• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tập đọc lớp 4: Những hạt thóc giống - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tập đọc lớp 4: Những hạt thóc giống - Giáo dục tiếu học"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn bài: Tập đọc lớp 4: Những hạt thóc giống

Những hạt thóc giống

Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

Có một chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.

Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua.

Chôm lo lắng đến trước vua qùy tâu:

– Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc này nảy mầm được.

Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời.

Lúc đó nhà vua mới ôn tồn nói:

– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!

Rồi vua dõng dạc nói tiếp:

– Trung thực là đức tính qúy nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.

TRUYỆN DÂN GIAN KHMER Chú thích:

– Bệ hạ: từ gọi vua với ý tôn kính.

– Sững sờ: lặng người đi vì kinh ngạc hay quá xúc động.

– Dõng dạc: (nói) to, rõ ràng, dứt khoát.

– Hiền minh: có đức độ và sáng suốt.

(2)

Nội dung chính bài tập đọc: Bài đọc nói về chuyện một vị vua muốn tìm người nối ngôi. Ông muốn thử tài đức mọi người nên đã phát cho mỗi người dân một thùng thóc giống đã được luộc chín. Đến hẹn, ai cũng chở thóc lúa về kinh, chỉ có Chôm nhận tội là không trồng được thóc. Vua khen ngợi cậu trung thực và truyền ngôi cho cậu.

Câu 1 (trang 47 sgk Tiếng Việt 4): Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?

Trả lời:

Nhà vua muốn chọn người có tấm lòng trung thực để truyền ngôi báu.

Câu 2 (trang 47 sgk Tiếng Việt 4): Nhà vua làm cách nào để tìm được người như thế?

Trả lời:

Nhà vua đã làm theo cách: cho luộc chín các thùng thóc rồi ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

Câu 3 (trang 47 sgk Tiếng Việt 4): Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?

Trả lời:

Hành động của chú bé Chôm khác hoàn toàn với mọi người: Trong lúc mọi người nô nức chở thóc về kinh đô để nộp cho nhà vua thì cậu bé Chôm thành thật đến trước vua quỳ tâu: "Không làm sao cho thóc của Người nảy mầm được" mặc dù cậu đã dốc công chăm sóc.

Câu 4 (trang 47 sgk Tiếng Việt 4): Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?

Trả lời:

Theo em người trung thực là người đáng quý vì đó là một phẩm chất tốt đẹp của con người. Người có phẩm chất này bao giờ cũng ưa chuộng sự thật, không

(3)

vì lợi ích của riêng tư mà nói sai sự thật . Họ sẵn sàng bảo vệ sự thật, bảo vệ chân lí dù có hi sinh đến tính mạng

Nội dung: Câu chuyện ca ngợi chú bé Chôm, một con người trung thực, dũng cảm nói lên sự thật. Đó là một con người tốt, có ích cho xã hội.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ban-dắc là một nhà văn nổi tiếng thế giới, có tài tưởng tượng tuyệt vời khi sáng tác các tác phẩm văn học nhưng trong cuộc sống ông lại là một người

kinh thành nộp cho nhà vua. Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả

Từ nhu cầu đó, chúng tôi xây dựng CSDL hình ảnh để nhận dạng, tra cứu đặc điểm một số giống thóc nhằm giảm công sức lao động, các cán bộ kỹ thuật kiểm định chất lượng

Mỗi người hãy cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy đàn, vừa niệm Phật.. Đức Phật

*) Thực hiện: Học sinh tính số thóc trên các ô đầu tiên và thấy được sự liên quan của số thóc trên các ô liên tiếp nhau, hình thành phương pháp xác định số hạt thóc

- C« cho HS viÕt ®óng theo yªu cÇu, nh¾c HS viÕt lêi nãi trùc tiÕp ph¶i viÕt sau dÊu hai chÊm, xuèng dßng, g¹ch

Nội dung: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê và người nông dân đã làm ra thóc lúaa. Trắc nghiệm Tập đọc Về

- Tranh 2 : Khi quay lại phòng họp, Bác hỏi các bạn thiếu nhi rất nhiều câu như: Các cháu chơi có vui không, ăn có no không, cô giáo có mắng phạt không, có thích kẹo không..