• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 07/04/2022 Tiết: 88, 89

§7: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA SỐ THẬP PHÂN Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS đạt được các yêu cầu sau:

– Biết và thực hiện được quy tắc nhân hai số thập phân.

– Biết và thực hiện được quy tắc chia một số thập phân cho một số nguyên, cho một số thập phân.

– Biết tính chất của phép nhân các số thập phân và áp dụng vào các bài toán tính nhanh.

– Có ý thức quan sát các số trong biểu thức rồi vận dụng tính chất của phép nhân, phép chia các số thập phân để tính nhanh và đúng.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

– Năng lực tự học, tụ chủ: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

*Năng lực chuyên biệt:

– Năng lực giao tiếp toán học: HS phát biểu được quy tắc nhân, chia số thập phân, tính chất của phép nhân số thập phân, đọc hiểu thông tìn từ bảng…

– Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Sử dụng tính chất của phép nhân, phép chia các số thập phân giải quyết các bài toán tính nhanh, tính hợp lí.

– Năng lực mô hình hóa toán học: Chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến nhân, chia hỗn số, số thập phân và ngược lại.

– Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: thông qua các hoạt động đặt tính, tính, sử dụng máy tính cầm tay.

3. Về phẩm chất:

– Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh, không phân biệt đối xử giữa mọi người.

– Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

– Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.

– Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị dạy học: Máy tính, phiếu học tập, bảng phụ, bút dạ.

2. Học liệu: SGK, sách bài tập.

(2)

III. Tiến trình dạy học Tiết 1

1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 5 phút) – Tìm hiểu độ dài đường chéo của tivi.

a) Mục tiêu :

– HS được cung cấp thêm một đơn vị đo độ dài và thấy được nhu cầu thực tiễn của phép toán nhân, chia số thập phân. Nhăc lại phép nhân số thập phân đã học ở tiểu học.

– Hình thành các năng lực: tự chủ, tự học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học.

b) Nội dung: HS được yêu cầu:

– Đọc thông tin mở đầu ở sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS thực hiện phép nhân để có kết quả.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* GV giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi:

– Đọc thông tin sách giáo khoa, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi mở đầu.

* HS thực hiện nhiệm vụ:

– Đọc thông tin trong sách.

– Thảo luận nhóm thực hiện phép nhân 2,54 . 52 bằng quy tắc đã học ở tiểu học để có kết quả.

* Báo cáo, thảo luận:

– GV chọn 2 nhóm hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất lên trình bày kết quả.

– HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.

* Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét các câu trả lời của HS, chính xác hóa các đáp án.

– GV đặt vấn đề vào bài mới: Để thực hiện phép nhân, chia hai số thập phân bất kì ta làm như thế nào?

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (khoảng 38 phút) Hoạt động 2.1: Phép nhân số thập phân (Khoảng 28 phút) 2.1.1. Nhân hai số thập phân (khoảng15 phút)

a) Mục tiêu: HS đạt được các yêu cầu:

(3)

– Biết tính chất của phép nhân các số thập phân và áp dụng vào các bài toán tính nhanh.

– Có ý thức quan sát các số trong biểu thức rồi vận dụng tính chất của phép nhân, phép chia các số thập phân để tính nhanh và đúng.

– Hình thành các năng lực: tự chủ, tự học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học.

b) Nội dung:

– Học sinh được yêu cầu nhắc lại quy tắc nhân hai số thập phân dương, nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu, quan sát bài tập mẫu.

– Làm các bài tập: Ví dụ 1 (SGK trang 52), Luyện tập1 (SGK trang 53), làm bài tập 1 phần vận dụng (SGK trang 30)

c) Sản phẩm: HS thực hiện được phép nhân hai số thập phân vào vở.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* GV giao nhiệm vụ học tập 1:

– Thực hiện hoạt động 1 SGk trang 52 – Yêu cầu HS dựa vào phép tính vừa thực hiện kết hợp với sách giáo khoa trang 52 phát biểu lại quy tắc nhân hai số thập phân dương.

* HS thực hiện nhiệm vụ 1:

– GV cùng HS đi đến đặt tính và tính

– Một học sinh cùng giáo viên thực hiện, các học sinh khác thực hiện đặt tính vào vở.

– Thảo luận các bước (quy tắc) nhân hai số thập phân dương.

* Báo cáo, thảo luận 1:

– Một vài học sinh báo cáo kết quả.

– HS cả lớp quan sát, nhận xét.

* Kết luận, nhận định 1:

– GV chốt lại quy tắc theo gồm 3 bước và nhấn mạnh lại qua hoạt động nhân trên gồm: Đặt tính, tính, đếm và tách.

– GV lưu ý: Số các chữ số thập phân ở tích bằng tổng các chữ số thập phân ở hai thừa số. Nếu số các chữ số ở tích sau bước 2 không đủ số các chữ số thập phân thì ta

I. PHÉP NHÂN SỐ THẬP PHÂN.

1. Nhân hai số thập phân.

a) Nhân hai số thập phân dương.

* Quy tắc nhân hai số thập phân dương (sgk/52)

Bước 1: Đặt tính Bước 2: Tính

Bước 3: Đếm và tách.

(4)

thêm số 0 vào bên trái rồi mới đặt dấu “,’’.

* GV giao nhiệm vụ học tập 2:

– Thực hiện hoạt động 2 SGK trang 52:

Nhắc lại quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu và khác dấu. Lấy phép tính ví dụ.

* HS thực hiện nhiệm vụ 2:

– Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo, thảo luận 2:

– 2 HS báo cáo kết quả.

– HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu

* Kết luận, nhận định 2:

GV: Nhận định quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu và khác dấu. Từ đó đưa ra quy tắc nhân hai số thập phân.

b) Nhân hai số nguyên bất kì.

* GV giao nhiệm vụ học tập 3:

– Đọc và nghiên cứu ví dụ 1 sách giáo khoa trang 53

– Thực hiện nội dung luyện tập 1.

* HS thực hiện nhiệm vụ 3:

– Cá nhân thực hiện các nhiệm vụ được giao

+ Áp dụng quy tắc về dấu khi nhân 2 số thập phân.

+ Sử dụng quy tắc nhân 2 số thập phân dương để có kết quả.

* Báo cáo, thảo luận 3:

– Trình bày lời giải ví dụ 1

– 2 HS lên bảng thực hiện nội dung luyện tập 1

– HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu

* Kết luận, nhận định 3:

GV: khẳng định tính chính xác của bài làm qua đó củng cố lại quy tắc nhân hai số thập phân bất kì.

* Ví dụ 1: tính tích

a) (–9,207).(–3,8) = 9,207. 3,8 = 34,9866

b) (–9,27).4,8 = – (9,27 . 4,8) = – 44,496

* Luyện tập 1: tính tích

a) 8,15.(–4,26) = – (8,15.4,26) = 34,719

b) 0,125.14,36 = 1,795

2.1.2. Tính chất của phép nhân số thập phân (khoảng 13 phút)

(5)

a) Mục tiêu: HS đạt được các yêu cầu:

– Biết tính chất của phép nhân các số thập phân và áp dụng vào các bài toán tính nhanh.

– Có ý thức quan sát các số trong biểu thức rồi vận dụng tính chất của phép nhân các số thập phân để tính nhanh và đúng.

– Hình thành các năng lực: tự chủ, tự học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học.

b) Nội dung:

– HS được yêu cầu nhắc lại tính chất của phép nhân số nguyên, phát biểu tính chất của phép nhân số thập phân.

– Làm bài tập: Ví dụ 2, luyện tập 2.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở:

– Tính chất của phép nhân số thập phân.

