà Lý suy yếu:

+ Chính quyền không chăm lo đến đời sống nhân dân như trước.

+ Lũ lụt, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra

+ Các thế lực phong kiến ở các địa phương đánh giết lẫn nhau, chống lại triều đình.

+ Các cuộc đấu tranh của dân nghèo chống lại nhà Lý diễn ra sôi nổi.

- Đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh.

=> Nhà Trần thành lập.

Tiết 22. MỤC I (tiếp theo)

2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền Năm 1226, nhà Trần được thành lập.

- Bộ máy quan lại thời Trần về cơ bản vẫn giống thời Lý, được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Trung ương:

+ Đứng đầu là vua, thực hiện chế độ Thái thượng hoàng.

+ Các chức đại thần văn, võ do người họ Trần nắm giữ.

+ Đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ và một số chức quan: Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,..

(10)

10

+ Quý tộc họ Trần được phong vương, ban thái ấp, quan lại được cấp bổng lộc.

- Địa phương:

+ Cả nước chia làm 12 lộ, dưới là phủ, châu, huyện, xã Tiết 23,24,25,26

II.BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM DƯỚI THỜI TRẦN Âm mưu của Mông

Cổ/nhà Nguyên

Sự chuẩn bị của nhà Trần

Chiến thắng

tiêu biều Kết quả Tiết 23.

1. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258)

- Xâm lược Đại Việt, dùng Đại Việt làm bàn đạp để tấn công Nam Tống.

- Nhằm thực hiện ý đồ thống trị Đại Việt và Toàn bộ Trung Quốc.

- Thành lập các đội dân binh, sắm sữa vũ khí -Quân đội luyện tập ngày đêm, sẵn sàng chiến đấu

Đông Bộ Đầu

Thắng lợi

Tiết 24.

2. Cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285)

- Xâm lược Cham - Pa làm bàn đạp tấn công phía nam Đại Việt - Xâm lược Chăm Pa và Đại Việt để làm cầu nối thôn tính các nước ở phía nam Trung Quốc.

- Tổ chức hội nghị Bình Than : Vua triệu tập các vương hầu, quan lại để bàn kế đánh giặc, cử Trần Quốc Tuấn làm chỉ huy kháng chiến - Mở Hội nghị Diên Hồng gồm các bậc bô lão để bàn cách và thống nhất ý chí đánh giặc.

- Tổ chức tập trận, duyệt binh, chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu

- Cả nước nhận lệnh sẵn sáng đánh giặc.

Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương

Tiết 25 3. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1287 - 188)

-

Quân bộ 30 vạn : Thoát Hoan chỉ huy - Quân thủy : Hàng trăm thuyền chiến Ô Mã Nhi chỉ huy

- Quân lương : Trương Văn Hổ chỉ huy

Chủ động bố trí mai phục

Trận Vân Đồn, Sông Bạch Đằng

Tiết 26. 4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của 3 lần kháng chiến a. Nguyên nhân thắng lợi

- Tất cả các tầng lớp nhân dân đều hăng hái tham gia đánh giặc bảo vệ quê hương, đất nước.

- Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt nhất là Trần Quốc Tuấn (Chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xây dựng mối đoàn kết dân tộc).

- Tinh thần chiến đấu, hy sinh quyết chiến, quyết thắng của toàn dân, toàn quân.

- Nhà Trần có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.(Vua Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư).

(11)

11

b. Ý nghĩa lịch sử Đối với dân tộc

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Nguyên, bảo vệ được độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia.

- Nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.

- Xây đắp nên truyền thống quân sự Việt nam, luôn đánh thắng kẻ thù mạnh hơn

- Để lại bài học quý giá đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biết dựa vào dân để đánh giặc.

Đối với thế giới

- Ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước Phương Nam - Làm thất bại mưu đồ thôn tính các miền đất còn lại ở Châu Á của Hốt Tất Liệt.

Tiết 27, 28. III. TÌNH HÌNH KINH TẾ, VĂN HÓA THỜI TRẦN 1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh

a. Nông nghiệp

- Đẩy mạnh khẩn hoang, đắp đê phòng lụt ( đê Đỉnh Nhĩ ), nạo vét kênh mương.

- Đặt chức Hà đê sứ để trông coi đốc thúc việc đắp đê.

=> Nông nghiệp được phục hồi và phát triển.

b. Thương nghiệp

- Chợ được lập ngày càng nhiều.

- Ở Thăng Long có 61 phường.

- Buôn bán với nước ngoài tập trung ở Hội Thống( Nghệ An ), Hội Triều ( Thanh Hoá), Vân Đồn ( Quảng Ninh)…

2. Sự phát triển văn hóa- giáo dục

+ Quốc tử giám ngày càng được mở rộng; trường học mở ra ngày càng nhiều, các kì thi chọn người giỏi được tổ chức thường xuyên.

+ Cơ quan chuyên viết sử ra đời (Quốc sử viện) do Lê Văn Hưu đứng đầu.

- Lịch sử: bộ "Đại Việt sử kí" - bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta.