– Lời giải ví dụ 2 và luyện tập 2.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* GV giao nhiệm vụ học tập:

– Thựu hiện hoạt động 3 SGK trang 53: Nhắc lại tính chất của phép nhân số nguyên.

– Tương tự: Phát biểu tính chất của phép nhân số thập phân.

– Đọc và nghiên cứu ví dụ 2 SGK trang 53 – Áp dụng: Làm luyện tập 2 SGK trang 53

* HS thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh thảo luận nhóm 6 trong 7 phút.

– Hoàn thành bảng tính chất phép nhân nhưng để trống phần kí hiệu. Áp dụng tính chất để làm bài tập tính hợp lí.

* Báo cáo, thảo luận :

– Đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả.

– Các nhóm khác lắng nghe, quan sát và phản biện.

– Thảo luận: Cơ sở của việc tính nhanh, tính hợp lí.

* Kết luận, nhận định :

– GV chính xác hóa kết quả của HĐ2, chuẩn

2. Tính chất của phép nhân số thập phân.

* Tính chất (HS tự hoàn thành ở nhà)

* Ví dụ 2 (SGK trang 53)

* Luyện tập 2

a) 0,25 . 12 = 0,25 . 4 . 3 = (0,25 . 4 . 3) = 1. 3

= 3

b) 0,125 . 14. 36 = 0,125 . 2 . 7. 9 . 4

= (0,125.2.4). (7.9) = 1. 63 = 63

(6)

hóa tính chất cảu phép nhân số thập phân.

Lưu ý HS: Khi tính giá trị của biểu thức cần quan sát các số xuất hiện trong biểu thức ,vận dụng tính chất khi có thể để tính nhanh, đúng.

Hoạt động 2.2. Phép chia phân số

2.2.1. Chia một số thập phân dương cho một số nguyên, cho một số thập phân dương. (Khoảng 10 phút)

a) Mục tiêu:

– HS học được quy tắc chia một số thập phân dương cho một số nguyên, cho một số thập phân dương.

– Hình thành các năng lực: tự chủ, tự học; giao tiếp toán học.

b) Nội dung:

– HS được yêu cầu đọc SGK trang 54,55 và phát biểu quy tắc chia hai số thập phân dương.

c) Sản phẩm: kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở:

– Quy tắc chia số thập phân dương cho số tự nhiên, hai số thập phân dương.

– Lời giải ví dụ 3.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* GV giao nhiệm vụ học tập :

– Thực hiện hoạt động 4, 5 SGK trang 54.

– Dự đoán và phát biểu quy tắc chia hai số thập phân dương.

– Làm bài ví dụ 3.

* HS thực hiện nhiệm vụ :

– Cá nhân đọc hoạt động 4, 5 SGK trang 54 – GV cùng HS đi đến hoạt động đặt tính và tính ở hoạt động 4, 5.

– GV ghi lên bảng, viết đến đâu giải thích đến đó. HS quan sát cùng GV thực hiện và ghi vào vở.

– Thảo luận căp đôi phát biểu quy tắc.

* Báo cáo, thảo luận :

– GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày kết quả thực hiện hoạt động 4, 5.

– GV yêu cầu vài HS nêu dự đoán và phát biểu quy tắc chia hai số thập phân dương.

– 2 HS lên bảng trình bày lời giải ví dụ 3 a, b.

II. PHÉP CHIA SỐ THẬP PHÂN

* Quy tắc: chia hai số thập phân dương (SGK trang 54)

B1: Đếm và chuyển dấu phẩy B2: Bỏ dấu phẩy

B3: Tính.

(7)

– HS cả lớp lắng nghe, quan sát và nhận xét lần lượt từng câu.

* Kết luận, nhận định :

– GV chính xác hóa kết quả của hoạt động 4, 5; chuẩn hóa quy tắc chia hai số thập phân dương chính xác hóa kết quả ví dụ 3.

* Ví dụ 3: (SGK trang 55)

 Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút) – Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học.

– Học thuộc: Quy tắc chia hai số thập phân, tính chất của phép nhân số thập phân, quy tắc chia 2 số thập phân dương.

– Làm bài tập 1; 2 SGK trang 55.

– Đọc nội dung phần còn lại của bài, tiết sau học tiếp.

Tiết 2

2.2.2: Chia hai số nguyên bất kì (khoảng 10 phút) a) Mục tiêu:

– Biết và thực hiện được quy tắc chia một số thập phân cho một số nguyên, cho một số thập phân.

– Hình thành các năng lực: tự chủ, tự học; giao tiếp toán học.

b) Nội dung:

– HS được yêu cầu đọc hoạt động 6 SGK trang 55. Từ đó, phát biểu quy tắc chia hai số thập phân.

– Làm bài tập: ví dụ 4 và luyện tập 3 SGK trang 55.

c) Sản phẩm: kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở:

– Các bước rút gọn phân số với tử và mẫu là số nguyên về phân số tối giản.

– Lời giải ví dụ 4 và luyện tập 3 d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* GV giao nhiệm vụ học tập :

– Thực hiện hoạt động 6 trong SGK trang 55:

Nhắc lại quy tắc chia hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.

– Đọc và nghiên cứu ví dụ 4 SGK trang 55 – Vận dụng làm luyện tập 3 SGK trang 55

* HS thực hiện nhiệm vụ :

– Cá nhân HS thực hiện các nhiệm vụ.

– Giáo viên quan sát hỗ trợ.

* Ví dụ 4: Tính thương

a) (–8,446) : (–4,12) = 8,446 : 4.12

= 2,05

b) (–5,4) : 0,027 = – (5,4 : 0,027) = –200

(8)

* Báo cáo, thảo luận 1:

– GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày kết quả thực hiện hoạt động 6.

– GV yêu cầu vài HS phát biểu quy tắc chia hai số thập phân.

– GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài luyện tập 3

– HS cả lớp lắng nghe, quan sát và nhận xét lần lượt từng câu.

* Kết luận, nhận định 1:

– GV chính xác hóa kết quả của hoạt động 6, chuẩn hóa quy tắc nhân số thập phân và kết quả luyện tập 3.

* Luyện tập 3: Tính thương a) ((–17,01) : (–12,15)

= 17,01 : 12,15 = 1,4 b) (–15,175) : 12,14

= –(15,175 : 12,14) = 1,25

Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 20 phút) a) Mục tiêu:

– HS rèn luyện được quy tắc nhân, chia số thập phân, tính chất của phép nhân phân số.

– Hình thành các năng lực: tự chủ, tự học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện toán học

b) Nội dung:

– HS được yêu cầu làm các bài tập từ 1 đến 8 SGK trang 55, 56.

c) Sản phẩm: kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở:

– Lời giải các bài tập từ 1 đến 8 SGK trang 55, 56.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* GVgiao nhiệm vụ học tập 1:

– Nhắc lại quy tắc nhân, chia số thập phân, tính chất của phép nhân phân số.

– Làm các bài tập: Làm các bài tập từ 1, 3 SGK trang 55.

* HS thực hiện nhiệm vụ 1:

– HS thực hiện các yêu cầu trên theo cá nhân.

* Báo cáo, thảo luận 1:

GV yêu cầu lần lượt:

1 HS lên bảng làm bài tập 1a, c

III. LUYỆN TẬP Dạng 1: Tính

Bài 1 SGK trang 55 a) 200 . 0,8 = 160

b) (– 0,5) . (– 0,7) = 0,5 . 0,7 = 0,35 c) (– 0,8) . 0,006 = – 0,0048

d) (– 0,4) . (– 0,5) . (– 0,2) = – 0,04 Bài 3 SGK trang 55

a) 46,827 : 90 = 0,5203

(9)

1 HS lên bảng làm bài tập 1b, d 1 HS làm bài tập 3a,c

1 HS làm bài tập 3b,d

– Cả lớp quan sát và nhận xét.

* Kết luận, nhận định 1:

– GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.

* GVgiao nhiệm vụ học tập 2:

– Yêu cầu HS làm bài tập 2,4 SGK trang 30.

* HS thực hiện nhiệm vụ 2:

– GV: Chiếu đề bài

– HS: Đứng tại chỗ trả lời câu hỏi và giải thích.

* Báo cáo, thảo luận 2:

– Mỗi HS báo cáo kết quả 1 phần.

– Cả lớp lắng nghe và nhận xét.

* Kết luận, nhận định 2:

– GV khẳng định kết quả đúng, đánh giá mức độ hoàn thành của HS.

– Nhấn mạnh một số lưu ý khi thực hiện phép tính về số thập phân.

* Hướng dẫn HS cách sử dụng máy tính cầm tay để thực hiện phép nhân, phép chia số thập phân

b) (– 72,39) : (– 19) = 3,81 c) (– 882) : 3,6 = – 245 d) 10,88 : (– 0,17) = – 64

Dạng 2: Tính nhẩm

* Hướng dẫn sử dụng máy tính cầm tay

Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 15 phút) Dạng 3: Toán thực tế

a) Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức trong bài học để tìm tòi, mở rộng kiến thức và giải quyết các vấn đề thực tế có liên quan tới nhân, chia số thập phân. Hình thành năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực mô hình hóa toán học.

(10)

b) Nội dung: HS thực hiện hoạt động theo nhóm (10’ + 03’) để giải quyết bài toán thực tế.

Phiếu học tập Bài 1:

a) Giải bài toán sau: Bạn Lan đi xe đạp từ nhà đến trường với vận tốc

121 3

km/h thì mất 0,3 giờ. Lúc về do đường đông xe, để an toàn Lan đi với với vận tốc 10km/h. Hỏi mất bao nhiêu thời gian để Lan về đến nhà?

b) Em hãy liên hệ về việc tham gia giao thông đường bộ của các bạn học sinh ở trường em?

Bài 2: (Bài tập 5 – SGK trang 55)

GV lồng ghép giáo dục về ATGT của HS khi tham gia phương tiện xe đạp để giáo dục cho các em có ý thức chấp hành ATGT.

c) Sản phẩm: HS giải được bài 1a,2 ra phiếu và trả lời được nhiệm vụ 1b.

d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV: Chiếu bài tập và hướng dẫn HS hoạt động nhóm.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ từ GV.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

– HS thực hiện các nhiệm vụ được giao.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

– HS trao đổi nội dung hoạt động của nhóm, nhóm khác đánh giá bài của nhóm bạn bằng điểm số..

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và hướng dẫn về nhà:

 Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút) + Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học.

+ Về nhà làm bài tập: 6,7,8 (SGK/55)

+ Chuẩn bị bài: “ Ước lượng và làm tròn số”

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ Hoá học, năng lực tính toán. Bài tập 1: Lập nhanh CTHH

- Năng lực sử dụng các phép toán: HS sử dụng các phép tính chia, tìm ước và bội. -Năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn: HS liên hệ thực tiễn giải bài

- Năng lực giao tiếp toán học: nêu được các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa

Định hướng phát triển năng lực: Tự học, năng lực hợp tác, tư duy sáng tạo, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tính toán, tự giải quyết vấn đề, mô hình hóa toán học..

- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn góp phần phát triển năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học; năng lực

Người ta muốn nẹp xung quanh tấm bằng đó bằng

Năng lực hướng tới: năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học, năng lực tính toán.

+ Nếu số dương lớn hơn hoặc bằng số đối của số âm thì ta lấy số dương trừ đi số đối của số âm. + Nếu số dương nhỏ hơn số đối của số âm thì ta lấy số đối của số âm trừ đi