Tiết 29. BÀI TẬP

BÀI 16. SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN THẾ KỶ XIV (2 tiết) I. TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI (HS tự học)

II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY Tiết 30

1. Sự thành lập nhà Hồ

1.Nhà Hồ thành lập ( 1400)

- Cuối thế kỷ XIV nhà Trần suy yếu, không giữ được vai trò của mình.

- Năm 1400 Hồ Quý Ly đã truất ngôi vua Trần và lên ngôi => Nhà Hồ thành lập (Quốc hiệu: Đại Ngu, kinh đô: Tây Đô (Thanh Hóa)

Tiết 31

2. Những cải cách của Hồ Quý Ly a. Chính trị

- Cải tổ hàng ngũ quan lại.

(12)

12

- Đổi tên một số đợn vị hành chính cấp trấn.

b. Kinh tế, tài chính - Phát hành tiền giấy.

- Ban hành chính sách“ hạn điền”.

- Qui định lại biểu thuế đinh và thuế ruộng.

c. Về xã hội

- Bắt nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

- Ban hành chính sách “hạn nô”.

- Bắt nhà giàu phải bán thóc thừa cho dân.

d.Về văn hóa giáo dục

- Dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm để làm tài liệu dạy Vua và phi tần.

e. Về quân sự - Tăng quân số.

- Tích cực sản xuất vũ khí, bố trí, phòng thủ những nới hiểm yếu, xây dựng thành kiên cố.

BÀI 17. ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ CHƯƠNG II (HS tự học)

CHƯƠNG IV. ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( THẾ KỈ XV – ĐẦU THẾ KỈ XVI) BÀI 18. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONGTRÀO KHỞI

NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH Ở ĐẦU THẾ KỶ XV (2 tiết)

Tiết 31

1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ a. Cuộc xâm lược của quân Minh

- Lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần.

- Tháng 11- 1406 Trương Phụ chỉ huy 20 vạn quân Minh và hàng vạn dân phu chia làm 2 cánh quân sang xâm lược nước ta.

b. Sự thất bại của nhà Hồ

- Bị đánh bại ở Lạng Sơn, Hồ Quý Ly lui về phóng ngự ở thành Đa Bang (Hà Tây), rồi lại lui về cố thủ ở thành Tây Đô ( Vĩnh Lộc- Thanh Hóa) và bị quân Minh bắt vào cuối tháng 6-1407 ở Hà Tĩnh.

- Kháng chiến của nhà Hồ thất bại.

2. Chính sách cai trị của nhà Minh

- Nhà Minh xóa bỏ quốc hiệu nước ta, đổi nước ta thành quận Giao Chỉ - Thi hành chính sách đồng hóa, ngu dân, bóc lột tàn bạo.

- Tăng thuế, bắt người đem về Trung Quốc

- Thiêu hủy sách vở, bắt ta bỏ phong tục tập quán.

- Chế độ thống trị của nhà Minh tàn bạo, đất nước bị tàn phá, nhân dân lầm than.

Tiết 32.

3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần a. Khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407- 1409)

- Tháng 10- 1407, Trần Ngỗi xưng là Hoàng Đế Giản Định, lập căn cứ ở Nghệ An(1408), được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng, và thắng trận Bô Cô (Nam Định).

- Nội bộ nghĩa quân nghi ngờ giết hại lẫn nhau, khởi nghĩa tan rã . - Năm 1409, Trần Ngỗi bị giặc bắt đưa về Trung Quốc.

b. Khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 –1414):(Trùng Quang chống quân Ngô)

(13)

13

- Trần Quý Khoáng là cháu vua Trần Nghệ Tông được Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị phò tá .

- Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, hiệu là Trùng Quang. Cuộc khởi nghĩa phát triển từ Thanh Hóa đến Quảng Nam .

- Năm 1411 quân Minh xin thêm viện binh tấn công Thanh Hóa, Nghĩa quân rút vào Thuận Hóa .

- Năm 1413 quân Minh đánh Thuận Hóa, khởi nghĩa thất bại .

* Đặc điểm: nổ ra sớm, liên tục mạnh mẽ .

* Thất bại do: thiếu sự phối hợp, thiếu liên kết, nội bộ mâu thuẫn .

Tiết 34: ÔN TẬP CHƯƠNG III VÀ IV Tiết 35: ÔN TẬP THI HỌC KÌ

Tiết 36: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trong điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa kinh tế

Để phát huy tối ưu vai trò của nhân dân trong bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang

Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã vận dụng sáng tạo tư tưởng đó của Người vào trong thực tiễn của cách mạng hiện nay là vừa bảo vệ

- Liên hợp quốc hoạt động với những nguyên tắc cơ bản như: Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; Tôn trọng toàn vẹn lãnh

Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.. Hai học sinh gây mất trật

Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên:. + Đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được

đánh tan quân xâm lược Nguyên – Mông, giành độc lập dân tộc Câu 9: Công lao của Đinh Bộ Lĩnh với dân tộc ta là:.. dẹp loạn 12 sứ quân, xóa bỏ tình trạng cát cứ,

Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của quân nào để bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốcC.